|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Để chúc mừng Hội Ái hữu Phan Thanh Giản & Đoàn Thị Điểm Bắc California lần đầu tiên ra giai phẩm Xuân, tôi xin có đôi dòng tản mạn về hoa.
Đây không phải là hoa biết nói:
Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng.
(Truyện Kiều. Nguyễn Du)
Cũng không phải là hoa tư tưởng từng nở rộ vào thời Chiến Quốc (403-221 trước CN) với biết bao học thuyết khác nhau tạo nên cảnh:
Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh
(Trăm hoa cùng nở, trăm nhà đua hót).
Cũng không phải là hoa giấy, hoa vải, hoa lụa đã một thời được thế nhân ưa chuộng, khiến Nhượng Tống phải ngậm ngùi tiếc thương cho công lao khó nhọc của cô hàng hoa.
Cô em hàng xóm sinh nhà nghèo
Trồng hoa tưới hoa sớm lại chiều.
Gió đông vừa thổi, hoa vừa nở
Cắt bó vội vàng đem bán chợ.
Chợ chiều lác đác người hồ quang.
Gánh hoa còn nặng, cô bàng hoàng.
Nào đâu quà em, nào cháo mẹ,
Mẹ yếu em thơ, lòng không an.
Vứt hoa xuống rãnh, bưng mặt khóc,
Khóc ra giọt lệ như giọt ngọc.
Cúi đầu gạt lệ, sợ người cười
Nhìn hoa dưới rãnh, mắt không rời
Thương hoa, thương cả công vun xới
Sương nắng công trình biết mấy mươi.
(Cô hàng hoa. Nhượng Tống)
Đây chính là hoa thật, hoa của bốn mùa, có thể là hoa ngoài đồng nội, cũng có thể là hoa trong phòng khách, nhưng đặc biệt đó là hoa được nhắc đến trong một số thơ văn kim cổ.
• Trước hết. Xin nói về hoa sen, chữ Hán gọi là hà hoa hoặc liên hoa. Bằng mấy cân thơ mộc mạc nhưng bóng bẩy, ca dao Việt Nam đã ca tụng cái nhan sắc mỹ miều và cái cốt cách thanh cao của hoa sen.
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh.
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Cổ thi Trung Quốc với bài Tứ thời thi (bài thơ bốn mùa) cho rằng về mùa hè, không gì thú bằng ngắm sen xanh trên mặt ao.
Xuân du phương thảo địa,
Hạ thương lục hà trì.
Thu ẩm hoàng hoa tửu
Đông ngâm bạch tuyết thi.
Dịch:
Mùa xuân đi dạo trên bãi cỏ thơm
Mùa hè ngắm ao sen màu Xanh
Mùa thu uống rượu cúc
Mùa đông ngâm thơ tuyết trắng.
Chu Đôn Di đời Tống (960-1126) qua bài Ái liên thuyết (nói về yêu hoa sen) không những ca tụng hoa sen mà ông gọi là hoa quân tử, còn nhắc đến hoa cúc và hoa mẫu đơn.
Đào Tiềm đời Tấn (265-317) thì chỉ thích hoa cúc và gọi là hoa ẩn dật, còn hoa mẫu đơn, mà từ đời Đường trở về sau (618- 906) thiên hạ rất ưa thích, ông gọi là hoa phú quý.
Y cúc chi ái, Đào hậu tiễn hữu văn
Liên chi ái, đồng dư giả hà nhân?
Mẫu đơn chi ái, nghi hồ chúng hĩ.
Dịch:
Ôi, yêu hoa cúc, sau Đào Tiềm ít nghe nói đến
Yêu hoa sen, ai là người giống ta?
Yêu hoa mẫu đơn, thì có khối người vậy.
Người xưa cũng nhắc đến hoa lan, hoa huệ như là biểu tượng của người tốt, người lành. Sách Minh tâm bửu giám. Thiên Giao hữu (kết bạn) thơ đầu với câu:
Dữ hảo nhân gian như lan huệ chi hương
Nhất nhân chủng chi, chúng nhân giai hương.
Sĩ tử Pétrus Trương Vĩnh Ký dịch:
Ở với người lành, thì như mình thơm bông lan, bông huệ
Một người trồng, muôn người đều ngửi được mùi thơm.
• Tiếp theo. Xin nói đến hoa đào (peach) với loại anh đào, cũng gọi là anh hoa (cherry blossom).
Ngày trước, mỗi lần Tết đến, người ta thường nghĩ đến hoa đào trên đất Bắc và hoa mai ở miền Nam, mà đã nhắc đến hoa đào trong dịp Xuân về, thì không ai quên được câu đối Tết:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
nhất là bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, với đoạn mở đầu như sau:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ đỏ
Bên phố đông người qua.
Hoa đào cũng gợi cho thi sĩ Thôi Hộ đời Đường một kỷ niệm khó quên khi trở lại chốn xưa.
Khứ niên, kim nhật, thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong.
(Đề Tích sở kiến xứ. Thôi Hộ)
Dịch:
Cửa này năm ngoái vẫn hôm nay
Má phấn, hoa đào, ửng đỏ hây
Má phấn chẳng hay đâu đó tá
Hoa đào cười gió hãy còn đây.
Bài thơ này đã mang đến cho Nguyễn Du một niềm cảm hứng đặc biệt khi miêu tả cảnh Kim Trọng trở về thăm vườn Thúy:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Đối với Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, lá đào ngoài cửa động Thiên Thai còn đánh dấu cuộc tình dang dở với cảnh biệt ly não nuột giữa Lưu Thần Nguyễn Triệu và ngơi đẹp chốn non Bồng.
Lá đào rơi rắc lôi Thiên Thai
Suốí tiễn oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh, một bước trần ai
Ước cũ duyên thừa, có thế thôí.
(Tống biệt. Tản Đà)
Đào Tiềm có chép truyện Nguồn đào (Đào hoa nguyên). Đây là cửa ngõ để bước vào một thế giới lý tưởng của Lão Tử, thế giới của những con người bình thường, ăn no mặc ấm, vui vẻ với phong tục của mình, tươi cười hớn hở, không giao thiệp với người ngoài, cũng không có quan lại, triều đình gì cả:
Bài ký tả con đường vào thế giới ấy như sau:
"Tấn, Thái Nguyên trung; Vũ Lăng nhân, bộ ngư vi nghiệp. Duyên khê hành, vọng lô chi viễn cận, hốt phùng đào hoa lâm, giáp ngạn sổ bách bộ, trung vô tạp thụ, phương thảo tiên mỹ, lạc anh tân phân. Ngư nhân thậm dĩ chi, phục tiê1n hành, dục cùng kỳ lâm, lâm tận thủy nguyên, liên đắc nhất sơn, sơn hữu tiểu khẩu, phảng phất nhược hữu quang, tiện xả thuyền tùng khẩu nhập. Sơ cực hiệp, tài thông nhân, phục hành sộ thập bộ, khoát nhiên khai lãng, thổ địa bình khoáng, ốc xá nghiễm nhiên".
Dịch:
"Đờí Tấn, triều Thái Nguyên, có một người ở Vũ Lăng làm nghề đánh cá; theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần. Bỗng gặp một rừng hoa đào mọc sát bờ khe mấy trăm bước, không xen lẫn loại câv nào khác. Cỏ thơm tươi đẹp, hoa rụng rực rỡ. Người đánh cá rất ngạc nhiên lại đi tới, muốn đi hết khu rừng. Cuối cùng, có dòng suối hiện ra và thấy một ngọn núi. Núi có hang nhỏ, phảng phất như có ánh sáng, bèn bỏ thuyền theo cửa hang mà vào. Mới đầu, hang rất hẹp, chỉ vừa một người qua lọt mà thôi. Lại đi thêm vài chục buớc, thì hang mở rộng ra sáng sủa. Mặt đất bằng phẳng, nhà cửa chỉnh tề".
• Tiếp theo nữa là một số những loại hoa được nhiều thế hệ thi nhàn ca tụng.
- như TTKH với Hai sắc hoa ti gôn:
Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi người ấy có buồn không?
Có thèm nhắc đến loài hoa vỡ
Tựa trái tim em, tựa má hồng.
- như Hữu Loan với Màu tím hoa sim:
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
Áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình đêm khuya bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa.
- như Nguyên Sa với Tuổi 13
Áo nàng vàng, anh về yêu hoa cúc,
Áo nàng xanh, anh mến lá sân trường
Sợ thư tình không đủ nghĩa yêu thương
Anh thay mực cho vừa màu áo tím.
- như Thảo Chi với Hoa ô môi:
Rửa đi em, gót chân hồng
Cha không còn nữa, ai bồng đi chơi.
Hoa ô môi nở. Ai ơi
Nước ròng bỏ bãi, ô môi rụng đầy.
• Sau cùng, và cũng để kết thúc bài phiếm luận này, xin nói về hoa quỳ.
Hoa quỳ, cũng gọi là hoa hướng dương (sunflower), chữ Hán gọi là hướng nhật quỳ. Đây là loại hoa rất được cụ Phan Thanh Giản ưa thích.
Trong quyển Phan Thanh Giản (1796 - 1867), nhà xuất bản Tân Việt Sài Gòn, Nam Xuân Thọ có kể một giai thoại về cụ như sau:
"Về sau, Phan Thanh Giản làm Kinh lược sứ 3 tỉnh miền Tây Nam Việt. Một hôm, có quan tổng đốc Vĩnh Long là Trương Văn Uyển đến thăm, nhân vui miệng có hỏi:
- Sao quan không dùng hầu thiếp?
Phan Thanh Giản đáp:
Tôi không đủ ngày giờ lo việc quốc gia, có ngày giờ đâu mà lo việc hầu thiếp. Tôi chỉ thích hoa quỳ vì sắc nó đẹp tự nhiên, hương nó thơm dìu dịu, sắc hương người có sánh đươc đâu. Vả lại, tính nó rõ ràng, ngay thẳng, nó mới dám nhìn mặt trời mà không chút thẹn. Vây nên tôi yêu nó hơn đàn bà đẹp".
(San Jose - California)
- Thử Đọc Lại Mấy Bài Thơ Quốc Âm Của Cụ Phan Thanh Giản Lưu Khôn Thơ
- Mùa Xuân Nói Chuyện Hoa Lưu Khôn Phiếm luận
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
• Tuệ Sỹ: Tuổi Trẻ Vạn Hạnh (Viên Linh)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |