|
Dê Húc Càn(1.10.1934 - 21.11.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Bà Cao Ngọc Anh là con Cao Xuân Dục (1), sớm gá nghĩa cùng án sát Nguyễn Duy Nhiếp, con Nguyễn Trọng Hiệp (2). Cha ruột và cha chồng đều là đại thần nức tiếng về văn học và phẩm cách.
Nguyễn Duy Nhiếp thất lộc sớm, bà ở góa trong cái tuổi nửa chừng xuân, mà nhan sắc lại tuyệt với. Vì vậy, nhiều bậc thi nhân trong giới quan trường không khỏi có ý muốn lân la, lấy thơ văn làm mối lái. Bà tuyệt nhiên không trả lời ai cả.
Một hôm, nhân nhà có giỗ, bà cho triệu tất cả các vị ấy lại uống rượu. Rồi bà mời lên cầu Hàm Rồng chơi.
Ðến nơi, bà nói:
- Ðứng trước danh sơn thắng cảnh này, dám xin các vị thi nhân mỗi vị cho một bài, làm kỷ niệm.
Một ông đáp:
- Vâng, chúng tôi đâu dám chối từ, vậy xin bà cho bài xướng trước, chúng tôi mỗi người xin họa lại sau.
Bà nghe vậy đọc rằng:
Hàm Rồng nô nức tiếng đồn om,
Rải rác nhà tranh ở mấy chòm.
Hỏi đá chờ ai ngồi nhấp nhổm?
Thương cầu vì nước đứng lom khom ...
Sóng như chào khách chờn vờn nhảy,
Nguyệt cũng yêu ta lấp ló dòm.
Cửa động rêu phong mờ nét chữ,
Ai người mến cảnh chút trông nom ...
Bài thơ vận khó quá, ý tứ lại tế nhị. Câu: "Hỏi đá chờ ai ngồi nhấp nhổm?" và "Sóng như chào khách chờn vờn nhảy" có ý trỏ vào các vị thường có thơ văn gửi đến trêu bà. Câu "Thương cầu vì nước đứng lom khom" và "Cửa động rêu phong mờ nét chữ", bày tỏ tâm sự mình, cảm thương số phận và quyết giữ tấm băng trinh.
Các vị thi bá tần ngần nghĩ không ra vần, và cũng không dám ghẹo cợt trước thái độ đoan trang ấy, nên đứng chơi hồi lâu rồi xin lỗi chủ nhân, lẻ tẻ kéo nhau về. Từ đó không dám múa bút với bà nữa.
Ghi chú (T. V. Phê):
(1) Cao Xuân Dục (1842-1923): Nhà sử học đời Duy Tân, tự Tử Phát, hiệu Long Cương, quê ở tỉnh Nghệ An. Ông từng làm quan đến chức Thượng Thư Bộ Học, Tổng tài sứ quán, tước An Xuân Tử. Ông trước tác nhiều sách có giá trị như: Quốc triều chánh biên toát yếu, Quốc triều sử toát yếu, Quốc triều luật lệ toát yếu, Ðại Nam dư địa chí ước biên ...
(2) Nguyễn Trọng Hiệp (1834-1902): Danh thần đời Tự Ðức, tự Trọng Hiệp, quê ở tỉnh Hà Ðông. Làm quan trải các chức Tổng đốc, Thượng thư bộ Lại và bộ Hình, Phụ chính đại thần đời vua Ðồng Khánh ..., Tổng tài Quốc sử quán, tước Vịnh Trung Tử. Các tác phẩm của ông: Minh Mạng chính yếu, Ðại Nam chính biên liệt truyện, Kim Giang thi văn tập, Nhật lịch ước biên ... (Tự Ðiển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam - Nguyễn Q. Thắng - Nguyễn Bá Thế).
- Kịch tác gia Vi Huyền Đắc Lãng Nhân Hồi ức
- Nhà báo Hiếu Chân Lãng Nhân Hồi ức
- Thái Văn Kiểm Lãng Nhân Hồi ức
- TchyA Lãng Nhân Hồi ức
- Hà Thượng Nhân Lãng Nhân Hồi ức
- Tri Kỷ Tìm Nhau Mắt Đã Mờ Lãng Nhân Phiếm luận
- Cao Ngọc Anh Lãng Nhân Giai thoại
- Đồng Khánh và Tự Đức Lãng Nhân Giai thoại
Con hạc của vua Tự Đức (Viên Linh)
Giai Thoại Về Nhạc Phẩm Làng Tôi Của Chung Quân (Phan Văn Thanh)
Mấy Giai Thoại Về Chơi Câu Đối Tết
(Nguyễn Hữu Hiệp)
Trương Kế: Phong Kiều Dạ Bạc (T. V. Phê)
Thôi Hộ: Hoa Đào Năm Ngoái (T. V. Phê)
Vương An Thạch và Tô Đông Pha: Minh Nguyệt Sơn Đầu Khiếu (Tâm Hoa)
Những Giai Thoại Về Bùi Tiên Sinh (T. V. Phê)
Giai Thoại Lê Quý Đôn (T. V. Phê)
Cao Ngọc Anh (Lãng Nhân)
Đồng Khánh và Tự Đức (Lãng Nhân)
• Nhà thơ Linh Phưong Và Tập Thơ "Mắt Biếc" (Nguyễn Nguyên Phưọng)
• Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)
• Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)
• Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)
• Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |