1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Hình Dung Một Vòm Trời Nước Pháp Qua Thơ Cung Trầm Tưởng (Trần Văn Nam) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      3-8-2016 | VĂN HỌC

      Hình Dung Một Vòm Trời Nước Pháp Qua Thơ Cung Trầm Tưởng

        TRẦN VĂN NAM
      Share File.php Share File
          

       


          Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

      I-TƯỢNG ĐÁ VÀ LÁ MÙA THU


      Trước 1975, có những người Việt qua học bên Pháp, lưu lại những bài thơ gợi cảm về miền đất mà khi còn ở quê nhà chúng ta hằng mong ước đi đến. Trong số những bài thơ đẹp về nơi ấy, có thơ của Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng. Cái đẹp của thơ Nguyên Sa phảng phất sương mù của dòng sông Seine. Cái đẹp của thơ Cung Trầm Tưởng phảng phất không khí buốt giá của vòm trời nước Pháp, của thủ đô Paris mà dấu vết chúng ta thường gặp là tượng đá công viên. Tượng đá công viên, sản phẩm của văn hóa Tây Phương. Chúng ta biết như thế từ khi còn ở thời học sinh, một là qua bài hồi ký Pháp du hành trình của học giả Phạm Quỳnh trong đoạn nói về vườn Luxembourg, hai là qua bài hồi tưởng thời cắp sách đi học của nhà văn Anatole France, trong đó nhà văn nhớ lại bóng dáng của mình hai mươi lăm năm về trước, cái bóng đang nhảy tung tăng như con chim sẻ trong ngày khai trường, cái bóng dáng trên đường đi học thường qua một công viên nhìn lá thu vàng lả tả trên những pho tượng trắng. Nguyên Sa cũng đã từng ước ao làm một pho tượng trắng để đêm đêm chứng kiến những cặp tình nhân hò hẹn trên những ghế dài, dưới bóng sao và những hàng cây. Cái lối tình tự, khung cảnh để tình tự, mang nét Tây Phương, hiện diện trong thơ Cung Trầm Tưởng:


          Trong Vườn Luxembourg-Paris ngày 10 tháng 7 năm 2014 (Ảnh: Trần Văn Nam)

      - Mùa thu âm thầm

      Bên vườn Lục xâm

      Ngồi quen ghế đá

      Không em buốt giá từ tâm.

      - Mùa thu đêm mưa

      Phố cũ hè xưa

      Công trường lá đổ

      Ngóng em kiên khổ phút giờ.

      (Mùa Thu Paris)

      II-TÓC VÀNG VÀ MÀU MẮT TÂY PHƯƠNG


      Không hiểu vì mặc cảm dân tộc hay vì một lý do nào khác, chúng ta thường trầm trồ những cặp vợ chồng: chồng Việt vợ Pháp, nhất là khi người vợ Pháp lại là một người đàn bà trẻ đẹp, có học thức. Khi qua Pháp, Cung Trầm Tưởng là một sinh viên du học, ông có người tình nhân là một cô gái Pháp mà chúng ta mường tượng là phải đẹp và cũng học trường Đại Học như ông, như thế mới đáp ứng lòng ngưỡng mộ có tính chất thơ mộng của ta. Đã là người con gái Tây Phương thì đặc điểm là tóc vàng và mắt nâu. Mắt đen lay láy cũng đẹp lắm, nhưng hình như để dành cho người Đông Phương. Chúng ta nhận thấy trong thơ Cung Trầm Tưởng dáng dấp người sinh viên Việt Nam du học vào ra một quán rượu mùa đông, có người tình là nữ sinh viên Pháp học ở Paris, nhưng nơi cư trú là một tỉnh lỵ, cứ mỗi mùa hè ba tháng hay một trăm ngày thì nàng lại trở về gia đình cha mẹ:

      - Mùa thu nơi đâu

      Người em mắt nâu

      Tóc vàng sợi nhỏ

      Mong em chín đỏ trái sầu

      Mùa thu Paris

      Trời buốt ra đi

      Người em gác trọ

      Sang anh gót nhỏ thầm thì

      (Mùa Thu Paris)


      - Tiễn em về xứ mẹ

      Anh nói bằng tiếng hôn

      Không còn gì lâu hơn

      Một trăm ngày xa cách

      (Chưa Bao Giờ Buồn Thế)

      III-NHÀ GA ĐÈN VÀNG VÀ ĐOÀN TÀU TUYẾT PHỦ


      Trong thời kỳ đất nước bị chiến tranh tàn phá, chúng ta muốn tìm lại hình ảnh của những chuyến xe lửa "chở người đi nhớ, kẻ về thương" (thơ Nguyễn Bính). Những đường xe lửa ấy của người Pháp làm ra trên đất nước ta. Trước năm 1975, muốn tìm lại, chúng ta thường nhìn về góc trời nước Pháp hiển hiện trong thơ Cung Trầm Tưởng. Cũng là những sân ga đèn vàng; cũng là tiếng vọng của chuyến tàu ầm ầm rồi mất hút; cũng người này đưa tiễn người kia; cũng nhà ga mái giọt âm thầm trong những ngày mưa. Chỉ có một cái khác là tuyết phủ đầy chuyến tàu trong những tháng mùa đông. Còn đoàn tàu đi quanh co dưới thung lũng, tiếng còi tắt lịm rồi vẳng lên trở lại, thì chính người viết bài cũng có ấn tượng khó quên khi còn ở quê nhà:

      Trên chùa Hải Đức ngó sang

      Chuyến tàu xe lửa Nha Trang-Sài Gòn

      Tàu đi khuất dạng sau non

      Hồi còi rền rĩ tiếng còn vọng âm

      Thời gian như có mạch ngầm

      Chuyến tàu thơ ấu âm thầm lướt qua.

      (Ấn Tượng Khi Ở Trên Chùa Hải-Đức)

      Vị trí của Cung Trầm Tưởng khi ở bên Pháp đứng nghe chuyến tàu chạy là một nơi khá cao, thời gian là lúc sẩm tối, nhà cửa dưới thung lũng ẩn hiện những ánh đèn điện nhạt nhòa trong gió bay:

      - Mùa đông tuyết lũng âm u

      Bâng khuâng chiều tới tiếp thu trời buồn

      Nhớ ngày tàu cũng đi luôn

      Ga thôn trơ nỗi băng nguồn héo hon

      Phương xa nhịp sắt bon bon

      Tàu đi dưới tỉnh núi còn vọng âm

      Sân ga mái giọt âm thầm

      Máu đi có nhờ hồi tâm đêm nào

      Mình tôi với tuyết non cao

      Với cồn phố tịnh buốt vào xương da

      Với mây trên nhạt ánh tà

      Với đèn xóm hạ cũng là tịch liêu

      Tôi về bước bước đăm chiêu

      Tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm

      (Khoác Kín *)


      - Ga Lyon đèn vàng

      Tuyết rơi buồn mênh mang

      Cầm tay em muốn khóc

      Nói chi cũng muộn màng

      Tàu em đi tuyết phủ

      Toa em lạnh gió đầy…

      (Chưa Bao Giờ Buồn Thế)

      IV-KHOÁC KÍN ÁO VÀ LA CÀ QUÁN RƯỢU


      Hễ nói về đời sinh viên du học, chúng ta thường gắn liền với một mối tình gặp gỡ trên đất người, và đời sống là một chuỗi ngày rất nghệ sĩ. Ít khi chúng ta nghĩ đến trường hợp du học tự túc nghèo nàn, như trong cuốn "Mây Ngàn" nhà văn Vi Ta Lê Văn Vị đã mô tả về một sinh viên nghèo, nghèo đến nỗi đi vào thư viện đã sơ ý để khoai tây đựng trong cặp da rơi rớt trước mắt những người con gái Tây Phương, nghèo đến nỗi phải mướn nơi trọ học thật cao trên từng lầu, và mỗi khi đói phải đem đi bán từng pho sách quý.

      Tôi là sinh viên nghèo

      Bữa có bữa không

      Tôi là sinh viên nghèo

      Trong giới lao công

      Ở tầng lầu cao ngất

      Mùa đông lạnh như cắt

      Mùa hè nóng như thiêu

      Lúc nào cũng túng rối

      Sống đầu tắt mặt tối

      Thân vất vả trăm chiều

      Áo quần rách rưới mạng nhiều chỗ

      Sách học mang đi bán từng pho

      Thân mây ngàn đâu xứ sở

      Thương nỗi mẹ luống trông chờ.

      (Vi Ta Lê Văn Vị)

      Hình ảnh người sinh viên du học hào hoa nghệ sĩ thì có rất nhiều, ở trong văn của Phạm Công Thiện, trong thơ của Nguyên Sa và Cung Trầm Tưởng. Họ thường la cà nơi quán rượu, trong xóm nghệ sĩ Saint-Germain des Prés. Tuy rượu đỏ và cà phê đen không có gì là xa hoa nhưng cũng có vẻ nhàn rỗi lắm. Cà phê đen cho Phạm Công Thiện những giây phút tĩnh mịch trong khung cảnh "Bay đi những cơn mưa phùn", còn rượu đỏ dành cho Cung Trầm Tưởng đỡ bồn chồn tấc dạ khi chưa thấy người yêu đến nơi hò hẹn:


          Từ tháp Eiffel nhìn xuống cầu vòm Alma trên sông Seine (Paris, Juillet 2014 - Ảnh: Trần Văn Nam)

      - Mùa thu Paris

      Trời buốt ra đi

      Hẹn em quán nhỏ

      Rưng rưng rượu đỏ tràn ly

      (Mùa Thu Paris)

      Một đặc điểm nữa của vòm trời nước Pháp nơi xứ sở lạnh, là cách ăn mặc. Về mùa đông buốt giá thì người nào cũng co ro khoác kín, khoác kín tấm thâm và khoác kín tâm sự của mình:

      - Tôi về bước bước đăm chiêu

      Tâm tư khoác kín sợ chiều lạnh thêm.

      (Khoác Kín *)

      Một vài đặc điểm có thể nào đại diện cho cả một vòm trời nước Pháp không? Có thể lắm. Theo tinh thần nghệ thuật chấm phá thì chỉ cần vài nét. Cũng như một cành trúc la đà, một con thuyền nhỏ trên sông lam, có thể hình dung cả một vòm trời và tâm hồn Đông Phương mà nay ta đã lâu rồi xa cách.


      (Trích trong sách “TRONG DÒNG CẢM THỨC VĂN HỌC MIỀN NAM – PHÂN ĐỊNH THI-CA HẢI NGOẠI”, xb. năm 2006)


      Trần Văn Nam

      Tác giả gởi bài và ảnh

      (*) Bổ túc của tác giả:


      Nguyên văn bài thơ “KHOÁC KÍN” của Cung Trầm Tưởng trong tập thơ do “Con Đuông” xb. năm 1973


      Trước năm 1975, tôi đã có một bài viết về văn-học, trong đó trích dẫn nguyên bài thơ “Khoác Kín” của Cung Trầm Tưởng (Tạp chí “Văn Học” số 119, số ra ngày 1/1/1971 tại Sài Gòn). Gần như nhớ thuộc lòng bài thơ ấy, nên trong bài “Hình Dung Một Vòm Trời Nước Pháp Qua Thơ Cung Trầm Tưởng” viết 30 năm sau (đăng trong Tạp chí Khởi Hành, Westminster-California, số tháng 12 năm 2002), và đã được đăng lại trên mạng điện-tử, tôi nhớ sai vài từ ngữ. Nay tôi xin cải-chính bằng cách chụp lại bài thơ ấy trong thi-phẩm “Cung Trầm Tưởng” do “Con Đuông” xb. năm 1973 (cùng lúc chụp lại hình bìa tập thơ để đóng góp tài-liệu).

      Thi-phẩm này hiện có trong tủ sách của nhà thơ Thành Tôn. Tập thơ ấy gồm 18 bài thơ lục bát của Cung Trầm Tưởng, theo thứ tự như sau vì không thấy có đánh số trang: Về Đây; Khoác Kín; Nghìn Xưa; Chiều; Tĩnh Vật; Ngoại Ô; Nghĩa Địa; Mưa Tháng Tám; Kỷ Niệm; Thân Phận; Đêm Sinh Nhật; Tuổi Thượng Đài; Nấm Xanh; Biển; Kiếp Sau; Công Chúa; Bài Ru; Viễn Du.

      Dưới đây là hình bìa Thi-phẩm và một trang thơ có bài “Khoác Kín”:


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Nghĩ Về Di-Cảo Mấy Ngàn Trang Của Một Nhà Thơ Yểu Mệnh Trần Văn Nam Nhận định

      - Tình Quê Tường Thuật Và Tình Quê Thăng Hoa Trong Thi Ca (Qua Thơ Đạm Thạch) Trần Văn Nam Nhận định

      - Giang Hữu Tuyên, Nhà Thơ Hải Quân Nhưng Tâm Hồn Hướng Về Châu Thổ Trần Văn Nam Nhận định

      - Có hay không sự chuyển đổi tình cảm trong thơ phổ nhạc Trần Văn Nam Nhận định

      - Trường ca khi ở trên tầng bình lưu Trần Văn Nam Thơ

      - Hà Nguyên Du đi giữa Duy Mỹ của Thơ Cũ và rất Hiện Đại của Thơ Tân Hình Thức Trần Văn Nam Nhận định

      - Với nhà văn Mặc Đỗ, ta biết thêm vài điều qua cuốn sách mới nhất của ông Trần Văn Nam Nhận định

      - Nhà Văn Lữ Quỳnh Viết Truyện Phản Chiến Ở Vị Trí Và Bối Cảnh Nào? Trần Văn Nam Nhận định

      - Dẫn Lược Từng Chương Tiểu Thuyết Danh Tiếng của Thomas Hardy Trần Văn Nam Giới thiệu

      - Chất Thơ Do Cảm Nhận Vài Kiến Thức Về Tư Tưởng Của Kant Và Hegel Trần Văn Nam Nhận định

    3. Bài Viết về nhà thơ Cung Trầm Tưởng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Cung Trầm Tưởng

       
      Cùng Tác Giả (Link-1)

      Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả ‘Mùa Thu Paris,’ qua đời ở tuổi 90 (Khôi Nguyên)

      Lục bát Cung Trầm Tưởng, một đóng góp lớn cho văn học (Du Tử Lê)

      Cung Trầm Tưởng ra mắt ‘tặng phẩm cuối đời’ biếu người yêu thơ (Lâm Hoài Thạch)

      Lục Bát Sinh Nhật (Viên Linh)

      Cung Trầm Tưởng – Tình sâu nghĩa nặng (Bùi Ngọc Tuấn)

      Cung Trầm Tưởng, Sự Thăng Hoa (Nguyễn Đức Tùng)

      Nguyên văn bài thơ “KHOÁC KÍN” của Cung Trầm Tưởng (Trần Văn Nam)

      Cung Trầm Tưởng - tiếng Việt, lời thơ (Bùi Ngọc Tuấn)

      Bài Phát Biểu Nhân Dịp Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng Ra Mắt Sách Ở Quận Cam (Trần Văn Nam)

      Hình Dung Một Vòm Trời Nước Pháp Qua Thơ Cung Trầm Tưởng (Trần Văn Nam)

      - Nói chuyện với nhà thơ Cung Trầm Tưởng   (Thụy Khuê)

      - Cổ dao Cung Trầm Tưởng   (Thụy Khuê)

      - Cung Trầm Tưởng   (RFA)

      - Hành Trình Vào Thế Giới Thơ Cung Trầm Tưởng   (Tản văn của Phan Ni Tấn)

      - Lục bát Cung Trầm Tưởng   (Du Tử Lê)

      - Phỏng vấn Cung Trầm Tưởng   (VIETHOME:)

      - Lần đầu đọc thơ Cung Trầm Tưởng   (Viên Linh)

       

      Tác phẩm của Cung Trầm Tưởng

       
      Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đọc Sách "Tragedy From A War Off Design" của Văn Nguyên Dưỡng (Cung Trầm Tưởng)

      - Ngôn Ngữ Và Không Gian Thơ Du Tử Lê

      - Thơ Cung Trầm Tưởng   (thivien.net)

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)