|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
... Người này đọc, người kia đọc, chuyền tay nhau để mọi người cùng đọc, đến Chu Tử, một anh chàng nhà văn coi trời bằng vung, cũng vung tay, đưa thơ Son lên trang nhất, bên trái, nơi trang trọng nhất dành in quan điểm của tờ báo, mang tên "Sống" của mình. Rồi Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa... những đại thụ thơ văn ngày đó, cũng đồng loạt vỗ tay reo Sơn...
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn đang suy tư nhìn bông sứ, ảnh chụp ngày 10/5/2010 tại Resort Năm Châu - Hòn Rơm, Mũi Né
(Nguồn: Phan Thành Long Đạo blog)
Tôi viết về Nguyễn Bắc Sơn là viết về một người bạn, tuổi trẻ hơn mà tài cao hơn.
Sơn sinh năm 1944, tại Phan Thiết, Bình Thuận. Tôi quen Sơn qua Tôn Thất Trâm (Đài Nguyên Vu), người bạn ở trọ trước mặt nhà, cùng tôi chơi với nhau rất thân, bởi cùng yêu cổ văn, mê Lý Bạch, Đỗ Phủ, Tào Tuyết Cần, Vương Trực Phủ, Tư Mã Thiên... Trâm thổi sáo, ngâm thơ, vẽ, ngón nào cũng tài hoa hơn người, nhất là làm thơ tình thì ... tuyệt. Tôi phục sát đất. Còn Sơn ư? Sơn chỉ là một chú nhóc - nhỏ hơn Trâm 4 tuổi và tôi 7 tuổi - tôi đâu cần biết chú là ai.
Mãi tới năm l972, khi tập thơ "Chiến Tranh Việt Nam và Tôi" ra đời, in tại Sài Gòn, chú bỗng vươn vai, cao vượt lên, khiến cho nhiều người phải ngước nhìn.
Thơ Sơn không phải bài nào cũng hay (xưa nay có người nào được vậy), nhưng phần nhiều đều toát lên một vẻ gì rất lạ, rất riêng. Thấm đẫm Phật, Lão, Khổng. Sơn làm thơ như nói, như hát, rất nhanh nhạy, phóng túng, không câu nệ bất cứ hình thức biểu lộ nào, cốt thoải mái, sướng khoái là được.
Ta vốn ghét đàn bà như ghét cứt
Nhưng vì sao ta lại yêu em?
(Trên đường tới nhà Xuân Hồng)
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm
Vung tiền mua vội một ngày vui
(Mật khu Lê Hồng Phong)
Mùa này gió núi mưa bưng
Trong lòng thiếu rượu anh hùng nhát gan
(Một tiếng đồng hồ trước khi lên đường hành quân)
Đặc sệt Nguyễn Bắc Sơn, mà sao lạ ta cứ thấy có mình trong đó, một thằng con trai thời chiến không biết sống nay chết mai, đến chợp mắt còn "nghe súng rừng xa nổ cắc cù".
Thì thôi chứ, ta còn giữ gìn ta mà làm gì, cứ tung hê lên, phá phách đời ta cho đến hết, rồi có ra sao thì ra.
Đọc, cứ muốn hét to, cho hả!
Người này đọc, người kia đọc, chuyền tay nhau để mọi người cùng đọc, đến Chu Tử, một anh chàng nhà văn coi trời bằng vung, cũng vung tay, đưa thơ Sơn lên trang nhất, bên trái, nơi trang trọng nhất dành in quan điểm của tờ báo, mang tên "Sống" của mình. Rồi Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa... những đại thụ thơ văn ngày đó, cũng đồng loạt vỗ tay reo Sơn. Thì thôi chứ, cái hạt cát ngâm ngùi như ta, làm sao thốt nổi nên lời!
Tập thơ theo thời gian đã biến thành của lạ xưa nay hiếm. Nhiều người muốn được in lại, nhưng làm sao in? Thời thế đã thay đổi. Phải sửa một đôi chữ, phải bỏ một đôi câu, nhiều bài phải cắt trọn đi một cách đáng tiếc. Nhưng được cái là thêm vào được một số bài thơ mới, rất Sơn. (Đã gởi kèm một ít cho Thư Quán Bản Thảo). Tập thơ xuất hiện dưới một tên mới, là tựa của một bài thơ cũ: "Ở Đời Như Một Nhà Thơ Đông Phương" (1995 Tp.HCM). Người làm cái công việc đáng yêu này, tên Nguyễn Thanh Trịnh, nhà văn, nhà biên kịch trẻ đầy triển vọng trước 1975.
Sách in ra, vèo là hết. tôi được tặng một tập, cũng không giữ nổi vì phải tặng lại cho người bạn thơ từ phương xa về.
Nguyễn Bắc Sơn có cái tính (tôi thích dùng chữ tật hơn) rất dễ thương mà tôi nghĩ hiếm có nhà thơ nào được vậy, là thơ mình ai muốn sửa, cứ sửa. Đừng nói một chữ, một câu, mà thậm chí đến cả một khổ thơ đảo lộn tùng phèo hết trơn, cũng mặc kệ. Thành ra thơ Sơn có rất nhiều dị bản là vậy.
Tôi có một người bạn, cặp mắt to gần bằng nửa cái rổ của Kim Thánh Thán, một hôm tới chơi nhà, móc túi lấy một bài thơ do mình chép tay của Sơn, khen hay không chịu nổi. Tôi đọc, đúng là hay không chịu nổi thiệt. Vội chép lấy chép để, làm của riêng ngâm nga chơi. Từ đó đi đâu gặp chỗ nào có bạn bè đông vui, là tôi trợn mắt, hoa chân múa tay, đọc. Bạn nghe, vỗ tay miết.
Bạn biết đó là bài thơ nào không? Một bài rất cũ - mà cái thằng tôi lạc hậu này, sao lại quên béng đi mới lạ chứ - chắc nhiều bạn còn nhớ hết. Tôi chép ra đây, bạn sẽ thấy kỳ kỳ, bởi nhiều chữ đã thay đổi, bài thơ đọc tréo ngoe hết trơn.
Mai Sau Dù Có Bao Giờ
Đêm Phù Cát mặc dù bên ngoài trời rất lạnh
Nhưng trong căn nhà tranh của thiếu úy Hồ Bang
Có tình bạn nồng nàn như rượu chôn nhiều năm dưới đất
Có câu chuyện tình thi vị mang mang
Vì ta nghĩ đàn bà người nào cũng như người nấy
Nên ta nhủ mình thôi hãy quên em
Nhưng đàn bà đâu có phải người nào cũng như người nấy
Nên suốt đời ta nhớ nhớ quên quên
Vì ta nghĩ trời sinh một mình ta là đủ
Bởi đám đông quậy bẩn nước hồ đời
Nhưng lại nghĩ tròi sinh thêm bè bạn
Để choàng vai ấm áp cuộc rong chơi
Dù mỗi ngày ta có xé đi năm, mười tờ lịch
Nhưng thời gian đâu có chịu trôi nhanh
Dù đen bạc là nơi cố xứ
Nhưng đi biền biệt cũng không đành!
Thật khác với nguyên bản trong Chiến Tranh Việt Nam Và Tôi phải không bạn? Vậy mà hôm Sơn cùng thầy Vĩnh Giên lên thăm, bảo có người ở Pháp cần mà không tìm đâu ra, nhờ tôi chép lại giùm. Đọc xong, Sơn có tỏ vẻ gì khác đâu, ngoài đôi mắt sáng khác thường.
Nguyễn Bắc Sơn, cái anh chàng quen sống phóng túng, ưa la cà với bạn bè, ai rủ cũng đi, không rủ cũng đi, đi bất cứ đâu, ở bất cứ nơi nào có bạn, không cần biết trong túi có gì. Bởi anh chàng có gì, đã móc túi ra ban phát cho kỳ hết: cụ già, người tàn tật... mà chàng cho là những vị Phật sống trên đời, ngửa tay ra xin, là chàng không bao giờ từ. Chỉ tội cho người vợ xinh đẹp của chàng đi tìm tá lả đến mấy ngày cũng không thấy. Phải tót lên xe, đỏ mắt đưa về.
Sau khi in tập CTVNVT được mọi người công kênh, Sơn nẩy ra ý viết "Tư Tưởng Nguyễn Bắc Sơn". Còn trẻ, ai cũng ấp ủ một giấc mộng lớn, được thôi. Có người nói Sơn dóc tổ, con nít mà đòi lên mặt làm triết gia. Cũng đúng, sống ở đời mỗi người một ý, hơi đâu, đường ta ta cứ đi. Lớn tuổi, mộng tan dần, đường ta đi khó.
Sơn ốm tong, má hóp nhưng mắt sáng kỳ lạ, người chắc nụi. Sơn tập võ thuật từ nhỏ, huyệt đạo nào cũng rành. Lớn tuổi, những lúc rảnh rỗi, Sơn thường châm cứu, cứu người, nghe nói cũng khá. Mấy năm nay, Sơn bỏ ra ít nhiều công sức, biên soạn cuốn "Tiểu Luận Về Thy Đạo" dài 9 chương, đại ý dùng thơ chữa bệnh giúp đời. Sơn chép tặng tôi một chương, tôi đọc đến hoa cả mắt, vẫn không hiểu làm sao chỉ đọc thơ không mà chữa được bệnh. Thơ phần nhiều trích trong truyện Kiều của Nguyễn Du, và những Mưa nguồn, Lá hoa cồn... của Bùi Giáng. Mộng tưởng cao xa, lời lẽ gần như khùng khịu, xin lỗi, tôi giữ làm gì, bèn đem cho bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, đọc chơi. Nghe nói Sơn đã gởi tập tiểu luận này qua Canada, để phổ biến và để lãnh... giải thưởng lớn!
Chữa bệnh bằng thơ của Nguyễn Bắc Sơn thì tôi không tin, chớ đọc thơ Sơn để nhắm rượu thì thú tuyệt, tôi làm hoài. Bạn đến chơi nhà bất ngờ quá, đồ nhắm đâu có sẵn, bèn bày rượu, lấy thơ Sơn ra ngâm: "Đàn bà dễ sợ quá ta / Thịt đang liền lại xé ra làm mồi". Mồi cỡ đó, hỏi lòng nào không say?
Tôi tên thật là Nguyễn Đình Tư, vì trong lớp đệ thất trường Phan Bội Châu xưa năm 1952 ở Phan Thiết, có một Tư nữa là Trần Văn Tư. Bạn bè bèn đặt cho Tư nhỏ nhắn như con gái là Tư Nữ, còn tôi đảo ngược là Tư Đình. Chết tên từ đó. Nguyễn Bắc Sơn đùa "Tư Đồ, Tư Mã, Tư...Không / Ba Tư dồn lại thành ông Tư Đình!". Dồn mấy cũng được (càng dồn càng sướng), bởi tôi vốn phường mê gái, thấy gái đẹp là mắt sáng rỡ. Nghe, nhập tên, nhớ hoài!
Sơn, với ai, cũng dễ thương, dễ gần. Gặp bạn, là vung tay làm thơ, tặng bạn. Chữ viết như bay trên mặt giấy. Thích quá, còn vẽ thêm hai con mắt to tổ chản, chắc là để hào quang chiếu rọi lên thơ.
Vì vậy, Sơn làm thơ nhiều, nhưng giữ chẳng được bao nhiêu. Bạn bè giữ hết. Thương Sơn, xin góp nhặt lại giùm. Bài viết này cũng chính là một phần của sự góp nhặt đó, dù rất nhỏ.
Phan Thiết, 12.5.2005
- Trang Thơ Từ Thế Mộng Thơ
- Nguyễn Bắc Sơn, Nhà Thơ Đông Phương Từ Thế Mộng Tạp bút
• Tiễn biệt Nguyễn Bắc Sơn (Nguyễn Lương Vỵ)
• Nguyễn Bắc Sơn, Chút Tình Mang Xuống Mộ Chí (Lê Mai Lĩnh)
• Nguyễn Bắc Sơn, Nhà Thơ Đông Phương (Từ Thế Mộng)
• Nguyễn Bắc Sơn (Võ Phiến)
• Nguyễn Bắc Sơn Và Tiếng Thơ Bi Hài (Nguyễn Lệ Uyên)
Vĩnh biệt Nguyễn Bắc Sơn - TQBT 20: chủ đề Nguyễn Bắc Sơn (Trần Hoài Thư)
Nguyễn Bắc Sơn (Đặng Tiến)
Tôi ngại quê nhà nhưng lại hoài hương
(Trần Hoài Thư)
Thi phẩm Chiến tranh Việt Nam và tôi của Nguyễn Bắc Sơn (Trần Hoài Thư)
Nguyễn Bắc Sơn và ... (Nguyễn Lâm Cúc)
Thy Đạo (Đỗ Hồng Ngọc)
Thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn từ Khu rừng Lau đến Khu rừng Phong Du (Nguyễn Văn Hiếu)
• Tự Bạch (Nguyễn Bắc Sơn)
• Trang Thơ Nguyễn Bắc Sơn (Nguyễn Bắc Sơn)
Chiến tranh Việt Nam và Tôi (Thư Quán Bản Thảo)
Chiến tranh Việt Nam và Tôi (talawas)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |