|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ sinh ngày Mùng Hai Tết Quí Hợi, nhằm ngày 17/02/1923. Từ lâu, ông đã là vị niên trưởng của văn giới Việt Nam. Năm nay, Canh Tý 2020, Ông đã qua 8 con giáp và tròn 97 tuổi vào đúng ngày mùng 2 Tết, nhà văn ung dung tự tại, có mặt tại các chương trình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật trong cộng đồng. Nhà văn Phan Tấn Hải đã viết hai câu đối kính tặng vị niên trưởng:
“Mang gươm giới định huệ, đi cùng trời cuối đất
Phá trận tham sân si, viết để giữ ngọc gìn vàng.”
Ông sinh ra vào ngày 17/02/1923 tại xã Hạ Yên Quyết, Hà Đông, ngoại thành Hà Nội. Năm 1946, ông lập gia đình với bà Hồ Thị Thảo, là ái nữ của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu.
Toàn quốc kháng chiến chống Pháp, ông từng tham gia kháng chiến nhưng kịp thời rời bỏ khi Việt Minh để lộ bộ mặt thật cộng sản. Năm 1954, ông bà di cư vào miền Nam.
Doãn Quốc Sỹ có hai sự nghiệp song song: nhà văn và nhà giáo. Ông vẫn thường nói rằng: “Nhà giáo là nghề, nhà văn là nghiệp”. Trong cương vị nhà giáo, ông đã dạy tại các trường Trung Học Công Lập Nguyễn Khuyến (Nam Định, 1951-1952); Chu Văn An (Hà Nội); Hồ Ngọc Cẩn (Sài Gòn, 1961-1962); Trường Sư Phạm Sài Gòn, Đại Học Văn Khoa Sài Gòn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn. Từng là hiệu trưởng trường Trung Học Công Lập Hà Tiên (1960-1961). Từng đi tu nghiệp về sư phạm tại Hoa Kỳ (1966-1968).
Với cương vị nhà văn, ông là đồng sáng lập viên nhà xuất bản Sáng Tạo, và tạp chí văn nghệ cùng tên vào năm 1956, cùng với Mai Thảo, Nguyễn Sỹ Tế, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, mà ông vẫn gọi là “Thất Tinh”. Ông cũng có những bài viết được đăng trên những tạp chí văn nghệ như Sáng Tạo, Văn Nghệ, Bách Khoa, Văn Học, Nghệ Thuật…
Sau ngày Miền Nam thất thủ 30/04/1975, vào tháng Tư năm 1976, Doãn Quốc Sỹ cùng nhiều nhà văn miền Nam khác bị bắt đi tù cải tạo. Ông bị giam tại trại Gia Trung, cách thành phố Pleiku 25 km, cùng với nhiều văn nghệ sĩ như Trần Dạ Từ, Thanh Thương Hoàng, Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, Nguyễn Sỹ Tế, Choé. Đến năm 1980, ông được thả tự do nhờ sự can thiệp của nhiều tổ chức quốc tế. Trong thời gian chờ đợi được con gái là Doãn thị Ngọc Thanh bảo lãnh đi Úc, ông tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm nữa, trong đó có quyển Đi được ký với bút hiệu Hồ Khanh. Ông đã gửi tác phẩm này sang Pháp để xuất bản tại hải ngoại. Cũng vì lý do này, ông đã bị bắt lần thứ hai vào tháng Năm năm 1984, chỉ trước ngày đi Úc vài tháng, cùng với một số văn nghệ sĩ khác như Duy Trác, Dương Hùng Cường, Hoàng Hải Thủy, Lý Thụy Ý… Ông bị kết án mười năm tù. Ông mãn hạn tù lần thứ hai vào tháng 11 năm 1991.
Năm 1995, ông được con trai là Doãn Quốc Thái bảo lãnh di dân sang Houston, Hoa Kỳ. Hiện nay đang sống tại Quận Cam, California. (Tiểu sử: www.doanquocsy.com)
Ngày 26 tháng Giêng Tây năm 2020 (Mồng Hai Tết Canh Tý) là sinh nhật thứ 97 của ông. Nhân dịp này Việt Báo hân hạnh được ông tiếp chuyện trong một buổi chuyện trò thân mật mà nội dung xin ghi lại dưới đây.
Việt Báo (VB): Sang tuổi 97 mà ông vẫn còn khỏe mạnh, an lạc. Ông có thể nói về bí quyết sống thọ, giữ cho thân an, tâm lạc?
Doãn Quốc Sỹ (DQS): Bí quyết của tôi thật đơn giản: nếp sống thiền. Tức là giữ cho tâm thanh thản, xem mọi chuyện nhẹ nhàng. Mỗi ngày tôi làm vườn, cắt vụn cây lá cành đã bỏ để tái sinh ngay trong vườn. Làm vậy để tập thể dục, mà cũng với niềm vui tinh thần là đang “dọn dẹp nội tâm”. Tôi giúp cho cây lá tái sinh, và tin rằng sau này mình cũng sẽ tái sinh an lành.
VB: Cũng trong bộ tiểu thuyết Khu Rừng Lau, ông viết một câu với nhiều tâm huyết như sau: “Cách giữ nước hiệu nghiệm là phải phát triển ngay khu rừng văn hóa. Quân địch không thể giẫm lên khu rừng này mà chiếm được đất. Quân địch cũng không thể san phẳng khu rừng, vì nó bắt rễ tự trong tim óc của con người, chặt đi, lập tức với cảnh máu đào xương trắng, nó lại mọc lên xanh tốt hơn bao giờ hết.” Xin hỏi, ở hoàn cảnh của chúng ta hiện thời, khu rừng văn hóa ấy vẫn là một yêu cầu bức thiết hay không, và con đường chúng ta theo đuổi để xây đắp khu rừng ấy là gì?
DQS: Có nhiều khi đọc lại Khu Rừng Lau, tôi cũng không hiểu tại sao mình có thể hoàn tất được bộ tiểu thuyết ngàn trang này. Tôi nhớ là vào thời đó, có khi tôi ngồi viết như người lên đồng, viết giống như có ông bà tổ tiên nhập vào vậy. Tôi nghĩ rằng tôi chỉ được Trời cho năng khiếu sử dụng ngòi bút của mình. Còn lại, tôi viết như theo lời nhắn nhủ siêu hình của tổ tiên, viết theo hồn thiêng dân tộc để phục vụ tổ quốc.
VB: Với gần một thế kỷ đời người, trải qua những biến động lịch sử khốc liệt nhất của đất nước, dân tộc, trong tư cách một nhà văn, một chứng nhân lịch sử, ông có lời nhắn nhủ gì cho những thế hệ mai sau?
DQS: Hãy luôn luôn yêu nước, thương nòi. Hãy luôn luôn nuôi dưỡng tình thương yêu. Có được căn bản này, thế hệ trẻ sẽ luôn hành động vững chãi theo luân lý truyền thống của dân tộc.
VB: Sau cuộc di cư lịch sử vĩ đại 1954, tại miền Nam ông cùng một số văn nghệ sĩ khác thành lập “nhóm Sáng Tạo.” Và, mặc dù tờ Sáng Tạo có mặt chỉ trên 30 số báo, nhưng nhờ tính khai phóng và những vận động làm mới văn chương đã khiến ảnh hưởng của nhóm lan tỏa sâu rộng đến sinh hoạt văn chương sau đó trong một thời gian rất dài. Theo ông thì nhờ đâu “nhóm” có được cơ duyên như thế? Nhờ vào tài năng xuất sắc của những thành viên trong nhóm? Nhờ vào thời điểm khi người viết cũng như người đọc khao khát một chân trời ngôn ngữ và một tư duy mới về lý tưởng tự do? Hay là nhờ vào các hậu thuẫn chính trị tốt đẹp đã giúp đẩy văn học đến một biên cương mới?
DQS: Theo tôi, miền Nam là vùng đất mới, cho nên là cơ hội thuận tiện cho những ngòi bút trẻ từ miền Bắc di cư vào có dịp thi thố tài năng. Hãy tưởng tượng ở miền Bắc thời đó, đã có rất nhiều cây đại thụ trong văn học nghệ thuật. Thế hệ văn nghệ sĩ trẻ như chúng tôi chắc chắn là sẽ ngần ngại vươn lên hơn do ảnh hưởng “cây cao bóng cả” của thế hệ đi trước. Thành công của nhóm còn là do tinh thần yêu nước, yêu nghiệp cầm bút, và khát vọng đem lại một luồng gió mới cho nền văn học miền Nam.
VB: Trong tác phẩm thuộc dạng khảo luận Người Việt Đáng Yêu, xuất bản năm 1965, ông có viết một câu như sau: “Họ [người phương Bắc] hủy diệt văn hóa chúng tôi bằng cách san thành bình địa những đền đài, miếu mạo, phá hết bia lăng, thu đốt sách vở… Duy có một cái họ không phá nổi: Năng lực sáng tạo của chúng tôi.” Sau hơn nửa thế kỷ, theo ông thì điều này vẫn còn đúng không? Và giá trị câu nói của ông vẫn không hề suy giảm?
DQS: Khả năng dung hóa với nhiều nền văn hóa khác nhau vẫn là một đặc điểm của dân tộc Việt Nam. Nằm ở ngã tư giao lưu của nhiều nền văn hóa, dân tộc Việt không thể nào ngăn chặn sự xâm nhập của nhiều nền văn hóa. Tuy nhiên, người Việt khi đưa hai tay ra đón nhận, chúng ta còn biết chọn lọc những điều hay, loại bỏ những điều không phù hợp của những nền văn hóa ngoại nhập. Nhờ vậy mà nền văn hóa Việt đã không bị diệt vong, mà còn trở nên nhiều màu sắc hơn.
VB: Trong mắt nhìn của ông thì người Việt Nam là một dân tộc có nhiều tính ưu việt, thể hiện qua văn chương bình dân cũng như bác học. Nhưng tại sao trong suốt một thời gian thật dài, nhiều trăm năm, từ Trung đại Phong kiến cho đến Cận đại Thực dân và ngày nay Hiện đại Cộng sản, dân tộc Việt Nam vẫn không biết tự do dân chủ thực sự là gì? Làm sao giải thích được hiện trạng đó? Và quan trọng hơn, hành trạng của chúng ta ở thế hệ ngày nay và mai sau phải như thế nào hầu đem lại những thay đổi mới cho dân tộc?
DQS: Trong vở kịch Trái Cây Đau Khổ tôi đã từng viết, tôi có ý nói rằng đau khổ không nên chỉ nhìn từ góc cạnh tiêu cực. Đau khổ là lò tôi luyện tốt nhất cho đức tính nhẫn, cho sự trưởng thành. Tôi để câu trả lời cho thế hệ trẻ, và tin là thế hệ trẻ sáng suốt hơn tôi trong việc tìm câu trả lời. Lời khuyên cho thế hệ trẻ, tôi đã nhắn nhủ trong phần đầu tiên.
VB: Xin cảm ơn nhà văn Doãn Quốc Sỹ, Việt Báo xin chúc ông một sinh nhật tươi vui, đầm ấm bên cạnh những người thân yêu.
Việt Báo, 24/01/2020
- Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương Việt Báo Tường thuật
- Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 Việt Báo Tường thuật
- Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi Việt Báo Phân ưu
- Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan Qua Đời Tại Ontario, Canada, Hưởng Thọ 90 Tuổi Việt Báo Tưởng niệm
- GS Lưu Khôn Ra Sách Dịch ‘80 Tuổi Kể Chuyện Mình’ Việt Báo Tường thuật
- Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi Việt Báo Phỏng vấn
- Nhà Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh Ra Mắt Sách ‘Quốc Tổ Hùng Vương’ Việt Báo Tường thuật
- Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ Việt Báo Tạp bút
- Tuyển Tập Nguyễn Văn Sâm: Văn Học, Biên Khảo, Chữ Nôm Việt Báo Giới thiệu
- Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Nhật Ngân Việt Báo Tạp bút
• Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh (Trùng Dương)
• Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ (Doãn Tư Liên)
• Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)
• Buổi gặp gỡ hai nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Linh Bảo (Phạm Xuân Đài)
• Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi (Việt Báo)
• Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ (Việt Báo)
Hình ảnh SN 100 tuổi của Nhà văn Doãn Quốc Sỹ (doanquocsy.com)
Doãn Quốc Sỹ, văn chương và cái đói (Viên Linh)
Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn (Du Tử Lê)
Doãn Quốc Sỹ, người anh khả kính (Nguyễn Mộng Giác)
Một vài kỷ niệm với nhà văn Doãn Quốc Sỹ (Nhật Tiến)
Doãn Quốc Sỹ, Kẻ Sĩ Thời Đại Chúng Ta (Nguyễn Mạnh Trinh)
Nhà văn Doãn Quốc Sỹ,và hai mươi năm văn học miền Nam (1954-1975) (Nguyễn Mạnh Trinh)
Kinh Nghiệm Văn Chương Doãn Quốc Sỹ (Nguyễn Vy Khanh)
- Doãn Quốc Sỹ (Hoàng Khởi Phong)
Doãn Quốc Sỹ, một ngòi bút chân phương, cổ điển (Mặc Lâm)
Doãn Quốc Sỹ (phannguyenartist.com)
Tiểu sử (doanquocsy.com)
• Một chút Đinh Cường (Doãn Quốc Sỹ)
• Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ
(Doãn Quốc Sỹ)
• Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền
(Doãn Quốc Sỹ)
• Nụ Cười Việt (Doãn Quốc Sỹ)
• Đi tìm dân tộc tính trong cổ tích Việt Nam (Doãn Quốc Sỹ)
Tác phẩm trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |