1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      28-11-2024 | VĂN HỌC

      Bùi Giáng (1926 - 1998)

        BÙI VĨNH PHÚC
      Share File.php Share File
          

       


            Nhà thơ Bùi Giáng (HS Tạ Tỵ vẽ)

      Công phu và đóng góp của Bùi Giáng hiển lộ trên cả ba mặt: thơ ca, triết lý và dịch thuật. Nhưng có lẽ, người đọc thường nhìn thấy “thể tính” của Bùi Giáng, rõ nhất, trong thơ.


      Nhưng, trước khi nói về thơ, có lẽ ta phải công nhận rằng, Bùi Giáng đã tung hoành ở nhiều lĩnh vực khác nữa, như dịch thuật, triết lý, biên soạn sách giáo khoa, bình luận văn học, v.v. Và ở lĩnh vực nào, ông cũng có những đóng góp tốt đẹp. Dù sao, nếu cần phải đánh giá một cách kỹ tính, ta có thể nhận thấy là ở giai đoạn thập niên '50 và (có lẽ) đến giữa thập niên ’60, chữ nghĩa Bùi Giáng có nhiều phần thiết tha, nghiêm cẩn hơn giai đoạn sau đó (cho dù lúc nào thì ta cũng có thể thấy ở ông một phong cách rất khác người: trong lối suy nghĩ, diễn ý, và trong cách thế hành từ, sử dụng ngôn ngữ nói chung). Khuôn mặt tinh thần của Bùi Giáng trong giai đoạn ’50 – ’60 vừa nói, với sức khoẻ thể lý và tinh thần của tác giả còn tương đối sung mãn, cũng cho thấy nhiều nét tài tuấn hơn.


      Bàn về thơ của Bùi Giáng, dĩ nhiên là có thể có nhiều giác độ khác nhau, nhiều cảm thụ khác biệt. Trong quan điểm riêng, tôi nghĩ không nên xé lẻ từng bài thơ, từng câu thơ của ông ra mà xét định, bình giá là dở hay hay. Đặc biệt để phán xét một cách tiêu cực. Tôi nhìn cõi thơ của Bùi Giáng, nói riêng, và cả những công trình, những đóng góp khác của ông, nói chung, là một khu rừng nguyên sinh, mà chính sự rậm rạp, tràn lan, phong nhiêu và chằng chéo của nó, trong cả những nét tích cực và tiêu cực, đã làm nên cái phong cách độc đáo, có một không hai của ông. Trong cái nhìn của tôi, nếu chúng ta cắt bỏ đi những cành cây rậm rạp, những dây leo bò tràn lan trên mặt đất, những tàng lá rậm rịt trên cao, vốn làm nên cái quang cảnh phong nhiêu rậm rạp kỳ bí của khu rừng nguyên sinh ấy, nghĩa là nếu chúng ta thử (hoặc cố gắng) làm cho nó trở nên phong quang để... gió và ánh ngày có thể chiếu sáng, bay lượn một cách đẹp tươi trong đó, khu rừng ấy sẽ mất đi cái sức hút mang tính “huyền bí và ma quái” của nó.


      Đọc Bùi Giáng, nhất là đọc thơ Bùi Giáng, tôi nghĩ, là phải đọc trong cái tâm thức toàn thể và “xuyên suốt” này. Có lẽ cứ nên để cái phong nhiêu, kỳ bí, tràn lan kia lan toả trong tâm thức ta khi đi vào “cuộc chữ” của ông. Hãy cứ để cái phong khí “nguyên sinh” của khu rừng mịt mùng ánh lục kia phong toả lấy ta. Và cảm nhận toàn vẹn sự trình hiện ấy của con người nhà thơ. Cho dù ta tiếp cận ông từ bất cứ mặt cắt nào của khối đá đen, đầy rêu phong ẩm ướt, và đầy những lồi lõm và méo mó này. Trong thơ, trong văn. Hay trong dịch thuật, sáng tác.


      Hãy cứ để ông được . Được là ông như thế. Đừng bắt ông phải là. Thế này hay thế khác. Hãy cứ để ông được “thì”. Như trong câu “Thơ văn của Bùi Giáng thì rậm rạp, quái dị.”. “Thì”, như “Bầu trời thì xanh”. Và nhìn như Heidegger: Ist (Is, tiếng Anh; Là, Thì, tiếng Việt) chính là Sein (Being, tiếng Anh; Hữu Thể, Tồn Thể, Vĩnh Thể, Tồn Tại, tiếng Việt). Hay, thích đáng hơn, hãy để Sein kết hợp với Da (ở đó), Ở ngay trong đời. Dasein. Hiện Thể (Hữu-thể-tại-thế/Tại-hữu). Bùi Giáng là ông chính ở cái sự Dasein, Hiện Thể đó. Hãy cứ để Bùi Cáng như thế với khuôn mặt lồi lõm, méo mó, rêu phong của ông. Đừng cố gắng làm hay đòi hỏi nó phải phẳng phiu, cân đối, phong quang, sáng sủa như ta muốn.


      Hãy thử để những con chữ, những ý tưởng của nhà thơ bay múa trong ta, dù ta đến với ông qua những trang văn hay những dòng thơ. Hãy đừng mặc định một thể thức mà ta nghĩ là nên có trong sự diễn tả của Bùi Giáng. Hãy trì ngự trong “cuộc chữ” đó. Và mỉm cười. Và thán phục. Ở những chỗ ta thấy đó đúng là cảm nhận của mình.


      Hãy đi vào và giáp mặt với khu rừng nguyên sinh đầy ánh lục kia.

      Và hãy chạm tay vào cái khối đá đen đầy rêu phong, lồi lõm, hoang quái nọ.

      Rồi hãy thử

      ... “nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không”.


      Bùi Vĩnh Phúc

      Nguồn: 9 Khuôn Mặt. 9 Phong Khí Văn Chương.
      Văn Học Press, CA 2024

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Bùi Giáng (1926 - 1998) Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Trịnh Y Thư - Và khi về ngồi dưới những gốc nho biển Bùi Vĩnh Phúc Tựa

      - Thế giới và những giấc mộng trong truyện của Vũ Quỳnh Hương Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - 9 Khuôn Mặt . 9 Phong Khí Văn Chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Quyên Di và mắt nhìn nhân ái vào thế giới của đời thường Bùi Vĩnh Phúc Nhận định

      - Lời vào sách: 9 khuôn mặt . 9 phong khí văn chương Bùi Vĩnh Phúc Giới thiệu

      - Cái Tôi ẩn mật và Dương bản Thiên nhiên ngày vây hãm trong Thơ ở đâu xa của Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

      - Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền Bùi Vĩnh Phúc Khảo luận

    3. Bài Viết về nhà thơ Bùi Giáng (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Bùi Giáng

        Cùng Tác Giả (Link-1)

      Bùi Giáng, bước chân đi tìm hồn nguyên tiêu và một màu hoa trên ngàn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng (1926 - 1998) (Bùi Vĩnh Phúc)

      Bùi Giáng - Thi ca và Tư tưởng (Tuệ Sỹ)

      Vài Liên Tưởng Phân Tâm Học Qua Thơ Bùi Giáng (Hoàng Dung)

      Viết về Thi nhân Bùi Giáng (Vũ Ký)

      Bùi Giáng Qua Cái Nhìn Của Nguyễn Huệ Nhật (Nguyễn Huệ Nhật)

      Những buổi chiều nghệ thuật (Viên Linh)

      Một Vài Kỷ Niệm Với Bùi Giáng (Mai Thảo)

      Viết vào Bùi Giáng mong manh... (Đỗ Quyên)

      Bùi Giáng, Càng điên, càng tỉnh; càng già, càng lãng mạn (Nguyễn Hưng Quốc)

      Bùi Giáng và nỗi lòng Tô Vũ (Phạm Xuân Đài)

      Bùi Giáng: Trung Niên Thi Sĩ (T. V. Phê)

      Những Giai Thoại Về Bùi Tiên Sinh (T. V. Phê)

      Talawas (từ 1 - 16) (Nhiều tác giả)

       

      Tác phẩm của Bùi Giáng

        Cùng Tác Giả (Link-2)

      Đi vào cõi thơ Tuệ Sỹ (Bùi Giáng)

      Thân Phận Của Hồ Xuân Hương (Bùi Giáng)

      Đi Vào Cõi Thơ Hoài Khanh (Bùi Giáng)

      Phụng Hiến (Hồng Vân ngâm) (Bùi Giáng)

      - Thi Ca Tư tưởng (Đi Vào Cõi Thơ II)

        Thơ Bùi Giáng trên mạng:

      - VN Thư Quán    - thivien.net

       

      Bài Viết về Văn Học (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Đọc Thơ Nguyên Lạc, Nghĩ Về Những Cuộc Hành Xác Tự Nguyện (T.Vấn)

      Lệch pha và trăn trở: đọc sách “Cái vội của người mình” của Vương Trí Nhàn (Nguyễn Văn Tuấn)

      Hà Đình Nguyên - Từ ngã ba Dầu Giây đi tìm những chuyện tình nghệ sĩ (Hoàng Nhân)

      Giáo sư Nguyễn Văn Sâm: Kim Long – Xích Phượng (Ngự Thuyết)

      Trịnh Bửu Hoài, nhặt suốt đời chưa hết mùi hương (Ngô Nguyên Nghiễm)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

      Danh Mục Tác Giả: Cùng Chỉ Số (Link-2) An Khê,  Andrew Lâm,  Andrew X. Phạm,  Au Thị Phục An,  Bà Bút Trà,  Bà Tùng Long,  Bắc Phong,  Bàng Bá Lân,  Bảo Vân,  Bích Huyền,  Bích Khê,  Bình Nguyên Lộc,  Bùi Bảo Trúc,  Bùi Bích Hà,  Bùi Giáng,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)