|
Phạm Ngọc Lũy(20.11.1919 - 21.12.2022) | Quách Tấn(4.1.1910 - 21.12.1992) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhân ngày mồng 10 tháng 8 là ngày giỗ cụ Tiên điền Nguyễn Tiên-sinh, ban Văn học Hội Khai-Trí nghĩ muốn đặt một lễ kỷ-niệm cụ. Tin ấy truyền ra, được suốt quốc dân trong Nam ngoài Bắc thảy đều hoan-nghênh và biểu đồng-tình, cho là một sự rất nên, rất phải, rất xứng-đáng.
Vậy các đồng-nhân trong ban liền họp nhau lại để định chương-trình cuộc kỷ-niệm. Nước ta xưa nay không phải là không biết sự kỷ-niệm các danh-nhân trong nước, nhưng ngoài những ngày giỗ của các nhà, những ngày hương-tế, quốc-tế có một cái ý-nghĩa, một cái khí-vị thuộc về tôn-giáo, còn thì không có cách kỷ-niệm phô-thông như ở các nước Âu-Tây, nhân ngày sinh-nhật, ngày húy-nhật, nhân dịp năm-mươi năm, một trăm năm một vị danh nhân nào, đem công-ơn sự-nghiệp vị ấy mà phô-trương biểu dương cho quốc dân, cho thiên hạ biết. Cụ Tiên-điền là tác giả truyện Kiều, chính là một vị danh-nhân của nước ta mà công-ơn sự-nghiệp nên đem ra phô-trương, biểu-dương cho quốc-dân, cho thiên-hạ biết. Vậy lễ kỷ-niệm này phải châm-chước theo lối mới của Âu-Tây, nhưng cũng nên giữ cho có một cái ý-vị đặc-biệt của nước nhà. Đồng-nhân bèn định mở cuộc diễn-thuyết, ngâm thơ, ca-nhạc, đó là theo lối mới, lại định trưng-đăng kết-thề, bày hương-án, đặt đỉnh trầm, đó là giữ lễ cồ. Cử ông Phạm Quỳnh và ông Trần Trọng-Kim diễn- thuyết, ông Nguyễn Đôn-Phục soạn một bài ca kỷ niệm, còn các đồng-nhân thời mỗi người giúp một phần vào việc tổ-chức. Lại viết thư cho rạp hát Sản-nhiên-đài xin mượn kép Thịnh và đào Tuất là hai người kể truyện Kiều có tiếng hay. Về việc trưng-bày sắp-đặt thời nhờ được ông Nguyễn Thành là phó Hội-đồng Công-quán Hội Khai-Trí, có tài xếp đặt khéo, mỗi khi trong Hội có bày cuộc gì cũng một tay ông chủ-trương cả. Lại định sẽ làm ngoài sân cho rộng, vì bữa ấy thiên-hạ đến xem chắc đông. Mười lăm ngày trước, chương trình đã nhất định, đem ra trình với Hội đồng Tri-sự Hội Khai-trí, Hội-đồng đều duyệt-y cả.
Chương-trình như sau này :
1.- Ông Phạm Quỳnh thay lời Văn-học-ban diễn thuyết về mục-đích cuộc kỷ-niệm.
2. - Ông Phạm Quỳnh diễn thuyết bằng tiếng Pháp cho các hội viên Tây nghe.
3. - Ông Trần Trọng Kim diễn-thuyết về lịch-sử cụ Tiên-điền và văn-chương truyện Kiều.
4. - Kép Thịnh và đào Tuất kề truyện Kiều.
5. - Ả đào hát bài ca kỷ niệm của ông Nguyễn Đôn-Phục soạn.
Hết mỗi hồi, có hội âm-nhạc Ích-lạc giúp đánh đàn thổi sáo.
Chương-trinh đã định, bèn in giấy mời gửi khắp cả hội-viên Tây Nam hơn một nghìn người, và đăng báo cho quốc-dân biết.
Đúng ngày, ông Nguyễn Thành đốc-suất việc bày-biện trong sân và trong vườn nhà Hội. Trong cùng đặt một cái bệ cao, trên để cái kỷ bày một cái lư đồng lớn. Trên cao treo một cái đèn bằng giấy kiều lưỡng-long chầu nguyệt, như hình bức hoành-phi trong đề mấy chữ: "Tiên điền Nguyễn Tiên sinh kỷ niệm nhật", hai bên cũng hai cái đèn giấy hình đôi câu đối trúc đề hai câu bằng chữ nôm như sau :
Trăm năm để tấm lòng, còn nước còn non, còn truyền cổ-lục;
Tấc thành dâng một lễ, nhớ người nhớ cảnh, nhớ buổi hôm nay.
Các đèn điện trong sân, trong vườn, ngoài cửa, đều trùm một cái chụp bằng giấy hình bát-bửu, hình cái khánh, v.v. – Nói tóm lại, cách bày-biện có vẻ rực-rỡ, uy-nghiêm và có cái đặc-sắc nước nhà, khác những ngày hội Tây hội Tàu thường.
Bắt đầu từ 8 giờ tối, người kéo đến chung quanh nhà Hội Khai-trí động như kiến, cửa Hội mới mở, chỉ trong mấy phút đồng-hồ là khắp trong sân, ngoài vườn, dưới nhà, trên gác, đứng chật ních, kề có tới hai ngàn con người. Hội-viên các tỉnh về cũng đông. Các bà các cô trong thành-phố lại cũng nhiều. Hội-viên Tây và các bà đầm ước được ba bốn chục người. Có mấy bà giáo mới ở bên Tây sang khẩn khoản muốn lại xem cho biết người An-Nam tôn-trọng một bậc danh-sĩ trong nước thế nào. Ở Hà thành ta từ xưa đến nay có lẽ chỉ có tiệc trà đón quan Toàn-quyền SARRAUT diễn-thuyết ở Văn-miếu năm 1919 là họp được đông người đến thế.
Đúng 9 giờ thời khai lễ, theo như chương-trình trên. Ông Phạm Quỳnh diễn-thuyết bằng tiếng ta và tiếng Pháp chừng nửa giờ đồng hồ, rồi đến ông Trần Trọng Kim diễn-thuyết trong một giờ. Sau đến kép Thịnh và đào Tuất kể mấy đoạn truyện Kiều. Sau hết đến một cô đào đứng hát bài ca kỷ-niệm của ông Nguyễn Đôn-Phục. Các bài diễn-thuyết và bài ca lần-lượt đăng sau đây.
Nói tóm lại, lễ kỷ-niệm này tuy là lần đầu mà đã được trọng-thề lắm, tưởng cũng có ảnh-hưởng sâu-xa trong quốc-dân vậy. Ước gì mỗi năm làm được một ngày giỗ cụ Tiện-điền như thế, tức cũng là một cách cồ-động cho quốc-văn và kích-lệ tấm lòng kính-trọng tiền-nhân, yêu-mến nước nhà vậy.
N. - P.
Thưa các Ngài,
Hôm nay là ngày giỗ cụ Tiên-điền Nguyễn Tiên-sinh, là bậc đại-thi-nhân của nước Nam ta, đã làm ra bộ văn-chương tuyệt-tác là truyện Kim-Vân-Kiều.
Ban Văn-học Hội Khai-trí chúng tôi muốn nhân ngày giỗ này đặt một cuộc kỷ-niệm để nhắc lại cho quốc-dân nhớ đến công-nghiệp một người đã gây-dựng cho quốc-âm ta thành văn-chương, để lại cho chúng ta một cái «hương hỏa» rất quí-báu, đời đời làm vẻ-vang cho cả giống-nòi.
Chúng tôi thiết-nghĩ một bậc có công với văn-hóa nước nhà như thế, không phải là ông tổ riêng của một nhà một họ nữa, mà là ông tổ chung của cả nước; ngày giỗ ngài không phải là ngày kỷ-niệm riêng của một nhà một họ nữa, chính là ngày kỷ-niệm chung của cả nước.
Hiện nay suốt quốc-dân ta, trên từ hàng thượng-lưu học-thức, dưới đến kẻ lam-lũ làm ăn, bất-cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết truyện Kiều, ai ai cũng thuộc truyện Kiều, ai ai cũng kể truyện Kiều, ai ai cũng ngâm truyện Kiều, như vậy thời ai ai cũng đều hưởng cái công-nghiệp của Cụ Tiên-điền ta, ai ai cũng phải nhớ ngày giỗ Cụ và nghĩ đến cái ơn của Cụ tác-thành cho tiếng nước nhà.
Muốn cảm cái ơn ấy cho đích-đáng, hẵng thử giả-thiết Cụ Tiên-điền không xuất-thế, Cụ Tiên-điền có xuất-thế mà quyển truyện Kiều không xuất-thế, quyển truyện Kiều có xuất-thế mà vì cớ gì không lưu-truyền, thời tình-cảnh tiếng An-Nam đến thế nào, tình-cảnh dân-tộc ta đến thế nào?
Văn-chương người ta thiên kinh vạn quyển, dẫu có thiếu mất một quyển cũng chẳng hại gì. Văn-chương mình chỉ độc có một quyển, vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là Thánh-thư Phúc-âm của cả một dân-tộc, ví lại khuyết nốt thì dân-tộc ấy đến thế nào?
Than ôi! mỗi lần nghĩ tới mà không khỏi rùng mình, chột dạ, sửng-sốt, rụng-rời, tưởng như hòn ngọc ở trên tay bỗng rơi xuống vỡ tan-tành vậy. Rồi mới tỉnh ra, sực nhớ đến mấy câu Kiều, vỗ bàn đập ghế, gõ dịp rung đùi, lên giọng cao-ngâm:
Lơ-thơ tơ liễu buông mành,
Con oanh học nói trên cành mỉa-mai,
hay là:
Phong-trần mài một lưỡi gươm,
Những phường giá áo túi cơm xá gì,
bỗng thấy trong lòng vui-vẻ, trong dạ vững-vàng, muốn nhẩy muốn múa, muốn reo muốn hò, muốn ngạo-nghễ với non sông mà tự-phụ với người đời rằng: Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, có gì mà lo, có gì mà sợ, có điều chi nữa mà ngờ!...
Có nghĩ cho xa-xôi, cho thấm-thía, mới hiểu rằng truyện Kiều đối với vận-mệnh nước ta có một cái quí-giá vô-ngần.
Một nước không thể không có quốc-hoa, truyện Kiều là quốc-hoa của ta; một nước không thể không có quốc-túy, truyện Kiều là quốc-túy của ta; một nước không thể không có quốc-hồn, truyện Kiều là quốc hồn của ta. Truyện Kiều là cái «văn-tự» của giống Việt-Nam ta đã «trước-bạ» với non sông đất nước này. Trong mấy nghìn năm ta chôn rau cắt rốn, gửi thịt gửi xương ở cõi đất này, mà ta vẫn hình như một giống ăn trọ ở nhờ, đối với đất nước non sông vẫn chưa từng có một cái văn-tự văn-khế phân-minh, chứng-nhận cho ta có cái quyền sở-hữu chính-đáng. Mãi đến thế-kỷ mới rồi mới có một đấng quốc-sĩ, vì nòi-giống, vì đồng-bào, vì tổ tiên, vì hậu-thế, rỏ máu làm mực, «tá-tả» một thiên văn-khế tuyệt-bút, khiến cho giống An-Nam được công-nhiên, nghiễm-nhiên, rõ-ràng, đích-đáng làm chủ-nhân-ông một cõi sơn-hà gấm vóc.
Đấng quốc-sĩ ấy là ai? Là Cụ Tiên-điền ta vậy. Thiên văn-khế ấy là gì? Là quyển truyện Kiều ta vậy.
Gẫm trong người ấy báu này,
Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!
Báu ấy mà lọt đến tay ta, thật cũng là một cái phúc-duyên cho ta, nhưng báu ấy ở trong tay Cụ lại chính là một cái túc duyên của Cụ. Thiên văn-tự tuyệt-bút kia là gồm bao nhiêu giọt máu, bao nhiêu giọt lệ kết-tinh lại mà thành ra, những khi đêm khuya thanh-vắng vẫn thường tỉ-tê thánh-thót trong lòng ta, như
Giọt sương gieo nặng cành xuân la-đà
vậy.
Cái áng văn-chương tuyệt-tác cho người đời đó, an-tri lại không phải là một thiên lịch-sử thống-thiết của tác-giả?
Truyện Kiều quan-hệ với thân-thế Cụ Tiên-điền thế nào, lát nữa ông Trần Trọng-Kim sẽ diễn-thuyết tường để các ngài nghe.
Nay tôi chỉ muốn biểu-dương cái giá-trị của truyện Kiều đối với văn-hóa nước ta, đối với văn-học thế-giới, để trong buổi kỷ-niệm này đồng-nhân cảm biết cái công-nghiệp của bậc thi-bá nước ta lớn-lao to-tát là dường nào.
Đối với văn-hóa nước nhà, cái địa-vị truyện Kiều đã cao-quí như thế; đối với văn-học thế-giới cái địa-vị truyện Kiều thế nào?
Không thể so-sánh với văn-chương khắp các nước, ta hẵng so-sánh với văn-chương hai nước có liền-tiếp quan-hệ với ta, là văn-chương Tàu và văn-chương Pháp. Văn-chương Tàu thật là mông-mênh bát-ngát, như bể như rừng. Nhưng trong rừng văn bể sách đó, tưởng cũng ít quyển sánh được với truyện Kiều, mà xét cho kỹ có lẽ không có sách nào giống như truyện Kiều. Gốc truyện tuy do một bộ tiểu-thuyết Tàu mà ra, nhưng vào tay Cụ Tiên-điền ta biến-hóa hẳn, siêu-việt ra ngoài cả lề-lối văn-chương Tàu, đột-ngột như một ngọn cô-phong ở giữa đám quần-sơn vạn-hác vậy. Có người sánh truyện Kiều với Li-tao, nhưng Li-tao là một bài than, từ đầu đến cuối toàn một giọng bi-đát thảm-thương, so với Cung-oán của ta có lẽ đúng hơn. Có người lại sánh với Tây-xương, nhưng Tây-xương là một bản hát, từ-điệu có véo-von, thanh-âm có réo-rắt, nhưng chẳng qua là một mớ ca-từ cho bọn con hát, không phải là một nền văn-chương chân-chính. Cứ thực thì truyện Kiều dẫu là đầm-thấm cái tinh-thần của văn-hóa Tàu, dẫu là dung-hòa những tài-liệu của văn-chương Tàu, mà có một cái đặc-sắc văn-chương Tàu không có. Cái đặc sắc ấy là sự «kết-cấu». Nhà văn, nhà thơ Tàu, ngoài những bài thơ bài văn nho-nhỏ ngăn-ngắn, phàm làm sách chỉ biết cách biên-tập, không sành cách kết-cấu. Biên-tập là cóp-nhặt mà đặt liền lại; kết-cấu là thu-xếp mà gây-dựng lên, thế nào cho thành một cái toàn-bức các bộ-phận điều-hòa thích-hợp với nhau, không thêm bớt được chút nào. Truyện Kiều là một cái toàn-bức như thế, mà là một bức tranh thế-thái nhân-tình vẽ sự đời như cái gương tầy liếp vậy.
Xét về cách kết-cấu thì văn-chương nước Pháp lại là sở-trường lắm. Cho nên truyện Kiều có thể sánh với những áng thi-văn kiệt-tác của quí-quốc, như một bài bi-kịch của Racine hay một bài văn tế của Bossuet vậy. Đó là nói về cái thể-tài văn-chương. Còn về đường tinh-thần thời trong văn-học Pháp có hai cái tinh-thần khác nhau, là tinh-thần cổ-điển và tinh-thần lãng-mạn. Tinh-thần cổ-điển là trọng sự lề-lối, sự phép-tắc; tinh-thần lãng-mạn là trọng sự khoáng-đãng, sự li-kỳ. Truyện Kiều gồm được cả hai cái tinh-thần ấy, vì vừa có cái đạo-vị thâm-trầm của Phật-học, vừa có cái nghĩa-lý sáng-sủa của Nho-học, vừa có cái phong-thú tiêu-dao của Trang Lão, lấy lẽ phải ông Khổng mà chế lại sự thần-bí của nhà chùa, sự khoáng-dật của hai họ. Nhưng mà ngay trong văn-chương nước Pháp tưởng cũng không có sách nào giống hẳn như truyện Kiều, vì truyện Kiều có một cái đặc-sắc mà những nền kiệt-tác trong văn-chương Pháp không có. Đặc-sắc ấy là sự «phổ-thông». Phàm đại-văn-chương, không những ở nước Pháp, ở nước nào cũng vậy, chỉ có những người thượng-lưu học-thức mới thưởng-giám được, kẻ bình-dân không biết tới. Người Pháp không phải là ai ai cũng biết đọc kịch Racine hay là đọc văn Bossuet. Người Nam thời ai ai cũng biết ngâm Kiều, kể Kiều, «lẩy» Kiều để ứng-dụng trong sự ngôn-ngữ thường, kẻ thông-minh hiểu cách thâm-trầm, kẻ tầm-thường hiểu cách thô-thiển, nhưng ngâm-nga lên thảy đều lấy làm vui tai, sướng miệng, khoái trí, tỉnh hồn.
Thử hỏi cổ kim Đông Tây đã có một áng văn-chương nào cảm người được sâu và được rộng như thế chưa. Tưởng dễ chỉ có một truyện Kiều ta là có thể tự-cao với thế-giới là văn-chương chung của cả một dân-tộc 18, 20 triệu người, già, trẻ, lớn, bé, giỏi, dốt, sang, hèn, đều thuộc lòng và đều biết hay cả.
Như vậy thì truyện Kiều, không những đối với văn-hóa nước nhà, mà đối với văn-học thế-giới cũng chiếm được một địa-vị cao-quí.
Văn-chương ta chỉ có một quyển sách mà sách ấy đủ làm cho ta vẻ-vang với thiên-hạ, tưởng cũng là một cái kỳ-công có một trong cõi văn thế-giới vậy.
Cái kỳ-công ấy lại dũ-kỳ nữa là ngẫu-nhiên mà dựng ra, đột-nhiên mà khởi lên, trước không có người khai đường mở lối, sau không có kẻ nối gót theo chân, đột-ngột giữa trời Nam như cái đồng-trụ để tiêu-biểu tinh-hoa của cả một dân-tộc. Phàm văn-chương các nước, cho được gây nên một nền thi-văn kiệt-tác, phải bao nhiêu nhà thơ, bao nhiêu nhà văn, trong bao nhiêu năm lao-công lục-lực, vun-trồng bón-xới mới thành được. Nay bậc thi-bá nước ta, đem cái thiên-tài ít có trong trời đất, đúc cái khí thiêng bàng-bạc trong non sông, một mình làm nên cái thiên-cổ-kỳ-công đó, dẫu khách thế-giới cũng phải bình-tình mà cảm-phục, huống người nước Nam được trực-tiếp hưởng-thụ cái ơn-huệ ấy lại chẳng nên ghi-tạc trong lòng mà thành-tâm thờ-kính hay sao?
Cuộc kỷ-niệm hôm nay là chủ-ý tỏ lòng quốc-dân sùng-bái cảnh-mộ Cụ Tiên-điền ta; lại có các quí-hội-viên Tây và các quí-quan đến dự cuộc là để chứng-kiến cho tấm lòng thành-thực đó. Nhưng còn có một cái ý-nghĩa nữa, là nhân ngày giỗ này, đốt lò hương, so phím đàn, chiêu hồn quốc-sĩ,
Thác là thể phách, còn là tinh anh,
áng tinh-trung thấp-thoáng dưới bóng đèn, chập-chừng trên ngọn khói, xin chứng-nhận cho lời thề của đồng-nhân đây. Thề rằng: «Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn, còn non còn nước còn dài, chúng tôi là kẻ hậu-sinh xin dầu lòng dốc chí cố gia-công trau-chuốt lấy tiếng quốc-âm nhà, cho quốc-hoa ngày một rực-rỡ, quốc-hồn ngày một tỉnh-táo, quốc-bộ ngày một tấn-tới, quốc-vận ngày một vẻ-vang, ngõ-hầu khỏi phụ cái chí hoài-bão của tiên-sinh, ngậm cười chín suối cũng thơm lây!»
- Phê Bình Thơ Văn Mới: "Một Tấm Lòng" của Đoàn Như Khuê Phạm Quỳnh Phê bình
- Bài Diễn Thuyết Bằng Quốc Văn Phạm Quỳnh Diễn thuyết
- Tâm Lý Ngày Tết Phạm Quỳnh Tiểu luận
- Đẹp là gì? Phạm Quỳnh Tiểu luận
• "Văn Chiêu Hồn" thuộc về lối văn bình dân (Hoài Thanh)
• Bài Diễn Thuyết Bằng Quốc Văn (Phạm Quỳnh)
• Tại sao Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc? (Phạm Công Thiện)
• Nguyễn Du Đi Sứ Trên Quê Hương Lý Bạch (Phạm Trọng Chánh)
• Một bài Văn tế của một nhân vật tiểu thuyết cho một nhân vật tiểu thuyết... (Nguyễn Văn Sâm)
• Thăng Long (Nguyễn Du) (Huỳnh Sanh Thông)
• Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du) (Huỳnh Sanh Thông)
• Truyện Kim Vân Kiều của Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
• Đọc lại Nguyễn Du (Vũ Hoàng Chương)
• Cỏ cây trong Truyện Kiều (T. V. Phê)
• Cái ghen của Hoạn Thư (T. V. Phê)
• Ngày giờ nàng Kiều bị bắt (T. V. Phê)
• Cảnh nghèo khó và bệnh tật của thi hào Nguyễn Du (T. V. Phê)
• Cù lao chín chữ (T. V. Phê)
• Mối tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với Nguyễn Du (T. V. Phê)
• Bảng Niên Biểu Nguyễn Du (Trần Ngọc Ninh)
• Nguyễn Du (1765 - 1820) (Phạm Thế Ngũ)
Thơ Trong Truyện Kiều (Trần Ngọc Ninh)
Đọc Lại Truyện Kiều Để Yêu Thêm Tiếng Việt (Đàm Trung Pháp)
Tủ sách Talawas:
Chân dung Nguyễn Du (Nhiều tác giả)
Nguyễn Du, nghệ thuật như một chiến thắng (Đặng Tiến)
Tạp chí VĂN, số đặc biệt tưởng niệm Nguyễn Du
• Trang thơ Nguyễn Du (Nguyễn Du)
• Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan ngâm) (Nguyễn Du)
• Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm) (Nguyễn Du)
• Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm) (Nguyễn Du)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |