|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
“Theo tôi nghĩ, chết là một dịp đổi mới: thân xác bỏ lại, thần thức bay đi, nhập vô một kiếp khác tươi mới hơn.” Mặc Ðỗ (Thư gửi Viên Linh ngày 2 Tháng Ba, 1998, sau đám tang Mai Thảo)
Nhà văn Mặc Ðỗ vừa từ trần hôm cuối tuần tại Austin, Texas, cô Nguyễn Tà Cúc gọi điện thoại cho tôi biết lúc chập tối Thứ Ba. Thân nhân của nhà văn Nhóm Quan Ðiểm báo tin bằng một lá thư gửi kiểu next day, (gửi Thứ Hai, Thứ Ba tới), trong có lá thư Mặc Ðỗ viết sẵn cho Tà Cúc. Chả là cô từng là chủ biên thực hiện loạt bài đặc biệt về Mặc Ðỗ và Nhóm Quan Ðiểm trên báo mạng Da Màu cách đây mới vài tháng, nên tin tức đến sớm.
Mặc Ðỗ Ðỗ Quang Bình (1917-9.2015). Theo âm lịch ông đúng 100 tuổi. Người viết bài này đã viết về ông nhiều lần, trên nhiều tờ báo khác nhau, cũng đã phỏng vấn ông nhiều lần, trên nhiều tờ báo khác nhau, ra hải ngoại thì ngay năm 1975 đã phỏng vấn ông và đăng truyện ngắn “Cái Áo Len Màu Rêu” của ông ngay từ cuối năm 1975 trên Giai phẩm Xuân Lửa Việt Bính Thìn, phát hành tháng 1, 1976. Viết về Mặc Ðỗ thì rất dễ, sự nghiệp của ông đồ sộ, nhưng khó hay, vì ông khai tâm ngoại ngữ, Mẹ ông giỏi Hán văn, văn quốc ngữ của ông không phải Việt Văn khởi tâm, nên hơi văn của tác giả “Siu Cô Nương” không có cái mượt mà nhuần nhuyễn của những đồng nghiệp đồng thời, xấp xỉ niên tuế, như Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc, Nguyễn Ðức Quỳnh, Nghiêm Xuân Hồng, hay Vũ Khắc Khoan. Ông là dịch giả hàng đầu của Việt Nam, kể cả Pháp dịch hay Anh dịch, như Người Vợ Cô Ðơn - Thérèse Desqueyroux của Francois Mauriac, Nobel Văn chương 1952 hay Ngư Ông và Biển Cả - The Old Man and the Sea của Ernest Hemingway, Nobel Văn chương 1954; dịch giả ấy từng nói với tôi, đại ý: “văn Mai Thảo chẳng hạn không thể dịch ra ngoại ngữ được, vì dịch ra thì chẳng còn gì.” Nhắc đến câu trên chỉ là một cách của người viết bài này cho thấy Mặc Ðỗ quan niệm thế nào về từ ngữ trong một câu văn; cái gọi là bay bướm hoa mỹ trong văn chương ngôn ngữ Việt dường như lọt qua kẽ tay cầm bút của ông - thực ra ông dùng máy chữ khi viết bài. Vì trong giờ phút này, khi thân xác ấy còn nằm trên mặt đất, không phải là lúc ta nói tới văn chương Mặc Ðỗ, mà chỉ nên nhắc đến vài kỷ niệm, vài lời nói của ông. Từ sau khi vợ ông, người bạn đời của ông ra đi, tôi có cảm tưởng ông hay nói về bà, làm thơ về bà, hơn thế nữa đã tự tay gấp đóng một tập thơ mỏng trong nói nhiều đến bà, cả bìa chỉ có 16 trang, màu tím, nhan đề “Kỷ Niệm Nhớ Thương.”
Kèm với tập thơ mỏng là một lá thư, nửa trang đánh máy, như sau: “Chủ Nhật, 7 Tháng Ba 2010 - Tặng VL món quà đầu năm rất riêng tư (vì VL đã có dịp gặp nhà tôi) để VL cất vào file [hồ sơ] MÐ cho có đủ, không để đăng hay in... Thân mến, [ký tên chữ Ð viết hoa].”
Câu ấy rất rõ ràng, đó là những gì riêng tư của ông, “không để đăng hay in” khi ông còn ở đời này. Cho nên tôi sẽ cho đăng và in sau này, ít ra là sau ngày “mở cửa mả,” sau “thất tuần” - ngày thứ 49, khi vong hồn siêu thoát, “nhập vô một kiếp khác tươi mới” như một lá thư trước ông viết cho tôi. Hôm nay mới là ngày thứ ba ông nằm xuống, những dòng này cũng chưa phải những dòng tưởng niệm, đây chỉ là một bản tin viết theo lối của người cùng làng, đôi khi cùng xóm, người đã năm bảy chục lần đăng bài ông trên các tuần báo Nghệ Thuật (57 số, từ 1965...), tuần báo Khởi Hành (156 số, từ 1969...), là hai tờ tôi làm thư ký tòa soạn, và trên các tạp chí Thời Tập (23 số) trước 1975, và trên các tạp chí ở hải ngoại: Lửa Việt, Ðuốc Tuệ, Thời Tập và Khởi Hành (tới nay trên 220 số), do tôi làm chủ nhiệm chủ bút,... một bản tin trong làng chỉ để kiểm điểm một biến cố, một cái tang: nhà văn, dịch giả Mặc Ðỗ không còn nữa. Ðây là dịp ghi nhớ các công trình tim óc của ông.
Theo cuốn Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến và vài nơi khác, viết Mặc Ðỗ sinh năm 1920; song ông nói với tôi thì khác. Ðây là tiểu sử mà tôi ghi lại trong hồ sơ của mình: “Mặc Ðỗ tên khai sinh là Ðỗ Quang Bình, giấy tờ ghi năm sinh là 1920, tại Hà Nội, nhưng trong thư riêng với chủ nhiệm chủ bút Khởi Hành ông cho biết thật sự ông sinh vào ngày Thứ Tư, 10 Tháng Giêng năm 1917 [nhằm ngày 17 Tháng Chạp năm Bính Thìn; như thế theo âm lịch, ông đúng 100 tuổi]. Ông tốt nghiệp Luật khoa từ lâu trước 1954, song không hành nghề luật sư. Ông làm báo ngay từ Hà Nội với tờ Phổ Thông, cơ quan Văn Hóa (nguyệt san) của Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Trường Luật, số 1 xuất bản tháng 9, 1951, số chót (28) tháng 7, 1954. Những sáng tác của ông trên tạp chí này xuất hiện khoảng đầu 1950, mặc dù nhiều truyện ngắn hay kịch bản được viết từ 1939, 1940 như ghi chú ở dưới bài. Sau 1954 di cư vào Nam, ông là một trong vài người đứng chủ trương nhật báo Tự Do, tờ báo tiên phong hô hào “chúng ta đi mang theo quê hương” và thực tế tờ báo ấy cùng các văn nghệ sĩ qui tụ quanh nó và nhà xuất bản Tự Do như Tam Lang, Mặc Ðỗ, Vũ Hoàng Chương, Ðinh Hùng (Thần Ðăng-Ðàn Ngang Cung), và các nghệ sĩ Nguyễn Gia Trí, Phạm Tăng, với cánh ngâm diễn Tao Ðàn Hồ Ðiệp, Quách Ðàm, Hoàng Thư,... đã mang theo phong hóa đồng bằng Sông Hồng Núi Tản vào Miền Nam.
Nhóm Quan Ðiểm trong đó Mặc Ðỗ là một thành viên, có chung một nhận định, một thái độ thường được gán cho là có tính tiểu tư sản, của tầng lớp trí thức tiểu tư sản. Tác phẩm của họ khác xa với loại truyện phổ thông của Tân Dân, Tiểu Thuyết Thứ Bảy thời Tiền Chiến ở Hà Nội; hay với các tác giả trong nhóm Sáng Tạo, Văn Nghệ, Bách Khoa,Văn, sau 1954 ở Sài Gòn. Nhân vật của Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Ðỗ có nét chung là sự ưu tư về các vấn đề thời thế, xã hội, chỗ đứng của người trí thức trong sinh hoạt quốc gia.
Cá nhân Mặc Ðỗ, bên cạnh truyện và kịch ông còn viết những bài như “Người đàn bà Việt Nam trong sinh hoạt nông nghiệp” (PT số 14&15), “Tòa Thánh và Chiến tranh” (PT số 4 và 5). Các tác phẩm văn chương nổi tiếng nhất có Ðộng Phù Vân, kịch, Phổ Thông, Hà Nội, 1952, 40 trang; Về Nam, kịch, Hà Nội, 1953; Bốn Mươi, truyện, Quan Ðiểm, Sài Gòn, 1957, in lần 2, 1958, 218 trang; Siu Cô Nương, tiểu thuyết, Quan Ðiểm, 1958; 326 trang; Tân Truyện, Quan Ðiểm, 1965 (truyện ngắn), 326 trang, ông còn là một dịch giả được ca ngợi vào hàng số một tại Miền Nam, với Ngư Ông và Biển Cả, dịch The Old Man and the Sea của Ersnet Hemingway, Một Ðêm Trăng, dịch W. Somerset Maugham; Thérèse Desqueyroux, dịch Francois Mauriac, Một Giấc Mơ, dịch Vicki Baum, Truyện Ngắn Hồi Giáo (10 tác giả Ả Rập), Văn, Sài Gòn, 1972; Con Người Hào Hoa, dịch The Great Gasby của Francis Scott Fitzgerald. Ðó chỉ là một phần trong rất nhiều công trình dịch thuật của ông. Ông cũng sáng tác một tập thơ in tại hải ngoại: Ba Câu ở Biển Ngoài, theo thể thơ Haiku của Nhật, Khởi Hành xuất bản, 2002. Ở Hà Nội hay Sài Gòn, như thế lúc nào Mặc Ðỗ cũng viết, mọi loại, trên ngọn sóng, ở lớp khai mở đầu tiên. Ông còn là giám khảo Giải Văn Chương Toàn Quốc và cộng tác thường xuyên với các báo như Văn của (Nguyễn Ðình Vượng, Trần Phong Giao), Khởi Hành và Thời Tập (Anh Việt, Viên Linh).”
“Houston, 9 Tháng Giêng 1977
Viên Linh thân,
Hôm nay tôi mới viết được vì thư của bạn phải chờ tôi ở nhà trong khi tôi đi vắng hai tuần.
Tôi có đọc hầu hết những sách in bên Pháp liên quan đến Việt Nam. Không thấy lý thú lắm vì không đem lại cái gì mới hơn phong trào ồ ạt tin tức trước ngày cộng sản đuổi hết nhà báo đi khỏi Sài Gòn. Trong số tôi khoái tiểu thuyết Les Canards de Ca Mao [Bày vịt ở Cà Mâu] của cựu chủ bút Le Nouvel Observateur, Olivier Todd. Cuốn sách duy nhất đụng tới cái diện thật của những người Mặt Trận trong cuộc chiến vừa qua. Theo tôi, có một đề tài đáng khai thác là phong trào đặt lại vấn đề cộng sản qua rất đông sách Pháp đặc sắc mới ấn hành trong vòng hơn một năm nay, khởi đầu là cuốn Le Monde tel qu'il est của Michel Legris, tố cáo lối làm báo thiên vị của tờ báo gạo cội đó [tờ Le Monde]. Tôi có viết một bài cho [một tờ báo kia] hồi đầu nhưng chẳng biết có ông cố vấn nào cũng sợ như trí thức Pháp sợ Le Monde, bài không dám đăng, sau tôi ngán chỉ theo dõi vấn đề cho riêng mình. Tôi cũng có đưa ý kiến với một số bạn hữu, hưởng ứng rất yếu chỉ vì các bạn tôi đa số thuộc lứa tuổi đã mòn như tôi... J. F. Revel của L'Express đã gọi rất lý thú phong trào này là 'le déniaisement'.”
“Tình cờ trước khi đi nghỉ hai tuần bên bờ hồ tôi có ghé qua Austin vớ được một xấp báo tị nạn đủ thứ... có dịp ở một mình và suy nghĩ tôi mới tò mò đọc kỹ báo tị nạn. Không những càng buồn nhớ mà còn cảm thấy hổ thẹn cho thân phận tị nạn. [...] Người viết tị nạn thà làm thợ in, thợ sơn hay rửa chén không ai dám chê còn thấy đáng trọng là khác nếu lao động rồi vẫn lo viết, nhà văn nhà báo tị nạn mà đi làm báo thương mại thì ôi thôi...”
“Missouri City, 8 Tháng Sáu 1990
Viên Linh thân,
Vốn là người được rèn luyện từ tấm bé (qua trường Pháp) và qua lò đúc của riêng mình, tôi bắc cân ngang nhau giữa nội dung và hình thức của tác phẩm. Hồi này tôi thường ngẩn ngơ thấy lan rộng tình trạng buông thả ngòi bút, viết như là đùa với chữ, với ý, không phải là nặn óc, bóp tim, để giãi bày một nỗi niềm, như tự ngàn năm người cầm bút vẫn làm...”
“Austin, 20 Tháng Hai 2002
VL cho biết thuở bắt đầu yêu văn thơ chứng minh điều tôi tin chắc: Viết nằm sâu trong tim óc từ tuổi bắt đầu lớn chứ không thể là accident giữa đường phá ngang làm thơ, viết văn.
Hồi 1947 tôi từ miền Nam trở lại Hà Nội gặp lại [Lê Quang] Luật, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng sau một tí. Bốn anh em chơi thân, lu bù quanh năm. Vụ [Nhóm] Quan-Ðiểm Khoan, Hồng bày ra ở Sài Gòn cùng một số anh em khác, hồi ở Hà Nội hoàn toàn chưa 'hoài thai'...”
“Austin, 12 Tháng Mười 2003
Ðọc tin trên báo nhà (Khởi Hành), nảy hứng, tặng anh em hai bài haiku:
Ðã tưởng đành mất quê
Nhìn về cách mạng làm mất quê
Còn lại múa rối nước.
Ðất hương hỏa khôn giữ
Tưởng lập công đào bới nghìn xưa
Ðào lên càng dễ bán.”
“Austin, 20 Tháng Bảy 2000
Viên Linh thân,
...Tôi thường nói với các con, tôi muốn bắt chước Henry Fonda muốn vụ ra đi của tôi là một biến cố tuyệt đối gia đình, tôi có đóng góp được gì với đời thì là của chung còn đời tư của tôi là của riêng không đáng làm phiền ai... Thôi, cao hứng viết nhiều quá. Cứ tiếp tục in những vết chân Giao-Chỉ trên mặt đường Việt Nam...”
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông (Trần Văn Nam)
• Mặc Đỗ Đổi Mới (Viên Linh)
• Văn học miền Nam: Mặc Đỗ (Nhị Linh)
• Con đường Mặc Đỗ từ Hà Nội Sài Gòn tới Trưa Trên Đảo San Hô (Ngô Thế Vinh)
• Đọc “Truyện Ngắn” của Mặc Đỗ (Trịnh Bình An)
• Nhân Tác Phẩm Mới Nhất và có thể là Sau Cùng của Mặc Đỗ (Viên Linh)
Mặc Đỗ: Mộng Một Đời (Ngô Thế Vinh)
Tưởng niệm ngày giỗ đầu nhà văn Mặc Đỗ 1917-2015 và bài thơ Haiku cuối cùng (Ngô Thế Vinh)
Con đường Mặc Đỗ từ Hà Nội Sài Gòn tới trưa trên đảo san hô (Ngô Thế Vinh)
Trăm Năm Mặc Đỗ- Mặc Đỗ và Văn Học Miền Mam (Nguyễn Tà Cúc)
Phỏng vấn nhà văn Mặc Đỗ (Nguyễn Tà Cúc)
Trưa Trên Đảo San Hô (Gió O)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |