|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Tủ sách Quan Điểm vừa xuất bản tập truyện ngắn "Trưa Trên Đảo San Hô" của nhà văn Mặc Đỗ, thuộc nhóm Quan Điểm (cùng với Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng trong lớp đầu).
Tác phẩm đầu tay của ông xuất bản tại Hà Nội từ 1952, có nhan đề "Động Phù Vân", và với cuốn sách vừa phát hành, ông viết trong Lời Cuối: "Tôi tự xuất bản tập truyện này, coi đó như một giã từ."
Mặc Đỗ sinh năm 1917, hiện cư ngụ tại Austin, Texas, vẫn cộng tác với Khởi Hành trong 15 năm qua.
Nhà văn Mặc Đỗ
Cầm tác phẩm Trưa Trên Đảo San Hô của Mặc Đỗ trên tay, cuốn sách tôi đã giúp tác giả in ấn và phát hành xong vào cuối tháng 7.2011, trong tôi có vô vàn ý nghĩ, nhiều quá và tản mạn vô cùng, bởi vì đọc anh từ năm 14 tuổi ở Hà Nội, trên tạp chí Phổ Thông của Trường Luật, tiếp tục đọc anh từ Bốn Mươi và Siu Cô Nương những năm 1958, 1959 ở Sài gòn, quen biết anh sau đó, đăng bài anh rất nhiều trong thời gian trông coi mấy tờ báo Văn học từ trong nước ra hải ngoại, tôi không thể nào tìm được chỗ để bắt đầu, để viết về anh cho toại ý. Thôi thì làm theo cách giản dị nhất, dễ nhất, để một mặt giới thiệu tác phẩm "coi đó như một giã từ," trong đó một nhà văn còn viết vào năm 94 tuổi năm nay (2011) gửi gấm những gì; và mặt khác, để nhắc nhở cùng bạn đọc một nhà văn bút hiệu Mặc Đỗ, người có truyện ngắn đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy từ 1946: "Ý Nghĩa Cuộc Đời."
1. Những năm học lớp nhì lớp nhất Tiểu học, và hai năm đầu Trung học ở Hà Nội, trong số các tác giả mà cậu học trò vừa qua tuổi lên mười nơi này còn nhớ, là Lê Văn Trương qua các truyện Cô Tư Thung, Những Đồng Tiền Xiết Máu, Người Anh Cả, là S. Maugham tác giả Up At The Villa qua bản Việt ngữ Một Đêm Trăng của Mặc Đỗ. Còn những tác giả khác nữa song ở ngoài phạm vi của bài này. Nhắc đến Lê Văn Trương và Maugham-Mặc Đỗ không thôi là bởi vì phát biểu của họ - hay nhân vật của họ - là những phát biểu về ái tình, những phát biểu gây chấn động cho một (hay nhiều) độc giả tuổi thiếu niên. "Người ta có thể lấy đĩ làm vợ, chứ không lấy vợ làm đĩ." (Lê Văn Trương). Trong khi ấy, chuyện "ái tình" trong Một Đêm Trăng là chuyện vượt lên trên mọi suy nghĩ của đời thường.
2. Mary Panton, 30 tuổi, sống trong nhung lụa, góa chồng, nhưng trong ba ngày nữa nàng phải quyết định có hay không về lời cầu hôn của Edgar Swift, 43 tuổi, nguyên Thống đốc miền tây Ấn Độ, và được Bộ Ngoại Giao Anh chỉ định sẽ trở thành Thống đốc Bengale sắp tới. Nàng đang sống tạm trong một tòa lâu đài xây từ thế kỷ XVI ở Florence, Ý. Một đêm trăng, Mary đi dự dạ vũ trong khi không biết làm gì và gặp một tay nhạc sĩ đói rách, gày gò và đen đủi, chơi đàn violon rất tệ. Chính vì hắn chơi tệ mà trong khi mọi người bỏ năm ba đồng cho hắn, Mary đã vứt ra tờ giấy 100, khiến có người phải ngạc nhiên.
Nàng nói hắn nghèo, mà nàng thì không cần tiền, trong ví lại có hơn 3000 lira, không cần tiêu gì. Đến khi đêm dạ vũ chấm dứt, vì tiện đường, Mary lại cho anh ta quá giang một quãng. Anh ta tên là Karl Richter, 23 tuổi, thật sự không phải nhạc sĩ, mà là một sinh viên mỹ thuật người Áo, đã tham gia cách mạng chống Đức Quốc Xã đang thống trị nước Áo, bị bỏ tù, nhưng vượt ngục qua Ý, phải đi làm bất cứ nghề gì để kiếm sống, kể cả nghề kéo violon.
Trên chiếc Fiat, Karl thú thật là chưa ăn cơm chiều, vì không có tiền; nay được 100 của Mary, anh ta đã có đủ tiền để ngày mai trả tiền thuê nhà nữa. Thật là một đêm may mắn.
Khi Mary lái xe về tới tòa biệt thự, Karl tưởng mình đang sống trong mơ. Sao nàng đẹp thế, giàu thế, lại bao dung anh ta đến thế. Nàng quá dễ dãi, bảo nếu anh ta muốn, nàng có thể để anh ta vào thăm tòa biệt thự. Karl nói thẳng ra là anh ta vừa tới Thiên Đường. Về phần Mary, nàng hành động hơi khác thường vì trong dạ vũ, một người đàn ông sỗ sàng, hợm hĩnh, trắng trợn, đã ngỏ lời muốn cưới nàng, nói rằng lấy anh ta thì nàng sẽ được sung sướng, mãn nguyện đủ thứ; còn nếu lấy ông Thống đốc Bengale tương lai, nàng sẽ chỉ có tiền bạc, mà không có hạnh phúc. Đêm trăng thơ mộng, nhân có cái máy hát ngoài vườn, chàng nhạc sĩ vặn lên nghe, đó là bài Vienna. Họ khiêu vũ. Và anh ta, từ chỗ đói ăn trong thoáng chốc trở thành một hoàng tử, có tiên nga trong tay, anh ta khuỵu xuống vì sung sướng tràn ngập, và không còn tự chủ được nữa. Anh ta phủ phục dưới chân nàng. Mary buông thả cho anh ta tự do mãn nguyện.
Thế rồi nửa đêm về sáng, Mary muốn chấm dứt cuộc gặp gỡ. Ngoài sự tưởng tượng của nàng, người thanh niên trở nên phẫn nộ, cho rằng nàng khinh miệt tình yêu của anh ta, mắng nhiếc nàng là thứ đàn bà hành động theo dục tính, không phải tử tế cao thượng gì. Nàng bỏ tiền ra mua chuộc được ai, chứ không mua chuộc được Karl Richter.
"Em là một người đàn bà ăn chơi đàng điếm, chỉ thích nhục dục. Em la cà nơi này nơi khác tìm những cảm giác lạ lùng, những kinh nghiệm mới, bất cứ cái gì để quên buồn, để giết thì giờ... và em không thèm để ý đến những nỗi đau thương gây cho người khác... Anh tưởng em là một nàng tiên nga, hiền hậu đầy lòng vị tha, nhưng chính thực em là một người đáng bỉ. Nếu anh bóp cổ em chết để em đừng làm khổ cho ai nữa, như đã làm cho anh khổ, có nhẽ anh sẽ làm một việc tốt..."
Ngôi biệt thự Mary đang ở thuộc vợ chồng một người bạn, và cũng là bạn của vị Thống đốc Bengale tương lai, người đã ngỏ lời xin lập gia đình với Mary. Biết đây là nơi vắng vẻ, ông ta đã để lại cho Mary một khẩu súng lục nhỏ bé, để vừa gọn trong chiếc bóp của người phụ nữ.
Mary nhớ tới khẩu súng và thầm phục vị Thống đốc là người chu đáo lo cho nàng.
Mỗi lúc một giận dữ hơn, người thanh niên cho là mình bị làm nhục vì Mary đã mang tiền bạc và nhục dục ra quyến rũ anh ta như quyến rũ mọi người đàn ông tầm thường khác.
"Chàng tiến một bước về phía nàng. Trông mặt thanh niên lúc đó thật đáng sợ. Khuôn mặt đăm đăm của chàng nhăn nhó với căm tức và thù ghét và hai con mắt sâu hoắm và thâm trầm như nẩy lửa. Nàng cố sức tự chủ."
Người phụ nữ rút súng ra dọa, song không bắn được. Thanh niên nói: "Bắn đi! Bà tưởng là cuộc đời đối với tôi còn nghĩa lý gì? Giết tôi bà sẽ giải phóng cho tôi." Nàng chịu trận. "Người thanh niên ôm xốc nàng phũ phàng đặt lên giường... Nàng dãy đưa cố tránh, nhưng Karl nào có chịu. Sau cùng nàng không còn kháng cự gì nữa."
"Nàng nghe thấy Karl rón rén đi trong phòng. Thốt nhiên nàng nghe thấy tiếng súng nổ và tiếng người ngã xuống. Karl nằm ngay trước cửa sổ, ánh trăng chiếu thẳng vào cả người."
(Một Đêm Trăng, Tạp chí Phổ Thông, số 1 và 2, tháng 9 và 10.1951.)
Lúc đọc truyện này lần đầu tiên, khoảng 1952, cậu thiếu niên 13, 14 tuổi không thể tưởng tượng được có cảnh một người đàn ông quỳ xuống, ôm chân một phụ nữ. Sao mà nhẹ thể thế! Cũng như khi đọc những câu tuyên bố của người hùng Lê Văn Trương về Ái Tình, sao mà khác thường đến thế. Cho nên dù sau này trưởng thành, đọc nhiều, biết nhiều, người viết những dòng này vẫn không quên những gì đã đọc qua ngòi bút của các nhà văn ấy, dịch giả ấy, khi còn niên thiếu.
Bìa tập truyện ngắn
của nhà văn Mặc Đỗ
3. Tập truyện ngắn Trưa Trên Đảo San Hô có nội dung như sau:
Trưa trên Đảo san hô (5-32), Một Ngày như thường ngày (33-52), Người điên (53-78), Gói Bánh chung (79-102), Truyện Con cá vàng (103-112), Mộng- ngày của một Người bó gối (113-122), Sinh nhật (123-148), Trăng đỏ (149- 160), Ở giữa có Hàng rào (161-178), Bóng Hoa (179-190), Thằng Bé khác màu (191-198), Bát Phở (199-206), Ý nghĩa Cuộc đời (207-214), Lời cuối (215-216), Phụ lục: Truyện không thể viết (217-230).
Trong 20 năm Văn học Miền Nam, nhiều tạp chí, nhiều nhà phê bình đã viết về Mặc Đỗ, từ Sáng Tạo, Khởi Hành, đến Thời Tập, từ Mai Thảo, Nguyễn Nhật Duật, đến Cao Huy Khanh, và không kể những trang nhận định trong các sách phê bình, khảo luận văn học, trong nước và hải ngoại. Ở Hải ngoại Khởi Hành đã viết nhiều lần về ông, qua ngòi bút của Viên Linh và Nguyễn Tà Cúc.
Dưới đây, là mấy dòng chính trong "Lời Cuối" của cuốn sách:
"Thấy tương lai rất ngắn ở trước mặt (cũng như viễn tượng viết truyện ngắn / dài) tôi tự xuất bản tập truyện này sau một thời gian vắng bóng trong làng văn ở ngoài nước, coi đó như một giã từ."
Trên giấy tờ, tên khai sinh là Đỗ Quang Bình, ghi ông sinh năm 1920; song ông nói với người viết bài này: thực tế ông ra đời năm 1917. Như thế năm nay nhà văn đã 94 tuổi. Hẳn đó là lý do ông cho rằng "thấy tương lai rất ngắn ở trước mặt." Cứ như qua thư từ trao đổi - lá thư gần nhất ông viết cho tôi đề ngày vào cuối tuần tháng 7 này - thì tâm trí ông thư thái, và trong những dòng chữ vẫn ánh lên tiếng cười. Ông viết tiếp về lý do xuất bản sách: "Cũng thêm một duyên cớ nữa do yêu cầu của một số anh em trẻ thuộc Nhóm Quan Điểm muốn tôi, người già nhất trong nhóm ở nước ngoài, ghi dấu, một lần cuối, sự hiện diện của lớp đầu bằng một sáng tác mới."
Trưa Trên Đảo San Hô gồm 13 truyện, 7 truyện đầu viết tại Hải ngoại sau 1975, thời "Tị-Tần." Tần đây là Tần Thủy Hoàng, kẻ đốt sách trong Lịch sử Tàu. Ba truyện cuối viết trong khoảng từ 1946 đến 1952 tại Hà Nội, truyện 1946 đã đăng lần đầu trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy, hai truyện kế đăng trông Phổ Thông, diễn đàn của Hội Ái hữu Cựu sinh viên Luật khoa Hà Nội. Ông chính là người trông coi tập san này.
Phần chót của cuốn sách, Phụ Lục, có nhan đề "Truyện Không Thể Viết."
Sau đây là những trích dẫn từng phần của Phụ Lục:
Với một người viết đáng buồn nhất khi thấy cần thành thật với chính mình và quyết định không thể viết tác phẩm thèm viết. Đã một lần, ngót hai mươi năm trước, đáp lại những khuyến khích viết của một số bạn, tôi đã tỏ nỗi buồn đó trong bài 'Mộng-ngày của Một Người Bó Gối' đăng trên 'Quê Mẹ'. Nỗi buồn lần này thấm thía hơn. Khoảng bảy tám năm trước, trong một dịp trà-dư mấy người bạn ngồi trao đổi những mẩu chuyện vụn về đời sống tị nạn. Một bà chợt ngồi thẳng dậy, đưa tay bảo mọi người ngưng nói: 'Xếp mấy chuyện vặt lại, tôi nhớ một vụ này lý thú lắm.' Qua trung gian người cháu gái, bà bạn gặp một thiếu nữ lai Mỹ. Mục đích của vụ gặp để bàn chuyện làm ăn, cơ duyên đưa đẩy tới mức cô gái tâm sự về cuộc đời của mình. Thời đất nước còn chia hai Nam-Bắc, mẹ của cô gái làm việc cho một cơ quan Mỹ tại miền Nam rồi kết thân với người Mỹ đồng sự. Hậu quả là cô gái. Khai sinh của cô gái mang họ mẹ. Bà mẹ không theo người Mỹ khi người đó mãn hạn làm việc.
Sau đó cũng không hề tìm liên lạc. Cô gái được nuôi dạy hoàn toàn như một cô gái Việt trong một hoàn cảnh rất khác với những trường hợp thông thường có mẹ ở trong hàng ngũ 'me Mỹ'. Bà mẹ kết hôn với một sĩ quan trong quân lực VNCH, sinh được một trai. Cậu em Việt thua bà chị lai Mỹ hai tuổi. Sau ngày 30 Tháng Tư 1975, người cha bị đưa đi cải tạo và gia đình 'ngụy' bắt đầu lâm cảnh huống ai cũng đã biết. Tai họa còn xảy ra sau đó thêm khổ cho cô gái, trong một tai nạn nhan sắc hai dòng máu trước đó rất tươi sáng bị hủy hoại.
Đồng thời, cũng tại miền Nam, một gia đình khôn khéo đã làm giàu rất mau qua dịch vụ với những cơ sở Mỹ. Cuối tháng Tư 1975, gia đình này cũng khôn khéo phất cờ hồng dẫn cán bộ đi tiếp thu tài sản Mỹ-ngụy. Bộ đội chiếm lĩnh xong miền Nam đến lượt cơ sở Đảng nắm mọi cơ cấu và bắt đầu thanh lọc. Cách mạng Ba-mươi hết thời, gia đình khôn khéo cũng hết đường khôn khéo. Chẳng bao lâu sau những thùng quà, cũng như vài thứ ngoại tệ lẻn được về, cho người trong nước thấy rõ lớp người bỏ đi không khốn khổ nơi đất khách như loa tuyên truyền hằng khẳng định. Gia đình khôn khéo bắt được liên lạc với bà con đã định cư ở Mỹ Cờ giải phóng Ba- mươi được kính cẩn xếp trong góc nhà, trong khi cờ vàng ba sọc trở lại phất phới trong đầu cậu con trai lớn. Cậu quyết tâm 'đi tìm tự do' nhưng mấy lần ra đi đều thất bại, gia đình phải đút lót khá bộn cậu Cả mới khỏi bị tù.
Vừa may nghị sĩ trứ danh Ted Kennedy đưa ra giải pháp tốt đẹp gián tiếp giúp cậu Cả có thể đạt được mộng. Cô bé Mỹ lai mất nhan sắc bấy lâu bị hất hủi bỗng được cậu Cả trở lại làm quen, săn đón. Tình quen mớ tốc lực tới đề nghị hôn nhân. Cảm động trước tấm tình vờ-vịt của người trai con nhà khôn khéo, nhưng chính vì tương lai người em con-Ngụy và đời sống của mẹ, cô gái nhận lời. Thủ tục đưa tới ngày cô gái lai Mỹ được cùng chồng lên máy bay ra đi đòi hỏi nhiều tốn kém nhưng rồi cũng xong. Cuộc 'hôn nhân' đột ngột đứt đoạn tại phi cảng Mỹ, khi cậu Cả được bà con đón về, bỏ rơi vợ! Cô gái lạc lõng được cơ quan thiện nguyện giúp. Cố gắng mưu sinh phát triển cá tính, thêm hoàn cảnh thuận lợi, cô gái bơ vơ mau trở thành một phụ nữ tị nạn giỏi kinh doanh."
Từ khi bắt đầu viết tôi đã chọn một đường lối nhất định, không bao giờ đem đời tư của riêng một ai, quen hay không quen, vào truyện. Tất cả đều là những nhân vật được cấu thành do những chi tiết, hình ảnh, ngôn từ, đã ghi được qua bao nhiêu dịp quan sát, nhận định; mỗi nhân vật là một hội tụ đúng chỗ của những tài liệu chọn lọc.
... Tới nay đã bảy, tám năm qua, tôi có thể nói không một quãng thời gian vào qua đi đã không bị ám ảnh bởi những trang truyện chưa hề viết. Ám ảnh hết sức trùm lấp, vì tác phẩm mơ ước hứa hẹn quá. Theo dòng lịch sử đất nước tôi không thấy thời nào có thể so sánh với gần tròn một thế kỷ đã qua, với ba biến cố đặc biệt nối đuôi nhau, cùng hết sức giàu sinh động trong muôn vẻ chi tiết.
... Trong phần nhất của Truyện hãy tạm gác miền Bắc, mọi sự sẽ bung ra khi bước qua biến cố thứ hai. Đời sống của bà mẹ cô gái, đến khi hạ sanh cô gái, cho tới sau đó kết hôn với người chồng sĩ quan VNCH, không thiếu những sự việc chung quanh để mô tả mọi mặt của đời sống lớn trong hai mươi năm miền Nam độc lập.
Đề cập tới biến cố thứ hai là nội dung của phần hai trong Truyện. Chung quanh những loay hoay của gia đình đã khôn khéo thời biến cố thứ nhất lại muốn khôn khéo nữa, sau đó phải cuốn cờ giải phóng và mơ tưởng một chân trời khác, cứ tưởng tượng cũng thấy những tình tiết phong phú.
Biến cố thứ ba bày ra một sân khấu rộng bề mặt và khá thuận lợi cho sự khai triển cụ thể mọi góc cạnh của con người Việt Nam. Một thiên truyện mênh mông, ý nghĩa, như thế, bảo không mê sao được?
Đáng mê hơn nữa là nội dung của Truyện không đòi hỏi phải ghé một chân qua lãnh vực chính trị, cứ chiếu ống kính mô tả những con người, và môi trường kiếm sống của những con người đó, đủ nói ra hết. Thêm một điểm đáng mê, chỉ cần một vai chính, một cô gái dễ dàng lẫn trong đám đông, đã đủ chất keo dính mọi tiết mục thành một thiên truyện có bề thế. Trong nhiều tháng sau tôi mê mải với đề tài Truyện, ra công xếp đặt cái sườn để gài lên những tình tiết. Tôi ham hố đến quên mất điểm then chốt.
Một buổi sáng mới ngủ dậy tôi đã nghĩ đến Truyện, chợt lóe sáng trong đầu một sự thật khi hai mắt tôi bắt gặp hai con mắt trong gương: "Ai sẽ viết?". Đúng thế, vấn nạn đặt ra đúng lúc. Chén cà-phê sáng giúp tôi nhìn thẳng vào sự thật. Cái vốn quan sát, nhận định, rung cảm, chứa đựng sẵn trong đầu, tôi có thể dùng cho phần đầu Truyện. Nhưng từ đêm 29 tháng Tư 1975 tôi đâu còn ở trong nước để quan sát, nhận định, rung cảm nữa! Từ ngày sống tại Mỹ tôi đã có nhiều dịp tìm hiểu và khám phá những mánh lới nhà nghề của các tác giả truyện best- seller, tôi rất có thể đem ra áp dụng trong khi viết. Nhưng thiên truyện đang ấp ủ không thuộc loại đó. Tôi muốn đem tim óc gửi vào những biến thái của một giai đoạn đất nước trải qua những kinh nghiệm để đời. Nếu tôi không sống trong không gian đất nước đó sao tôi hiểu được, hòa nhịp được với tâm trạng của nhân vật để mô tả.
Quyết định có liền buổi sáng hôm ấy. Mặc dù tôi tự xét sẽ viết được phần đầu và cũng cố gắng được để viết phần cuối, tôi không thể thiếu thành thật với chính tôi nếu tôi cứ viết phần giữa, toàn bộ thiên truyện sẽ chẳng đáng giá nữa. Dứt khoát như vậy nhưng tôi vẫn không dứt được ám ảnh, tôi đã không thể viết nhưng Truyện cứ sống mãi trong đầu tôi; tôi cũng thấy buồn vì nó. Mộng-ngày hai mươi năm trước lại vất vưởng!
... Tôi vẫn tiếp tục mong thiên Truyện trong đầu tôi có ngày hiện thành những trang chữ. Tôi mong cho tôi và cũng mong cho đông đảo độc giả Việt Nam vì hiện chưa có một tác phẩm nào ghi lại liên tục giai đoạn lịch sử độc đáo vừa bi hùng vừa đáng cười ra nước mắt.
... Kho tàng đó đang chờ những người Việt Nam dám lãnh vinh dự và trách nhiệm là nhà văn...
Những người Việt Nam gục ngã đều thật tình không hiểu nổi tại sao phải gục ngã, gục ngã cho ai. Giải thích hay biện hộ cho cái sự 'không hiểu nổi' đó không phải là việc của người viết truyện, đó là công việc của sử gia.
... Trong khoảng thời gian bi thảm, mồ hôi, máu và nước mắt Việt Nam không tha một vùng đất nào không nhỏ xuống, người viết sẽ không để cho lãng quên khỏa lấp oan khuất. Mỗi nỗi lòng u uất đáng được một bông hoa chia sẻ, chia sẻ bao giờ cho hết được!
Say sưa với viễn tượng một rừng truyện thuộc loại ao ước sẽ mọc lên, tồn tại dài lâu, tôi cũng không khỏi lo lắng những đồng nghiệp tương lai của tôi có đủ vô tư, thời gian có bao trùm lên sự thật? Tương lai của riêng tôi rất ngắn, có ao ước bao nhiêu cũng là suông! Tôi đã buồn chẳng viết nổi truyện cô bé Mỹ lai, nhưng tôi không buồn nữa khi mường tượng cánh rừng phong phú anh chị khắp nơi trong nước ta sẽ gây lên. Tôi không viết được anh chị em viết giùm tôi.
- Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh Viên Linh Nhận định
- Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan Viên Linh Thơ
- Bạch thư Phạm Huấn Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ, Tù Đày Và Quê Nhà Viên Linh Nhận định
- Tuệ Sỹ Giữa Mùa Thay Đổi Viên Linh Nhận định
- Ngọc Linh (1931-2002), nhà văn với bốn chữ mặn mà Viên Linh Hồi ký
- Nỗi âu lo của nhà giáo Bảo Vân Viên Linh Hồi ký
- Con hạc của vua Tự Đức Viên Linh Giai thoại
- Tản Đà Và Hai Chữ Non Nước Viên Linh Hồi ký
- Hoài Điệp Tử, nhà văn nhà báo chết trong ngọn lửa Bolsa Viên Linh Hồi ký
• Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông (Trần Văn Nam)
• Mặc Đỗ Đổi Mới (Viên Linh)
• Văn học miền Nam: Mặc Đỗ (Nhị Linh)
• Con đường Mặc Đỗ từ Hà Nội Sài Gòn tới Trưa Trên Đảo San Hô (Ngô Thế Vinh)
• Đọc “Truyện Ngắn” của Mặc Đỗ (Trịnh Bình An)
• Nhân Tác Phẩm Mới Nhất và có thể là Sau Cùng của Mặc Đỗ (Viên Linh)
Mặc Đỗ: Mộng Một Đời (Ngô Thế Vinh)
Tưởng niệm ngày giỗ đầu nhà văn Mặc Đỗ 1917-2015 và bài thơ Haiku cuối cùng (Ngô Thế Vinh)
Con đường Mặc Đỗ từ Hà Nội Sài Gòn tới trưa trên đảo san hô (Ngô Thế Vinh)
Trăm Năm Mặc Đỗ- Mặc Đỗ và Văn Học Miền Mam (Nguyễn Tà Cúc)
Phỏng vấn nhà văn Mặc Đỗ (Nguyễn Tà Cúc)
Trưa Trên Đảo San Hô (Gió O)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |