|
Nhượng Tống(..1905 - 8.11.1949) | Tương Phố(..1896 - 8.11.1973) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Nhà văn Hồ Hữu Tường
Được dịp nói chuyện với Hồ Hữu Tường nhiều lần, vậy mà tôi vẫn thấy con người ông bí ẩn, có nhiều mặt, có nhiều điều mình không thể nào theo kịp được, hiểu được ...
Khoảng năm 1952, các nhà sách Sống Chung, Nam Cường, Nam Việt, Tân Việt Nam đưa ra bán hết số sách còn chứa trong kho của mình. Đó là những sách in ở Saigon những năm 1948 - 1949 - 1950 mà tôi gọi chung là "những tác phẩm của nền văn chương Nam Bộ Kháng Pháp giai đoạn 1945 - 1950 ". Các sách này traước đó tôi có nhưng không đủ, nhờ sự tháo khoán sách tồn kho này tôi đã sưu tập đầy đủ tất cả những tác phẩm thời này.
Tôi quen với THU HƯƠNG, CHỊ TẬP của bộ GÁI NƯỚC NAM LÀM GÌ? và bộ NGÀN NĂM MỘT THUỞ (tức Phi Lạc Sang Tàu) từ đó.
Hai bộ này do nhà Sống Chung của nhà văn Sơn Khanh Nguyễn Văn Lộc(*) xuất bản 1949 . Rồi Hồ Hữu Tường dính dáng với Bình Xuyên 1954 - tôi vẫn tiếc vụ này nhưng chưa dịp hỏi tường tận thì không kịp nữa. Rồi ông bị tuyên xử tử hình 1957, nhưng bị giam và được thả ra sau vụ 1963, đảo chánh ông Diệm.
Tôi được hân hạnh giao tiếp với ông sau đó không lâu. Câu ông thường nói với tôi "... tôi không làm văn chương, tôi làm siêu văn chương, tôi không làm chính trị, tôi làm siêu chính trị". Nghĩa là kiểu văn chương, chính trị thông thường không phải là mục tiêu của ông. Mục tiêu ông vượt cao hơn, một thứ văn chương không ai làm được: một thứ ẩn dụ chính trị. Còn chính trị, không phải mục tiêu kiếm chức, quyền mà là tùy thời cơ xoay lại cơ đồ, đỡ chống lúc khuynh nguy...
Tôi công nhận hai ý này cao và lần nói chuyện sau cùng giữa tháng 5/1995 có mặt G.S Nguyễn Văn Trung tôi vẫn nghe ông nhắc lại ý hướng đó với một niềm tha thiết của hoài bão, cũng như một chút ngậm ngùi tiếc rằng có thể mình sẽ không làm được nữa .
Tiếc rằng chưa mấy ai viết một tác phẩm thật quan trọng về Hồ Hữu Tường một công trình nghiên của công phu - gần đây có một vài bài, Đỗ Thái Nhiên nói về cái chết, một tác giả khác, trong Thế Kỷ 21, nói về quyển TƯƠNG LAI VĂN HÓA VIỆT NAM; rất đáng mừng nhưng cũng còn cần thật nhiều, nhiều nữa...
Từ khoảng 1945 đến 1950 sách của Hồ Hữu Tường gây sôi nổi nhất, in đi in lại nhiều lần, từ Bắc vô Nam, từ Nam ra Bắc, từ Saigon sang Paris, gây thành những cuộc bút chiến thú vị (với nhóm Chân Trời Mới về Hồ Hữu Tường bỏ hay vượt Marx, về vấn đề văn hóa nhân bản, về vấn đề Tân Xuân Thu, về vấn đề hoài nghi trong quyển Thu Hương, về cái nghiệp của con thằn lằn...)
Đại khái ta có thể kể tác phẩm của Hồ Hữu Tường: TƯƠNG LAI KINH TẾ VIỆT NAM (Hàn Thuyên) KINH TẾ HỌC NHẬP MÔN (Tân Việt) XÃ HỘI HỌC NHẬP MÔN (Minh Đức) MUỐN HIỂU CHÍNH TRỊ (Minh Đức) VẤN ĐỀ DÂN TỘC (Minh Đức) TƯƠNG LAI VĂN HÓA VIỆT NAM (Minh Đức) NỖI LÒNG CỦA THẰNG HIỆP (Lê Lợi) THU HƯƠNG (Sống Chung) CHỊ TẬP (Sống Chung) NGÀN NĂM MỘT THUỞ (PHI LẠC SANG TÀU) (Sống Chung) LỊCH SỬ VĂN CHUƠNG VIỆT NAM quyển I (Lê Lợi)
Về văn chương của Hồ Hữu Tường chúng tôi để ý đến hai tác phẩm tiêu biểu: Chị Tập và Thu Hương.
Với hai quyển này họ Hồ đã trình bày được vai trò của người Phụ Nữ Việt Nam trong giai đoạn đầu của cách mạng. Họ là những người ý thức và hoạt động hữu hiệu. Chị Tập tượng trưng cho phụ nữ bình dân lao động (nói theo nhóm Chân Trời Mới, đó là người của quần chúng) và Thu Hương đại diện cho phụ nữ trí thức thành thị. Họ có điểm chung là theo kịp phong trào, đã hoạt động mạnh mẽ và để rồi cuối cùng đều tự loại ra ngoài vì giai đoạn của họ đã xong.
Người đàn bà xuất hiện trong tác phẩm văn nghệ không phải là điểm mới, trong thơ văn chúng ta không thiếu những nàng tiên kiều diễm với tình cảm phong phú. Người phụ nữ ý thức cũng có nữa, một Ngôn của Sơn Khanh, một Phượng của Thẩm Thệ Hà, nhưng những cô gái này cuối cùng đều bị thất bại, thất bại vì chính thời thế (hay tác giả) bắt họ phải chịu cảnh thua thiệt. Còn Thu Hương hay Chị Tập ở đây bóng dáng tha thướt bị che lấp; tình cảm nhỏ nhặt, đặc biệt của đàn bà không còn, họ sống bằng lý trí sáng suốt, lành mạnh và cuối cùng họ không bị thất bại, mà bằng lòng rút lui vì cảm thấy giai đoạn mình đã bị vượt qua, không còn có thể đảm nhiệm vai trò lịch sử nữa, ở lại là thất bại là cản bước tiến của quốc gia.
Đại khái hai quyển này bố cục vững chắc, văn sắc, gọn, ý tưởng được trình bày minh bạch lý luận khá chặt chẽ.
Ngoài ra mỗi tác phẩm nhằm đặt ra một số vấn đề liên hệ trực tiếp với thời cuộc biến chuyển dồn dập lúc đó.
Tác giả không có mục đích làm văn nghệ để khêu gợi cảm quan người đọc (l) nên chúng tôi chú ý đến các vấn đề chánh hơn là cốt truyện và những tình tiết của nó.
Thu Hương là một sinh viên trường thuốc Hà Nội, đảng viên của một đảng cách mạng bí mật.
Khác với những người trang lứa, cùng giai cấp nàng đã thức tỉnh, giác ngộ, mặc dù rằng nàng bị ràng buộc bởi bao nhiêu liên hệ chằng chịt. Nhưng với hành động có ý thức của nàng, những nghi ngờ ngộ nhận của người khác giai cấp đều biến mất. Ta hãy nghe Tập người thuộc giai cấp đối lập với nàng nói: "Hồi nào đến bây giờ, tôi cứ tưởng rằng người dám hy sinh và có can đảm chỉ có bọn lao khổ chúng tôi. Không dè, cô là người trưởng giả mà ..." (trang 12).
Thật vậy , Thu Hương là một cô gái tuy rất đẹp nhưng liều lĩnh (hợp tác với đoàn khất thực để gây ảnh hưởng trong quần chúng (chương IV), gan dạ (dám ám sát giữa thành phố, ban ngày cướp sân khấu để tuyên truyền cho cách mạng giữa lúc đồng bọn của nàng quá ít oi (chương IV), và không chịu ép mình trong khuôn sáo cũ kỹ, lỗi thời (dùng lý, dùng cảnh để cảm hóa, thuyết phục mẹ (chương II).
Tuy nhiên không phải nàng liều lĩnh, gan dạ mù quáng để đến nỗi không tính toán gì hết mà trái lại rất thận trọng trong hành động, mỗi khi hoạt động đều vạch ra một kế hoạch chu đáo (kế hoạch ám sát nữ gián điệp (chương I), kế hoạch cướp sân khấu (chương IV).
Cuộc đời của Thu Hương dễ dàng, ít xáo trộn bao nhiêu thì cuộc đời Chị Tập phi thường và thay đổi bấy nhiêu.
Tập bị đem bán, vì nhà nghèo cực lại gặp năm đói kém. Năm mười sáu tuổi, lớn lớn một chút xém bị chủ nhà hiếp dâm. Bị vu oan, Tập bị tù.
Nhà tù là nhà trường của Tập, Tập "làm quen" với trùm móc túi, với mẹ mìn, với tụi buôn lậu, với đảng viên cách mạng.
Ra tù. Tập học buôn bán, học tổ chức tuyên truyền, xách động bãi thị chống đối, theo phường xiếc, học nghề cưỡi ngựa quăng dây, giao thiệp rộng với bọn nhà văn, nhà báo, tổ chức buôn á phiện lậu, khí giới lậu, làm luôn nghề thổ phỉ, rồi lập chiến khu, cướp khí giới Nhật, xây dựng lực lượng thành một vùng độc lập to lớn.
Không phải thời thế đưa chị Tập lên, chị là người có thực tài học mau biết, mau thành tài, có trí xét đoán, có tổ chức, có khả năng điều khiển, biết hoạch định chương trình và liều lĩnh, nếu cần để thực hiện chương trình đó (2).
Hồ Hữu Tường là cây bút phong phú, ông đặt ra rất nhiều vấn đề cho người đọc, đại khái ta có thể kể sơ lược:
1. ĐÁNH THỨC LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI
Ông trình bày những thảm trạng do tình trạng bị thống trị đem lại để kêu gọi mọi người thức tỉnh.
Điển hình là nạn đói năm 1945 ở Bắc. Hàng triệu người là nạn nhân. Ai gây ra những thảm cảnh đó? Chắc chắn không phải là do sự lười biếng hay ngu dốt của dân tộc nạn nhân. Tác giả trút hết tội trạng cho bọn phát xít Nhật. Tranh đấu là chống Nhật. Tác giả trình bày những thảm trạng cho chúng ta nhận diện rõ rệt bộ mặt của kẻ thù chính của dân tộc. Đoạn văn tả nạn đói, ngắn nhưng cực kỳ cảm động, bi đát. Đọc xong, chúng ta thấy cần phải có một phản ứng, một thái độ, chớ không thể dửng dưng. Chúng ta phải làm một cái gì? Độc giả đặt được câu hỏi như vậy tức là tác giả đã thành công trong việc thức tỉnh mọi người:
"Bây giờ phố nào cũng đầy dẫy người đi xin ăn. Người? Không phải. Đó là những bộ xương có một lớp da vừa mốc, vừa nhăn, bọc lấy, không thể phân biệt đàn ông hay đàn bà. Họ không có quần áo để che thân, chỉ có hoặc một manh vải rách, hoặc một miếng bố vụn, hoặc một miếng lá to, để che một chút.
Kẻ còn sức sống, thì gượng gạo bước run run, bu quanh người làm phước. Kẻ yếu hơn thì lết, giương cặp mắt tròn xoe mà không sáng, với giọng khàn khàn, kêu gọi lòng nhân từ của người đi đường. Xa xa, có một cái xác không lết nổi, không ngồi nổi, không kêu nổi, cũng không mở mắt nổi, chỉ có thể lắc lắc bàn tay, để tỏ rằng mình còn chút hơi sống trong mình... và ai đã sẵn lòng cứu thì may ra, hãy còn mong cứu được.
Thỉnh thoảng có xe lượm xác chết đẩy qua. Ké đẩy xe cũng là những bộ xương, như mấy bộ xương nằm trên xe. Nhưng còn một chút sinh lực, nên người ta cho ăn khá hơn, để làm cái công việc khó mướn người làm được.
Đã trưa rồi, mà nhiều phố chưa được xe lượm xác đi ngang qua đây. Thây vẫn còn nằm nơi vỉa hè. Một vài bà mẹ đã trút linh hồn hồi nào, mà đứa con đói hãy còn mút chùn chụt cái vú teo nhách và lạnh ngắt." (Thu Hương trang 17-18)
Bởi vậy, ngồi yên rồi mai mốt cũng tới lượt mình, thà vùng dậy còn hơn.
Người Nhật tàn ác không nề hà gì mà chẳng giết chóc: "Trong trí nàng hiện ra hình ảnh của mấy chục chiến sĩ bị bắt, cột thúc ké vào những cây nọc, đàng kia có một tốp lính nạp súng nhắm bắn" (Chị Tập, trang 31). Ngoài ra còn khủng bố, đàn áp. Những chiến sĩ lọt vào tay họ thì thế nào cũng bị bắn hay bị khổ sai chung thân (Chị Tập, trang 30).
2. GÂY DỰNG LỰC LƯỢNG
Trong Thu Hương và Chị Tập, Hồ Hữu Tường đều cho rằng có thể vận dụng mọi phương tiện, miễn đạt được kết quả thì thôi, "dùng phương tiện nào cũng được hết, miễn là đoạt được mục đích mà thôi" (Chị Tập, trang 28). Muốn lực lượng lớn mạnh phải liều lĩnh. Nhiều lúc, Thu Hương vượt ra khỏi khuôn khổ và bị các bạn đồng hành xử khiếm diện. Nhưng nhờ liều lĩnh, nhiều sáng kiến tân kỳ, Thu Hương đã thành công rực rỡ và đã đem về cho đoàn thể nhiều ảnh hưởng trong quần chúng. (Thu Hương, trang 32 (3)
Đoàn thể của Chị Tập càng ngày càng đông, phải trang bị súng ống cho họ, vì đó là chuyện cần thiết để thúc đẩy lòng hăng say của mọi người. Cho nên Chị Tập khổ công lập kế và đích thân điều khiển công việc cướp khí giới của bọn Nhật, cướp được rồi thì chỉ riêng về mặt khí giới các chiến sĩ rất hài lòng mà thấy mình đã được làm chủ mấy liên thanh và một cây cao xạ nữa (Chị Tập, trang 60).
Súng ống không đủ, phải tìm thêm người đồng tâm đồng chí với mình, và Tập đánh liều về Hà Nội, giả làm một chị buôn bán ở chợ Đồng Xuân để tuyên truyền và tổ chức một mớ đông chí mới (trang 90).
Có lực lượng rồi những vấn đề khác cũng đặt ra. Phân công là việc cần (Chị Tập trang 88) nhưng cần phải biết đường lối chung để hòa nhịp với việc làm của đoàn thể (trang 88) do đó ta thấy công việc tổ chức Tập giao cho những người trắng trẻo ở thành xuống, còn nàng, nàng cho lo việc của một nữ tướng...
[Tác giả Nguyễn Văn Sâm còn phân tích một vài vấn đề khác nữa như:
3. TỔ CHỨC ĐÁNH DU KÍCH LÀM TIÊU HAO LỰC LƯỢNG ĐỊCH.
4. CẢI CÁCH NHỮNG GÌ ĐÁNG SỬA ĐỔI.
5. KẾT HỢP CÁC ĐẢNG PHÁI QUỐC GIA ĐỂ THỐNG NHẤT HÀNH ĐỘNG.
6. KHUYẾT ĐIỂM CĂN BẢN CỦA TRÍ THỨC THÀNH THỊ (xem từ trang 382 đến 393 trong VĂN CHƯƠNG TRANH ĐẤU MIỀN NAM)]
Hồ Hữu Tường là một tấm kiếng đắt tiền, người phụ nữ soi vào thấy mình lộng lẫy hơn, khám phá những nét đặc biệt từ lâu tưởng rằng mình không có. Ta có thể nghĩ tác giả đã giản lược sự có mặt của thanh niên tới mức tối đa, để nhường tác phẩm cho phụ nữ giữ vai trò chủ động.
Nếu nhân vật đàn ông có mặt, thì rất tầm thường, không có khả năng đặc biệt nào cả. Đặt Chương bên cạnh chị Tập, để cho thấy chị Tập đẹp hơn, cao quí hơn nhiều. Tác giả dùng tác phẩm để khích động tâm lý phụ nữ. Hơn nữa, người phụ nữ cổ điển, nhất là người đàn bà quê mùa, bị bỏ rơi, không ai ngó ngàng gì tới. Tác giả chứng minh rằng họ vốn có thật tài, có tấm lòng, có tinh thần, có thể biểu dương được truyền thống Trưng Triệu vàng son. Và họ cần thiết phải có mặt trong những cuộc vận động lịch sử, những lúc làm cho lịch sử chuyển mình.
Nhằm mục đích trên, nên Hồ Hữu Tường trình bày Chương (nhân vật đàn ông duy nhất trong Chị Tập) là một thanh niên hết sức tầm thường (4). Chị Tập, có thể có được trong giai đoạn đó, nhưng là một con người quá phi thường. Mặc dầu tác giả đã khéo léo tạo hoàn cảnh để giải thích rằng những khả năng thật sự của chị Tập, những lối suy tư của chị, không phải là ảo tưởng.
Hồ Hữu Tường đã thổi phồng Chị Tập. Chị Tập là cô gái quê hiền lành, vì hoàn cảnh, thời cuộc đưa đẩy trở thành một người ngang tàng, lắm bản lĩnh. Đồng ý Chị Tập thuộc thành phần giác ngộ, nhưng Chị Tập là mẫu người đặc biệt, không thể tiêu biểu cho chị em quê mùa.
Ngoài ra, vì ông viết với chủ đích đề cao phụ nữ trong vai trò giai đoạn, đề cao thì ông đề cao, nhưng thâm tâm vẫn thấy có gì bất ổn nên nhiều khi ông mâu thuẫn.
Ta hãy nghe một nhân vật của ông lý luận: "Hễ gặp thối trào cách mạng, gái chỉ là những cái gì làm cho vướng víu, làm cho sa ngã. Thì cũng không trách chi văn nhân của thời phản cách mạng đã nhìn họ với cặp mắt trách móc, và đem rắn độc mà tượng trưng cho họ. Nhưng đến lúc phong trào lên, chính bạn gái là một thứ men làm sôi nổi mãnh liệt những tình cảm của mình mà giục mình vào đường phận sự." (THU HƯƠNG, trang 59-60).
Nói như Khuê trên đây, thì nữ giới chỉ đứng bên lề, hoặc dõi mắt trông theo, hoặc reo hò cổ võ, chứ không trục tiếp tham gia vào cách mạng. Như vậy làm sao giải thích được hành động của một chị Tập, một chị Phan, một cô Thu Hương, một cô Châu. Nói như vậy là phủ nhận công lao của họ mà Hồ Hữu Tường đã coi như dầy công trong buổi đầu. Cũng không thể bảo đó là ý kiến cá nhân của Khuê. Vì Khuê chỉ là một nhân vật trong Thu Hương do chính Hồ Hữu Tường sáng tạo với một giọng văn có vẻ chấp nhận lý luận của anh ta - một Khuê phần nào là Hồ Hữu Tường.
Gái Nước Nam Làm Gì? Làm rắn độc? Làm men? Chính vì vậy tôi nói rằng mình chưa hiểu cặn kẽ Hồ Hữu Tường.
Hồ Hữu Tường mất đã hơn mười năm rồi, thời gian tạm đủ để ta xét về công nghiệp một nhà văn. Ông, về mặt tư tưởng trong tác phẩm, rất đa dạng. Có những vấn đề ông đặt ra lúc nào khơi lại vẫn còn nóng hổi, vẫn còn là ngòi cho những cuộc tranh luận sôi nổi (l. văn học sử Việt Nam phải loại bỏ tác phẩm chữ Hán ra ngoài, 2. tiếng Việt Nam không có tự loại, 3. tiếng Việt Nam không là tiếng đơn âm, tuy rằng nó không thuộc loại đa âm theo lối các tiếng ở Âu Châu. 4. Văn hóa là gì? 5. Tương lai văn hóa Việt Nam như thế nào? 6. Cái nghiệp của nhà văn, làm sao trả, tại sao phải trả? và biết bao nhiêu ý nữa trong bộ NGÀN NĂM MỘT THUỞ ...)
Ông xứng đáng để có được một sự khảo sát nghiêm túc công phu về mọi mặt. Tiếc thay chúng ta ít ai có đầy đủ tài liệu và thì giờ. Sửa lại một bài viết cách nay ba mươi năm cho tập "Chiêu Niệm Văn Chương" chúng tôi muốn thắp một nén hương cho người quá cố, nhưng trong thâm tâm vẫn thấy rằng chưa đủ.
GHI CHÚ:
(*) Sơn Khanh Nguyễn Văn Lộc, sau là thủ tướng, sanh năm 1922 tại Vĩnh Long, vượt biên được tàu Pháp vớt đêm 11.5.1983, định cư tại Mỹ rồi Pháp, mất tại Pháp năm 1991.
(1) Trong Trương Lai Văn Hóa Việt Nam, ông đã viết "Nếu tôi là văn sĩ, tôi sẽ hổ thẹn vì phải dài dòng kể lể cái hình ảnh tượng trưng ở trên. Nhưng tôi không phải là văn sĩ" (trang 5, nhà xuất bản Đồ Chiểu Saigon, 1949, in lần II).
(2) Lúc xuất bản ở nhà Sống Chung, cũng như ở nhà Đông Phong, tác giả đặt tựa chung cho hai quyển Thu Hương và Chị Tập là "Gái Nước Nam Làm Gì?" Khoảng 1966 thấy ông nói bộ này sẽ gồm 4 quyển nhưng không thấy quyển Chị Tập có lẽ ông muốn đổi tựa khác?
Ở đây Hồ Hữu Tường chấp nhận cứu cánh biện minh cho phương tiện (Chị Tập làm thổ phỉ lấy tiền nuôi quân, buôn á phiện lậu để kinh tài...) Chúng tôi chỉ ghi lại tư tưởng giai đoạn của tác giả mà không thảo luận.
(4) Chương là một thứ đàn ông rú rườn, ít hoạt động lại rất mau đói: "Hơi núi lạnh làm cho Chương càng thấy đói" (trang 7).
Chương không làm gì hết, ngay cả việc chạy kiếm đồ ăn, chỉ ở ru rú trong nhà nấu cơm và rất dễ bảo:
"Anh Chương ơi! Hỏa đầu quân ơi! Chương vội vã chạy ra lôi vào một con nai to tướng" (trang 8)
Theo chị Tập vào chiến khu đã lâu, Chương vẫn chưa lập được một chiến công nào hết, chưa làm chuyện nào coi được hết, ngay cả chuyện bóp cò, bắn súng. Chương là một thứ đàn bà ở trong đám đàn bà đàn ông. Chương bị chê bai đủ điều:
- Thực là Lý Toét trăm phần trăm (Chị Tập, trang 9).
- Chúng ta đi mai phục, chận tốp lính Nhật này đánh cho tan đi mà giựt thêm một mớ súng. Anh chưa biết bắn, chịu khó "rú rườn" vậy (trang 145)
"Lần thứ nhất, Chương được ôm súng mà "hay công tác". Tuy rằng khi về nhà, chàng cũng nhiều lần mân mê nó cho quen, song chàng chưa được lãy cò lần nào... Nay chàng mới được làm chủ một cây súng mình đeo rất nhiều bì" (trang 47).
Ngay cả thành tích rực rỡ nhứt của "đoàn thể" Chương cũng chỉ có bứt dây cho nhiều, nối dây cho chặt chiến sĩ hữu công nhứt trong cuộc chủ mưu chận cướp ghe vũ khí của địch cũng là một đứa bé gái (cùng phái với Chị Tập) độ mười bốn tuổi.
- Bút ký về hai vị thầy của tôi Gs Nghiêm Toản và Lm Thanh Lãng Nguyễn Văn Sâm Bút ký
- Nguyễn Vy Khanh: Đã Từng Có Một Nền Văn Học Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- Bài nói chuyện nhân buổi RA MẮT SÁCH 45 năm sống ở Mỹ: Được Gì, Mất Gì? của GS Lê Thanh Hoàng Dân Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu
- Thầy Nguyễn Khắc Kham - Võ Trường Toản Miền Nam Nguyễn Văn Sâm Tạp luận
- Nguyễn Mạnh An Dân: Tiếng thét trước tệ nạn Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- U Tình Lục, tác phẩm của Hồ Biểu Chánh thí nghiệm về đất trời Phương Nam Nguyễn Văn Sâm Giới thiệu
- Buổi nói chuyện về ngữ học cơ cấu của một học giả tuổi gần trăm Nguyễn Văn Sâm Nhận định
- Một chút Văn Khoa Sàigòn năm 60 Nguyễn Văn Sâm Tản mạn
- Lê Hữu Mục: Tâm moa là mây Nguyễn Văn Sâm Tản mạn
- Trương Vĩnh Ký, người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ Nguyễn Văn Sâm Điểm sách
• Mười cái chết oan khiên của Văn Nghệ sĩ miền Nam (Phạm-Văn Duyệt)
• Hồ Hữu Tường (1910 - 1980) (Thụy Khuê)
• Về Một Kiệt Tác Của Hồ Hữu Tường (Thiện Hỷ)
• Nhà Văn Hồ Hữu Tường (Nguyễn Văn Sâm)
• Hồ Hữu Tường Trò Chuyện Với Nguyễn Ngu Í (Nguiễn Ngu Í)
Hồ Hữu Tường và cái nghiệp làm báo
(Trần Ngươn Phiêu)
Hồ Hữu Tường - Những ngày cuối đời
(Phan Chính, Talawas)
Ngô Văn nhớ về Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê ghi)
Tiểu Sử (Wikipedia)
• Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)
• Tương Lai Văn Hóa Việt Nam (Hồ Hữu Tường)
Kể chuyện (talawas)
Nợ Tinh Thần (Scribd)
Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình (VietMessenger)
• Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)
• Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)
• Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |