1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. ‘Their War,’ trả lại công bằng và danh dự cho người lính VNCH (Lê Hữu) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      20-9-2019 | VĂN HỌC

      ‘Their War,’ trả lại công bằng và danh dự cho người lính VNCH

        LÊ HỮU

      Từ trái, tác giả Julie Phạm, nhà văn Phạm Quốc Bảo, và Giáo Sư Quyên Di. (Hình: Người Việt Tây Bắc)

      Ba mươi phút hội luận giới thiệu cuốn “Their War” của tác giả Julie Phạm vừa diễn ra vào chiều Chủ Nhật, 10 Tháng Mười Một, 2019, tại Langston Hughes Performing Arts Theater, Seattle, tiểu bang Washington.


      “Their War” là cuốn sách tóm tắt bằng Anh Ngữ về đề tài chiến tranh Việt Nam mà Julie Phạm được chấm ưu hạng ra bậc cử nhân sử tại UC Berkeley năm 2001, để nhận được học bổng tiến sĩ sử tại Đại Học Cambridge, Anh Quốc, năm 2008. Tháng Bảy vừa qua, cuốn “Their War” được Amazon in và phát hành.



      Với cuốn sách này, cô Julie Phạm nói về cuộc chiến tranh ấy và giương danh cuộc chiến đấu hào hùng của người lính VNCH.


      Chương trình giới thiệu sách được minh họa bằng những ca khúc xoay quanh chủ đề cuộc chiến tranh Việt Nam đã thu hút đông đảo các đối tượng khách tham dự: Khách nói tiếng Anh gồm người bản xứ, nhiều bạn trẻ người Mỹ gốc Việt và các sắc dân Á Châu khác. Khách nói tiếng Việt gồm đồng hương người Việt và các cựu chiến binh Việt Nam.


      Nhà văn/Giáo Sư Quyên Di, từ California sang, là người điều hợp tổng quát chương trình. Nhà văn Phạm Quốc Bảo, nguyên chủ bút nhật báo Người Việt ở California, là người đặt câu hỏi xoay quanh nội dung tác phẩm. Và cô Julie Phạm, tác giả “Their War,” trả lời các câu hỏi.


      Cách đặt câu hỏi khéo léo và các câu trả lời thẳng thắn của tác giả tập sách được khán giả theo dõi với nhiều hứng thú và cũng làm sáng tỏ thêm về ý nghĩa, nội dung tác phẩm.


      Tác giả “Their War” cho biết, tác phẩm trình bày trung thực nội dung của 40 cuộc phỏng vấn, trò chuyện với các cựu chiến binh đủ mọi cấp bậc đủ mọi binh chủng của miền Nam Việt Nam, họ từng tham dự nhiều trận chiến trên khắp các chiến trường. Vì thế, không có việc xét đoán đúng sai, phải trái hoặc biện minh cách này cách khác cho cuộc chiến ấy. Tất cả họ thực sự có cơ hội lên tiếng và trực tiếp thể hiện lên tiếng nói của họ về “Cuộc Chiến Của Họ,” như tên gọi của tác phẩm.


      Trả lời câu hỏi về sự quay lưng của đồng minh lớn Hoa Kỳ dẫn đến việc kết thúc chiến tranh Việt Nam mà miền Bắc là “bên thắng cuộc,” tác giả “Their War” cho biết cô ghi nhận nguời Mỹ “loại bỏ” VNCH đến hai lần. Lần đầu, họ cam kết không bỏ rơi miền Nam nhưng rồi lần lượt rút quân về nước, cắt đứt mọi viện trợ và không một phản ứng nào khi Bắc Việt xé bỏ hiệp định chấm dứt chiến tranh năm 1973 để tiến chiếm miền Nam. Lần thứ hai, qua việc giới truyền thông Hoa Kỳ không nhắc nhở gì đến quân đội VNCH hoặc rất mờ nhạt như thể đấy là cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt chứ quân đội miền Nam thì vắng mặt.



          Đề Đốc Trần Văn Chơn
          và Sinh Viên Julie-Pham

      Với tập sách “Their War” ấy, Julie Phạm muốn trả lại sự công bằng và danh dự cho người lính VNCH, trả lại tính trung thực và sự thật cho lịch sử và cũng trả lại niềm hãnh diện, nỗi tự hào cho thế hệ trẻ người Việt một khi các cháu hiểu được, hiểu rõ và hiểu đúng về cuộc chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến đấu anh dũng của người lính miền Nam thế hệ cha ông mình.


      Julie Phạm không phải là người đầu tiên làm công việc ấy, thế nhưng cô là một trong số rất ít những người trẻ, rất trẻ đã làm công việc ấy; và hơn thế nữa, đã đi vào dòng chính qua tác phẩm bằng Anh Ngữ để thêm sức phổ biến và ảnh hưởng nhiều đối tượng người đọc.


      Julie Phạm, cô không nói nhiều về những việc mình làm; thế nhưng, có một câu nói của cô đã thực sự làm nhiều người cảm động. Cô nói rằng, “Việc làm này đã mang tôi lại gần bố tôi hơn, đã cho tôi hiểu được bố tôi hơn, và càng yêu bố hơn.”


      Giờ đây cô đã hiểu được bố mình hơn, một ông bố vốn chỉ sống lặng lẽ trên quê hương thứ hai của người Việt tị nạn. Và, cô cũng hiểu được những người bạn của bố mình hơn, là những đồng đội, những chiến hữu xưa từng chiến đấu bên nhau. Những người lính năm xưa ấy, một số đã lìa đời, một số tóc đã điểm sương hay đã bạc trắng mái đầu, vẫn đang sống lặng lẽ ở quanh đây.


      Những người cựu chiến binh ấy, và những hy sinh thầm lặng ấy sẽ không bao giờ bị quên lãng.


      Trong ý nghĩa đó, những tác phẩm, những cuốn sách mang đến cho người đọc những nhận thức đúng đắn về cuộc chiến tranh Việt Nam và về cuộc chiến đấu can trường của người lính VNCH, như tập sách “Their War” của tác giả Julie Phạm, vẫn luôn được đón nhận với lòng trân trọng.



      Lê Hữu

      Nguồn: nguoi-viet.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Một tách cà-phê cho hai người Lê HỮu Tùy bút

      - Lá gan của cô còn tốt lắm! Lê Hữu Truyện ngắn

      - Ảo giác Trịnh Công Sơn Lê Hữu Nhận định

      - Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? Lê Hữu Nhận định

      - Nhạc vàng boléro, sến hay không sến? Lê Hữu Nhận định

      - Màu tím vấn vương trong nhạc Việt Lê Hữu Tản mạn

      - Thơ Như Thương, tình yêu, những khuôn mặt Lê Hữu Nhận định

      - Ngày Của Mẹ, Ngày Của Con Lê Hữu Tạp luận

      - Bắn chậm thì chết Lê Hữu Truyện ngắn

      - “Mùa xuân đầu tiên”, hai bài nhạc Xuân cùng tên Lê Hữu Nhận định

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)