1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      18-05-2010 | VĂN HỌC

      Một bài thơ xuân mang nhiều ý nghĩa của thi sĩ Đông Hồ

        HOÀI THANH & HOÀI CHÂN
      Share File.php Share File
          

       

      Chính tên là Lâm Tấn Phác.

      Sinh ngày 16 tháng 2 năm Bính ngọ (10 Mars 1906) ở làng Mỹ Đức (Hà Tiên). Thôi học nhà trường từ năm 16 tuổi. Chịu ảnh hưởng tạp chí Nam Phong rất nhiều.

      Lập Trí Đức học xá. Chủ trương báo Sống (1935).

      Đã viết giúp: Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Đông Pháp thời báo, Kỳ Lân báo ...

      Đã xuất bản: Thơ Đông Hồ (1932), Cô Gái Xuân (1935).


        Nhất LinhĐông Hồ tại Sài Gòn khoảng 1960

      Hoàn cầu dễ ít có thứ tiếng được âu yếm, nâng niu như tiếng Nam. Âu cũng vì tiếng Nam đương ở trong cảnh khốn cùng, đương bị nhiều người rẻ rúng. Thói thường con nhà nghèo vẫn thương yêu cha mẹ hơn con nhà sang trọng.


      Nhưng yêu quốc văn mà đến như Đông Hồ kể cũng ít. Thất học từ năm mười lăm, mười sáu; từ đó người chỉ chuyên học quốc văn, viết quốc văn, rồi mở trường chuyên dạy quốc văn. Cả những lúc người đai cơm bầu nước cùng học trò đi chơi các vùng thắng cảnh đất phương thành, các đảo dữ miền duyên hải, tôi tưởng cũng chỉ vì quốc văn: người đi tìm cảm hứng vậy.


      Khốn nỗi, người ra đời vào lúc văn học nước nhà đương hồi tàn tạ. Vốn tính hiền lành, không đủ táo bạo để gây nên giữa làng văn một cuộc biến động cần phải có, lúc đầu người chỉ cam tâm hiến mình cho những lề lối xưa ràng buộc. Và người cũng không hề lấy thế làm bứt rứt khó chịu, chưa bao giờ người có ý muốn thoát ly.


      Mặc dầu, sự tình cờ đã một đôi lần đưa người ra ngoài khuôn sáo. Trong tập Thơ Đông Hồ, giữa bao nhiêu câu trơn tru mà tầm thường, trống rỗng, đột nhiên ta gặp đôi lời dường như trong ấy ẩn náu một linh hồn. Như những lời thuật hoài sau khi nàng Linh Phượng đã thành người thiên cổ:

      Mối sầu khôn dãi cùng trời đất,

      Chén rượu đành khuây với nước non.


      cùng những lời nhớ bạn, hoặc thật thà:

      Khi biệt dễ dàng, khi gặp khó,

      Chốn vui ai nhớ chốn sầu chi.


      hoặc kín đáo:

      Cái oanh đâu bỗng ngoài hiên gọi:

      Đã hai lần rồi xuân vắng mai (1)


      Với nỗi thắc mắc ấy, với nỗi buồn man mác ấy, Đông Hồ đã đi xa trường thơ Nam Phong nhiều lắm.


      Nhưng trong tập Thơ Đông Hồ, lạ nhất là bài "Tuổi Xuân", người ta có thể tưởng nó đã ở đâu lạc tới. Đến khi tác giả đưa in lại vào tập Cô Gái Xuân, ta mới thấy nó tìm được hoàn cảnh tự nhiên của nó. Bởi vì trong bài "Tuổi Xuân" có cái bồng bột, cái trịnh trọng trước tình yêu mà cả thế hệ trước đây không từng biết: họ quen xem người đàn bà như một thứ đồ chơi.


      Đông Hồ vẫn là người của thế hệ bây giờ vậy. Cho nên phong trào thơ mới vừa nổi lên là người nhận ngay được con đường của mình. Với phong trào thơ mới tưởng không có sự đắc thắng nào vẻ vang hơn.


      Từ nay, Đông Hồ sẽ chỉ ca tình yêu và tuổi trẻ. Ngòi bút của thi nhân riêng âu yếm những nỗi lòng của người thiếu nữ, khi bình yên lặng lẽ, khi phơi phới yêu đương. "Cô Gái Xuân" của Đông Hồ thỏ thẻ những lời đến dễ thương, những lời tuồng như lả lơi mà vẫn trong sạch. Ta thấy trong lời nàng cả cái êm dịu, cái mơn trớn, vuốt ve của tình ái. Nghe nàng nói lòng nào không xiêu? Nhất là khi nàng kể cảnh ái ân trên bãi biển ta khó có thể không cùng nàng mơ tưởng đến những cảnh ấy. Đông Hồ là người thứ nhất đã đưa vào thi ca Việt Nam cái vị bát ngát của tình yêu dưới trăng thanh, trong tiếng sóng.


      Ai cũng thấy Thơ Đông Hồ và Cô Gái Xuân khác nhau xa. Tuy vậy, nếu trong Thơ Đông Hồ ta đã thấy khơi nguồn thơ Cô Gái Xuân thì trong Cô Gái Xuân vẫn còn lai láng cái buồn những vần thơ cũ.


      Hoài Thanh và Hoài Chân

      (Aout 1941)
      (Thi Nhân Việt Nam)

      (1) "Mai" cũng là tên người yêu (xem bài "Nhớ Mai" trong Cô Gái Xuân)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - "Văn Chiêu Hồn" thuộc về lối văn bình dân Hoài Thanh Khảo luận

      - Hàn Mạc Tử Hoài Thanh Khảo luận

    3. Bài Viết về nhà thơ Đông Hồ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Đông Hồ

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Một bài thơ xuân mang nhiều ý nghĩa của thi sĩ Đông Hồ (Trần Từ Mai)

      Phỏng vấn nhà thơ Đông Hồ (Nguiễn Ng. Í)

      Hồn Đại Việt, Giọng Hàn Thuyên (Nguyễn Hiến Lê)

      Thi Sĩ Đông Hồ (T. V. Phê)

      Đông Hồ (Học Xá)

      Đông Hồ (Võ Phiến)

      Đông Hồ (Hoài Thanh, H Chân)

      Thơ Xuân Đông Hồ (Từ Mai)

       

      Tác phẩm của Đông Hồ

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Trang thơ & văn Đông Hồ (Đông Hồ)

      Thơ Đông Hồ trên mạng (Đặc Trưng)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)