|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Cô Gái Xuân
Tuổi xuân
Chuỗi Ngọc
Bốn Cái Hôn
Mua Áo
Nhớ rằm tháng hai
Phong cảnh Cửa cạn ở đảo Phú Quốc
Không quá khứ, không vị lai
Thời gian Xuân giữ thắm tươi hoài
Từ lâu oanh (1) vẫn mơn cành liễu
Và mãi vàng luôn đượm cánh mai.
Cuộc thế vô thường (2), cơn mộng lớn
Nguồn xuân bất tận, suối thơ dài
Làm chi năm một lần khai bút?
Bút đã khai từ thiên địa khai. T. V. Phê ghi chú: Theo Nguyễn Tấn Long trong "Việt Nam Thi Nhân Tiền Chiến Toàn Tập", NXB Văn Học, năm 2000 thì bài thơ này có tên "Xuân Bất Tận" trích trong tuyển tập "Trinh Trắng" với hai chữ có khác như sau: (1) oanh ---> xanh
(2) vô thường ---> mị thường Trong xóm làng trên, cô gái thơ,
Tuổi xuân mơn mởn vẻ đào tơ.
Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia vẫn hững hờ. Lững thững lên trường buổi sớm chiều,
Tập tành nghiên bút, học may thêu.
Quần đen, áo trắng, khăn hồng nhẹ,
Ngọn xõa ngang vai, tóc bỏ đều. Lá rợp cành xoài bóng ngả ngang,
Cô em dừng bước nghỉ bên đường.
Cởi khăn phẩy giọt mồ hôi trán,
Gió mát lòng cô cũng nhẹ nhàng. Đàn bướm bay qua bãi cỏ xanh,
Lòng cô phất phới biết bao tình.
Vội vàng để vở bên bờ cỏ,
Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh. Áo trắng khăn hồng gió phất phơ,
Nhẹ nhàng vui vẻ nét ngây thơ.
Trông cô hớn hở như đàn bướm,
Thong thả trời xuân mặc nhởn nhơ. Đàn bướm bay cao, cô trở về,
Sửa khăn, cắp sách lại ra đi,
Thản nhiên, cô chẳng lòng thương tiếc,
Vì bướm ngày xuân chẳng thiếu chi! Cũng xóm làng trên, cô gái thơ,
Tuổi xuân hơn hớn vẻ đào tơ.
Gió đông mơn trớn bông hoa nở,
Lòng gái xuân kia náo nức chờ. Tưng bừng hoa nở, bóng ngày xuân,
Rực rỡ lòng cô, hoa ái ân.
Như đợi, như chờ, như nhớ tưởng,
Đợi, chờ, tưởng, nhớ bóng tình quân. Tình quân cô: ấy sự thương yêu,
Đằm thắm, xinh tươi, lắm mĩ miều.
Khao khát đợi chờ, cô chửa gặp,
Lòng cô cảm thấy cảnh đìu hiu. * Một hôm, chợt thấy bóng tình quân,
Gió lộng, mây đưa thoáng đến gần,
Dang cánh tay tình, cô đón bắt,
Vô tình mây gió cuốn xa dần. Gót ngọc phăng phăng cô đuổi theo:
"Tình quân em hỡi! Hỡi người yêu!
"Gió mây xin để tình quân lại;
"Chậm chậm cho em nói ít điều ..." Than ôi! mây gió vẫn vô tình
Cuồn cuộn bay trên ngọn núi xanh.
Nhìn ngọn núi xanh, mây khói tỏa,
Mắt cô, đôi giọt lệ long lanh. Lá rợp cành xoài bóng ngả ngang,
Cô em dừng bước nghỉ bên đường.
Cởi khăn phẩy giọt mồ hôi trán,
Gió mát, lòng cô những cảm thương. Lủi thủi bên đường, cô ngẩn ngơ.
Chốn này, đuổi bắt bướm ngày xưa,
Cô buồn, cô tiếc, cô ngùi ngậm,
Cô nhớ ngày xuân, nhớ tuổi thơ: "Đàn bướm bay qua bãi cỏ xanh,
"Lòng cô phất phới biết bao tình.
"Vội vàng để vở bên bờ cỏ,
"Thoăn thoắt theo liền đàn bướm xinh... "Đàn bướm bay cao, cô trở về,
"Sửa khăn, cắp sách lại ra đi,
"Thản nhiên, cô chẳng lòng thương tiếc,
"Vì bướm ngày xuân chẳng thiếu chi!..." * Ái tình nào phải bướm ngày xuân,
Tình ái ngày xuân chỉ một lần.
Một thoáng bay qua không trở lại,
Gái xuân nhỏ lệ khóc tình quân!
(Cô gái xuân) Kể từ khi quen nhau,
Vừa mười ba tuổi đầu;
Tuổi xuân, tuổi vui sướng,
Nào có biết chi sầu. Quen nhau thì yêu nhau,
Yêu nhau quấn quít nhau.
Quây quần trong một tổ,
Như đôi chim bồ câu.
Ngày tháng chỉ mong cầu
Gần nhau được dài lâu.
Sum vầy lòng những ước,
Ly biệt có ngờ đâu.
Muốn thế, vẫn được thế,
Ai khéo chiều nhau tệ,
Bao những cuộc vui cười.
Cùng nhau cùng chia sẻ: "Anh ơi! em muốn học,
Anh hãy dạy em đọc,
Dạy em không? Hở anh?
Không dạy em, em khóc.
- Em đừng làm nũng chứ!
Hãy nói anh nghe thử,
Em muốn học chữ gì?
- Em muốn học Quốc ngữ! Quốc ngữ chữ Việt Nam,
Này thơ em, anh xem.
- Anh nghe , em cứ đọc!
- Thơ rằng: "Anh yêu em!..." "Em muốn dạy anh thêu,
- Yêu em, anh phải chiều,
- Chỉ kim, anh thử lựa,
Nghe lời em , em yêu.
Này! anh thêu khéo chán,
Ngàn mây đôi chiếc nhạn
Chắp cánh tung trời bay,
Trăm năm cùng kết bạn.
- Tươi thắm bức lụa là,
Đôi chim nhạn không già,
Đời mình âu cũng thế,
Ngày xuân ở với ta..." "Này anh! buổi thư nhàn Em dạy anh học đàn.
- Học đàn khó! - Đâu khó!
Chỉ đôi tiếng nhặt khoan!..."
Khoan nhặt đôi đường tơ;
Lay động đôi lòng thơ.
Gảy nên khúc Tình ái.
Khúc dứt, lòng ngẩn ngơ...
Buông bắt trên tơ trúc,
Nhìn em, năm ngón ngọc,
Năm búp măng nõn nà,
Mãi nhìn đàn chửa thuộc... "Anh ơi! Em muốn chơi,
Non nước chốn này vui..."
Âu yếm, cầm tay dắt.
Cùng nhau thưởng cảnh trời.
Ngày lặng, màu hoa cỏ,
Đêm thanh, thú trăng gió.
Cảnh trời với lòng người
Biết bao lần gặp gỡ. "Anh! Em muốn chơi thuyền,
Một ngày ta làm tiên..."
Buông buồm theo ngọn gió,
Sóng nước những triền miên.
Trời biển cảnh lồng lộng,
Đôi tấm lòng rung động.
Kề vai sẽ tựa nhau,
Chập chờn trong giấc mộng.
Bên rừng chiếc lá rơi,
Mặt nước, cánh hoa trôi.
Chòm mây bay tản mác,
Đàn nhạn rẽ phương trời.
Trông cảnh, em ngậm ngùi,
Nhìn em, anh thở dài,
Cảm nghĩ chuyện dời đổi,
Giọt lệ bắt đầu rơi!... Biết đời từ hôm ấy,
Tuổi lớn, ngày dần thấy:
Chuyện buồn đưa đến thường,
Ngày vui không có mấy.
Đôi lứa cũng xa nhau,
Tuổi xuân còn mãi đâu.
Biệt ly nay mới biết,
Chi xiết nỗi thương đau.
Giọt lệ một lần ứa,
Biết bao lần chan chứa;
Một lần khi bắt đầu,
Biết bao lần sau nữa! Chốc, mười mấy năm trời,
Trăm nghìn cảnh đổi dời,
Nói đến chuyện gặp gỡ,
Sóng ngược lại bèo xuôi!
Cuộc đời những lăn lóc,
Tiếng cười đổi tiếng khóc.
Nào đâu bạn trẻ thơ,
Cùng ta kề mái tóc?
Buồn nhớ cảnh năm xưa,
Lòng riêng những thẫn thờ.
Tóc xanh hồ đã bạc,
Luống tiếc tuổi ngây thơ! (Cô gái xuân) (*) Bài này nguyên ở trong Thơ Đông Hồ sau lại đưa vào Cô gái xuân. Thi nhân có thêm ít nhiều, tiếc sao người lại không bỏ đôi đoạn đỏm dáng quá. (Chú thích của Hoài Thanh & Hoài Chân trong Thi Nhân Việt Nam) Nhặt ngôi sao lạc đêm thanh khiết,
Vớt điểm hào quang đáy biển sâu.
Hứng giọt bình minh từng lá cỏ,
Chàng đưa Em giữ chuỗi minh châu. Hớn hở tay Chàng rung ánh sáng,
Mười đầu ngón nở ý yêu đương.
Và lòng Chàng nở niềm âu yếm,
Đem đắp vào Em chuỗi Mến thương. Em giấu vào lòng sâu kín nhất,
Đeo vào vòng ngực trắng trinh hơn.
Một lần, chỉ một lần hôm ấy,
Nghĩ suốt đời Em, ngọc hãy còn. Em có ngờ đâu cơn lửa binh,
Cho tràng châu ngọc vỡ tan tành.
Ngọc rơi. Ôi! Cũng như hoa rụng,
"Đáo địa nhất vô thanh". Chuỗi ngọc Chàng cho Em, mất rồi!
Còn đây một chuỗi Tiếc thương dài,
Và đây, vạn giọt lòng ngưng đọng;
Ý ngọc Tình châu chớp mắt rơi ... Sao lạc không về, Trời thổn thức,
Nước chìm điểm sáng, Biển bâng khuâng.
Sương tan, Cỏ héo lòng thương nhớ,
Ngọc mất, Chàng xa. Lệ ngập ngừng.
(Trinh Trắng) '"... Em nhớ: một sáng ngày mùa đông,
Gió bấc ào ào tiếng hãi hùng.
Theo khe cửa sổ, gió thổi rít.
Chỉ nghe tiếng gió mà lạnh lùng!
Em cuốn mình trong làn chăn đệm,
Đệm cỏ, chăn bông em chẳng ấm,
Bỗng như có một ánh than hồng
Chạm vào trán em chạy vào lòng.
Lòng em ấm áp, hơi lạnh tan;
Em nằm sung sướng mà bàng hoàng.
Sờ tay lên trán em mới biết:
Hơi ấm âu yếm mẹ em hôn... ... Em nhớ: một buổi chiều mùa thu,
Bấy giờ mẹ em mất đã lâu.
Trông chiếc lá rơi em ủ rũ,
Hơi may hiu hắt, em buồn rầu.
Mất mẹ, em mất tình âu yếm,
Lạnh lùng, em thiếu hơi hôn ấm.
Đứng tựa bên vườn, em ngẩn ngơ,
Trông nước, trông mây, em đợi chờ...
Chợt thấy cha em về trước sân,
Áo quần lấm láp vết phong trần,
Chạy ra mừng rỡ đưa tay đón,
Cúi xuống mái đầu cha em hôn.
Từ hôm em được cha em hôn,
Đầm ấm lòng em bớt nỗi buồn.
Nhưng cha em mãi bận xuôi ngược,
Rày đó mai đây việc bán buôn... ... Em nhớ: một buổi trưa mùa hạ,
Buổi trưa nặng nề, trời oi ả.
Tựa cửa lớp học, em rầu rầu,
Nghe tiếng ríu rít đàn chim sâu.
Trước sân, bè bạn em nô đùa.
Riêng em buồn cảm thân bơ vơ:
Mất mẹ, còn cha, cha ít gặp,
Một năm chỉ hai lần rước đưa!...
Cô giáo, thấy em đứng một mình,
Đi qua, gọi em hỏi sự tình.
Cầm tay cô dắt lại bàn học,
Ân cần, thương yêu vuốt mái tóc.
Rồi cô âu yếm hôn tay em.
Lộng qua cửa lớp cơn gió nồm,
Bao nỗi buồn bực, gió thổi mát,
Cái hôn như ngọn gió êm đềm... Nay em đang giữa cảnh đêm xuân,
Gió trăng tình tứ đêm thanh tân,
Trước vùng trời biển cảnh lồng lộng,
Cùng anh trao đổi tình ái ân.
Khoác tay anh đi trên bãi cát.
Cát bãi, trăng soi mầu trắng mát.
Nghiêng đầu lơi lả tựa vai anh,
Lặng nghe sóng bãi đưa rào rạt. Nước mây êm ái bóng trăng sao,
Say sưa em nhìn lên trời cao,
Buông khúc đàn lòng theo nhịp gió.
Giờ phút thần tiên, hồn phiêu dao.
Một hơi thở mát qua, dịu dàng,
Như cơn gió biển thoáng bay ngang,
Rồi luồng điện ấm chạm trên má:
Ân ái môi anh kề nhẹ nhàng.
Nũng nịu, em ngã vào lòng anh,
Ngẩn ngơ ngừng lặng giây cảm tình.
Tóc em xoã tung, tay gió lướt,
Bàng hoàng em nhớ chuyện sau trước:
Đời em khoảng hai mươi năm hơn,
Được hưởng bốn lần âu yếm hôn.
Bốn lần em thấy em vui sướng,
Mưa gió đời em đỡ lạnh buồn.
Nhưng, từ khi em thôi học rồi,
Cùng cô giáo em không gặp gỡ.
Mà rồi, từ đó em lớn khôn,
Cha em cũng chẳng hôn em nữa.
Ba lần hôn kia em mất rồi,
Lần này biết có được lâu dài.
Nước bèo, em nghĩ đời chia biệt,
Mà lệ sầu em thổn thức rơi!..."
(Cô gái xuân)
Chiếc áo năm xưa đã cũ rồi,
Em đâu còn áo mặc đi chơi.
Bán thơ, nhân dịp anh ra chợ,
Đành gởi anh mua chiếc mới thôi! - Hàng bông mai biếc màu em thích,
Màu với hàng, em đã dặn rồi.
Còn thước tấc, quên! Em chửa bảo:
Kích tùng bao rộng, vạt bao dài? - Ô hay! Nghe hỏi mà yêu nhỉ!
Thước tấc anh còn lựa hỏi ai.
Rộng hẹp, tay anh bồng ẳm đó,
Ngắn dài, người mới tựa bên vai! (Cô gái xuân)
Non Bình san (1) lững lờ bóng nguyệt,
Nước Đông hồ (2) man mác hơi may.
Cũng rằm năm ngoái tháng này,
Cũng trăng, cũng nước non này năm xưa.
Cảnh năm trước vẫn là năm trước,
Tình năm xưa đã khác năm xưa.
Này trăng, này núi, này hồ,
Mà người cùng ngắm bây giờ là đâu?
Chợt nhớ thuở trăng nhô đầu núi,
Dưới bóng trăng lủi thủi bóng ai.
Bóng ai tha thướt cành mai,
Cành mai tuyết điểm, cành mai trăng lồng.
Ta cùng ai thong dong dưới nguyệt,
Sẽ dang tay người ngọc thẩn thơ.
Hồ Đông một vũng nông sờ,
Non Bình một dẫy tờ mờ ngọn cao.
Em mới hỏi: "Trăng sao sáng tỏ,
Anh đáp rằng: "Trăng có đôi ta".
Bây giờ em đã vắng xa,
Vầng trăng cũng vẫn chưa lòa bóng gương.
Ấy mới biết trăng thường soi tỏ,
Mà lòng ta vẫn có với nhau.
Màn trăng cũng vẫn một màu,
Mà màu mai tuyết thế nào, đổi thay?
Khóm lau lách lung lay trận gió,
Khiến lòng anh nhớ chỗ năm xưa.
Bóng ai trăng dãi thướt tha,
Tiếng ai gió thổi gần xa đôi hồi.
Nay vẻ tuyết chiều mai đã vắng,
Tiếng ai còn văng vẳng bên mình.
Bụi hồng đã mỏi mắt xanh,
"Xa xôi ai có hay tình chăng ai?
Đi về những lối này năm nọ,
Anh vắng em, anh nhớ xiết bao.
Non Bình này vẫn cao cao,
Nước Hồ kia vẫn một màu xanh xanh.
Ngơ ngẩn mãi với tình non nước.
Nước cùng non đôi bức sầu treo.
Nước non non nước đìu hiu,
Người xưa cảnh cũ biết bao nhiếu tình!
(Văn học tùng thư, Nam kỳ thư quán, Hà Nội 1933)
Chú Thích:
(1) Bình san: Tên một trái núi ở Hà tiên.
(2) Đông hồ: Tên một cái hồ ở Hà tiên.
(*) Trích Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, Dương Quảng Hàm, Xuân Thu xuất bản, trang 228. Cửa cạn về mặt tây đảo Phú quốc, về phía bắc cách Dương đông ước ngót mười lăm ngàn thước. Đi có hai thế, đi ghe có gió nam thì thuyền xuôi, và đi bộ dọc theo bãi cát. Hôm nay không có gió nam, đi thuyền chèo thì cũng được, nhưng sóng cồn chập chờn lảo đảo không quen đi biển cũng khó chịu, vậy cùng nhau bỏ thuyền lên bộ, đi cho được nhẹ nhàng thong thả. Vả cái thú đi chân mới sẽ phải là cái thú của khách nhàn du, mà thú thiệt. Tôi mới được ngắm cái cảnh đẹp ở bãi biển lần này là một. Ở Hà tiên cũng có bãi biển, nhưng không được dài rộng thênh thang bằng ở đây; gia dĩ ông Tạo hóa cũng khéo tô điểm, trong cái cảnh rừng xanh biển lục, thêm cái cảnh cỏ lạ hoa thơm. Bóng dương mơn mởn, tư điều thướt tha điên cuồng trên ngọn gió; nước biển chập chờn, làn sóng nhấp nhô dào dạt trên bãi cát, chạy dài hàng mấy ngàn thước thỉnh thoảng điểm nhiễm có cái cảnh chòm cây khóm đá trông thanh thú lắm. Mỗi một cảnh là một bức tranh thủy mặc con con của các nhà danh họa Tàu, nét bút nguệch ngoạc khô kỳ đơn sơ mà thần diệu vô cùng. Đi hết một cái bãi cát lại phải đi lên trên ghềnh đá hay đi bên chân đồi, cho mới biết ông Tạo cũng khéo xếp đạt. Chứ nếu trong cảnh sa mạc mà không điểm cho cái cảnh cây cao bóng mát, để cho có lúc hăng hái mà đi, rồi cũng có lúc thảnh thơi mà nghỉ thì khách lữ hành còn biết gì là thú ... Xóm Cửa cạn nhà cửa dân cư ở tụ tập theo hai bên bờ sông. Con sông xinh làm sao! Thường đi chơi cũng gặp được nhiều cảnh sông cảnh rạch, nhưng chưa gặp được chỗ nào có cảnh đẹp bằng con sông ở Cửa cạn này. Sông không rộng, có cầu cây bắc ngang, lối cầu chừa đoạn giữa để cho ghe thuyền qua lại. Chiều trời êm ả, lên đứng trên cầu tựa vào lan can mà trông, dòng nước trong như lọc, chảy từ từ trong lòng cát trắng, hai bên bờ từng túp nhà bán ẩn bán hiện trong khóm đước, dặng bần, cành xòa mặt nước, bóng lộn lòng sông, hoa lá đều có vẻ hàm nhuận, có chiều xinh xắn. Dòng sông uốn quanh ra hữu ngạn rồi mới ra biển, có cánh cồn cát chắn ngang, bóng dương lơ thơ dưới bóng trời cây bảng lảng, trông thích quá, anh em bèn thuê chiếc thuyền chèo cùng nhau chở thuyền đi chơi phiếm. Bây giờ bóng dương đã nhạt, cây núi màu lam, vẻ trời sắc nước như có nhịp nhàng điệu bộ với nhau, chiếc thuyền từ từ xuôi dòng sông, quanh ra cửa biển, tiếng gíó thổi vào cành cây thủy liễu du dương lẫn với tiếng nước reo dưới dịp khê kiều thánh thót, rõ vẽ ra cái cảnh: Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ, cuối ghềnh bắc ngang.
Trời tây bảng lảng bóng vàng.
Một gian nước biếc mây vàng chia đôi. Thăm đảo Phú quốc (Nam phong tạp chí số 124, tháng 12 - 1927) * Trích từ Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển, Dương Quảng Hàm, Xuân Thu xuất bản tại hải ngoại) - Trang thơ & văn Đông Hồ Đông Hồ Thơ
:: Xuân
:: Cô Gái Xuân
:: Tuổi Xuân (*)
:: Chuỗi Ngọc
Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về.
:: Bốn cái hôn
:: Mua Áo
:: Nhớ rằm tháng hai (*)
:: Phong cảnh Cửa cạn ở đảo Phú Quốc (*)
Cùng Tác Giả:
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Một bài thơ xuân mang nhiều ý nghĩa của thi sĩ Đông Hồ (Trần Từ Mai)
• Phỏng vấn nhà thơ Đông Hồ (Nguiễn Ng. Í)
• Hồn Đại Việt, Giọng Hàn Thuyên (Nguyễn Hiến Lê)
• Thi Sĩ Đông Hồ (T. V. Phê)
• Đông Hồ (Học Xá)
• Đông Hồ (Võ Phiến)
• Đông Hồ (Hoài Thanh, H Chân)
• Thơ Xuân Đông Hồ (Từ Mai)
• Trang thơ & văn Đông Hồ (Đông Hồ)
Thơ Đông Hồ trên mạng (Đặc Trưng)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |