|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Bùi Giáng Đinh Cường vẽ
(1926 - 7.10.1998)
Cách đây khá lâu, trong cuộc đời làm thầy giáo tỉnh lẻ, lúc tạm dứt cuộc đời làm sinh viên ở Hà Thành, tôi hân hạnh có được ba người đệ tử - có thể gọi là đệ tử được không nhỉ, vì tôi không lập một môn phái nào đế trở thành là sư phụ của họ. Đúng hơn là ba người em lớn thân thương, lỗi lạc. Đó là Bùi Giáng, Tạ Ký, và Nguyễn Thùy.
Không lớn hơn họ bao nhiêu tuổi và cũng là đồng hương. Họ học với tôi từ lớp nhỏ ở bậc trung học Pháp như Bùi Giáng, Nguyễn Thùy; từ hết cả bậc trung học ở trong bưng rồi về thành Huế, và rồi sau này là đồng nghiệp với mình như Tạ Ký.
Ở xứ Quảng xa xăm, Bùi Giáng từ miền sông Thu Bồn đổ xuống, Tạ Ký từ miền núi Quế tạt ra, Nguyễn Thùy từ Phước Tiên đến, là những “du học sinh” lặn lội ra thành phố Hội An, khá văn minh, thoáng mùi nước mắm, cá, tôm hăng hắc, và thơm mùi á phiện trong các phố hẹp có đông đảo các chú khách Tàu. Một trường trung học tư thục nho nhỏ - trường Viên Minh - mọc lên trên bờ sông Hội An chi chít ghe thuyền, phảng phất nhộn nhịp thời phố Hiến Chúa Trịnh vào cuối thế kỷ 17. Ở trường này, những ông giáo từ Hà Thành hoa lệ đổ dồn về dạy học tạm sống qua ngày. Đó là nhà thơ Lưu Trọng Lư, rồi nhà thơ lấy vợ luôn ở đó, nhà văn Phạm Văn Hạnh của nhóm Tinh Hoa Hà Nội và chúng tôi, ba bốn người của địa phương xứ Quảng Nam - Đà Nẵng.
Nhắc đến bộ ba Nguyễn Thùy, Bùi Giáng, và Tạ Ký ngày nay kẻ mất người còn. Có người trong hiện tại vẫn gọi tôi là thầy như Bùi Giáng và Nguyễn Thùy; có người để được thân mật hơn đã bỏ lối xưng hô “thầy-con” từ bao giờ mà gọi bằng tiếng “anh-em” ngọt xớt như Tạ Ký. Tôi thật vô cùng bùi ngùi về bao nhiêu hoài niệm cũ ray rứt được sống với họ trên mảnh quê hương, đất nước suốt từ thời bình đến thời loạn lạc. Nhớ về họ, tôi cũng không có chút hậu ý nào lấy cái thực danh và chân tài của cả ba, làm cái hư danh phảng phất cho chính mình.
Cả ba: Nguyễn Thùy, Bùi Giáng, và Tạ Ký đều có quan niệm sống lạ thường là bất cần dư luận và miệng thế gian, qua nhiều lần tâm sự với tôi như Tạ Ký và Bùi Giáng. Họ có nhiều dị biệt mâu thuẫn thay! Mà tương đồng. Cuộc đời họ không gian truân chìm nối nhiều lắm, nhưng mỉa mai thay cả ba nuôi dưỡng trường kỳ tâm trạng bất đắc chí, chung thân bất mãn lại có vẻ như hận đời chút chút. Tuy tỷ lệ có khác nhau, cả ba đều “bất bình thường” nay đến độ “bệnh hoạn” như Bùi Giáng. Họ có tài vượt chúng do trí sáng tạo đặc biệt của mình. Và ở đây, “bất bình thường” rất đúng là dấu hiệu của tài hoa. Đã có lần, nửa đùa nửa thật, tôi nói với Giáng, Ký, và Thùy: “Tuy lớn hơn các em không bao nhiêu tuổi, nhưng nếu còn sống lâu thì anh sẽ viết cho cả ba, mỗi người một tiểu sử với tâm tình và nhiều giai thoại lặt vặt làm thành những mẩu “đời văn” ngồ ngộ cho văn học sau này.
BÙI GIÁNG
Từ năm 1943 ấy, Bùi Giáng thôi học ở Hội An, rồi lui về cố hương làm Tô Vũ Mục Dương (chăn dê) ở Trung Phước miền rừng núi xứ Quảng. Theo nhiều người cho biết, Giáng nghêu ngao làm thơ, ca hát điên khùng suốt năm tháng. Lúc tôi gặp lại ở Sài Gòn thì Bùi Giáng đã thôi dạy học tư để cầm cọ bôi mực loay hoay vẽ tranh trong một căn nhà lụp xụp ở ngõ hẻm Trương Minh Giảng và Giáng cũng vừa in xong mấy cuốn sách giáo khoa luận đề về Chu Mạnh Trinh, Tản Đà, ở nhà xuất bản Tân Việt, tiền tác quyền không có bao nhiêu nên Giáng cũng là “con bà cả Đọi”. Giáng khoe đã thực hiện được hơn100 bức tranh tuyệt phẩm trên giấy bản. Tôi đã mang về bán giùm cho Giáng một số nhưng chẳng ai mua vì không ai hiểu nổi công trình của họ Bùi. Ai nhìn vào cũng chỉ thấy một màu sắc rối nùi, tăm tối. Giáng đã vẽ theo khuynh hướng sáng tạo riêng của mình, nhằm vào chủ đề tư tưởng trong tâm thức của Giáng, một phần minh họa những giá trị tư tưởng ẩn tàng qua các thần thoại cổ Hy Lạp, cộng thêm với những ý tưởng và ý hướng của Đạo học Đông Phương, nên chẳng một ai hiểu nổi.
Có một điều thực là dễ thương và đáng ghi nhớ hoài ở ba đệ tử “khả úy” của tội là họ rất mực thương người thầy cũ và cũng là người anh của họ bằng cách nâng đỡ tôi về vật chất lẫn tinh thần, với khả năng có thể của mình mỗi khi thầy đi tù về. Sau Hiệp Ước Genève, từ trại tù Việt Minh rừng cao, núi thẳm. Ở trong bưng về, tôi xin dạy ở trường Trung học Khải Định, Huế, thì đã thấy ngay trong lớp Đệ Nhất tôi dạy có người học sinh cũ là Tạ Ký rồi. Thế là Ký tìm đến thăm viếng thường xuyên, giúp đỡ vặt vãnh trong lúc vợ con tôi nheo nhóc, trong tình trạng chưa phục hồi vật chất đến tinh thần.
Còn Thùy mời tôi vào dạy tư thục mà Thùy mới mở khi tôi ở tù Phú Quốc về. Giữa Sài Gòn nhộn nhịp và giàu có, tôi không có một xu dính túi. Cũng như Tạ Ký, Bùi Giáng lăng xăng hối thúc tôi viết bài và thân hình đạp xe đi bán các tòa soạn để “cứu khổ, cứu nạn”. Như bài “Thời Gian và Con Người” của tôi, Giáng đã bán cho ông Hoàng Minh Tuynh lại vừa bán cho Diễn Đàn Thi Văn của đài phát thanh Sài Gòn. Khi nhà báo trả tiền nhuận bút, Giáng chạy bay đến nhà tôi vừa trao tiền vừa mừng rỡ và còn khoe: “Có cả hai bài, bài của thầy và bài của em nữa trong số này. Thầy giữ kỹ số báo Mai này làm “kỷ niệm”. Và bài của Giáng trong số báo Mai ấy nhan đề là “Người Tây Phương Nhìn Đức Khổng” (Mai, 10-07-1961). Bài báo của Giáng được giới độc giả trí thức, học giới và một số người ngoại quốc nghiên cứu về Đông Phương nhiệt liệt ca ngợi, trong số ấy có Linh mục Bửu Dưỡng và R.P. Cras. Bài báo đã báo hiệu sự xuất hiện một nhà-văn-tư-tưởng (écrivain philosophe) lớn trên văn thi đàn nước Việt là họ Bùi và Bùi Giáng được nổi tiếng từ đó. (Bài viết về Đức Khổng của Bùi Giáng trả lời cha Cras đăng tải trên số báo sau này. Hiện tôi có đem ra ngoài nước số báo Mai ấy).
Có lần Giáng bị sa thải, không cho dạy tư tại trường Tân Thanh Sài Gòn của ông Phan Út, nên tôi đến năn nỉ ông ta cho Giáng dạy lại thì ông ta phân trần: “Giáng hại tôi rồi! Tan cả một lớp đệ ngũ đông học sinh”. Một buổi tối trời, Giáng đến lớp, mặc trong mình bốn chiếc áo sơ-mi. Đang giảng bài say sưa, Giáng bỗng nhiên cởi trần từng chiếc, bỏ trên bàn thầy giữa sự ngơ ngác của toàn thể học sinh, rồi Giáng bảo lũ nhỏ ấy cùng Giáng leo lên lầu thượng, đoạn Giáng lấy ngón tay chỉ lên mặt trăng mà la lớn: “Kìa các em hãy nhìn lên cao kìa! Chân lý đó!”. Thế là học sinh rủ nhau lên văn phòng phản đối vị giáo sư khùng ấy rồi xin thôi học. Lúc Giáng không còn dạy ở một trường tư nào nữa thì Giáng lại viết sách giáo khoa cho nhà xuất bản Tân Việt và các sách Giáng viết như về Tản Đà, Chu Mạnh Trinh, Tôn Thọ Tường, Phan Văn Trị v.v... đúng là những tiểu luận, ý tứ tùy hứng, lạc đề, mông lung, và mới lạ, hơn là đi vào khuôn khổ cổ điển của lối văn cử nghiệp của sách giáo khoa.
Giữa Nguyễn Thùy và Bùi Giáng vẫn có nhiều bất đồng ý kiến nhẹ nhàng về nhận sinh quan, về suy tư, về xử thế, cả hai gặp nhau ở điểm triết lý là rất mộng mơ, khác đời, tự bản năng, không cố ý. Người bạn văn chương thường lay động cái cô đơn tâm thức của Giáng là cố thi sĩ Hoàng Trúc Ly mà Giáng ái mộ cả thi tài lẫn bản tính.
Thường sau một thời kỳ nằm ở nhà hay ở chùa, không thèm ăn, cũng chẳng thèm đọc sách, chẳng nói đến văn chương hay thi phú, Bùi Giáng tỉnh dậy với cái gánh lỉnh kỉnh đồ vật dơ dáy lượm lặt dọc đường, rối Giáng đi đây đó đi khắp phố phường, nghêu ngao thơ phú, có khi gián tiếp “chửi” chế độ (cộng sản), đem cả Chúa, Phật, Khổng, Trang, Heidegger, Nguyễn Du, và cả Hồ Chí Minh ra “đùa giỡn”, bảo là thầy, là bạn, là tiền thân, đương thời, hậu duệ, là sư huynh, sư đệ, là em, là “học trò” của Giáng. Cái khùng đó không rõ do từ cái “điên loạn” hay do một dụng ý mơ hồ nào, thật khó lòng đoán định. Có khi Giáng đứng ngay giữa đường làm cảnh sát công lộ, có khi chọc cán bộ, chê đó rồi mỉa mai khen đó, có khi chọc trẻ em, chọc người qua đường, miệng vẫn nghêu ngao, lảm nhảm mọi điều, vừa chửi vừa đề cao, chẳng ai rõ thực sự Giáng muốn nói cái gì. Mọi người cho là “khùng”, là “điên”, chỉ nhìn mỉm cười rồi bỏ đi. Một đôi kẻ cự nự, gây gổ thì Giáng hì hì xin lỗi hoặc “trận thượng” lại với cặp mắt hừng hực lửa khiến người đối diện đôi lúc khiếp vía.
Giáng không hề để ý đến ăn, ngủ, quần áo. Quấn vào người đủ mọi thứ áo quần, dài có, ngắn có, đủ màu, bỏ đủ mọi thứ lượm lặt được vào bao túi, lại còn mang một cái sắc trên tay, trên vai; ăn bất kỳ lúc nào, sắn, khoai, cơm, bánh mì hội, thiu gì cũng được, ăn ngay giữa đường, giữa chợ; ngủ ở chùa, ở nhà bạn, có khi ngủ ngay trên đống rác, giữa đường hay lề đường, nơi hàng hiên nhà ai đó. Giáng nhiều lúc đi đường, đứng hoài bên một bàn khách đương ăn, đợi khách ăn xong là húp lấy, ăn lấy những gì còn thừa. Đã thế lại còn “khen” hoặc nói bóng nói gió về các khách đang ăn, không tục nhưng thật ra không ai hiểu ra sao khiến khách nhiều lúc vừa thẹn, vừa cười như được khen tặng hết lời. Nhất là các khách vợ chồng hay bồ bịch đang ngồi ăn thì Giáng nói một hồi khen ngợi “giai nhân” và chàng trai diễm phúc “tu mấy kiếp” mới được giai nhân như vậy. Đội người thấy ngồ ngộ kêu cho Giáng một tô phở, hay hủ tiếu, Giáng từ chối; nhưng khi khách nài ép, thì Giáng bưng tô đó ra lề đường, ăn, húp, đôi khi liếm sạch cả tô rồi hề hà khen ngon, ca ngợi đây là bát cơm “Phiếu Mẫu”, là “tấm lòng Bồ Tát” đã ban cho. Một lần, cũng lối đó, Giáng bị một người khách trẻ đang ngồi ăn với “bồ” xua đuổi vì thấy Giáng dơ dáy, nhưng Giáng không đi, còn lè nhè đủ thứ nên bị khách xô ngã, đánh đến bầm mặt. Giáng vừa chạy, vừa chửi rủa, đến nhà Nguyễn Thùy, bảo Thùy đi với Giáng đến đánh cái tên “mất dạy” ấy. Thùy cũng đi, không phải để đánh mà để giải thích thôi, nhưng đến nơi thì khách đã đi mất, lần ấy là tại một quán đường Ngô Gia Tự (Minh Mạng cũ) gần nhà Thùy.
Giáng có lần chọc cả khách ngoại quốc. Một lần, lang thang xuống đường Tự Do, thấy một cặp vợ chồng Liên Xô đang đứng, nói năng gì đó, Giáng nhảy đến “bóp” nhũ hoa cô gái, cô gái hoảng hốt chạy, chồng cô ta nhìn Giáng thấy kỳ cục, cho là “điên” nên chỉ cười. Giáng quay lại lấy cái bị “cái bang” của mình thì hai công an đến chận hỏi Giáng sao làm chuyện bậy bạ, Giáng trả lời: “Tôi muốn xem bình sữa Liên Xô nuôi nổi dân ta được bao lâu thôi mà!”
Giáng đặc biệt thương đàn bà, con gái, và trẻ nít. Những bà cụ, những bà hàng rong, hay buôn bán lẻ ở các chợ, Giáng thường dừng lại hỏi han, chọc phá, bông đùa, đọc thơ, kể chuyện bông lông, nói đến Phật, nói đến Chúa một cách đùa giỡn để chọc vui các bà. Giáng đau xót vô cùng trước cảnh những người già, tật nguyền, khổ sở, khóc than nhưng Giáng đành tìm cách quên đi, không nhắc đến vì có lẽ các cảnh đó quá nhiều, nhan nhản khắp nơi mà “từ bi” thương xót đến bao nhiêu cũng không gỡ được. Giáng tức tối và can thiệp ngay những cảnh người cha, người mẹ đánh con tới ngất xỉu, chảy máu, bầm mình hoặc mắng con bằng những lời độc địa, tàn nhẫn. Vì thế Giáng thích chơi với con trẻ, mặc cho chúng chọc ghẹo, quậy phá, nhiều lúc ném đồ dơ , liệng đá vào người. Nhiều bà già, nhiều bà buôn bán, hay các cô hàng thuốc lá dọc đường cũng thích nói chuyện với Giáng, như tìm được nơi Giáng những lời an ủi, chia sẻ và tin tưởng nào đó. Nhiều trẻ con quyến luyến Giáng, chạy theo Giáng, xách túi “cái bang” cho Giáng, che chở Giáng và nhiều khi mua cả quà (chuối, đu đủ, bánh mì, hoặc cơm) đem đến cho Giáng, lay Giáng đang ngủ ở lề đường dậy ăn để cùng chúng rong chơi. Có được tiền, Giáng đem cho lũ nhỏ hoặc đến mua đủ thứ nơi các bà, các cô, các chị bán hàng rong, dù Giáng mua mà chẳng dùng lại đem cho người khác. Giáng đi đường lượm từng khúc củi, từng chiếc bao nylon đem cho các bà hay cho Nguyễn Thùy. Nhiều lần Giáng đến nhà Thùy, giở bọc “cái bang” lấy ra nào chuối, nào bánh mì, cơm khô, thịt kho nhận được từ đâu đó, để cả mấy ngày hội, thiu cùng ăn với Thùy, bắt Thùy phải ăn, Thùy giẫy nẩy nhưng đôi lúc cũng chiều lòng.
Hai người nữ mà Giáng thường nói đến là Kim Cương và ni cô Trí Hái. Giáng gọi là “mẫu thân”. Nhiều lúc Giáng đùa khá tục. Với Kim Cương, Giáng thường nhắc đến trong nhiều thơ và nhiều đoạn trong sách và cứ thưòng mong được “Kim Cương đái trên mồ mình”. Mặc dù Giáng hay đùa sỗ sàng nhưng ni cô Trí Hải và Kim Cương không bao giờ giận Giáng, lại còn tiếp đãi ân cần và quí trọng, nhất là Kim Cương, Giáng bô bô la lên: “Cô Kim Cương có mấy cái.. Cô Kim Cương có ba cái.. cái.. (xin không nói, rất tục). Lũ nhỏ chạy theo cũng bắt chước Giáng mà la lên. Một hôm, Giáng kể lại, trong khi Giáng vừa đi vừa la hét như thế, Kim Cương mở cổng, chạy ra, lôi Giáng vào nhà rồi than: “Anh Giáng ơi! Anh thương Kim (Kim Cương thường gọi mình là Kim) thì xin anh đừng giỡn lối đó, tội cho Kim mà! Kim ra đường, bọn nhỏ cứ bắt chước anh gọi như thế thì Kim còn dám nhìn ai nữa!”. Với Kim Cương, cả Giáng và Thùy đều mến, tuy Thùy không mấy tán thành cái tài “đóng kịch” của nữ nghệ sĩ này. Cả hai đều nhìn thấy nơi Kim Cưong cái “tinh thần xã hội” khá đẹp, và có lẽ do tinh thần xã hội này mà Kim Cương đã bị quyến rũ bởi cộng sản để trở thành “cán bộ cái” khả ố của cộng sản. Cuộc đời Kim Cương, nhất là về mặt tình ái , cũng rất đáng thương mà Kim Cương đã nhiều lần thổ lộ với Nguyễn Thùy. Có lần, Thùy bảo Kim Cương: “Hay là cô lấy anh Giáng làm chồng đi!”. Kim Cương trả lời: “Cũng được lắm. Nhưng mà chịu không nổi ảnh đâu, anh Thùy ơi!”. (Xin nói Kim Cương là bạn thân của vợ Thùy). Một lần nghe Thùy nói về chính trị, phê phán chế độ cộng sản, Bùi Giáng đề nghị Thùy cùng ra Hà Nội để gặp Nguyễn Văn Linh, đưa ra kế sách cứu nước, xây dựng đảng về kinh tế, văn hóa. Giáng thì ngao du, nói bóng gió đây đó, còn Thùy thì bàn kế hoạch. Nhưng theo Giáng thì cả hai cũng chẳng được Nguyễn Văn Linh tiếp đâu và sẽ quăng kế hoạch vào sọt rác nên phải có Kim Cương cùng đi. Kim Cương có thể nói để Nguyễn Văn Linh chịu tiếp và chịu nghe đề nghị, vì Kim Cương, theo Giáng là “quốc mâu” hiện nay mà!
Có lần Giáng đi bụi đời rồi nằm luôn, ngủ đêm nơi lề đường Trương Minh Giảng nên bị cảnh sát cộng sản bắt Giáng giải về công an phường. Giáng la to lên giữa đường: “Ôi Bác Hồ ơi! Bác Hồ ơi! Lúc bác trốn ra nước ngoài, nằm lê nằm lết, ngủ bụi, ngủ bờ nơi Paris, nói là để tìm đường cứu nước, cứu người vô sản - có thiệt không đó Bác? – Thế mà bọn thực dân để bác ăn ngon ngủ yên. Bây giờ Cách Mạng thành công, đất nước được giải phóng, thế mà công an của Bác lại hành hạ, bắt bớ người vô sản ngủ bờ ngủ bụi đây này, Bác Hồ ơi!” Tên công an giải Giáng đi nói với Giáng: “Anh nói gì thì nói, chửi gì thì chứi, nhưng đừng động đến Bác Hồ đấy nhé!”.
Nhiều lần Giáng bị cộng sản bắt đưa vào nhà thương Chợ Quán, chính Nguyễn Thùy đã đi lãnh ra hai lần, và một bà sự (hình như chùa Theravada) cũng đã lãnh Giáng một lần. Ngày 29-4-75, cũng chính Nguyễn Thùy đã bảo lãnh Giáng ra khỏi phường công an Việt Nam Cộng Hòa (phường 1 gần nhà Thùy ở chung cư Minh Mạng).
Tất cả những bất bình thường mà người đời cho là khùng điện của Bùi Giáng trong cuộc sống bụi đời, trong văn thơ, trong suy tư, trong tiếp vật xử thế, ứng xử của họ Bùi, phân tích đến cũng có nhiều nguyên nhân ẩn tàng trong tiềm thức và vô thức của Giáng qua nhiều tác động sau:
- Trước hết, do tác động của những ẩn ức sinh lý từ lâu đời đến ngày nay. Giáng hình như có yêu một thôn nữ ở vùng quê của Giáng, nhưng vẫn là yêu trộm, nhớ thầm đến ngày rời bỏ ruộng đồng ra thành. Rồi ở Sài Gòn, Giáng âm thầm si mê nhiều người đẹp, có khi là những giai nhân qua đường, nhưng không bao giờ Giáng thổ lộ với ai mà chỉ biểu hiện bằng thái độ và cử chỉ rất dễ thương. Mến một nữ sinh viên Đại Học Sư Phạm tên là H.H.T.V., Giáng tìm đến trường giữa giờ giáo sư đang giảng bài, réo tên cô ra nói chuyện với Giáng và mạt sát thậm tệ các giảng viên cộng sản tại trường Đại Học Vạn Hạnh (Đại Học Sư Phạm được cộng sản dọn về Đại Học Vạn Hạnh) là không đáng xách dép cho cô chứ đừng nói đến giảng dạy. Cô nữ sinh viên này rất trẻ, không đẹp nhưng rất duyên dáng (bạn tình của Thùy), thông minh, dạn dĩ và rất giỏi Anh văn. Bùi Giáng có lần đưa thơ tiếng Anh cho cô đọc, dịch và giảng, cô đã khiến Giáng ngạc nhiên, nhiều lúc gọi cô là “Thánh Nữ”, “Tiên Nương”.
Một hôm, tại nhà Thùy, Thùy đi đâu vắng, Giáng quì xuống trước cô, bảo cô hãy đặt bàn chân cô lên đầu mình và cho Giáng hôn chân. Năm1985 hay 1986 gì đó, bỗng nhiên có hai cô, một cô là Đ.N.L.H. (giáo viên cấp ba, người Huế) và một cô nữa (hình như là cháu của nhà văn Cung Giũ Nguyên - cô bảo thế) xách đồ đạc đến nhà Thùy và ở luôn cả hai tháng. Giáng đến, thấy thế cũng ở luôn với Thùy (Giáng từng đến nhà Thùy như thế), hai cô sợ quá, nhưng rồi chính sau này cô giáo viên cấp ba (rất trẻ, chừng 24 tuổi thôi) lại rất mến trọng Giáng, thường la cà với Giáng tại nhiều quán cà phê, nhiều lúc rất tình tứ khiến nhiều khách trong quán rất ngạc nhiên. Chính cô H.H.T.V. nói trên cũng từng làm như thế. Có điều đáng nói là Giáng tuy đùa giỡn thất thường, có la hét lung tung nhưng với người tỏ ra thông cảm với Giáng thì Giáng lại không một cử chỉ hay lời nói cợt nhã, bậy bạ nào. Vì thế, tuy rất để tâm đến vẻ đẹp của Mỹ Hạnh (vợ Thùy, hoa hậu Lục Tỉnh tại An Giang, năm 1957), Giáng vẫn kính trọng, không tỏ ra một lời gàn dở nào cả, cả Mỹ Hạnh cũng rất mến Giáng.
Trong “Tư Tưởng Hiện đại”, tác phẩm có phần triết của Giáng và các thi phẩm như Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột, không thiếu những từ, những lời khá tục tĩu, văng ra một cách bất ngờ, sắp vận để trở thành thơ. Về sau, khi đem in các bản văn và chính những nhà xuất bản đã gạt đi bớt, tuy thế vẫn còn mùi ẩn ức sinh lý của kẻ tài hoa là Bùi Giáng, Giáng tự coi mình là “Bán dùi”, là “Bốn lùi”. Nghĩ ra, tất cả đáng yêu, đáng thương hơn là đáng trách.
- Trong những lần nói chuyện với tôi, với Tạ Ký và có thể với nhiều người khác, Giáng có mặc cảm hơn người và độc đáo trong sáng tạo tư tưởng. Văn thơ của Giáng, theo Giáng, tuy thế, vẫn hầu như bị một thế lực văn hóa, về phe tư bản nào đó nhận chìm (nhất là sau khi căn gác Giáng đang ở bị cháy, đốt toàn bộ sách vở và không cho ngóc đầu lên được. Giáng cũng hận rất nhiều khi viết bài ca ngợi một số bạn văn do yêu cầu nhờ cậy của họ, hoặc do tìm thấy được một đôi câu, một đôi đoạn khá đẹp, nhưng rồi sau đó, số người này được thời rồi lại phê bình, đã kích, gièm pha Giáng. Do đó, Giáng có mặc cảm không tốt đối với văn nghệ sĩ đương thời và đâm ra “thù nghịch” với một số văn đoàn quen biết lúc bấy giờ.
- Nhưng sâu xa và suy đến cùng, thái độ, tâm trạng, xứ sự nửa say nửa tỉnh và khi tỉnh, khi say của Bùi Giáng, tất cả cái bất bình thường ấy nằm trong một sự bế tắc nan giải về tư duy và tư tưởng của Bùi Giáng. Giáng đọc rất nhiều Khổng, Phật, Lão và viết về Khổng, Lão, Phật rất siêu bằng những luận giải và tìm hiểu độc đáo của mình. Nhưng hầu như Giáng ngã hẳn về Phật và Trang Chu, cho đấy là nguồn sinh khí và tâm lực của Đông phương mà chưa ai lĩnh hội đến cùng như Giáng. Cái rong chơi với mớ đồ lỉnh kỉnh, nhớp nhúa trên vai rồi bạ đâu ngồi đó, yên nghỉ và nói làm xàm hoặc la hét của Giáng, Giáng tưởng chừng như một hình thức hiện đại của Bồ Đề Đạt Ma hay của Trang Tử ngao du thiên hạ.
Giai thoại về Bùi Giáng còn nhiều. Bất kỳ ai sống ở Sài Gòn trong những thập niên 60, 70, 80 và sau này nữa cũng có ít nhiều câu chuyện về Bùi Giáng, chắc khó có một ai không nhớ một câu chuyện lạ đời về Bùi Giáng. Ngay cả Nguyễn Thùy thân thiết với Bùi Giáng bị mắng chửi nhiều khi thậm tệ, cũng như từng bàn bạc, cãi cọ và gây gổ nhau như điên, cũng bảo không thể phân tích thế nào cho thật đúng về con người và văn thơ Bùi Giáng.
Đến nay, qua bao biến chuyến dị kỳ của lịch sử dân tộc, qua bao tang thương đổ vỡ của Tổ Quốc, số người Việt trước đây từng không chấp nhận và có thái độ chẳng thiện cảm nào đối với con người "Trung niên đười ươi thi sĩ” ấy, hẳn nhiên ngậm ngùi về thái độ của mình đối với kẻ đã chiêm nghiệm và đã sống trước cái dòng lịch sử oái ăm, cái bi kịch của cõi thế đắm chìm trong thị phi, sai biệt.
Bùi Giáng vẫn có lối sống đó tại Việt Nam hiện nay và có thể không bao giờ thay đổi được. Nguồn vui mà Bùi Giáng mơ màng thấy trong tư tưởng và trong những giấc mơ trong những lần ngủ vùi trên những đống rác sau cơn “điên”, niềm vui đó chưa đến với Giáng cũng như với mọi người, với đất nước quê hương. Văn thơ cùng tư tưởng của Bùi Giáng đi vào lịch sử văn học đất nước, đánh dấu một giai thoại về Bùi Giáng sống cùng những cái “điên loạn, ngông khùng” của Giáng, cũng sẽ được nhắc nhở hoài trong văn chương, văn học.
Gần đây trên báo chí hải ngoại, nhiều bạn nói về Bùi Giáng. Là người gần gũi Bùi Giáng khá nhiều từ hồi thư sinh của Giáng đến khi trưởng thành “lỗi lạc điên loạn”, tôi đóng góp thêm những hiểu biết thú vị của mình cộng với nhiều kể thuật chính xác của vài bạn khác về Bùi Giáng trước và sau 1975. Gọi là phác họa chung chung một bức chân dung đa dạng, cùng tư duy, tư tưởng phức tạp của thiên tài Giáng qua các tác phẩm của Giáng, một con người, đúng hơn là một hiện tượng, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nghĩa hẹp và nghĩa rộng - mà chắc sẽ còn có nhiều người nhắc đến trong nền văn học, văn hóa Việt Nam hiện đại.
VŨ KÝ, Bruxelles
- Viết về Thi nhân Bùi Giáng Vũ Ký Tạp luận
• Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)
• Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)
• Vài Liên Tưởng Phân Tâm Học Qua Thơ Bùi Giáng (Hoàng Dung)
• Viết về Thi nhân Bùi Giáng (Vũ Ký)
• Bùi Giáng Qua Cái Nhìn Của Nguyễn Huệ Nhật (Nguyễn Huệ Nhật)
• Những buổi chiều nghệ thuật (Viên Linh)
• Một Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng (Mai Thảo)
• Viết vào Bùi Giáng mong manh... (Đỗ Quyên)
• Bùi Giáng, Càng điên, càng tỉnh; càng già, càng lãng mạn (Nguyễn Hưng Quốc)
• Bùi Giáng và nỗi lòng Tô Vũ (Phạm Xuân Đài)
• Bùi Giáng: Trung Niên Thi Sĩ (T. V. Phê)
• Những Giai Thoại Về Bùi Tiên Sinh (T. V. Phê)
Talawas (từ 1 - 16) (Nhiều tác giả)
• Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)
• Thân Phận Của Hồ Xuân Hương (Bùi Giáng)
• Đi Vào Cõi Thơ Hoài Khanh (Bùi Giáng)
• Phụng Hiến (Hồng Vân ngâm) (Bùi Giáng)
- Thi Ca Tư tưởng (Đi Vào Cõi Thơ II)
Thơ Bùi Giáng trên mạng:
• Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)
• Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)
• Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)
• Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)
• Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)
Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng, Quyển Hạ
Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)
Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)
Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)
Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)
Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):
Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)
Sách Xưa (Quán Ven Đường)
Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)
(Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)
Hướng về miền Nam Việt Nam (Nguyễn Văn Trung)
Văn Học Miền Nam (Thụy Khuê)
Câu chuyện Văn học miền Nam: Tìm ở đâu?
(Trùng Dương)
Văn-Học Miền Nam qua một bộ “văn học sử” của Nguyễn Q. Thắng, trong nước (Nguyễn Vy Khanh)
Hai mươi năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975 Nguyễn văn Lục
Đọc lại Tổng Quan Văn Học Miền Nam của Võ Phiến
Đặng Tiến
20 năm văn học dịch thuật miền Nam 1955-1975
Nguyễn Văn Lục
Văn học Sài Gòn đã đến với Hà Nội từ trước 1975 (Vương Trí Nhàn)
Trong dòng cảm thức Văn Học Miền Nam phân định thi ca hải ngoại (Trần Văn Nam)
Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)
Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)
Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)
Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)
Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)
Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)
Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)
Dương Quảng Hàm (Viên Linh)
Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)
Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)
Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)
Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)
Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)
Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)
Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn
Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)
Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)
Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)
Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)
Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)
Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)
Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh
(Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)
Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)
Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn
Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)
Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An
Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |