|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng
(Ảnh: Uyên Nguyên)
Trong thi ca, như Duy Trác đã từng nói: “Người ta chỉ thường làm thơ trước tình và sau tình. Chứ ít ai làm thơ, soạn nhạc khi ở trong tình”. Đúng như vậy, những bài thơ mong chờ, nhung nhớ, đầy thiết tha, say đắm của lúc “trước tình”, hay những bài thơ, bản nhạc rất hay đầy nuối tiếc, xót xa, cay đắng của “sau tình” rất nhiều. Người hát, người nghe người đọc cũng chỉ thích những sáng tác của “sau tình” và của “trước tình” . Hãy hỏi về những tác phẩm của “trong tình”, thì nhiều người bối rối.
Người thi sĩ kỳ tài của chúng ta, người phù thuỷ của ngôn từ: Cung Trầm Tưởng, với con đường thi ca dài hơn 60 năm, với những bài thơ làm rung động rất nhiều thế hệ người Việt, mà ta có nói là làm rung động hàng triệu người Việt, cũng không chắc đã sai. Thơ Cung Trầm Tưởng của “trước tình” hay “sau tình” cũng đã hay, mà thơ Cung Trầm Tưởng của “trong tình” lại càng hay. Không phải cái hay của tâm không thôi, mà còn là cái hay của trí. Không phải cái hay riêng của chủ thể, mà còn là cái hay chung của nhân gian. Đọc những bài thơ “trong tình” của Cung Trầm Tưởng thời trẻ tuổi, để thấy cái nồng nàn, tha thiết của những người trẻ tuổi yêu nhau trong hướng vọng đắm say, đọc những bài thơ “trong tình” của Cung Trầm Tưởng viết trong những thập niên 1980, 1990, cho đến bây giờ, để cả tâm thể chúng ta cùng thảng thốt trong những cơn chấn động kinh hoàng, và rồi cùng nhìn người mình yêu thương, nhìn người bạn đời của mình, nhìn mọi người trên đời mà nhủ thầm tạ ơn chúng ta cùng có nhau.
Vì thế, tôi xin ngợi ca thi sĩ Cung Trầm Tưởng, với những vần thơ TÌNH SÂU, NGHĨA NẶNG. Bởi vì chỉ có tình sâu nghĩa nặng tới cỡ Cung Trầm Tưởng, mới viết được cho vợ mình những câu như sau:
Mai sau ngủ gốc cây sồi
Làm thiên thu chiếc miếu ngồi thờ em
Ta vẫn thường nói: “Không vợ, đố mày làm nên”, hãy nghĩ kỹ xem, bạn có làm nên trò trống gì trên đời này, nếu bạn không có tình yêu thương, sự chăm sóc, lòng bao dung, lời hướng dẫn, khuyến khích và sự hy sinh của vợ bạn. Nếu người đó là người vợ ngoan hiền của bạn.
Đó cũng là lời Cung Trầm Tưởng nói với vợ:
Tình anh sương giá đầy sân
Cần em mái phủ cho thân ấm nhờ
Hãy nghe Cung Trầm Tưởng nói về người vợ, trong một đời sống còn khủng khiếp hơn cả địa ngục chín tầng, đời sống của những người tù cải tạo dưới chế độ cộng sản:
Mắt em hôm ấy lệ ngần
Tóc pha sương hẳn gian truân mút mùa
Ngó thân gầy thấy nghèo xo,
Cơm quên đòi bữa, lòng lùa lắm cay
Chợt nhìn vết nhẫn đeo tay
Đã quy thành cỗ ma chay mẹ chồng
Và
Về nhìn bậu cửa chiều trơn
Đã mòn lưng tựa, chẳng sờn thuỷ chung
Đêm khêu bấc lụn bập bùng
Đũa tre, chén sứ vô cùng thương nhau
Ôi! có lời nào, có lời nào tha thiết mà xót xa, nồng nàn mà cay đắng như lời Cung Trầm Tưởng kể về góa phụ của một người tù cộng sản:
Tròng trành nối với tròng trành
Thuyền về tắt tiếng hò mình gọi ta
Mình về bảng lảng mù sa
Mình đi mình để tha ma lại đời
Sáo rên rên níu chân người,
Cò rền rĩ quặn rối bời trần ai
Mẹ xưa khóc níu quan tài
Nàng giờ lệ đổ nối dài trường giang
Trường giang dài một lời than
Mảnh thuyền chết đuối, sầu mang đôi bờ
Tình yêu của người vợ không bao giờ nhạt phai, càng đắng cay, càng sâu đậm, những ác độc, hung hiểm trên đời không thể mảy may xúc phạm:
Lệ em thuần phác đưa chàng
Sống thân cách trở, chết ràng hồn nhau
Bồng bềnh bồng bến bồng nao…
Chờ em đi thả neo sao biển trời
Mẹ ru con ngủ à ơi!
Nghìn câu vãn tống góp lời nuôi con
Nếu mai sau Đất Mẹ còn
Nhìn mây khuyên vấn tang Hòn Vọng Phu
Xin bạn hãy cúi đầu, im lặng, đọc thầm trong tâm tưởng mình những câu thơ này của Cung Trầm Tưởng, để thấy tình người vợ Việt Nam sâu chín tầng đất, rộng chín tầng trời:
Mỵ Châu ngày ấy khóc chồng
Có giàn giụa máu lệ hồng như nay?
Có thời đại nào, có cõi trần nào mà người vợ đành phải hẹn ngày làm giỗ ngày này sang tháng nọ, như cái thời của những kẻ giết người này:
Ma chay cỗ ván nợ nần
Giỗ đầu đã khất nhiều lần tà dương
Thơ hay phải có đủ 5 yếu tố: Ý, Tình, Hình Ảnh, Nhạc Điệu và Ngôn Ngữ. Trong tất cả những câu thơ tôi vừa dẫn đọc, bạn thấy không, cả 5 yếu tố đó ở trên mức tuyệt đỉnh.
Nói về tình sâu nghĩa nặng trong thơ Cung Trầm Tưởng, là nói mãi không hết, mà thời lượng giới hạn của buổi hôm nay đã chỉ cho phép chúng ta gợi lên một đôi điều sơ lược, nhắc đến một vài câu trong hàng ngàn câu thơ của ông.
Vậy nên, xin bạn, khi về nhà đêm nay, trong tĩnh lặng của tâm hồn, hãy đọc những vần thơ Cung Trầm Tưởng viết về vợ, để thấy người vợ Việt Nam, người vợ chung thủy, người vợ bao la tình, người vợ dịu dàng mà vững chắc, mà cuồng phong, mà hung hiểm không thể làm sờn nhạt.
Hãy đọc thơ Cung Trầm Tưởng để yêu người, yêu đời và yêu mình nhiều hơn.
Bùi Ngọc Tuấn, Minnesota, tháng 6, 2014
- Cung Trầm Tưởng – Tình sâu nghĩa nặng Bùi Ngọc Tuấn Nhận định
- Trần Tuấn Kiệt, Mây Phiêu Du Bùi Ngọc Tuấn Hồi ức
- Cung Trầm Tưởng - tiếng Việt, lời thơ Bùi Ngọc Tuấn Giới thiệu
• Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả ‘Mùa Thu Paris,’ qua đời ở tuổi 90 (Khôi Nguyên)
• Lục bát Cung Trầm Tưởng, một đóng góp lớn cho văn học (Du Tử Lê)
• Cung Trầm Tưởng ra mắt ‘tặng phẩm cuối đời’ biếu người yêu thơ (Lâm Hoài Thạch)
• Lục Bát Sinh Nhật (Viên Linh)
• Cung Trầm Tưởng – Tình sâu nghĩa nặng (Bùi Ngọc Tuấn)
• Cung Trầm Tưởng, Sự Thăng Hoa (Nguyễn Đức Tùng)
• Nguyên văn bài thơ “KHOÁC KÍN” của Cung Trầm Tưởng (Trần Văn Nam)
• Cung Trầm Tưởng - tiếng Việt, lời thơ (Bùi Ngọc Tuấn)
• Bài Phát Biểu Nhân Dịp Nhà Thơ Cung Trầm Tưởng Ra Mắt Sách Ở Quận Cam (Trần Văn Nam)
• Hình Dung Một Vòm Trời Nước Pháp Qua Thơ Cung Trầm Tưởng (Trần Văn Nam)
- Nói chuyện với nhà thơ Cung Trầm Tưởng (Thụy Khuê)
- Cổ dao Cung Trầm Tưởng (Thụy Khuê)
- Cung Trầm Tưởng (RFA)
- Hành Trình Vào Thế Giới Thơ Cung Trầm Tưởng (Tản văn của Phan Ni Tấn)
- Lục bát Cung Trầm Tưởng (Du Tử Lê)
- Phỏng vấn Cung Trầm Tưởng (VIETHOME:)
- Lần đầu đọc thơ Cung Trầm Tưởng (Viên Linh)
• Đọc Sách "Tragedy From A War Off Design" của Văn Nguyên Dưỡng (Cung Trầm Tưởng)
- Ngôn Ngữ Và Không Gian Thơ Du Tử Lê
- Thơ Cung Trầm Tưởng (thivien.net)
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |