1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ (Doãn Tư Liên) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      1-12-2022 | VĂN HỌC

      Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ

        DOÃN TƯ LIÊN
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà văn Doãn Quốc Sỹ và gia đình

      Không biết con hạc ngoài đời có sống đến trăm năm tuổi không mà sao ông bà ta xưa lại hay chúc tụng nhau “Trăm Tuổi Hạc”. Chẳng hiểu, nhưng nhận thấy hình ảnh con hạc và cây tùng cỗi đại diện cho người cao tuổi sống lâu là đẹp. Nên tôi chọn con hạc để kính chúc bố Sỹ đạt được như thế.


      Bố Doãn Quốc Sỹ sinh năm 1923, nên năm 2022 này chỉ đạt TRĂM TUỔI đối với người châu Á chúng tôi, tính theo Âm lịch. Người Tây phương phải đến năm 2023 họ mới chúc mừng ông TRĂM TUỔI. Do vì lũ con cháu muốn bố sống dài lâu nên bố Sỹ trăm tuổi Ta, chúng tôi mừng bố. Sang năm bố Sỹ trăm tuổi Tây, chúng tôi lại mừng bố trăm tuổi nữa, có sao đâu!


      Bố Sỹ trăm tuổi nhưng vẫn khỏe, khỏe cả về thể chất đến tinh thần. Bố vẫn đi từng bước vững chãi mỗi sáng, đi bộ vòng quanh khu nhà ở. Khi ông đi ông thích được nắm tay con gái để cảm thấy an toàn hơn vì đó cũng là cái gậy và cũng là con mắt của ông. Mắt ông kém lắm rồi, nay chỉ thấy mờ mờ bằng con mắt phải thôi. Thế nhưng không có con ông cũng đi, sợ gì! Ông mê đi nên cửa nhà quên đóng là ông lấy cớ ra ngoài lấy thư. Thư không có thì tiện chân ông đi thẳng. Cứ thủng thẳng chắp tay sau đít là ông đi, lần theo vỉa hè mà đi.


      Đi. Ông không sợ xe, xe sợ ông thì có. Có một hôm ông đã làm xe sợ vì ông cứ ngang nhiên băng qua đường mà không chờ đèn cho phép. Xe trờ đến và thắng lại kịp từ xa. Người con gái chạy theo khi không thấy ông quay vào nhà, kịp nhìn thấy cảnh ấy mà ú tim và trợn mắt nhìn. Hú hồn!


      Ông Sỹ có thể chất tốt của một người già trăm tuổi như vậy là do ông ăn được và ngon miệng. Ba bữa chính trong ngày, ông không bỏ bữa nào. Bữa sáng ông thường ăn cereal bỏ vào bát trái cây có sữa tươi. Trái cây trong bát có đủ màu, tức là có đủ vitamine cho nhu cầu một cơ thể. Ông ăn xong cái, húp sạch cả sữa, rồi mới đặt bát xuống bàn. Buổi sáng ông có hai viên thuốc trợ lực cho xương và chống già. Sao lại chống già? Thì viên thuốc đó nó giúp các tế bào trong cơ thể ông không được phép già như tuổi của ông, phải là tế bào của người trẻ!? Viên thuốc có hiệu nghiệm một chút ở chỗ tóc ông bị hói nay đã mọc lên khá dày. Bên cạnh hai viên thuốc vô thưởng vô phạt, mỗi tối ông chỉ phải uống hai viên thuốc cho cái tiền liệt tuyến giở chứng của ông. Không một loại thuốc nào cho chuyện cao huyết áp, tiểu đường hay cao mỡ gì cả!

       

      Hai bữa ăn trưa và chiều, ông ăn vào lúc 12:00 trưa và 5:30 chiều. Thường khi các món ăn được thay đổi từ cháo, bún, mì, khoai tây nghiền và cơm... để ông dễ nhai và dễ nuốt. Thức ăn như thịt luôn được cắt nhỏ xíu xiu để ông khỏi phải nhai. Rau cũng vậy, cũng phải cắt nhỏ bỏ thẳng vào bát của ông. Nếu ăn cơm thì chan canh xâm xấp cho dễ nuốt. Ông không bao giờ bỏ dở thức ăn có trong chén của mình. Đó là bản tính từ trẻ, ông tuân thủ lời “đẻ”, mẹ của ông, “hạt cơm là hạt ngọc”.


      Về phần uống ông rất lười uống nước. Ông chỉ uống chất gì ngọt ngọt như sữa tươi khoắng đường, nước ngọt, và rượu. Do vậy, thường ngày sau bữa cơm, ông ăn đét-se và ly nước lọc thì “dessert” ngọt luôn hết sạch trừ ly nước. Do vậy, cô em gái ngồi kế cạnh cứ phải dùng kế cụng ly với anh, thì mới hết ly nước. Phải đến vài ba lần cụng ly mới cạn.


      Một vài chuyện ngoài lề về cô em gái của ông Sỹ. Cô thua ông anh của cô những mười bốn (14) tuổi. Năm 1954 di cư vào Nam, cô vừa đậu xong bằng Thành Chung, nên được ông anh chọn đem theo cùng. Ông anh ý rằng để cô em học cho xong bằng Tú Tài thì vừa vặn Nam Bắc sum họp lại, lúc đó cô đã có mảnh bằng mang về dâng lên ông bà. Tính từ năm đó đến nay đã được sáu mươi tám (68) năm anh em có nhau. Anh luôn thương em và ngược lại em luôn ngưỡng mộ anh. Rồi đến khi chồng cô mất, cô và anh của cô luôn có nhau trong bữa ăn trưa và chiều. Nhờ thế cô mới có thể giúp anh nạp đủ nước vào cơ thể để máu huyết lưu thông dễ dàng.

      Về nết ngủ, ông Sỹ ngủ ngon lành và dễ dàng. Một đêm ông có thể đi tiểu vài ba lần, nhưng lần nào xong vào giường ông cũng ngủ lại ngay được tức thì. Ban ngày, sau bữa ăn sáng là giờ đi bộ tập thể dục, về đến nhà là ông lại có thể ngủ tiếp. Lần này ông ngủ ngồi, ông thích vậy. Ngủ ngồi sướng lắm, ông không phải bỏ giày đi bộ ra, lưng dựa vào cái gối, đít xít ra một tí để đầu ngả vào thành ghế sa-lông, tay buông xuôi hai bên người, thế là ngủ ngon. Có cả ngáy khọt khẹt nữa!


      Có khi cắc cớ, con gái hỏi ông có mơ thấy mẹ không thì ông trả lời, “Bố con mình chẳng ai mơ thấy mẹ, chắc mẹ đã đầu thai kiếp khác rồi!”


      Con gái chăm bố cứ thường la lên rằng, “Chưa ai chăm người già lại sướng như chăm ông Sỹ này!” Quả là vậy, ông tuyệt đối tuân thủ lệnh con. Con muốn bố ăn cái này thì bố ăn, con muốn bố uống cái này thì bố uống, con muốn bố đánh răng thì đánh răng. Tiết mục đánh răng này bố rất lười, lười từ thuở còn mẹ. Con gái đã quẹt kem vào để sẵn trên ly, thế nhưng ông lại len lén bỏ lại vào ly cắm bàn chải. Chỉ còn cách dúi bàn chải vào tay bố thì không trốn chạy đi đâu được. Bố đành đánh răng!


      Tiết mục tắm. Cách đây một năm, ông vẫn tự tắm lấy, tắm cả tiếng đồng hồ! Ông kỳ cọ kỹ lắm, nết này nó “run in the family”. Nó chạy trong huyết quản của bà, của hai cô em, người nào khi vào buồng tắm cũng phải cả giờ đồng hồ mới ra. Và kể từ ngày ông Sỹ bị mổ sa ruột, con gái không muốn ông tắm lâu nữa, nên xâm nhập vào buồng tắm để tắm gội và xối nước cho mau kết thúc cuộc tắm của ông.


      Người ta vẫn thường nói Thân – Tâm gắn liền nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Do vậy, ông Sỹ đã có một thân khỏe mạnh thì tâm của ông cũng được khỏe lây. Có ai đặt câu hỏi, “tâm phải an trước rồi mới có thân khỏe không?” Câu hỏi này người viết cũng đã từng hỏi, nhưng không có câu trả lời chính xác. Chỉ lấy kinh sách Phật ra thì thấy nó đồng hành và không tách biệt. Không trước, không sau.


      Tâm ông Sỹ đã từ lâu, dường như không còn “Tham, Sân, Si, Hận” gì cả. Ngay từ thuở trong tù cộng sản, hai lần tù, cũng không ai nghe ông thù ghét mấy người quản giáo. Ông Sỹ đã từng nói trong sách hay trong câu chuyện với mọi người, “Mình bị tù còn có ngày về, chứ mấy người quản giáo này họ cứ phải gắn liền với nhà tù thì chẳng khác gì tù!” Vợ con những ngày sau này chớ hề nghe một chuyện gì về chồng và bố lúc ở tù. Có chăng chỉ nghe vài mẩu chuyện từ các bạn tù của ông mà thôi.


      Tâm ông Sỹ nay không có gì có thể làm nó gợn sóng lên được. Ngay cả cái vui ông cũng không vui quá thì lấy đâu cái buồn có cơ hội làm gợn lòng của ông?!


      Ngày Sinh Nhật Một Trăm Tuổi của ông con cháu tề tựu về, nhà náo động rộn ràng, ông biết đó chứ. Nhưng nào ai thấy ông hưng phấn nói cười như lũ con cháu. Ông vẫn điềm tĩnh ngồi ăn cùng cô em và con cháu. Chúng nó quây quần ca hát, chúc tụng ông, ông chỉ mỉm cười và tay nhịp nhịp theo tiếng đàn và tiếng hát. Cái vui của ông được phát ra đến tầm cỡ như vậy mà thôi.


      Thôi thì... chúng con mười sáu con và dâu rể, mười bốn cháu, sáu chắt, và toàn gia đình bên nhà cô Em của ông anh, đồng thanh chúc ông Sỹ “Trăm Tuổi Hạc”. Rồi từ đó, từ cột mốc này ông cộng thêm những năm sau sau nữa vui cùng em, con, cháu, chắt. Người viết còn đang nghe vang nhiều lời chúc tụng từ bạn văn, bạn nhà giáo, học trò, bạn con, bạn cháu đang chúc tụng ông, ông có nghe chăng?


      California, ngày 6 tháng 2 – 2022


      Doãn Tư Liên

      Thư Quán bản Thảo số 102 "Hành Trình Của Dòng Sông", tháng 11-2022
      Mừng Sinh Nhật thứ 100 của nhà văn Doãn Quốc Sỹ

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ Doãn Tư Liên Tùy bút

    3. Bài viết về nhà văn Doãn Quốc Sỹ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Doãn Quốc Sỹ

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh (Trùng Dương)

      Trăm Tuổi Hạc Bố Sỹ (Doãn Tư Liên)

      Dòng sông qua những tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ (Trần Hoài Thư)

      Buổi gặp gỡ hai nhà văn Doãn Quốc Sỹ và Linh Bảo (Phạm Xuân Đài)

      Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi (Việt Báo)

      Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ (Việt Báo)

      Hình ảnh SN 100 tuổi của Nhà văn Doãn Quốc Sỹ  (doanquocsy.com)

      Doãn Quốc Sỹ, văn chương và cái đói  (Viên Linh)

      Doãn Quốc Sỹ, nỗi buồn và, niềm vinh dự, hân hoan lớn  (Du Tử Lê)

      Doãn Quốc Sỹ, người anh khả kính  (Nguyễn Mộng Giác)

      Một vài kỷ niệm với nhà văn Doãn Quốc Sỹ  (Nhật Tiến)

      Doãn Quốc Sỹ, Kẻ Sĩ Thời Đại Chúng Ta  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Nhà văn Doãn Quốc Sỹ,và hai mươi năm văn học miền Nam (1954-1975)  (Nguyễn Mạnh Trinh)

      Kinh Nghiệm Văn Chương Doãn Quốc Sỹ  (Nguyễn Vy Khanh)

      - Doãn Quốc Sỹ  (Hoàng Khởi Phong)

      Doãn Quốc Sỹ, một ngòi bút chân phương, cổ điển  (Mặc Lâm)

      Doãn Quốc Sỹ  (phannguyenartist.com)

      Tiểu sử  (doanquocsy.com)

       

      Tác phẩm của Doãn Quốc Sỹ

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Một chút Đinh Cường (Doãn Quốc Sỹ)

      Một Vài Ký Ức về cụ Nhạc Phụ Tú Mỡ

      (Doãn Quốc Sỹ)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền

      (Doãn Quốc Sỹ)

      Nụ Cười Việt (Doãn Quốc Sỹ)

      Đi tìm dân tộc tính trong cổ tích Việt Nam (Doãn Quốc Sỹ)

      - Trang nhà Doãn Quốc Sỹ

      - Vào Thiền

      Tác phẩm trên mạng:

      - isach.info   - vnthuquan.net

      - vietmessenger.com

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)