|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Trong hai mươi năm, từ 1954 đến 1975, văn học Miền Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn không những trong lãnh vực sáng tác mà còn trong các lãnh vực dịch thuật, phê bình, lý luận và nghiên cứu. Tiếc, sau khi chiến tranh kết thúc, những người cầm bút nếu không bị bắt bớ thì cũng bị cấm hoạt động, sách báo nếu không bị thiêu hủy thì cũng bị cấm lưu hành, các thành tựu nếu không bị xuyên tạc và bôi nhọ thì cũng bị vùi vào quên lãng. Một số cây bút ở hải ngoại đã tìm cách để phục hồi nền văn học ấy nhưng tất cả đều là những nỗ lực cá nhân. Một cuộc hội thảo về nền văn học ấy, do đó, là một điều vô cùng cần thiết.
Không những cần thiết, nó còn khẩn thiết. Hiện nay, tất cả những cây bút tài hoa và có nhiều đóng góp nhất vào nền văn học Miền Nam trong giai đoạn 1954-75, nếu còn sống, đều đã luống tuổi. Thời điểm này hầu như là cơ hội cuối cùng để nhiều người trong họ có thể lên tiếng về nền văn học do chính họ góp phần xây dựng.
Nhận thức sự cần thiết và khẩn thiết ấy, hai nhật báo Người Việt và Việt Báo cùng với hai tờ báo mạng về văn học Tiền Vệ và Da Màu sẽ cùng nhau tổ chức một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-1975 tại Litle Saigon, California, Hoa Kỳ trong hai ngày 6 và 7 tháng 12, 2014.
Cuộc hội thảo sẽ nhắm vào các mục tiêu chính:
1.Cố gắng nhận diện một số đặc điểm nổi bật nhất trong văn học Miền Nam.
2. Đánh giá lại những thành tựu chính của văn học Miền Nam trong toàn cảnh văn học Việt Nam nói chung.
3. Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các chính sách đối với văn học Miền Nam của chính quyền Việt Nam sau năm 1975.
4. Tìm hiểu, phân tích và đánh giá các nỗ lực duy trì và phục hồi văn học Miền Nam của các tác giả hải ngoại.
5. Tưởng niệm một số cây bút tài năng đã qua đời (có người qua đời trong lao tù hoặc ngay sau khi ra khỏi trại tù).
Nhắm đến các mục tiêu trên, đề tài hội thảo sẽ bao gồm một số khía cạnh chính:
1. Sinh hoạt văn học Miền Nam (điều kiện sáng tác, quan hệ giữa văn học và chính trị, giữa Việt Nam và thế giới, v.v…)
2. Phân tích một số thành tựu, đặc điểm và hiện tượng nổi bật nhất (kể cả hiện tượng các cây bút nữ hoặc các cây bút miền Nam cũng như các cây bút trong quân đội; các tạp chí văn học & các giải thưởng) của văn học Miền Nam.
3. Nhìn lại văn học Miền Nam trong toàn cảnh văn học Việt Nam hiện đại
4. Tìm hiểu các chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam sau 1975 đối với văn học Miền Nam (tác giả & tác phẩm)
5. Tìm hiểu các nỗ lực cứu vãn và phục hồi các tác phẩm văn học Miền Nam ở hải ngoại sau 1975.
Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với: Nguyễn Hưng Quốc (tuan.nguyen@vu.edu.au), Đinh Quang Anh Thái (dinh.thai@nguoi-viet.com), Hoàng Ngọc-Tuấn (hoangngoctuan@optusnet.com.au), và Đặng Thơ Thơ (dangthotho@aol.com).
• Vị Trí Của Sáng Tạo Trong Sự Phát Triển Văn Học Miền Nam Sau 1954 (Trương Vũ)
• Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954-1975 (Trịnh Thanh Thuỷ)
• Vài Khía Cạnh Đặc Thù Của 20 Năm Văn Học Miền Nam (Du Tử Lê)
• 40 Năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi (Trangđài Glassey)
• Văn Học Miền Nam 54-75 'chỉ 20 năm, nhưng vô cùng quan trọng' (Kalynh Ngô)
• Số phận của văn học miền Nam sau 1975 (Nguyễn Hưng Quốc)
• Đặng Thơ Thơ Nói Về 20 Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) (Đặng Thơ Thơ)
• Ðặt lại giá trị văn học miền Nam trong lịch sử văn học Việt Nam (Phạm Phú Minh)
• Văn chương miền Nam thời chiến qua mắt nhìn của những bạn trẻ (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Văn Học Miền Nam Tự-Do 1954-1975 (Nguyễn Vy Khanh)
Tính “văn học” trong văn học Miền Nam (Trần Doãn Nho)
Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam (Phần tiếp theo vào ngày 7/12/14) (Đặng Phú Phong)
Hội Thảo 20 Năm Văn Học Miền Nam
(Đặng Phú Phong)
Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954 – 1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa (Bùi Vĩnh Phúc)
Trang Chuyên Ðề: Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam 1954-1975 (diendantheky.net)
Ai bất hạnh hơn ai? (Nguyễn Hưng Quốc)
Về nhận định của nhà phê bình Vương Trí Nhàn (Bùi Vĩnh Phúc)
Nhân một cuộc hội thảo về văn học miền Nam 1954-75 (Vương Trí Nhàn)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
• Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Trò chuyện với dịch giả Nguyễn Phố (Trần Hữu Thục)
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Ôn ra đi để lại nụ cười (Trần Trung Đạo)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |