1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh (Trùng Dương) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-6-2021 | VĂN HỌC

      Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh

        TRÙNG DƯƠNG
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Doãn Quốc Sỹ

      Gần một năm sau ngày miền Nam thất thủ (30/04/1975), hầu hết các nhà văn miền Nam bị bắt đi học tập cải tạo. Doãn Quốc Sỹ cùng các văn nghệ sĩ như Trần Dạ Từ, Thanh Thương Hoàng, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Sỹ Tế, Chóe… bị giam tại trại Gia Trung, cách thành phố Pleiku 25 cây số. Đến năm 1980, ông được trả tự do nhờ sự can thiệp của nhiều tổ chức quốc tế. Trong thời gian chờ đợi được con gái là Doãn thị Ngọc Thanh bảo lãnh đi Úc, ông tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm nữa, trong đó có quyển “Đi!”, được ký với bút hiệu Hồ Khanh. Ông đã gửi tác phẩm này sang Pháp để xuất bản tại hải ngoại. Cũng vì lý do này, ông đã bị bắt lần thứ hai vào tháng 5 năm 1984, chỉ vài tháng trước ngày đi Úc. Cùng bị giam với ông trong đợt này có ca sĩ Duy Trác, nhà báo Dương Hùng Cường, hai nhà văn Hoàng Hải Thủy và Lý Thụy Ý… Ông bị kết án 10 năm tù và mãn hạn tù lần thứ hai vào tháng 11 năm 1991. Năm 1995, ông được con trai là Doãn Quốc Thái bảo lãnh để di dân sang Houston, Hoa Kỳ. Ông hiện sống tại Quận Cam, California. [Trích Tiểu sử Tác giả tại doanquocsy.com]


      Bài viết bên dưới rút ra từ bài điểm tác phẩm “Đi!” 40 năm trước, khi bản thảo cuốn sách này được lén chuyển sang Pháp, không kèm tên tác giả, và được Lá Bối tại Paris xuất bản và phát hành tại các cộng đồng người Việt tại hải ngoại vào năm 1982, dưới bút hiệu Hồ Khanh do chính nhà xuất bản chọn. Trích đăng lại bài điểm sách ở đây, ngoài việc giới thiệu tác phẩm vẽ lại bức tranh vô cùng sống động của Miền Nam sau 1975, còn nhằm vinh danh một nhà văn đáng trân trọng của nền văn học Việt Nam tự do nhân ngày sinh nhật thứ 100 của ông--Với lời cảm tạ chân thành. [TD]

      ***


      Vào tháng 4 năm 1975 khi miền Nam lên cơn sốt cao độ chờ chết, chỉ có một số nhỏ người gốc miền Nam, phần nhiều là những người di cư vào Nam từ năm 1954, tính đến chuyện bỏ nước ra đi. Mặc dù dạo ấy đi khỏi Việt Nam tuy khó nhưng ít nguy hiểm, không phải trốn chui trốn nhũi, bị lâm vào cảnh bị lường gạt năm lần bẩy lượt, và nhất là không bị nạn hải tặc đe dọa, như thời kỳ diễn ra cao trào vượt biên vượt biển từ cuối thập niên 1970 qua suốt thập niên 1980. Ít người gốc miền Nam hồi ấy đã tính đến chuyện bỏ nước ra đi. Đa số có lẽ còn tin tưởng vào việc Mặt trận Giải phóng Miền Nam (Việt Cộng) dẫu sao cũng là người Việt với nhau.


      Chỉ một thời gian ngắn sau khi Cộng sản cuỡng chiếm miền Nam và loại ra khỏi bàn tiệc liên hoan người anh em Việt Cộng thì ngay cả nhiều người gốc miền Nam dù không có gốc “Nguỵ” cũng tính đến chuyện bỏ nước ra đi. Đến đầu năm 1980 khi tác giả khởi viết “Đi!” thì “cả Sài Gòn chỗ nào cũng chỉ nói đến chuyện đi. Gặp nhau hỏi gia đình đã đi được những ai, bản thân đã tính đến chuyện đi chưa, bao giờ đi. ‘Thứ nhất nhà đá (bị công an bắt), thứ nhì cá ăn!’ Đó là khẩu hiệu chung của những người cương quyết ra đi, chấp nhận mọi rủi ro cực khổ để đổi lấy tự do, tìm lại nhân tính, sống lại nhân phẩm.” (“Đi!”, Hồ Khanh, ấn bản Lá Bối, 1982, trang 83)


      Đó cũng là chủ đề của cuốn “Đi!” của Hồ Khanh, tác phẩm dài đầu tiên của một nhà văn còn ở trong nước được xuất bản tại hải ngoại, do cơ sở Lá Bối tại Paris và tại Bắc Mỹ đồng ấn hành vào trung tuần tháng 11, 1982 vừa qua. Nhìn tổng quát thì “Đi!” là sáng tác quốc nội thứ ba đuợc in thành sách tại hải ngoại sau tập thơ “Tiếng Vọng Từ Đáy Vực” (tức “Hoa Địa Ngục”) của thi sĩ miền Bắc Nguyễn Chí Thiện, do Thời Tập ấn hành vào mùa thu 1980; và tuyển tập “Tắm Mát Ngọn Sông Đào” gồm các bài thơ, truyện ngắn, nhạc bản và ký sự của nhiều tác giả còn ở lại trong nước, cũng do nhà Lá Bối xuất bản vào năm 1981. Riêng tập “Tắm Mát Ngọn Sông Đào” sau đó đã được nhà xuất bản Khai Phóng ở Hoa Kỳ tái bản vào năm 1982. Cũng qua tập sách này, tên tuổi Hồ Khanh đã được độc giả hải ngoại biết tới qua hai truyện ngắn “Bố Về”“Chuyến Xe,” làm nên hai chương trong tác phẩm “Đi!”.



           Bìa cuốn “Đi!” do các con vẽ lại
            cho Web site doanquocsy.com

      “Đi!” mở đầu bằng sự kiện “Bà nội bẩy mươi tuổi chẳng bao giờ ngờ chuyến đi từ Hà Nội vô Sài Gòn này lại chỉ để chứng kiến đám con cháu nội ngoại trong Nam ra đi gần trọn ổ. Thật buồn! Nhưng qua kinh nghiệm và cảm nghĩ bản thân, cụ cũng thấy rằng điều đó chẳng thể tránh đuợc.” (trang 5)


      Chỉ vài nét vẽ phác qua đó tác giả đã cho thấy cái định mệnh cay nghiệt dành cho một bà mẹ Việt Nam trong một bối cảnh lịch sử chỉ toàn những sinh ly với bể dâu. Năm 1954, cụ đã phải gạt nuớc mắt nén đau thương tiễn đưa hai trong bẩy người con, gồm ông giáo là con trưởng, và Quỳ, cô con gái nhỏ, với đám cháu nội ngoại di cư vào Nam. Và giờ đây, 26 năm sau, khi cụ vào Nam thăm con cháu lại phải chứng kiến những chuyến bỏ cửa bỏ nhà bỏ cả quê hương ra đi của đám cháu con.


      Mặc dù hình ảnh bà nội được giới thiệu với độc giả trước hết, bằng một giọng văn chân chất như lối kể chuyện của một bà cụ bình dị, nhưng trên suốt 200 trang của “Đi!” phần lớn câu chuyện xoay quanh tiểu gia đình của ông giáo kiêm nhà văn—cái tư cách sau thuộc diện văn nghệ sĩ phản động này đã được chính quyền Cộng sản đưa đi cải tạo hết vài ba năm. Nhờ “học tập tốt”--thực tế thì ông giáo vốn am hiểu và thấm nhuần hơn ai hết lẽ xuất xử của một nhà trí thức, đã thu mình lại trong thế nhu để giữ cho chất cương còn nguyên vẹn—nên ông giáo được trao trả tự do và cho về đoàn tụ với gia đình. Cuộc đoàn viên với vợ con chưa được trọn vẹn, thì xẩy ra việc cô con gái lớn, Hoa, người đã hai lần vuợt biên thất bại, bị bắt, ngồi tù, và lại đang mưu tính một chuyến vượt biên lần thứ ba cùng với Lịch, chồng mới cuới, và Thiện, một trong bốn người con trai của ông giáo. Từ đó, câu chuyện xoay quanh chuyến đi lần thứ ba này của vợ chồng Hoa – Lịch và Thiện. Cùng xẩy ra một lúc là chuyến đi của đám con của Quỳ, em gái ông giáo, trong khi vợ chồng Quỳ phải ở lại để chờ chịu tang ông bố chồng đang hấp hối gần chết.


      Những ngày đầu sau khi hai con và con rể với các cháu đã ra đi, ông giáo thường đi đây đi đó thăm bằng hữu và nghe ngóng những chuyện vượt biên, trong khi chờ đợi tin tức của đám con cháu đã ra đi. Có quá nhiều thảm cảnh vượt biên vượt biển, ông giáo nghe đã đầy tai. Ông cũng chợt nhận ra là những giai thoại đó không giúp ông quên đuợc thời gian chờ ngóng tin con cháu, mà trái lại còn làm thần kinh ông thêm căng thẳng, bứt rứt. Ông quyết định ở nhà, tiếp tay với bà giáo trông nom “vườn trẻ” của bà giáo, gồm ba đứa nhỏ hàng xóm gửi giữ, dọn dẹp cứt đái, cho chúng ăn, dỗ chúng ngủ, vv… Những lúc rảnh rang, để khỏi suy nghĩ lung tung về nỗi đời-sống-như-treo-trên-sợi-chỉ-mành của đám con cháu vượt biên, ông giáo ôn lại những kỷ niệm khi hai ông bà mới quen nhau và đưa nhau đi học đàn dương cầm ở Hà Nội, những kỷ niệm và nhận xét về từng đứa trong đám con, cháu của mình, nhất là về Hoa và Thiện, là hai người đã ra đi; những ngày ông giáo còn nằm trong trại cải tạo, ngày được trả tự do và phải đi hàng mấy ngày đường qua tới mấy chuyến xe từ cao nguyên về Sài Gòn; rồi buổi sáng sớm khi ông lần về tới con hẻm của nhà mình, đã lạng quạng ra sao vì không có kính, vv… Cũng từ những hồi tưởng để quên nỗi khắc khoải trong khi chờ tin tức của các con đang lênh đênh đâu đó của ông giáo mà độc giả có dịp nhìn thấy cái không khí ấm cúng, đùm bọc lẫn nhau, trí thức song cũng rất văn nghệ của gia đình ông giáo.


      Đôi khi ông giáo có dịp tiếp các bạn đến thăm trò chuyện, và từ đó ông giáo cũng như độc giả có dịp thấy được xã hội bên ngoài gia đình của ông bà giáo. Trong số những người tới thăm có Bình, một giáo sư dậy Pháp văn cùng trường với ông giáo trước kia, nay vẫn còn đi dậy nhưng phải đạp thêm xích lô mới đủ sống. Và cũng nhờ đạp xích lô nên Bình đã có dịp dọc ngang khắp thành phố, chứng kiến và nghe được nhiều chuyện. Bình là hiện thân của một lớp trí thức biết sống vững mạnh trong bất cứ cảnh huống nào, không hề than vãn, nhưng cũng chẳng chịu khuất phục hoặc chùm chăn. Ngoài Bình, ông giáo còn được tiếp một ông bạn cố tri là Hoàng Nguyên. Cuộc đàm đạo của hai người trải dài từ trang 123 đến 130, chứa chất những suy tư thâm trầm về con người, trí thức, xã hội. Bàng bạc là một niềm lạc quan, tin tưởng, với rất nhiều khoan dung mặc dù những đổ nát hoang tàn xung quanh về cả tinh thần lẫn vật chất của cái xã hội trong đó họ đang sống. Khi chia tay, người bạn cố tri nói một câu mà ông giáo cho là đáng suy nghĩ, mà như nói với chính tâm tinh của bạn.


      “Tôi không hiểu là anh đã viết lại chưa, nếu viết rồi e sẽ phải viết lại,” ông bạn nói như nói với chính tâm linh mình. “Hãy để một thời gian suy ngẫm. Chỉ xin nhấn mạnh thêm một điều: hãy tránh căm thù. Căm thù làm thấp kém, làm nhỏ bé, làm xấu xí con người.[…] Chúng ta đi vào vết xe đổ của họ làm gì!” (trang 125)


      Trong khi ông giáo có những phương cách và cơ hội để quên đi thời gian chờ đợi điện tín của đám con cháu đã ra đi, thì bà giáo không có được cái may mắn đó. Sự chờ đợi căng thẳng làm bà sinh bẳn gắt, khó khăn đối với cả những đứa con còn ở lại, với cả ông giáo, và bà đổ tại ông giáo quá nuông chiều con, mặc dù cả hai ông bà cùng nhìn nhận là giá “mà nuôi chúng được đầy đủ một chút thì lôi thôi mắng như tát nuớc vào măt chứ rỡn sao. Khốn nỗi mình nuôi chúng nó đói mẹ nó thấy không […] chúng nó gầy rạc như vậy, mắng nhiều làm gì, tội chúng nó.” (trang 131)


      Bà giáo biết như vậy nhưng vẫn không thể làm khác, vẫn đi ra cằn đi vào nhằn. Thế nhưng trong thâm sâu lòng mẹ bà cũng xót xa vô bờ. Đuổi một đứa con hư thân mất nết ra khỏi nhà, nhưng lại chỉ thấy yên tâm khi thấy nó lảng vảng về ngồi trước cửa nhà. Bà cố tình thức khuya dọn dẹp trong bếp, nhưng tai vẫn lắng nghe động tĩnh bước chân của đứa con đi hoang lẻn vào nhà rồi vào phòng của nó. Chỉ khi yên chí con đã vào giường nằm bà mới yên tâm đi ngủ.


      Bằng một văn phong đơn giản, chân chất như người thủ thỉ kể chuyện, tác giả Hồ Khanh đã tả nhân vật bà giáo một cách linh động. Đó là một phụ nữ chỉ biết sống cho gia đình, chồng con, cho cái giá trị tinh thần mà từ ngày miền Nam đổi chủ, cả hai ông bà đều ra công vun đắp mặc dù sức tàn phá khủng khiếp từ bên ngoài không ngừng gây ảnh hưởng. Như bà giáo, bà nội cũng tiếp tay vun sới cho đám con cháu còn ở lại ngoài Bắc trong suốt 20 năm sống dưới chế độ Cộng sản mà vẫn giữ một niềm tôn kính lẫn nhau và quý trọng nhân phẩm. Mặc dù những chia ly, tan tác, những khắc khoải, đói khổ và đổi đời xung quanh, gia đình ông giáo cho thấy họ luôn tràn ngập niềm tin sống, luôn nhắc nhở nhau gìn giữ các giá trị tinh thần như một nguồn dinh dưỡng đời sống tâm linh của con người.


      Bên cạnh sự đề cao các giá trị tâm linh ấy còn là một niềm tin vững chãi nơi định luật nhân quả, có thể gói trọn trong câu tác giả trích dẫn lời của một nhà báo Pháp (trang 220): “Họ [người Cộng sản] sinh ra trong cảnh khốn cùng, lớn lên trong chiến tranh, sống bằng gian dối và bạo lực, giờ đây họ đang hấp hối trong ngu muội và bất lực.”


      “Đi!”, căn cứ vào ngày tháng ghi ở trang cuối cuốn sách, được khởi viết từ ngày 28 tháng 5, 1980 và hoàn tất ngày 30 tháng 7 cùng năm, nghĩa là trong vòng hai tháng. Thời kỳ thai nghén hẳn là từ ngày miền Nam đổi chủ. Trong cuộc sống đen tối, bất định như hiện nay tại Việt Nam, tác giả còn ngồi xuống được để viết nên trên 200 trang sách ghi lại những hoạt cảnh xung quanh cho lịch sử và đám hậu sinh, phải kể là một kỳ công đáng trân trọng. Dù là những ghi chép vội vàng, tập sách nhỏ đã cung ứng cho người đọc một cái nhìn vừa toàn diện vừa sâu sắc về xã hội Việt Nam từ sau khi bị Cộng sản cưỡng chiếm, trong đó, mặc dù những băng hoại tinh thần vẫn có những người cha dịu dàng, lạc quan như ông giáo, những người mẹ sắt son, đảm lược như bà giáo, những đứa con biết kính yêu bố mẹ mặc dù những thiếu thốn, đói khổ như đám con của ông bà giáo; những gia đình dù chia cắt về không gian nhưng vẫn toàn vẹn trong tinh thần; những trí thức bất khuất, thà lam lũ nhưng giữ được sự tự trọng, không buông xuôi; những thiếu niên thiếu nữ vẫn còn biết yêu chuộng cái đẹp trường tồn của nghệ thuật; hoặc những bà mẹ, như một bà bạn của bà giáo, thà thấy con mình hoặc chấp nhận “thứ nhì cá ăn” hoặc con theo kháng chiến để sống một đời đáng sống, hoặc chết một cái chết đáng chết, thay vì sống chui sống nhủi vùi dập cuộc đời ở Sài Gòn.


      Toàn tác phẩm “Đi!” như một nhắn gửi tới người đọc ở hải ngoại, rằng: Chúng tôi ở trong nước vẫn giữ cho mình được thơm tho tinh khiết như những bông sen dù mọc trong ao bùn tanh hôi như thế đấy.


      Như tác giả “Hoa Địa Ngục”, Hồ Khanh cũng có cái ngạo nghễ thách thức của người trí giả tạm thời khuất thân, song vẫn tin tưởng


      Cuộc chiến đấu này chưa phân thắng bại

      Ta vẫn còn đây và sắt thép còn kia

      Sống chết thầm câm, cốt nhục chia lìa

      Ta vẫn sống và không hề lẫn lú …

      (“Cuộc chiến đấu này,” Hoa Địa Ngục, Nguyễn Chí Thiện)


      Sierra Foothills 1982

      Trùng Dương


      ----------

      “Đi!” đã được các con của nhà văn Doãn Quốc Sỹ đánh máy lại, độc giả có thể tải xuống tại https://doanquocsy.com/images/file/jkN3wp751AgQAEYo/di.pdf


      Trùng Dương

      diendantheky.net

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trông Vời Quê Mẹ... Trùng Dương Bút ký

      - Đọc lại ’Rừng Mắm’ của Bình Nguyên Lộc, lan man nghĩ về Đồng bằng Sông Cửu Long Trùng Dương Nhận định

      - Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh Trùng Dương Điểm sách

      - Văn Quang mà tôi biết Trùng Dương Hồi ức

      - Tưởng nhớ Túy Hồng Trùng Dương Hồi ức

      - Đi Tìm Thạch Trung Giả Trùng Dương Hồi ức

      - Từ chiếc điện thoại thông minh... Trùng Dương Tạp luận

      - Điểm qua vài Web sites lưu giữ sách báo xuất bản trước 1975 tại Miền Nam Trùng Dương Giới thiệu

      - Từ Đền Sách Cấm Parthenon ở Đức, tới Chiến Dịch Cộng Sản Đốt Sách Miền Nam 1975 Trùng Dương Tạp luận

      - Thiếp trong khung cửa Trùng Dương Hồi ức

    3. Bài viết về nhà văn Doãn Quốc Sỹ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Doãn Quốc Sỹ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh (Trùng Dương)

      Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ (Doãn Tư Liên)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Buổi gặp gỡ hai nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Linh Bảo (Phạm Xuân Đài)

      Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi (Việt Báo)

      Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ (Việt Báo)

      Hình ảnh SN 100 tuổi của Nhà văn Doãn Quốc Sỹ  (doanquocsy.com)

      Doãn Quốc Sỹ, văn chương và cái đói  (Viên Linh)

      Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn  (Du Tử Lê)

      Doãn Quốc Sỹ, người anh khả kính  (Nguyễn Mộng Giác)

      Một vài kỷ niệm với nhà văn Doãn Quốc Sỹ  (Nhật Tiến)

      Doãn Quốc Sỹ, Kẻ Sĩ Thời Đại Chúng Ta  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Nhà văn Doãn Quốc Sỹ,và hai mươi năm văn học miền Nam (1954-1975)  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Kinh Nghiệm Văn Chương Doãn Quốc Sỹ  (Nguyễn Vy Khanh)

      - Doãn Quốc Sỹ  (Hoàng Khởi Phong)

      Doãn Quốc Sỹ, một ngòi bút chân phương, cổ điển  (Mặc Lâm)

      Doãn Quốc Sỹ  (phannguyenartist.com)

      Tiểu sử  (doanquocsy.com)

       

      Tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một chút Đinh Cường (Doãn Quốc Sỹ)

      Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ

      (Doãn Quốc Sỹ)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền

      (Doãn Quốc Sỹ)

      Nụ Cười Việt (Doãn Quốc Sỹ)

      Đi tìm dân tộc tính trong cổ tích Việt Nam (Doãn Quốc Sỹ)

      - Trang nhà Doãn Quốc Sỹ

      - Vào Thiền

      Tác phẩm trên mạng:

      - isach.info   - vnthuquan.net

      - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)