|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
“Ở đó… có những tháng năm buồn tênh… có những sớm em tìm đến, với những đóa hồng khép nép giữa vòng tay ôm. Nghe sau lưng em có chiếc lá mừng, đã đổi màu xanh lấy hương nồng…” (Nguyễn Đình Toàn)
Tất cả mọi thứ của ngày tháng ký ức với rượu đỏ, hồng vàng, trong thơ và nhạc ấy đã thực sự sống lại, đã hiện diện bên tác giả trong buổi ra mắt sách Thơ Và Ca Từ của Thi, Văn, Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn.
Một chiều Thứ Bảy cuối Tháng Tư 2022, đông đảo bạn hữu, gia đình và những người hâm mộ thơ nhạc Nguyễn Đình Toàn đã đến thăm và chúc mừng ông. Ngày vui này được tổ chức ở Nhà sách Tự Lực của Quận Cam, thành phố Little Saigon, California. Đây là một điểm đến lý tưởng cho những buổi sinh hoạt văn nghệ như ra mắt sách cho những người yêu thơ, văn hay âm nhạc.
Hình ảnh xúc động nhất mà tôi thấy được là MC Đinh Quang Anh Thái và con trai ông cùng dìu ông từ xe chống gậy vào nhà sách. Nguyễn Đình Toàn năm nay 86 tuổi và sức khoẻ đã yếu đi nhiều, lại vừa té mới lành. Dù yếu, mệt, ông vẫn gắng tới và bảo các con khi nào mệt thì chở bố về. Bạn bè và con cái ông vì yêu mến ông đã cố gắng gom góp các bài thơ cũng là ca từ của những bài nhạc mà ông sáng tác để in chúng thành sách. Do thế Thơ Cà Ca Từ Nguyễn Đình Toàn đứa con tinh thần mới được góp mặt với đời. Thi sĩ Thành Tôn là người bạn thiết của ông, cũng có mặt hôm nay, từ lâu đã có công gom các bài thơ của ông lại thành một tập thơ viết tay tặng ông. Bản thảo ấy, nay thật sự độc giả mới có cơ hội cầm trên tay.
Sách và CD Nguyễn Đình Toàn
(hình Nguyễn Đình Thức)
Khung cửa nhỏ của nhà sách chiều nay chật kín những người của hai ba thế hệ cùng đến chia sẻ. Từ một nhà văn lão thành vừa tròn 100 tuổi là nhà văn Doãn Quốc Sỹ cho đến thế hệ trẻ nhất của làng văn nghệ là Jimmy Nhựt Hà, một ca sĩ, MC, kiêm YouTuber của những chương trình văn nghệ, ca nhạc liên mạng. Vị chủ nhân nhà sách Tự Lực là Đồng Đào đã trân trọng giới thiệu về nhà thơ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn cùng quan khách và cám ơn tác giả cũng như mọi người đã đến tham dự buổi ra mắt sách.
MC Đinh Quang Anh Thái đã bắt đầu dẫn chương trình với lối nói chuyện hoạt bát, duyên dáng và lôi cuốn. Nhờ quen biết rộng và có trí nhớ giỏi, ông thường kể những câu chuyện hay giai thoại về các tác giả gây được nhiều ấn tượng và thú vị cho người nghe.
Trong câu chuyện nói về bạn hữu của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, Đinh Quang Anh Thái kể: “Năm 1984, khi cả hai vừa ra khỏi tù cải tạo, nhà thơ Nguyễn Đình Toàn từ Làng Báo Chí Thủ Đức đạp xe vào Sài Gòn và nhà văn Doãn Quốc Sỹ từ Sài Gòn đạp xe ra Thủ Đức để thăm nhau. Lúc gặp nhau giữa cầu xa lộ, cả hai dừng lại thở và cùng làm thơ tặng nhau, thật là thú vị. Bài thơ lục bát ra đời với bốn câu thơ đầu của Nguyễn Đình Toàn, sáu câu thơ sau của Doãn Quốc Sỹ. Khi được con trai là Doãn Hưng gợi nhớ, cụ Sỹ đã đọc lại vanh vách bài thơ xưa, vì thơ, văn đã thành máu luân lưu trong huyết quản của cụ.”
Nghe cụ Sỹ đọc thơ, Nguyễn Đình Toàn kể thêm, “Khi về nhà con bé Uyển [con gái lớn của Nguyễn Đình Toàn] hỏi bố, ‘Thế bác Sỹ đạp xe có mệt không?’” Nguyễn Đình Toàn đã trả lời: “Bác ấy bảo ‘Vẫn còn thòm thèm, muốn đạp nữa…’”
Nhắc đến nhà văn Doãn Quốc Sỹ, cụ đã được con trai là Doãn Hưng và con gái Doãn Liên đưa tới. Không ai ngờ cụ đã bước vào ngưỡng cửa 100 tuổi đời mà trông vẫn khoẻ mạnh, còn đi đứng được và giọng nói, giọng đọc thơ còn sang sảng như thời trai trẻ. Ai cũng ngạc nhiên về sức khoẻ tráng kiện của cụ. Cụ là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng như Dòng Sông Định Mệnh (1959), Khu Rừng Lau, v.v. và cũng là con rể của nhà thơ Tú Mỡ. Năm 95-96 tuổi, trong các sinh hoạt của đoàn Du Ca, cụ vẫn có mặt, tay cầm bài hát, tay đánh nhịp, miệng lẩm bẩm hát theo.
Nhà thơ Đỗ Quý Toàn tức nhà bình luận Ngô Nhân Dụng khi được mời lên nói chuyện, cũng nhắc đến “trí nhớ dài hạn” của cụ Sỹ về cách cụ Tú Mỡ đặt tên con. Hỏi đến điều này, cụ Sỹ lại đọc vanh vách tên các người con của cụ Tú Mỡ bằng mấy câu lục bát: “5 trai, 3 gái, 8 tên…” Và cụ Sỹ cũng bắt chước đặt tên con bằng lục bát “4 trai, 4 gái, 8 tên…”
Riêng về Nguyễn Đình Toàn, nhà thơ Đỗ Quý Toàn kể chuyện ngày Nguyễn Đình Toàn còn phụ trách chương trình nhạc chủ đề trên đài phát thanh quốc gia trước năm 1975. Nguyễn Đình Toàn nổi tiếng với giọng nói ru hồn người và làm say mê biết bao con tim phái nữ. Các cô khi gặp Đỗ Quý Toàn lại tưởng lầm ông là Nguyễn Đình Toàn nên rất quấn quýt. Nhưng khi biết mình lầm, thì họ liền ngưng chuyện trò, khiến ông cũng ngường ngượng… Ông đùa thêm và cám ơn Nguyễn Đình Toàn, “Nhờ danh tiếng của anh, mà tôi được gặp rất nhiều cô và được đối xử thân mật.” Nữ tài tử Kiều Chinh cũng lên kể những kỷ niệm bà có cùng Nguyễn Đình Toàn. Nhà sản xuất phim Giao Chỉ sau khi làm cuốn phim Người Tình Không Chân Dung đã làm cuốn phim kế tiếp là Ngày Tháng với cốt truyện từ tác phẩm cùng tên của Nguyễn Đình Toàn.
Ngoài ra, hiện diện trong buổi ra mắt sách có nhiều văn nghệ sĩ và trí thức tên tuổi như Phan Tấn Hải, Phạm Quốc Bảo, Phạm Phú Minh (Phạm Xuân Đài), Kim Ngân, Đặng Phú Phong, Đinh Sinh Long, Nguyễn Đình Thuần, Phan Chánh Khánh, Thu Vàng, Đồng Thảo, MC Nhã Lan, Kỳ Phát, Trần Huy Bích, Thùy Hạnh, v.v.
Nói về Nguyễn Đình Toàn, tôi thường gọi ông là “người gõ cửa ký ức” vì: “Là một người Việt ly hương, hình như ai cũng có đôi lúc nhớ quê, hình dung lại nơi mình từng sinh ra, quay quắt thương cái chốn mình đã đi về trong tháng ngày quá khứ. Chỉ cần một hình ảnh, một cơn mưa, một vạt nắng, một nhành hoa thơm ngái hương vị quê nhà là lòng người lại bồi hồi tưởng tiếc. Nhất là khi đọc một bài thơ, nghe một khúc nhạc, hát lên một ca từ sóng sánh những âm vang kỷ niệm xưa, ai mà không tự dưng nhè nhẹ mở toang cánh cửa ký ức của lòng mình. Tôi đã làm điều đó khi đọc các bài thơ trong tuyển tập Thơ Và Ca Từ của tác giả Nguyễn Đình Toàn.”
Ngoài thơ ca và âm nhạc, ông còn một nhà văn nổi danh. Ông viết dưới nhiều dạng: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tiểu thuyết Áo Mơ Phai của ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật của Việt Nam Cộng Hòa năm 1973. Ngoài ra ông còn là một thi sĩ kiêm xướng ngôn viên của đài phát thanh VTVN trước năm 1975.
Trong tuyển tập trên trăm bài thơ Thơ Và Ca Từ của ông, nỗi nhớ lúc nào cũng được tô đậm như chim nhớ bạn, nhớ bầy, như người nhớ hơi, nhớ hương. Trong một bài thơ hay nhạc của ông, người ta tìm ra được ít nhất là vài câu nổi trội trong lối dùng từ khác lạ, sáng hẳn lên với sáng tạo mà ông gọi là “nói một cách khác.”
Chung quanh ta
Lá vàng đã
thành nến trong cây
Hay là thu hắt lại tình phai
từ mắt người
Anh hôn em ngoài phố khuya
Nơi ánh đèn chợt sáng
Chợt khuất đi
(Hà Nội Một Hôm Nào)
Hay:
Em như trăng mòn
Chờ mùa đông sẽ tan
Ta yêu em như giòng nước
tối tăm buồn
Còn bao nhiêu tóc xanh
Để thắt cho tình
…
Lòng ta như dòng sông đêm
Chan hòa sóng ngân
Có môi em như nụ hoa trôi ngang
Ôi tấm gương mờ ám
(Trăng Mòn)
Ông bắt đầu làm thơ từ hồi còn bé. Ca từ trong những nhạc khúc của ông nguyên thủy là những bài thơ. Chữ nghĩa được ông dùng giản đơn, tinh tế, cô đọng nhưng sâu sắc, sống động và gợi hình, gợi bóng. Trong văn chương, thi ca, âm nhạc, các giác quan đều được ông tận dụng, ngay cả đến khứu giác. Mùi vị xuất hiện và được trộn lẫn, nào là hương hoa, cây cỏ, mùi thực phẩm quyện vào nhau như một bức tranh sống, ba chiều.
Sống và lớn lên giữa thời tao loạn, tuổi trẻ, thân phận và niềm tin là những hoài nghi đắng chát. Thái độ bối rối, mất định hướng của triết thuyết hiện sinh đã ẩn hiện đâu đó trong thơ, nhạc của ông một thời.
Tôi còn trẻ, tôi không muốn bỏ ngang đời
nhưng cuộc đời đã làm tôi sợ hãi
và mặt trời không còn là vàng rơi châu vãi
người với người đã trở thành thiên tai
Tôi còn trẻ, tôi không muốn oán trách ai
dù tim tôi đã nhỏ máu thương đời
tôi không còn niềm tin nào cầm cho ấm tay
sống một ngày, sống ngày nào biết ngày ấy thôi
(Sống Một Ngày)
Chiến tranh, tù đày, đâm chồi mọc rễ tầng tầng lên số phận những người thua cuộc bất hạnh của một chế độ, một chủ nghĩa. Mưa tưới nước, bón nhựa nguyên, rải hạt giống buồn và thống khổ lên những chốn hoang vu, những trại cải tạo, nơi chôn bao tù nhân vô tội sau cuộc chiến.
Chiều đứng trên đồi cao
Ta thở dốc
Ta trông mây đục
Trông người người đen
Cây nôn ra rừng gió độc
Bùn lầy dốc mưa trơn
Có con phượng nào không
Cho ta cam phần chim nhỏ
Ta uống lệ riêng ta
Nuốt sầu thiên cổ
Mưa Long Giao mưa đỏ hồn ta
(Mưa Long Giao)
hay:
Một tuần trăng
Có bao nhiêu giòng lệ thương
Một tuần nhang
Biết bao nhiêu linh hồn vấn vương
Vài ngàn năm biết bao nhiêu là thịt xương
Vài chục năm
Với bao nhiêu là đạn bom
Khăn đất còn để tang
Gan núi còn cảm thương
(Một Tuần Trăng)
hay:
Tha phương
Ai tha phương cùng ta
Trên chiếc xe già lăn qua xác đạn
Với tâm hồn của người ly tán
Muốn quay về nhìn lại cố hương
(Trên Chuyến Xe Trở Lại)
Nói đến phần giai điệu của nhạc Nguyễn Đình Toàn, phần lớn người nghe đều tìm ra sự đồng cảm và nghe nhạc bằng cảm tính. Về nhạc lý và kỹ thuật, nhạc sĩ Jazzy Dạ Lam đã chia sẻ một ít cảm nhận riêng tư của cô.
“Nhạc phẩm của Nguyễn Đình Toàn nổi trội ở phần ca từ. Ca từ nhạc của ông vốn dĩ từ thơ nên nó đậm chất thơ và đánh thẳng vào cảm xúc người nghe. Ngôn ngữ của ông sâu sắc và mới lạ nên phần giai điệu không cần quá cầu kỳ cũng đủ ru hồn người nghe bồng bềnh. Tỷ như có rất nhiều ca khúc hấp dẫn, lôi cuốn người nghe do ca từ chứ không phải do âm điệu đặc biệt của nó, tương tự nhạc của Leonard Cohen, hay Billy Joe”.
“Ngoài một số bài được hòa âm phối khí với phong cách tươi mới, bay bổng và không kém phần hiện đại, dễ tiếp cận người nghe, các ca khúc của ông có đặc thù là dù giai điệu quen thuộc trong lối hành âm hay các motif phát triển giai điệu, những nét giai điệu này không quá đặc sắc, vì có lẽ không chủ ý tạo sự bất ngờ, nhưng đủ mượt mà lôi cuốn, dẫn dắt người nghe đến vùng cảm xúc mà tác giả muốn. Đơn giản mà chạm đến trái tim người nghe. Như vậy cũng đủ gọi là tài tình”.
Ngoài buổi ra mắt sách Thơ Và Ca Từ Nguyễn Đình Toàn, đĩa nhạc Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn 1970 cũng ra mắt. Cũng góp mặt là đĩa nhạc Tình Ca Việt Nam với nhiều ca khúc của Phạm Duy, Đoàn Chuẩn – Từ Linh, Nguyễn Thiện Tơ, Nguyễn Mỹ Ca, Nhật Bằng, Lê Uyên Phương, Ngọc Bích, Lâm Tuyền Hoàng Vĩnh Lộc, Trịnh Công Sơn, Hoàng Trọng Quách Đàm, Cung Tiến, Hoàng Dương, Đặng Thế Phong… qua các lời giới thiệu của Nguyễn Đình Toàn và các giọng ca Duy Trác, Khánh Ly, Sĩ Phú, Thái Thanh, Võ Anh Tuấn, Lệ Thu…
Sách Thơ và Ca Từ, Nguyễn Đình Toàn và CD có thể mua ở:
Nhà Sách Tự Lực,
14318 Brookhust St,
Garden Grove, CA 92843
Mua sách từ xa xin liên lạc với nhà sách Tự Lực:
Tel: (888) 204-7749 hay (714) 676-8310
email: buybooks@tuluc.com
- Mùa thu tưởng niệm nhà văn Cao Xuân Huy Trịnh Thanh Thủy Hồi ức
- Xứ Úc Thòi Lòi Đi Dễ Khó Về Trịnh Thanh Thuỷ Du ký
- Hoạ sĩ Rừng: Về bên cuống nhau của mẹ Trịnh Thanh Thủy Nhận định
- Thơ, nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn Trịnh Thanh Thủy Giới thiệu
- Huy Tưởng và nhịp sáu, tám trên vách đêm Trịnh Thanh Thủy Nhận định
- Kho sách xưa quí hiếm của Thi Sĩ Thành Tôn Trịnh Thanh Thủy Giới thiệu
- Phỏng vấn nhạc sĩ Từ Công Phụng, Sáng tác như một chia sẻ hạnh phúc Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn
- Nhạc sĩ Thanh Trang Trịnh Thanh Thủy Phỏng vấn
- Đinh Cường, Nghệ Thuật Là Cứu Rỗi, Kỷ Niệm Là Đam Mê Trịnh Thanh Thủy Nhận định
- Lam Phương, người nhạc sĩ của khăn tay và nước mắt Trịnh Thanh Thủy Nhận định
• Nguyễn Đình Toàn và Ca Khúc Da Vàng sau chiến tranh (Lê Hữu)
• Nguyễn Đình Toàn. Về với nơi đã đến ( Lê Chiều Giang)
• Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, tác giả ‘Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên’, qua đời ở tuổi 87 (VOA)
• Thơ, nhạc, hồng vàng và Nguyễn Đình Toàn (Trịnh Thanh Thủy)
• Nguyễn Đình Toàn (Học Xá)
• Nguyễn Đình Toàn: Từ chữ nghĩa tới âm nhạc (Phan Tấn Hải)
• Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn: Hơn nửa đời không thể phai mờ (Tâm An)
• Phỏng Vấn Nhà Văn Nguyễn Đình Toàn (Phan Thành Trí)
• Nguyễn Đình Toàn (Võ Phiến)
• Nguyễn Đình Toàn từ Đồng Cỏ tới Áo Mơ Phai (Ngô Thế Vinh)
• Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan)
Tình ca Việt Nam - Nhạc Chủ Đề Nguyễn Đình Toàn 1970 (Phan Anh Dũng)
Ghé thăm Nguyễn Đình Toàn (Lê Xuân Trường)
Chiều Nhạc Nguyễn Đình Toàn (Phan Tấn Hải)
Nhà văn Nguyễn Đình Toàn ra mắt sách "Bông Hồng Tạ Ơn" (tái bản) (Trần Yên Hòa)
Nguyễn Đình Toàn (Phay Van)
Đọc Áo Mơ Phai của Nguyễn Đình Toàn (Hoàng Lan Chi)
Những bài viết về Nguyễn Đình Toàn người phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề ngày xưa (kontum)
• Trang Thơ (Nguyễn Đình Toàn)
• Nhà ngôn ngữ học Nguyễn Bạt Tụy
(Nguyễn Đình Toàn)
• Hoàng Hải Thủy (Nguyễn Đình Toàn)
• Phạm Trọng, tác giả "Trường Làng Tôi" và "Mùa Thu không trở lại" (Nguyễn Đình Toàn)
• Nhạc sĩ Anh Việt (1927-2008) (Nguyễn Đình Toàn)
Tưởng nhớ Nhà văn - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn (1936 - 2023) (Thúy Nga PBN)
Tác phẩm trên mạng:
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |