1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Thơ Xuân Đông Hồ (Từ Mai) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-05-2010 | VĂN HỌC

      Thơ Xuân Đông Hồ

        TỪ MAI
      Share File.php Share File
          

       

         Xuân


      Không quá khứ, không vị lai

      Thời gian Xuân giữ thắm tươi hoài

      Từ lâu oanh vẫn mơn cành liễu

      Và mãi vàng luôn đượm cánh mai.

      Cuộc thế vô thường, cơn mộng lớn

      Nguồn xuân bất tận, suối thơ dài

      Làm chi năm một lần khai bút?

      Bút đã khai từ thiên địa khai.


      Đôi lời giới thiệu


      Nhà thơ Đông Hồ làm bài "Xuân" giữa giai đoạn tương đối ổn định, yên bình của miền Nam, cuối thập niên 1950 qua đầu thập niên 1960.

      Mở đầu bài thơ, ông đưa ra lời xác định: không phải chỉ trong quá khứ, không phải chỉ với tương lai, suốt dòng thời gian, xuân luôn luôn tươi thắm. Từ xưa và còn mãi mãi, mỗi độ xuân đến, chim chóc vẫn vui đùa với cây cỏ, và - tại miền Nam nước Việt - "vàng" vẫn "đượm cánh mai". Trong cuộc thế tuy không có gì tồn tại mãi, đời người cũng chỉ như một giấc mộng lớn, nhưng vẻ đẹp của thiên nhiên khi xuân tới để làm nguồn cảm hứng cho con người, cho thơ văn thì luôn luôn bất tận. Tác giả định cầm bút viết ít hàng nhưng chợt nhớ ra: hai tiếng "khai bút" vẫn quen dùng hàng năm không được chính xác, vì những điều mình định viết, muốn nói, đã được trời đất viết ra tự ngàn xưa. "Khai bút" là việc trời đất đã làm từ khi mới có đất trời.


      Sự thông cảm của con người với thiên nhiên, sự hòa hợp giữa muôn vật trong trời đất, nhận thức trời đất tuy yên lặng nhưng đã nói, vẫn nói rất nhiều ("Bút đã khai từ thiên địa khai"), đã được Khổng tử đề cập tới trong Luận ngữ: "Trời có nói gì đâu? Bốn mùa qua lại, vạn vật sinh trưởng, trời có nói gì đâu?" ("Thiên hà ngôn tai? Tứ thời hành yên, vạn vật sinh yên, thiên hà ngôn tai?" - Luận ngữ, thiên "Dương Hóa").

      Nhận thức cuộc thế tuy vô thường nhưng muôn vật vẫn chuyển biến theo một trình tự nhất định, trong cái vận hành không ngừng nghỉ của vũ trụ dường như vẫn có một sức mạnh vô hình đủ khả năng khiến thời gian ngừng lại để những người đạt đạo thấy được một nét đẹp của thiên nhiên, đã được một cao tăng đời Lý, Mãn Giác thiền sư (1052 - 1096), đề cập tới trong bài "Cáo tật thị chúng" (Có bệnh, bảo mọi người):


      Xuân khứ bách hoa lạc

      Xuân đáo bách hoa khai

      Sự trục nhãn tiền quá

      Lão tòng đầu thượng lai.

      Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận

      Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.


      (Xuân hết, trăm hoa rụng

      Xuân đến, trăm hoa cười

      Trước mắt việc đi mãi

      Trên đầu già tới rồi.

      Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết

      Đêm qua, sân trước một cành mai)


      Bài "Xuân" của Đông Hồ được coi là một bài thơ đẹp và thích hợp với khung cảnh đầu năm. Tuy tác giả dùng một số từ ngữ tương đối mới ("oanh mơn cành liễu," "vàng đượm cánh mai"...) để tả cảnh sắc mùa xuân, toàn bài thoát ra một không khí cổ kính, trang nhã của triết lý, thiền vị. Trong bài có tư tưởng của nhà Phật (cuộc thế "vô thường"), suy tưởng của Lão Trang (cơn "mộng lớn"), nhưng ý chính vẫn là sự giao hòa, thông cảm giữa con người với thiên nhiên, với trời đất ..., bàng bạc trong triết lý Đông phương. Cùng với những màu sắc, hình ảnh đẹp, ta thấy trong bài thơ niếm yêu mến, tôn trọng thiên nhiên và thái độ yêu đời, lạc quan, vừa vì "xuân giữ thắm tươi hoài," vừa vì "nguồn xuân bất tận."


      Chúng tôi phổ biến lại bài thơ vừa để chúng ta cùng sống lại không khí êm ấm, thanh bình của miền Nam trước cuộc chiến tranh, vừa để mọi người cùng lưu giữ một áng thơ đẹp bị biến cố tháng 4-1975 vùi giập, có thể bị thất truyền.


      Đông Hồ Lâm Tấn Phác còn được biết tới qua các bút hiệu Lâm Trác Chi, Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am. Ông sinh năm 1906 tại Hà Tiên. Lớn lên ở ven Đông hồ, một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên, được Mạc Thiên Tích chọn đưa vào "Hà Tiên thập vịnh tập," ông yêu thích hồ ấy và lấy tên hồ làm bút hiệu chính. Ông nổi tiếng từ thời tiền chiến với những bài viết trên tạp chí Nam Phong và những tập Linh phượng ký, Thơ Đông Hồ ..., nhưng được coi là một nhà thơ của miền Nam trong giai đoạn đất nước chia đôi. Với kiến thức uyên bác, ông được mời làm giảng sư tại Đại học Văn khoa Sài Gòn. Ông từ giã cõi đời một cách đẹp đẽ trong cánh tay của một số sinh viên khi ông chuệnh choạng sắp ngã tại giảng đường trường Đại học Văn khoa sau khi vừa ngâm xong một bài thơ vịnh Hai Bà Trưng ngày 23 tháng 3 năm 1969, hưởng thọ 63 tuổi.


      Bài thơ này được phổ biến khoảng 1959, 1960 dưới dạng chữ quốc ngữ. Chúng tôi trình bày lại dưới dạng chữ Nôm để tất cả chúng ta, nhất là anh chị em bạn trẻ, quen mắt với thứ chữ đã được Nguyễn Du dùng để viết Truyện Kiều, Đoàn Thị Điểm và Phan Huy Ích dùng để dịch Chinh phụ ngâm ... Đây cũng là thứ chữ được Nguyễn Trãi dùng để chép Quốc âm thi tập, các nhà thơ trong Hội Tao đàn ghi lại Hồng đức quốc âm thi tập. Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng để sáng tác Bạch vân quốc ngữ thi. Đương nhiên đây cũng là thứ chữ được nữ sĩ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh quan, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến ... dùng để ghi lại các tác phẩm bằng quốc âm của các vị; tóm lại, thứ chữ của tiền nhân chúng ta không nên để thất truyền. (Tuy một số lớn văn phẩm bằng chữ Nôm đã được chuyển sang chữ quốc ngữ nhưng nhiều văn phẩm vẫn chưa được chuyển. Đồng thời, muốn hiểu một cách thấu đáo và chính xác một số chi tiết trong những tác phẩm quốc âm cổ, người đọc cần có một số kiến thức căn bản về chữ Nôm).


      Nhà thơ Đông Hồ tinh thông Hán học và thạo chữ Nôm. Chỉ được đọc bài thơ qua bản chữ quốc ngữ, chúng tôi thành thật không dám đoan chắc tất cả những chữ Nôm đưa ra ở đây đều là những chữ thi sĩ Đông Hồ muốn dùng (trong một số trường hợp, một âm Nôm có thể được viết ra theo vài ba cách khác nhau). Khi chuyển bài thơ "Xuân" sang chữ Nôm, chúng tôi đã dùng những chữ quen thuộc trong Truyện Kiều, nhất là trong bản được Giá Sơn Kiều Oánh Mậu khắc in năm Nhâm Dần 1902. Với những chữ không tìm thấy trong Truyện Kiều, chúng tôi tạm dùng chữ trong Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của, xuất bản tại Sài Gòn năm 1895. Bản Kiều Nôm của Kiều Oánh Mậu cùng cuốn tự điển của Huỳnh Tịnh Của là những tài liệu quan trọng trong tủ sách của thi sĩ Đông Hồ. Chúng tôi thành thật tin rằng những chữ Nôm đưa ra ở đây đều là những chữ vô cùng quen thuộc đối với ông.


      Khi đánh bài thơ ra chữ Nôm, chúng tôi đã dùng "Bàn gõ Hán Nôm," một phương tiện trình bày chữ Hán và chữ Nôm dễ sử dụng, công trình chế tác tập thể của nhiều học giả, chuyên gia giàu tâm huyết với quôc học sống ở ngoài nước: các giáo sư Lê Văn Đặng, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Văn Sâm ... của Viện Việt Học, nhà Hán học Đặng Thế Kiệt ở Pháp, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Vinh ở Đài Loan, các chuyên gia điện toán Nguyễn Doãn Vượng, Trần Uyên Thi ... ở Hoa Kỳ. Bàn gõ này được cho sử dụng miễn phí nhằm mục đích giúp việc học và phổ biến các văn bản chữ Nôm được thuận tiện, dễ dàng. Xin các vị vừa kể nhận nơi đây lời cám ơn thành thật của chúng tôi.


      Từ Mai

      (Thế Kỷ 21 Xuân Bính Tuất - 2006)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ Trần Từ Mai Khảo luận

      - Thử Tìm Hiểu Ý Tưởng Vũ Hoàng Chương Trong Bài "Đọc Lại Người Xưa: Bành Ngọc Lân Trần Từ Mai Nhận định

      - Thử Tìm Hiểu Ý Tưởng Vũ Hoàng Chương Trong Bài "Đọc Lại Người Xưa: Trần Đào" Trần Từ Mai Nhận định

      - Một bài thơ xuân mang nhiều ý nghĩa của thi sĩ Đông Hồ Trần Từ Mai Nhận định

      - Nguyễn Trãi đã sáng tác "Loạn Hậu Đáo Côn Sơn Cảm Tác" vào thời điểm nào? Trần Từ Mai Thơ

      - Giới thiệu Bài Thơ "Trừ Tịch" của Đặng Đức Siêu Trần Từ Mai Giới thiệu

      - Khai Xuân Thạch Vấn Trần Từ Mai Tiểu luận

      - Trở lại bài thơ Khai Xuân Thạch vấn Trần Từ Mai Tiểu luận

    3. Bài Viết về nhà thơ Đông Hồ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đông Hồ

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Một bài thơ xuân mang nhiều ý nghĩa của thi sĩ Đông Hồ (Trần Từ Mai)

      Phỏng vấn nhà thơ Đông Hồ (Nguiễn Ng. Í)

      Hồn Đại Việt, Giọng Hàn Thuyên (Nguyễn Hiến Lê)

      Thi Sĩ Đông Hồ (T. V. Phê)

      Đông Hồ (Học Xá)

      Đông Hồ (Võ Phiến)

      Đông Hồ (Hoài Thanh, H Chân)

      Thơ Xuân Đông Hồ (Từ Mai)

       

      Tác phẩm của Đông Hồ

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang thơ & văn Đông Hồ (Đông Hồ)

      Thơ Đông Hồ trên mạng (Đặc Trưng)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)