|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn
Hồi cuốn Chúng ta qua cách viết xuất bản được ít lâu, Doãn Quốc Sỹ đi tu nghiệp ở Mỹ về, đọc sách ấy, gặp một đoạn thơ của Nguyễn Bắc Sơn, lấy làm thích ý. Một hôm gặp nhau ở toà soạn Bách Khoa, ông bảo tôi đại khái: “Mới ra khỏi nước vài năm, trở về đã thấy xuất hiện những tài năng mới rất độc đáo. Muốn tìm đọc thêm Nguyễn Bắc Sơn, tìm đâu?”. Tôi lúng túng. Thú thật, bấy giờ tôi chỉ ngẫu nhiên gặp được mấy bài thơ Nguyễn Bắc Sơn trên tạp chí Khởi Hành. Chính mình cũng muốn đọc thêm, và cũng không biết tìm đâu. Có nghe nói Chiến tranh Việt Nam và tôi đã xuất bản, nhưng ở các hiệu sách quen không thấy bày.
Tôi đồng ý với ông Doãn. Gì chứ độc đáo thì Nguyễn Bắc Sơn quả độc đáo. Trong lúc chống cộng được nêu làm quốc sách, chống cộng là cái lẽ tồn tại của nước Cộng hòa Việt Nam, trong lúc xung quanh ông thiên hạ trịnh trọng nói về chính nghĩa về lý tưởng, người chết chật đất vì chống cộng, kẻ sống thân tàn ma dại vì chống cộng, thế giới náo động cả lên vì chống cộng, trong lúc ấy ông là lính đang làm nhiệm vụ chống cộng bằng cây súng, ông lại oang oang:
“Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi
Suy nghĩ làm gì lao tâm khổ trí
Lũ chúng ta sống một đời vô vị
Nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau.”
Thái độ một quân nhân thời chiến như ông, nó khác thường không những vào thời điểm cuối 60 đầu 70, mà vào bất cứ thời nào. Có thể bảo chiến tranh là cái cũ rích, đã có tự ngàn xưa; chán ghét chiến tranh là thái độ cũng cũ cũng xưa không kém. Ở Nguyễn Bắc Sơn chỉ có cái ngông nghênh ngang tàng là mới. - Một chút ngang tàng thôi cũng có sức thu hút người đời dữ vậy sao?
“Một chút ngang tàng thôi”, nói thế là một cố tình đánh trụt giá, gần như mạ lỵ đối với nhà thi sĩ của chúng ta đấy nhé. Thử kiểm điểm xem, trong thi ca khắp nơi bạn bắt gặp được bao nhiêu trường hợp sáng tác như thế của một người đang sống trong vòng quân kỷ? bạn sưu tầm được mấy tác phẩm văn chương rẻ rúng quốc sách một cách khơi khơi giữa thời chiến như thế?
Ấy là về chuyện nghênh ngang. Còn liên quan đến sức thu hút, sau này tôi có nghe Hà Thúc Sinh thuật lại một giai thoại. Năm 1971 nhà xuất bản Ðồng Dao mang thi phẩm Chiến tranh Việt Nam và tôi của Nguyễn Bắc Sơn nộp dự tranh giải thưởng Văn học Nghệ thuật Toàn quốc. Thi phẩm không được chọn. Ông Chu Tử nổi dóa, nặng lời với tiểu ban Thơ của Hội đồng Tuyển trạch giải Văn học Nghệ thuật, và doạ sẽ tặng cho Nguyễn Bắc Sơn một giải thưởng của Ao Thả Vịt, còn to hơn giải của tổng thống!
Chu Tử, ai cũng biết ông không hề ấm ớ về thái độ đối với cộng sản, không hề xem cuộc chiến tranh này là một trò chơi. Ấy vậy mà ông vẫn bênh vực tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn.
Thu hút là phải chứ. Dễ gì gặp được những câu giản dị mà thấm thía như những câu của người lính Nguyễn Bắc Sơn viết trong các cuộc hành quân:
“Ðêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu...
(...) Linh hồn ta sẽ thành đom đóm
Vơ vẩn trong rừng động Thái An
Miền bắc sương mù giăng bốn quận
Che mưa giùm những nắm xương tàn.”
('Mật Khu Lê Hồng Phong')
hay:
“Buổi chiều uống nước giồng Ma Hý
Thằng Xuân bắn chết thằng Mang Khinh
Hỡi ơi sống chết là mưa nắng
Gió tối mưa đêm chớ lạnh mình.”
('Thảo Khấu')
Không phải chỉ ngông nga ngông nghênh chật đường mà đủ làm thiên hạ mê say. Trong cái nghênh ngang phải có gì đẹp đẽ, sau vẻ nghênh ngang phải thấp thoáng một tâm hồn phong phú, những xúc cảm tinh tế, chân thành, những lời lẽ đầy duyên dáng v.v... Có thế may ra mới...
Nguyễn Bắc Sơn không phải lúc nào cũng được như vậy. Thỉnh thoảng ông có những bài tạp luận, viết bằng tản văn.
Ôi, văn với chương! Ông viết: "Trong đời tôi, tôi đã đọc thật nhiều sách. Nếu chất tất cả những quyển sách ấy lại, chúng sẽ biến thành một ngọn núi đủ nặng để đè chết người đọc. Vì đọc nhiều sách văn chương, tư tưởng Tây phương nên tôi chỉ nói riêng về hai loại ấy. Tôi hối hận đã đọc triết Tây. Hồi xưa tôi đã cặm cụi đọc các bản dịch, cũng như cách đây hai năm tôi đã cặm cụi đọc nguyên tác các tác phẩm của các triết gia cổ điển và thời danh." ("Đi một vòng thành phố, nhìn lại nền văn minh thị trấn", Khởi Hành, số 78, ra ngày 5-11-70) v.v...
Những khi ông đọc hàng núi sách, ông nhìn lại cả một nền văn minh, ông đọc văn ông đọc triết, đọc tiếng nước nọ nước kia, đọc sách xưa sách nay, sách Đông sách Tây v.v..., ông huênh hoang lố bịch không ai mê nổi, không gì cứu vãn nổi.
Cho hay tự nó cái ngông nghênh không hấp dẫn. Chính cách thế biểu hiện cái nghênh ngang ấy mới có thể hấp dẫn. Ở Nguyễn Bắc Sơn cái cách thế riêng của ông được biểu hiện đẹp nhất trong các bài thơ. Thì đấy. Cũng là đại ngôn cả, nhưng khi ông Nguyễn Đại Lãn nằm chờ sung rụng thì trông ngộ nghĩnh, hay ra phết, mà khi ông ì ạch trình cái núi sách của mình ra thì có đẹp đâu. Mặc dù tự nó cái việc chờ sung rụng không có gì hay hơn phải hơn việc đọc sách.
Thành thử, người đọc thơ bày tỏ sự mến mộ ra đây là đối với cái phong cách, chứ không phải đối với quan điểm, tư tưởng người thơ.
Vừa rồi, một hôm ngồi ở Bolsa lật tờ nhật báo, bỗng dưng gặp một bài thơ lý thú. Sách này viết về thời kỳ 1954-75, ở phần thơ trích tuyển không thể đưa bài này vào, vậy xin chép lại ngay đây, chúng ta cùng xem để tiện tiếp tục câu chuyện:
MỘT NGÀY NHÀN RỖI
“Buổi sáng mang tiền đi hớt tóc
Vô tình ngang một quán cà-phê
Giang hồ hảo hán dăm thằng bạn
Mải mê tán dóc chẳng cho về.
Về đâu, đâu cũng là đâu đó
Ðâu cũng đìu hiu đất Hán Hồ
Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ
Ba nghìn thế giới cũng chưa to.
Tháng giêng ngồi quán quán thu phong
Gió Nhạn Môn quan thổi chạnh lòng
Chuyện cũ nghe đau hồn tứ xứ
Thương Kiều Phong, nhớ tiếc Kiều Phong.
Bày ra một ván cờ thiên cổ
Thua trận nhà ngươi cứ trả tiền
Mẹ nó, tiền ta đi hớt tóc
Gặp ngày xúi quẩy thua như điên.
Tóc ơi ngươi cứ tha hồ mọc
Xanh tốt như mùa xuân thảo nguyên
Từ Hải nhờ râu nên mới quạo
Thua cờ tớ bỗng đẹp trai thêm.
Lạng quạng ra bờ sông ngó nước
Trên trời dưới đất gặp ông câu
Ta câu con đú, ngươi câu đẻn
Chung một tâm hồn tất gặp nhau.
Khi gã Yêu Ly đâm Khánh Kỵ
Là đâm chảy máu trái tim mình
Sông Mường Mán không dung hào kiệt
Muôn đời bóng núi đứng chênh vênh.
Tháng giêng có kẻ đi tìm cúc
Nhưng cõi đời không có Cúc Hoa
Thấy đám phù bình trên mặt nước
Biết mình đi lộn nẻo bao la.
Những khuôn mặt những người xuân nữ
Phiêu bồng vĩnh cửu lẫn phù du
Yêu rất khó vô tình cũng khó
Khách đa tình sợ nhất mùa thu.
Ghé thăm ông bạn trồng cây thuốc
Mời nhau một chén rượu trường sinh
Bát cơm tân khổ mười năm ấy
Câu chuyện năm năm khiến giật mình.
Nằm dưới gốc cây nghìn cánh bạc
Dường như mặt đất tiết mùi hương
Ngủ thẳng một lèo nay mới dậy
Dường như mình cũng mộng hoàng lương.
Dường như đứa trẻ nghìn năm trước
Bây giờ đây vẫn trẻ trong ta
Khi về râu tóc còn nguyên vẹn
Một ngày loáng thoáng một ngày qua.”
Tôi thầm nghĩ: “Ơ kìa, mình ra khỏi nước vài chục năm, hóa ra trong nước xuất hiện những tài năng mới lúc nào không hay, như ông này: độc đáo quá.” Xem lại cái tên tác giả ký dưới bài thơ. Hóa ra không ai khác hơn là ông Nguyễn Bắc Sơn của chúng ta.
Thảo nào! cũng cái ngông nghênh ấy. Và cũng chỉ "một chút" ấy thôi, đủ độc đáo chán. Ngày trước, trong chiến tranh ông kể chuyện chơi trò nổ súng cắc cù rất độc đáo; ngày nay hòa bình, thiên hạ quanh ông từ lãnh đạo các cấp đến vô sản bần cố cốt cán đều hớt hơ hớt hải lăn xả vào cuộc giành giật đồng tiền, hăng say như điên, thì ông nói chuyện tán dóc, chuyện hớt tóc cạo râu, chuyện lai rai, ngủ nghê, cứ tỉnh bơ: lại rất độc đáo.
Thành thử giữa ông Nguyễn Bắc Sơn trong chiến tranh và ông Nguyễn Bắc Sơn sau chiến tranh vẫn có một chỗ nhất trí. Tuy hai mà một. Do hoàn cảnh khác nhau nên đề tài câu chuyện khác nhau; nhưng phong thái vẫn một thôi. Phong thái ấy khiến cho thời chiến ông thành kẻ phản chiến, thời bình ông thành kẻ phản lao động. Thực ra thơ ông phát biểu về một thái độ sống, không phải chỉ là một thái độ đánh nhau hay một thái độ làm lụng. Sống là nhẹ, không phải chỉ riêng đánh nhau là giỡn, là nhẹ. Ðời là nhẹ, không phải chỉ có giặc là nhẹ. Ðời không có nghĩa phải quấy, không phải chỉ chiến tranh không phải quấy. Một khi đời đã không có nghĩa, thì mọi hoạt động ở đời (kể cả chiến tranh) đều vô nghĩa. Hoặc giả nó có được trao cho ý nghĩa gì thì ông cũng không lý đến. “Hớt tóc cạo râu là chuyện nhỏ”; bắn nhau cắc cụp lỡ có trúng đạn ngã ngửa chết tươi cũng là chuyện nhỏ thôi.
Bạn kêu: “Thái độ như thế là sai, là láo. Ít nhất là lếu láo. Ai cũng nghĩ thế thì đánh đá thế nào được. Thua là phải, mất Miền Nam là phải. Ai cũng nhác nhớn thế thì kinh tế lụn bại là phải v.v... Ối Trời, thơ với thẩn!”
Bạn tha hồ quát tháo, tôi không dám xen vào bênh vực Nguyễn Bắc Sơn câu nào. Sai hay đúng, chuyện của ông ta, ông ta rán chịu. Duy tôi xin bạn bớt đi ba chữ cuối cùng: “Thơ với thẩn.”
Thơ ấy quả hay. Doãn Quốc Sỹ với Chu Tử đều là những người chống độc tài cộng sản quyết liệt. Các ông đều bảo thơ ấy hay. Và đó là chỗ làm cho Miền Nam bấy giờ đáng sống.
Không ai có thể bảo Miền Bắc không phải địa linh nên không sản sinh nổi một nhân kiệt cỡ Nguyễn Bắc Sơn, không thể bảo ở đất Bắc không có cái hào khí sánh kịp Nguyễn Bắc Sơn. Đâu phải vậy. Chẳng qua thời bấy giờ ở Miền Bắc chế độ không dung túng một Nguyễn Bắc Sơn.
Miền Nam các quan niệm nhân sinh và chính trị khác nhau vẫn chịu đựng được nhau. Trong văn giới, có những bạn bè cảm nghĩ khác hẳn ta, viết thì nhất định không thể viết giống ta, nhưng ta viết hay họ vẫn công nhiên tán thưởng. Và ngay cả chế độ, ngay cả cơ quan kiểm duyệt mà chúng ta từng nặng lời mắng mỏ, bây giờ thỉnh thoảng quay lại vẫn bắt gặp được những trường hợp nó tỏ ra... biết điều.
Tình đời như thế, chế độ như thế, khiến cho ngay cả trong thời chiến tranh thơ văn Miền Nam vẫn cứ đa dạng, con người Miền Nam vẫn phát huy được cá tính mình. Cuộc sống như thế đâu tới nỗi tệ mà ông Nguyễn vội kêu "Lũ chúng ta sống một đời vô vị"? Nếu phải sống giữa một xã hội bị lãnh đạo chặt chẽ, ngày ngày đọc hàng núi sách của một nền văn học nhất loạt quàng khăn đỏ, cái vô vị ấy đến phải giậm chân mà khóc thét lên thôi.
- Một Người, Một Người... Võ Phiến Tạp luận
- Hoàng Hương Trang Võ Phiến Nhận định
- Nhà biên khảo Giản Chi Võ Phiến Nhận định
- Tô Thùy Yên Võ Phiến Nhận định
- Phạm Công Thiện Võ Phiến Nhận định
- Nhã Ca Võ Phiến Nhận định
- Trần Dạ Từ Võ Phiến Nhận định
- Tường Linh Võ Phiến Nhận định
- Nhân đọc bản thảo cuốn “Nguyễn Hiến Lê” của Châu Hải Kỳ Võ Phiến Nhận định
- Nguyễn Đình Toàn Võ Phiến Nhận định
• Tiễn biệt Nguyễn Bắc Sơn (Nguyễn Lương Vỵ)
• Nguyễn Bắc Sơn, Chút Tình Mang Xuống Mộ Chí (Lê Mai Lĩnh)
• Nguyễn Bắc Sơn, Nhà Thơ Đông Phương (Từ Thế Mộng)
• Nguyễn Bắc Sơn (Võ Phiến)
• Nguyễn Bắc Sơn Và Tiếng Thơ Bi Hài (Nguyễn Lệ Uyên)
Vĩnh biệt Nguyễn Bắc Sơn - TQBT 20: chủ đề Nguyễn Bắc Sơn (Trần Hoài Thư)
Nguyễn Bắc Sơn (Đặng Tiến)
Tôi ngại quê nhà nhưng lại hoài hương
(Trần Hoài Thư)
Thi phẩm Chiến tranh Việt Nam và tôi của Nguyễn Bắc Sơn (Trần Hoài Thư)
Nguyễn Bắc Sơn và ... (Nguyễn Lâm Cúc)
Thy Đạo (Đỗ Hồng Ngọc)
Thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn từ Khu rừng Lau đến Khu rừng Phong Du (Nguyễn Văn Hiếu)
• Tự Bạch (Nguyễn Bắc Sơn)
• Trang Thơ Nguyễn Bắc Sơn (Nguyễn Bắc Sơn)
Chiến tranh Việt Nam và Tôi (Thư Quán Bản Thảo)
Chiến tranh Việt Nam và Tôi (talawas)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |