1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mời dự buổi giới thiệu sách của Trần Thị Minh Phước và hai họa sĩ Nguyễn Thị Hợp-Nguyễn Đồng (Băng Huyền) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      28-9-2017 | VĂN HỌC

      Mời dự buổi giới thiệu sách của Trần Thị Minh Phước và hai họa sĩ Nguyễn Thị Hợp-Nguyễn Đồng

       
       BĂNG HUYỀN
      Share File.php Share File
          

       

      “Vietnamese Childrens Favorite Stories” (nhà xuất bản Tuttle phát hành vào năm 2016)My First Book of Vietnamese Words - An ABC Rhyming Book of Language and Culture (nhà xuất bản Tuttle mới phát hành vào cuối tháng 8 năm 2017 dành cho thiếu nhi từ 3 tới 8 tuổi) đều là sách của tác giả Trần Thị Minh Phước biên soạn, kết hợp với các tranh minh họa cho các trang sách do vợ chồng họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng thực hiện, sẽ được ra mắt vào lúc 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều thứ Bảy, ngày 30 tháng 9, 2017 tại phòng hội Viện Việt-Học (15355 Brookhurst St., Suite 222, Westminster, CA 92683).


       

      Bìa quyển sách My First Book of Vietnamese Words
      An ABC Rhyming Book of Language and Culture.

      Tại buổi giới thiệu sách ở Viện Viện Học, tác giả Trần Thị Minh Phước sẽ hướng dẫn các em cùng kể chuyện và xếp lồng đèn Trung Thu. Có chương trình văn nghệ thiếu nhi và sự góp mặt đặc biệt của nhạc sĩ Nguyễn Đức Đạt.


      Ngoài ra vào Chủ Nhật, ngày 1 tháng Mười, 2017 từ 9:30 sáng đến 4 giờ chiều, hai quyển sách trên cũng sẽ được giới thiệu tại Orange Coast College (địa chỉ 2701 Fairview Road Costa Mesa CA 92626) trong lễ hội sách thiếu nhi của quận Cam (Orange County Childrens Book Festival, tìm hiểu thêm tại web www.everfest.com/e/orange-county-children-s-book-festival-costa-mesa-ca).


      Tại cả hai buổi giới thiệu sách này, tác giả và hai họa sĩ sẽ cùng có mặt tại hai sinh hoạt để ký sách và đón tiếp quý vị độc giả yêu sách.


      Nét độc đáo của hai quyển sách


      Sách cho trẻ em có những hình ảnh minh họa sống động, bắt mắt và lôi cuốn, diễn tả được sự việc, nội dung câu chuyện, kết hợp với lượng ngôn từ phù hợp, luôn có sức hút riêng mà những truyện in chữ thông thường không thể có được. Truyện có tranh minh họa là những bước đầu tiên để đưa các em tiếp cận với nghệ thuật, với cái đẹp, làm giàu thêm trí tưởng tượng vốn rất phong phú của các bé. Không chỉ vậy, với hai quyển “Vietnamese Childrens Favorite Stories”My First Book of Vietnamese Words- An ABC Rhyming Book of Language and Culture, những hình ảnh qua nét vẽ tuyệt đẹp, thuần Việt của vợ chồng họa sĩ Nguyễn Thị Hợp- Nguyễn Đồng đã vẽ về một nước Việt xưa với những người dân hiền lành…, chắc chắn sẽ gợi lên nơi người xem những xúc cảm thân thương, trìu mến.


      Những truyện kể trong quyển sách được tác giả khéo léo lồng vào các câu chuyện tôn vinh văn hóa, truyền thống, tinh thần dân tộc, giúp các em người Mỹ gốc Việt hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của dân tộc, hiểu được những sự tích được lưu truyền từ đời này qua đời khác nhưng vẫn còn nguyên giá trị. Qua những câu chuyện, các em sẽ biết được thêm nhiều sự tích thú vị về con người, sự vật, sự việc thường xuất hiện trong các áng văn thơ văn của dân tộc.


       

      Tác giả Trần Thị Minh Phước

      Tài kể chuyện của tác giả Trần Thị Minh Phước và tài vẽ tranh đặc sắc minh họa cho cuốn sách của vợ chồng họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng đã đem lại cho quyển Vietnamese Children's Favorite Stories ba giải thưởng:

      Winner of a 2015-2016 Anne Izard Storytellers Choice Award,

      The Creative Child Magazine 2015 Book of the Year Award,

      The 2015 Moonbeam Childrens Book Awards Gold Medal

      vào năm ngoái, và hôm 18 tháng Chín, năm 2017 vừa qua, tác giả Trần Thị Minh Phước đã nhận được giải thưởng Anne Izard Storytellers Choise Award 2015-2016, là giải thưởng cao nhất của các nhà kể truyện. Sách Vietnamese Childrens Favorite Stories là một trong 13 cuốn sách được chọn và tác giả Trần Thị Minh Phước đã đến Westchester New York để nhận giải thưởng.


      Tác giả Trần Thị Minh Phước chia sẻ niềm vui,

      “Nhà xuất bản Tuttle bán sách cho toàn thế giới, có một em bé Việt Nam gửi hình cho tác giả trong chuyến thăm ở Hà Nội khi phát hiện quyển sách Vietnamese Childrens Favorite Stories có bán trong tiệm sách ở Việt Nam. Tác giả và họa sĩ được nhiều lời khen về sách và hình ảnh đủ màu sắc, đẹp. Tôi rất vui là đã được mời đi các buổi ký sách và diễn giải ở Minnesota (là nơi tác giả đang sống) và các tiểu bang khác. Tôi rất hãnh diện mình là người Việt Nam và đã đem những chuyện cổ tích thần kỳ này đến các gia đình trên thế giới. Khi được nhiều giải thưởng thì sách mình sẽ được tái bản nhiều lần và mọi người đều biết đến.”

      Tác giả Minh Phước cho biết bà là quản thủ thư viện người Mỹ gốc Việt đầu tiên của tiểu bang Minnesota, là người kể truyện trên 20 năm cho các trường, sinh hoạt cộng đồng, không chỉ là tác giả của sách Vietnamese Childrens Favorite Stories, My First Book of Vietnamese Words - An ABC Rhyming Book of Language and Culture do nhà xuất bản Tuttle phát hành, bà và 19 tác giả được ưa chuộng của Minnesota đã đóng góp trong tuyển tập Sky Blue Water: Great Stories for Young Readers, do nhà xuất bản University of Minnesota Press phát hành năm 2016, câu chuyện của bà là “The Ocean Where the Dreams Go.”


      Nói về lý do để bà thực hiện quyển Vietnamese Childrens Favorite Stories, tác giả Minh Phước nói, “Tôi viết vì nhận thức được vai trò quan trọng và quý báu của truyện cổ tích trong việc giáo dục trẻ em, trong việc bảo tồn văn hóa và phong tục tập quán Việt Nam. Truyện cổ tích không những dành riêng cho các em mà còn dành cho các nhà kể truyện trên thế giới, những thầy cô, phụ huynh đã thích thú và nghiên cứu những câu chuyện thần kỳ này.

      “Từ nhỏ tôi rất mê nghe cha mẹ ông bà kể chuyện thần tiên, những anh hùng cứu nước, những chuyện làm lành lánh dữ. Tôi đọc thuộc lòng những bài ngụ ngôn của Jean de la Fontaine. Cái thú vui nhất lúc ngồi trên bờ biển khi có dịp đi Vũng Tàu là tưởng tượng đến những con cá đủ màu, đủ loại, những sao biển, những con tôm, con rùa bơi lội ngoài xa và ước gì mình biết và nghe được tiếng nói của các loài vật.


       

      Bìa quyển sách “Vietnamese Childrens Favorite Stories”

      “Năm 2011 tôi đã may mắn được nhà xuất bản Tuttle liên lạc và muốn tôi cộng tác với họ và viết những truyện cổ tích Việt Nam. Là quản thủ thư viện và làm việc với các phụ huynh, thầy cô và cộng đồng, tôi thấy những chuyện cổ tích, truyền thuyết của Việt Nam còn rất hiếm, nhất là bằng song ngữ và tiếng Mỹ. Nên khi Tuttle đề nghị tôi đưa ra những câu chuyện thì tôi đã chọn các chuyện về ngày Tết, Trung Thu cùng các anh hùng lịch sử nước ta và thần thoại các thú vật.


      “Khi đã gửi họ dự án và lý do tại sao tôi chọn những bài đó thì họ rất vui và bằng lòng ký hợp đồng. Tôi có nói với Tuttle là tôi muốn mình là người chọn họa sĩ cho cuốn sách. May mắn thay tôi đã tìm được chị Nguyễn Thị Hợp và sau đó mới biết là chị xin họa sách cùng với chồng là họa sĩ Nguyễn Đồng. Tôi rất vui và hài lòng làm việc với anh chị với những nét vẽ hoàn mỹ, màu sắc khéo chọn lựa và độc đáo, sống động. Từ đó anh chị tiếp tục vẽ sách thứ hai của tôi và hi vọng những sách kế tiếp.”

      Tâm tình của vợ chồng họa sĩ


       

      Hai vợ chồng họa sĩ Nguyễn Thị Hợp, Nguyễn Đồng

      Được biết họa sĩ Nguyễn Thị Hợp đã từng tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Sàigòn, tốt nghiệp giáo khoa hội họa & điêu khắc, tu nghiệp tại Đài Bắc, Đài Loan (truyền hình). Trước 1975 bà là giáo sư hội họa và thành viên của hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam. Bà chuyên vẽ màu nước trên lụa. Đã minh họa nhiều sách báo. Đã có triển lãm tranh chung và riêng nhiều lần, tại nhiều quốc gia. Có hai họa phẩm được nhận vào Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Hà Nội.


      Họa sĩ Nguyễn Đồng là một thành viên chủ lực của Hội Họa Sĩ Trẻ trước 1975. Theo học ban Triết ở Đà Lạt và tốt nghiệp Đại học Đà Lạt năm 1965. Thời niên thiếu, vì thích mỹ thuật nên đến học vẽ với họa sĩ Nguyễn Cường. Về sau cũng có theo học dở dang ở Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định, rồi được tu nghiệp thêm về đồ họa (graphics) ở Manila. Làm đồ họa, vẽ minh họa, thiết kế trang trí, sáng tác tranh, thỉnh thoảng cũng viết nghiên cứu và phê bình mỹ thuật cho vài tờ báo và tạp chí ở Sài gòn như Tin Sáng, Hiện Đại, Trình Bày, Văn, Tiền Tuyến


      Cả hai ông bà có nhiều cuộc triển lãm tranh từ trước đến nay và tiếp tục vẽ minh họa sách báo khi ra hải ngoại, hiện nay cả hai đang sống tại quận Cam.


      Nhắc lại mối duyên cộng tác với tác giả Minh Phước thực hiện 2 quyển sách, họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng kể, “Giữa năm 2013 chúng tôi nhận được điện thoại của anh Mai Thanh Truyết cho biết chị Trần Thị Minh Phước có viết một tập truyện cổ tích Việt Nam được nhà Tuttle đồng ý xuất bản, cần người minh họa và giới thiệu chúng tôi với người biên tập của Tuttle, bà Terri Jadick.

      “Bà Terri muốn xem những mẫu vẽ đã có của chúng tôi. Chúng tôi email ngay một số hình vẽ chọn từ những cuốn sách chúng tôi đã vẽ khi ở bên Đức và bên Mỹ. Vậy là công việc bắt đầu, và tất cả đều qua email giữa tác giả, chị Minh Phước ở Minnesota, bà Terri ở Vermont, và chúng tôi ở Quận Cam, từ cuốn Vietnamese Children's Favorite Stories phát hành năm ngoái tới cuốn My First Book of Vietnamese Words phát hành cuối tháng Tám năm nay.”

      Theo họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng, điều khiến cho cả hai ông bà có hứng thú với việc vẽ minh họa truyện tranh cho thiếu nhi và sẽ tiếp tục gắn bó với công việc này dài lâu, chính là “Kỷ niệm thời thơ ấu nghe bà, nghe mẹ kể chuyện và ước mơ đóng góp một chút gì cho thiếu nhi Việt Nam khiến chúng tôi luôn hứng thú và gắn bó với công việc này.”


      Quá trình thực hiện hai sách


      Nói về những tiêu chí quan trọng để thực hiện tác phẩm gửi đến các em thiếu nhi thông qua quyển Vietnamese Childrens Favorite Stories, tác giả Minh Phước cho biết, “Mình phải viết thế nào mà khi các em đọc xong thì có khả năng kể lại theo sự nhận xét và cảm hứng của các em. Các em sẽ thấy gần gũi với những nhân vật trong sách. Chuyện cổ tích giúp các em học hỏi được thiện ác, phân biệt được đúng, sai. Đọc xong các em có những ước mơ tuyệt vời và đẹp đẽ.


      Còn về thông điệp của tác phẩm, thì “Kể chuyện là một kho tàng quý báu của mọi người. Hằng năm tôi được mời đến trại hè về văn hóa Việt Nam và rất thường đến các trường học, thư viện nói về các ngày lễ cổ truyền Việt Nam, thì nay tôi đã viết những câu chuyện đó thành sách và giúp các thầy cô, cha mẹ có thể nghiên cứu và kể lại những chuyện yêu thích nhất cho các thế hệ sau này.


      Và để thu hút được độc giả nhỏ tuổi, tác giả Minh Phước cho rằng,“một tác phẩm thiếu nhi cần phải thu hút sức tưởng tượng của các em, thích hợp với lứa tuổi lành mạnh, trong sáng và luôn có một bài học cho các em. Picture book có nghĩa là truyện có hình rất được các em yêu chuộng nên tác giả và họa sĩ phải chú trọng kỹ lưỡng khi chọn bài, màu sắc, cách viết, bắt đầu và kết thúc có ý nghĩa và đầy đủ.”


      Kể về quá trình cộng tác cùng hai họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng thực hiện hai quyển sách, bà nói,

      “Tôi tránh cho ý kiến hoặc gợi ý cho hai họa sĩ khi gửi bài cho anh chị. Khi vẽ xong thì tôi coi qua và cho ý kiến sửa đổi chút ít khi cần. Trong cuốn số một, tôi có gợi ý sửa lại những chi tiết nhỏ như gương mặt của An Tiêm cho chững chạc và già một chút. Dưa hấu phải có hột, và tôi đã gửi một tấm hình chụp con vịt ngủ một chân cho anh chị. Tôi rất vui là hình họa ra rất đẹp và đúng là vịt ngủ đứng một chân.


      “Trong cuốn thứ hai thì tôi gợi ý và góp ý kiến, làm việc rất vui và gần với anh chị hơn. Anh chị dựa vào lời văn và câu chuyện của tôi để họa hình, chớ không phải tranh vẽ đã tạo ra cảm hứng cho tôi để hoàn chỉnh trang viết thêm hay. Khi tôi gửi đến anh chị câu chuyện thì anh chị dựa vô đó và minh họa thôi.”

      Nhắc lại quá trình vẽ hai cuốn sách, họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng kể,

      “Cuốn Vietnamese Children's Favorite Stories dày 96 trang, người biên tập đã phân phối số 62 hình (nguyên trang, nửa trang, 1/3 hay 1/4 trang) cho 15 truyện cổ tích, thêm một hình cho trang mặt tiền, vậy tổng cộng có 63 hình vẽ. Cuốn My First Book of Vietnamese Words dày 32 trang, 28 hình nguyên trang cho các mẫu tự cộng với trang mặt tiền, vậy tổng cộng có 29 hình vẽ; nhưng trong sách in ra chỉ có 27 hình nguyên trang, còn 2 hình cho các mẫu tự Đ và Ph thì chỉ có trên website www.tuttlepublishing.com để các em mở ra nghe cách phát âm đúng.


      “Chúng tôi đọc văn bản, rồi mỗi người phác họa theo ý mình, sau đó chọn lại và cùng sửa chữa cho tới khi có được một bản vẽ chi tiết rõ ràng ưng ý thì chuyển sang giấy Fabriano để vẽ màu. Việc vẽ màu có thể luân phiên, vì bản vẽ đã xác định, và chúng tôi cũng đã có bàn nhau về màu sắc.


      “Ở cuốn Vietnamese Children's Favorite Stories, sau khi phác thảo chúng tôi cao hứng vẽ màu luôn và gởi bản vẽ hoàn tất cho tác giả và nhà xuất bản. Cuốn My First Book of Vietnamese Words thì chúng tôi làm bản vẽ đen trắng đủ chi tiết gởi cho tác giả và nhà xuất bản xem có đồng ý không, rồi mới chuyển sang tô màu. Chúng tôi sẵn sàng đón nhận ý kiến của tác giả và người biên tập và cũng sẵn sàng vẽ lại bản khác nếu cần, nhưng thực tế trong hai cuốn sách này, chỉ có một số ít chi tiết nhỏ cần phải sửa chữa chút đỉnh.


      “Vẽ cuốn truyện cổ tích thì có cái thú vị là phải thay đổi sự tưởng tượng theo từng truyện. Vẽ cuốn sau thì tất cả đều là hình nguyên trang, mỗi trang như là một bức tranh, chỉ khác là không phải phóng bút mà phải cố diễn đúng theo văn bản. Cuốn Vietnamese Children's Favorite Stories nhà xuất bản dự trù cho chúng tôi sáu tháng nhưng phải gần một năm mới xong bản vẽ chót. Cuốn My First Book thì xong trong vòng sáu tháng.”

      Nói về những điều tâm đắc trong quá trình thực hiện vẽ minh họa hai tác phẩm, họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng chia sẻ,

      “Vẽ tranh minh họa là sắp đặt ra trên giấy những hình thể và màu sắc tưởng tượng gợi ý từ những gì mình đọc thấy trên văn bản. Văn bản ở đây là những truyện cổ tích Việt Nam, là những mẫu văn vần theo mẫu tự tiếng Việt, nên lúc nào cũng kéo sự tưởng tượng của mình về những hình ảnh quê hương Việt Nam, những truyền thống văn hóa dân tộc.


      “Khi cố gắng tìm một phong cách để minh diễn những hình ảnh quê hương và dân tộc đó, chúng tôi cảm thấy niềm vui đóng góp phần nào cho sự gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Hôm ra mắt cuốn Vietnamese Children's Favorite Stories, có một vị phụ huynh nói nhờ có cuốn sách mà con bà bớt chơi game...”

      Ngày xưa không có internet, không có nhiều trò giải trí như hiện nay, nên trẻ con chỉ biết tìm đến sách. Hiện nay, thì các em thường thích chơi I Pad, chơi computer hơn là đọc sách, hoặc có rất nhiều show truyền hình, hoặc các bộ phim dành cho thiếu nhi quyến rũ các em dễ dàng hơn là cầm cuốn sách đọc.


      Hai họa sĩ cho rằng, “Dĩ nhiên chúng ta đang sống trong thời đại của truyền hình, của điện toán, làm sao đứng ở bên ngoài ảnh hưởng của thế giới trò chơi kỹ thuật tân kỳ được, nhưng một ấn phẩm cũng có thể có giá trị quyến rũ của nó, nhất là khi nó được thực hiện với một tấm lòng.”


      Họa sĩ là một nghề đòi hỏi tính sáng tạo cao, vẽ nhiều thì cũng có đôi lúc bị cạn kiệt, nhưng theo họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng, thì, “Nếu mà mình thấy rằng việc gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc là một điều cần thiết thì nguồn hứng làm việc không bao giờ cạn kiệt.”


      Nhờ nhật báo Viễn Đông chuyển lời mời độc giả đến dự buổi giới thiệu sách, họa sĩ Nguyễn Thị Hợp và Nguyễn Đồng bày tỏ, “Chúng tôi mong mỏi quí độc giả Viễn Đông, quí phụ huynh đến dự buổi ra mắt 2 quyển sách để cho chúng tôi những ý kiến phê bình mà chúng tôi sẽ hết sức ghi nhận để làm kinh nghiệm cho sự thực hiện cuốn sách sắp tới.”


      Tác giả Trần Thị Minh Phước mời, “Hi vọng chúng tôi sẽ được tâm tình với các em và phụ huynh ở buổi nói chuyện và ký sách ở Viện Việt Học.”


      Băng Huyền

      (viendongdaily.com)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Mời dự giới thiệu sách của Trần Thị Minh Phước... Băng Huyển Giới thiệu

      - Mời dự triển lãm tranh của 8 họa sĩ gốc Việt tại Laguna Beach Băng Huyền Giới thiệu

      - Trò chuyện cùng GS Lê Văn Khoa nhân triển lãm nhiếp ảnh tại Houston Băng Huyền Phỏng vấn

    3. Bài Viết về Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Bài viết về Văn Học

        Cùng Mục (Link)

      Nguyễn Đức Nhân, Mây Trên Đỉnh Tà Ngào (Nguyễn Minh Nữu)

      Phùng Quán thèm được làm người (Trần Mạnh Hảo)

      Một tách cà-phê cho hai người (Lê HỮu)

      Phù Sa Lộc, Quay Ngược Mình Để Thấy Rõ Mình Hơn (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Trang Thơ (Phù Sa Lộc)

      Trần Thị NgH, viết: xạo ke , vẽ: cà rỡn (Nguyễn Lệ Uyên)

      Nhớ Nguyễn Mộng Giác. Và tưởng nhớ một thời văn (Bùi Vĩnh Phúc)

      Đọc tiểu thuyết “Đường về thủy phủ” của Trịnh Y Thư (Doãn Cẩm Liên)

      Nguyên Minh, một đời chung thủy với văn chương (Trần Thị Nguyệt Mai)

      Tình bạn trong văn chương (Trần Doãn Nho)


       

      Tác phẩm Văn Học

       

      Văn Thi Sĩ Tiền Chiến (Nguyễn Vỹ)

      Bảng Lược Đồ Văn Học Việt Nam (Thanh Lãng): Quyển Thượng,  Quyển Hạ

      Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932 (Thanh Lãng)

      Văn Chương Chữ Nôm (Thanh Lãng)

      Việt Nam Văn Học Nghị Luận (Nguyễn Sỹ Tế)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Tạ Tỵ)

      Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Tạ Tỵ)

      Văn Học Miền Nam: Tổng Quan (Võ Phiến)

      Văn Học Miền Nam 1954-1975 (Huỳnh Ái Tông):

              Tập   I,  II,  III,  IV,  V,  VI

      Phê bình văn học thế kỷ XX (Thuỵ Khuê)

      Sách Xưa (Quán Ven Đường)

      Những bậc Thầy Của Tôi (Xuân Vũ)

      Thơ Từ Cõi Nhiễu Nhương

        (Tập I, nhiều tác giả, Thư Ấn Quán)

       

      Văn Học Miền Nam (Học Xá) Văn Học (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Tác Giả

       

      Nguyễn Du (Dương Quảng Hàm)

        Từ Hải Đón Kiều (Lệ Ba ngâm)

        Tình Trong Như Đã Mặt Ngoài Còn E (Ái Vân ngâm)

        Thanh Minh Trong Tiết Tháng Ba (Thanh Ngoan, A. Vân ngâm)

      Nguyễn Bá Trác (Phạm Thế Ngũ)

        Hồ Trường (Trần Lãng Minh ngâm)

      Phạm Thái và Trương Quỳnh Như (Phạm Thế Ngũ)

      Dương Quảng Hàm (Viên Linh)

      Hồ Hữu Tường (Thụy Khuê, Thiện Hỷ, Nguyễn Ngu Í, ...)

      Vũ Hoàng Chương (Đặng Tiến, Võ Phiến, Tạ Tỵ, Viên Linh)

        Bài Ca Bình Bắc (Trần Lãng Minh ngâm)

      Đông Hồ (Hoài Thanh & Hoài Chân, Võ Phiến, Từ Mai)

      Nguyễn Hiến Lê (Võ Phiến, Bách Khoa)

      Tôi tìm lại Tự Lực Văn Đoàn (Martina Thucnhi Nguyễn)

      Triển lãm và Hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn

      Nhất Linh (Thụy Khuê, Lưu Văn Vịnh, T.V.Phê)

      Khái Hưng (Nguyễn T. Bách, Hoàng Trúc, Võ Doãn Nhẫn)

      Nhóm Sáng Tạo (Võ Phiến)

      Bốn cuộc thảo luận của nhóm Sáng Tạo (Talawas)

      Ấn phẩm xám và những người viết trẻ (Nguyễn Vy Khanh)

      Khai Phá và các tạp chí khác thời chiến tranh ở miền Nam (Ngô Nguyên Nghiễm)

      Nhận định Văn học miền Nam thời chiến tranh

       (Viết về nhiều tác giả, Blog Trần Hoài Thư)

      Nhóm Ý Thức (Nguyên Minh, Trần Hoài Thư, ...)

      Những nhà thơ chết trẻ: Quách Thoại, Nguyễn Nho Sa Mạc, Tô Đình Sự, Nguyễn Nho Nhượn

      Tạp chí Bách Khoa (Nguyễn Hiến Lê, Võ Phiến, ...)

      Nhân Văn Giai Phẩm: Thụy An

      Nguyễn Chí Thiện (Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Xuân Vinh)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)