|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Hoài Khanh
Sinh tại Phan Thiết, nguyên Thư ký tạp chí "Giữ Thơm Quê Mẹ" chủ trương nhà xuất bản Ca dao, tác giả Dâng Rừng, Lục Bát, Thân Phận, Trẻ Nhỏ Đóa Hồng và Dế (Thơ). Trí Nhớ Hoang Vu Và Khói (tập Truyện).
Sau buổi đọc thơ của Hoài Khanh tổ chức tại Viện Đại học Đà Lạt, tôi đưa anh Hoài Khanh về. Đêm xuống từ lâu và thành phố ngủ sớm. Lúc chạy vòng qua vườn hoa gần bờ hồ, Hoài Khanh đề nghị hãy "ngồi lại bên cầu" nghỉ một lát đã. Chúng tôi chọn một bến gỗ vắng lạnh. Hoài Khanh hỏi tôi có ý kiến chi về buổi đọc thơ đó. Tôi nói đợi mai rồi nói và cười. Hoài Khanh có vẻ sốt ruột nhưng rồi chẳng biết làm chi hơn. Tôi nghĩ vào lúc này là cơ hội để Hoài Khanh có thể nói thật. Và tôi bắt đầu gợi chuyện.
- Gần như năm nào gần lễ giáng sinh, anh cũng lên Đà Lạt cả?
Hoài Khanh đốt thuốc, giọng hoài cảm.
- Đà Lạt có quá nhiều kỷ niệm với tôi, nhất là hồi còn Phạm Công Thiện ở đây, phải nói tôi yêu Đà Lạt như yêu "quê nhà" nên năm nào tôi cũng cố dàn xếp công việc để lên đây một vài tháng.
- Chắc anh lên để cảm hứng?
Hoài Khanh cười.
- Phải nói là nhận cảm hứng thì đúng. Tôi ưa đi một mình giữa đường vắng, gần như đếm bước lẽ loi của mình. Và Đà Lạt là nguồn cảm hứng bất tận chỉ cần nhìn đêm như đêm nay là có cảm hứng rồi cần gì phải tìm kiếm.
Tôi đưa câu hỏi lại gần.
- Anh nghĩ gì về sinh hoạt văn học nghệ thuật nơi đây?
- Theo tôi, sinh hoạt đó hiện chưa có gì đáng kể nếu nhìn chung và so với các tỉnh khác thuộc miền trung. Nhìn riêng thì hiện tại Đà Lạt đã có mặt một số tác giả đóng góp không ít vào sinh hoạt văn học nghệ thuật tại thủ đô.
- Với số người đó đâu có làm khởi sắc cho sinh hoạt nghệ thuật nơi đây sinh động? Nếu có thì trong điều kiện nào và với chiều hướng nào?
Hoài Khanh trầm ngâm một lát mới nói:
- Có thể lắm, có khởi sắc vì Đà Lạt là một thành phố du lịch nên trong số du khách lên đây thỉnh thoảng có một ít văn nghệ sĩ có thể gián tiếp thúc đẩy được sự tiến tới của sinh hoạt ấy. Điều kiện thì Đà Lạt đã quá đủ. Còn chiều hướng nào để cho sinh hoạt ấy tiến tới thì tôi thiết nghĩ những người làm nghệ thuật ở đây cần phải kết hợp thường xuyên có những buổi sinh hoạt riêng tư hay cộng đồng để tạo cơ hội cho tài năng phát triển.
- Một trong những sinh hoạt đó, hiện Đà Lạt sắp có mặt một tờ báo. Anh nghĩ gì về vai trò của nó?
- Sự có mặt của tờ báo địa phương, nếu không quá chuyên biệt thông thường, mà còn có phần văn học nghệ thuật dồi dào, theo tôi, là một yếu tố lớn cho việc phát huy văn học nghệ thuật tại đây. Ở các nước khác một vài tờ báo địa phương đôi khi giữ một vai trò không nhỏ trong việc phát huy văn nghệ toàn quốc. Quan niệm làm báo văn nghệ tỉnh là thứ yếu và phụ thuộc, là một định kiến sai lầm, ta phải từ bỏ. Một nghệ sĩ chân chính bất cứ ở đâu cũng làm việc được cả, huống nữa Đà Lạt là một thành phố thơ mộng nhất Việt Nam.
Thoáng thấy xe tuần cảnh hụ còi bên kia ven hồ, tôi bỏ lửng cuộc phóng sự lý thú và rủ Hoài Khanh về. Lúc ngồi sau yên xe, Hoài Khanh kêu là lạnh quá và anh ngâm khẽ bài "Xin Chào Đà Lạt" trong tập thơ Thân Phận.
T.H.L thực hiện
(Trang báo này viết vào khoảng năm 1970)
Lá thư của cô Phạm Kim Thịnh
(Trước khi chúng tôi làm số chủ đề về nhà thơ Hoài Khanh, chúng tôi đã liên lạc với anh ở quê nhà. Anh có kể cho chúng tôi nghe về cô Sinh viên Phạm Kim Thịnh đã gởi đến anh một số câu hỏi để anh trả lời... Nhưng, anh từ chối và cũng không đi gặp cô sinh viên ấy từ năm 1970.
Trong thư, có đoạn anh viết về cô sinh viên ấy như sau:
"Tôi đề nghị với anh là xin anh đề cập đến trường hợp bức thư của cô Phạm Kim Thịnh và việc từ chối cuộc phỏng vấn của cô, và không đi gặp mặt cô ta lần sau để khi hay tin sau biến có 1975 cả gia đình dùng ghe vượt biển đã bị cướp giết hết, khiến tôi ân hận quá..."
Và sau nhiều lần email cho nhau, cũng như gọi điện thoại thăm nhau, anh Hoài Khanh lúc nào cũng nói với tôi về cô Phạm Kim Thịnh và nỗi ân hận của anh.
TQBT chúng tôi xin đi lại lá thư của cô Phạm Kim Thịnh, và cùng với anh Hoài Khanh chúng tôi cầu nguyện cho hương linh của cô sớm siêu thoát về cõi vĩnh hằng..." - TQBT)
Đây là lá thư của cô Phạm Kim Thịnh
Saigon, ngày 18 tháng 2 năm 1970
Thưa ông,
Chúng tôi hiện là sinh viên Chứng Chỉ Văn Chương Quốc Âm tại Đại Học Văn Khoa Saigon. Trong chương trình học năm nay Giáo Sư Thanh Lãng có tổ chức hướng dẫn các sinh viên phỏng vấn để thu thập tài liệu về các nhà văn và nhà thơ Việt Nam hiện đại. Chúng tôi đã nhận trách nhiệm thu góp tài liệu về ông, một nhà thơ mà đã từ lâu chúng tôi hằng mến chuộng.
Chúng tôi mong ông vui lòng bớt chút thời giờ cho chúng tôi được biết ít nhiều chi tiết về ông - theo bản câu hỏi đính kèm. Từ trước tới nay các văn, thi sĩ Việt Nam thường quá khiêm tốn và kín đáo nên các tài liệu về cá nhân các vị thường không được công bố nhiều. Điều này là một thiệt thòi lớn lao đồng thời cũng là mối khó khăn cho những người mến chuộng và muốn nghiên cứu về văn thơ của các vị ngày nay cũng như mai hậu. Chúng tôi hi vọng ông không quá ngại ngùng hay bất bình với những câu hỏi nhiều khi có vẻ quá tò mò, tọc mạch.
(hàng này, chữ copy quá mờ và một chữ, không đọc được từ bản đánh máy)
Ông vui lòng cho một bức hình chân dung.
Chúng tôi ước ao sớm nhận được phúc đáp của ông và mong được gặp mặt ông trong một ngày nào gần đây.
Xin ông nhận nơi đây lời cám ơn chân thành của chúng tôi.
Nay kính
Phạm Kim Thịnh
194 Lê Thánh Tôn
Saigon
Bản phỏng vấn Thi sĩ Hoài Khanh
1. Dòng họ nhà thơ:
Xin ông cho biết quê quán, chức nghiệp và nếu có văn nghiệp của cha và mẹ của tác giả. Có anh chị em nào hoạt động văn nghệ?
2. Lý lịch nhà thơ:
Tên Thật:
Ngày sinh:
Nơi sinh:
3. Thời kỳ vỡ lòng và tiểu học:
Xin cho biết nếu có những kỷ niệm gì đặc biệt trong thời kỳ này? Theo học trường ở tỉnh hay ở quê? Chương trình có ảnh hưởng hán học hay tây học?
4. Thời kỳ huấn luyện trung học:
Mấy tuổi vào trung học? Trường ở tỉnh hay ở quê?
Chương trình học có ảnh hưởng hán học hay tây học?
Hoạt động thi cử ra sao?
Có ảnh hưởng giáo sư nào không? Các loại sách, văn thi phẩm thường đọc? Các thú tiêu khiển khác?
Có hoạt động trong thời kỳ này (chính trị, văn chương nghệ thuật, tôn giáo, xã hội, ...)
Cuộc sống tình cảm có gì ghi nhớ (bạn bè, gia đình...)
5. Thời kỳ huấn luyện đại học:
Xin cho biết các chi tiết như trong phần thứ 4 trên.
6. Cuộc sống gia đình:
Mấy tuổi lập gia đình? Hoạt động của vị hôn phối? Có mấy người con, hoạt động của các con?
7. Đời hoạt động văn nghệ: Mấy tuổi bước vào đời hoạt động văn nghệ? Bắt đầu bằng hoạt động gì (làm báo, viết báo, làm thơ, viết truyện...)?
Có những kỷ niệm gì về tác phẩm đầu tiên?
Thường sáng tác trong những trường hợp nào? Viết ban đêm hay ban ngày? Có hay sửa chửa nhiều?
Các tác phẩm đã xuất bản? đã đăng báo?
Dư luận của giới phê bình có làm tác giả hài lòng?
Quan điểm nghệ thuật của tác giả? Những trù tính về văn chương, văn hoá của tác giả? tác giả nghĩ gì về tình hình văn nghệ hiện nay?
8. Đời sống xã hội của tác giả:
Hoạt động nghề nghiệp hiện tại và trong quá khứ?
Thú tiêu khiển và đam mê của tác giả?
9. Các điểm khác tác giả muốn cho biết.
- Văn Nghệ Đất Sống, Mỗi Tuần Một Khuôn Mặt: Hoài Khanh T.H.L Phỏng vấn
• Thân Phận Thi Phẩm Của Hoài Khanh (Trần Phong Giao)
• Đi Vào Cõi Thơ Hoài Khanh (Bùi Giáng)
• Gió Bấc Trẻ Nhỏ Đóa Hồng và Dế, khúc hát nao lòng (Nguyễn Lệ Uyên)
• Hoài Khanh, "Một Đời Nghe Gió Thổi Hoài" (Hải Phương)
• Hoài Khanh và Thân Phận (Phạm Ngọc Lư)
• Văn Nghệ Đất Sống, Mỗi Tuần Một Khuôn Mặt: Hoài Khanh (T.H.L)
Nỗi Cô Đơn của Hoài Khanh (Phạm Công Thiện)
Đọc Thân Phận của Hoài Khanh (Đặng Tiến)
Thơ Lực Bát Hoài Khanh (Tuệ Sỹ)
Người thi sĩ đi tìm lại nguồn cội của một dòng sông
(Thích Phước An)
Gặp lại Hoài Khanh (Đỗ Hồng Ngọc)
Hoài Khanh, từ “Thân Phận” đến “Lục Bát”
(Nguyễn Mạnh Trinh)
Tiểu sử và tác phẩm (sachxua.net)
Chủ Đề Đặc Biệt: Viết Về Hoài Khanh (TQBT tập 24)
• Vài Dòng Về Từ Thế Mộng (Hoài Khanh)
Thơ Hoài Khanh (blog tranhoaithu)
30 bài thơ (luanhoan.net)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |