1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn phóng tác) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-6-2021 | TRUYỆN

      Ngọn Đồi Trầm Lặng

        TRẦN HỒNG VĂN
      Share File.php Share File
          

       

      Truyện Phi Luật Tân
      Trần Hồng Văn phóng tác

      Tác giả: Lina Espina-Moore thuộc thế hệ sau của trận thế chiến thứ hai. Những tác phẩm của bà đã làm giầu cho nền văn học Phi Luật Tân. Ngoài tiếng Anh, bà còn viết bằng tiếng Cebuano, thổ ngữ của đa số người Phi Luật Tân sống tại quần đảo Visayan và Mindanao. Nhiều truyện dài, truyện ngắn, thơ và các bài khảo luận đã được sáng tác và xuất bản. Bà cũng nhận đươc nhiều giải thưởng văn học như: Tác giả xuất xắc nhất trong ngành văn học viết bằng tiếng Anh tại tỉnh Cebul, Giải Thưởng do Hội Các Nhà Văn Vùng Đông Nam Á Châu trao tặng, Giải Thưởng dành cho các nhà văn xuất xắc vùng Đông Nam Á do Hoàng Thái Tử Thái Lan Vajiralongkorn trao tặng. Những truyện ngắn của bà được dịch ra nhiều thứ tiếng như Trung Hoa, Nhật Bản và Đức ngữ.

      1.


      Bất cứ từ hướng nào trong khoảng bán kính ba cây số người ta cũng nhìn thấy những đỉnh đồi hay xa hơn nữa là những rặng núi chập chùng. Chung quanh nhà máy cưa là một dãy nhà tập thể dành cho các nhân công và gia đình. Vì khí hậu ở đây là ôn đới nên kiến trúc của khu nhà tập thể này khác hẳn với các khu nhà tập thể khác trong nước, nó kéo dài và thấp, chung quanh là những miếng ván gỗ bìa còn mái là những tấm tôn. Nhà máy cưa là một nhà chứa gỗ, bốn bên bỏ ngỏ, trong đó có những đống gỗ cao hơn cả ngọn những cây mọc chung quanh. Từ nơi đây, những cột khói bốc lên, tiếng hơi nước, tiếng máy bào, tiếng xẻ cây. Khi công việc ngưng, tất cả trở về im lặng ngoại trừ đôi khi người ta nghe thấy tiếng chó sủa hay tiếng trẻ con chơi đùa.


      Cây cối nơi này cũng không giống cây mọc ở những vùng đất liền. Đó là loại cây thông vùng cao nguyên, những cây sồi còi cọc thấp lùn và vài loại thảo mộc hoang như đỗ quyên, dâu, hồng và tre nứa, còn các loại dương xỉ thì mọc tràn lan khắp nơi. Những hang động là nơi cất các cỗ quan tài hay các hũ tro cốt của dân chúng sống trong bộ lạc. Chúng được đặt trên những tảng thạch nhũ phẳng và đẩy sâu vào trong các kẽ nứt. Cũng có hang động được đào sâu vào bên sườn núi do tàn quân Nhật Bản tạo ra trong thế chiến thứ hai. Phía trên những hang động là một đầm lầy nước lúc nào cũng xanh vì rong rêu và các thảo mộc mọc dưới nước và vào mùa khô là một lớp màu nâu. Vào những tháng tư và tháng năm là mùa khô, cả tháng không có giọt mưa, những cây sồi và các loại cây ký sinh mọc chung quanh chiếc đầm bị cái nóng nung nấu khiến chúng phải oằn mình xuống, tạo nên những tiếng động lách tách liên tục.


      Cách nơi này khoảng hai cây số có một người đàn bà Nhựt Bản sống trong một căn lều, căn lều này được xây bằng đá và những mảnh ván gỗ thông, đó là tiến sĩ Sato, một nhà nhân chủng học. Trước kia căn lều dùng làm nơi nghỉ chân cho những người đi từ những tỉnh Baguio và Ilocos tới vùng cao hơn. Bây giờ thuộc quyền sở hữu của công ty khai thác lâm sản và được dành cho nhân viên canh gác, nhưng những người này không sử dụng tới. Buổi trưa họ thường nghỉ dưới những lùm cây mát bên bờ suối, khi hết giờ làm việc thì trở về khu chung cư với gia đình.


      Một ngày nọ, tiến sĩ Sato, giáo sư môn Nhân Chủng Học tại Đại Học Đông Kinh bước xuống xe buýt, trên tay cầm một lá thư giới thiệu gửi cho Bob Lester, giám đốc công ty. Một người bạn tên là Jack Kobayashi hiện ở San Francisco viết cho Bob Lester, giới thiệu và nói là tiến sĩ Sato đang nghiên cứu về nhân chủng tại vùng này, nhờ Bob kiếm cho bà một chỗ cư ngụ.


      Tiến sĩ Sato vui mừng khi Bob dành cho bà căn lều này. Elisa, vợ của Bob người Phi Luật Tân giúp bà sắp xếp lại ngôi nhà tạm thời, chẳng bao lâu dưới bàn tay của hai người đàn bà, căn lều hoang đã biến thành một nơi trú ẩn an toàn.


      Ngoài tính hiếu khách, Elisa còn thầm kính trọng bà Sato vì kiến thức cũng như sự can đảm của bà đã dám tới nơi hoang dã này để nghiên cứu. Một buổi chiều, hai người cùng ngồi uống trà, Elisa tràn ngập niềm vui vì có cảm giác đã giúp được nhiều cho người bạn mới. Căn lều thật sạch, sách báo được xắp gọn gàng trên kệ, những dụng cụ cần thiết cho việc nghiên cứu được đặt vào những nơi an toàn và tiện lợi.


      - Tôi phải nói lời cám ơn ông Lester và bà thật nhiều. - Bà Sato nói trong khi uống một ngụm trà. - Nhờ có bà mà mọi việc ở đây đối với tôi trở nên dễ dàng.


      - Tôi cũng rất vui được giúp bà, Tiến Sĩ Sato ạ. Mong là có nhiều kết quả tốt trong việc nghiên cứu. Ngoài ra nếu cần gì khác xin cứ cho tôi biết.


      - Cám ơn bà nhiều. - Ngừng lại ít phút, bà nói tiếp. - Cho xin hỏi là trong thời chiến tranh, nơi này xẩy ra những trận đánh kinh hồn, phải vậy không?


      - Vâng, đúng vậy. Thung lũng nằm ở phía nam ngọn đồi này là nơi kháng cự cuối cùng của tướng Nhật Bản Yamashita.


      Làn hơi nước từ chén trà bốc lên làm mờ mắt bà. Dù rằng khả năng Anh ngữ của bà thật giỏi nhưng lúc này bà nói từng chữ một và đầy thận trọng:


      - Như vậy lúc đó chắc bà cũng chịu nhiều khổ sở lắm nhỉ.

      - Đúng vậy, còn bà thì sao?


      Tiến sĩ Sato đứng dậy, bà bỏ thêm củi vào lò sưởi:

      - Tôi cũng thế.


      Khi trở lại chỗ ngồi, bà nói sang chuyện khác trong khi trong đầu lại thầm nghĩ: “Tại Nhật, có một lò sưởi như thế này là một xa xỉ, ngọn lửa thật đẹp trong một lò sưởi đầy củi, tương tự như một ngọn đồi có đầy hoa đỗ quyên bao phủ”. Không biết bà Lester có biết là bộ lạc tiền sử đang sinh sống tại cực nam đảo Đài Loan hiện nay có hình dạng, cách ăn mặc và cách sinh sống tương tự như giống dân Igorot ở đây hay không? Tiến sĩ Sato đã viết một bài khảo cứu về khám phá này.


      Buổi chiều hôm đó trong bữa cơm tối, Bob hỏi Elisa về nhà nghiên cứu nhân chủng học. Bà nói cho Bob biết những việc bà đã giúp bà Sato.

      - Thế bà ta là người như thế nào?


      Bà Lester ngạc nhiên vì ít khi ông chồng hỏi bà về người khác. Bà trả lời:

      - Bà ấy là người hiểu rộng. Em cũng vui ngồi uống trà và nói chuyện với bà ta.

      - Bà ấy là một nhà nghiên cứu nổi tiếng tại Nhật. Thế bà ta có nói có người chồng bị giết ở Phi Luật Tân không? Jack có kể cho anh nghe …


      Bà Lester ngắt lời, môi cong lên:

      - Thì có gì đặc biệt? Đã có hàng chục, hàng trăm ngàn người Mỹ, Nhật, Phi Luật Tân bị giết trong trận chiến vừa qua trên đất nước này.


      Hơi ngạc nhiên trước phản ứng của bà, ông pha trò lảng sang chuyện khác:

      - Anh thì chẳng làm gì cả, chỉ biết lái xe ủi đất, chặt cây, thế thôi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Tiến sĩ Sato như bị cuốn hút vào công việc tìm tòi, nghiên cứu. Hai vợ chồng bà Lester nghe đầy đủ tin tức về bà như đi bộ trong rừng, len lỏi vào các hang động, lần mò trên các con suối hay chui vào các hang chồn cáo. Họ nghĩ là bà thành công trong việc nghiên cứu mà bà đang theo đuổi.


      Thường thì mỗi chủ nhật bà tới khu chung cư của công nhân để mua thực phẩm, và các vật dụng cần thiết khác. Vào những ngày này, hàng hoá được vận chuyển từ các tỉnh ở phía Nam lên như Baguio hay từ phía Bắc vào như Bontoc. Sau khi mua sắm xong, bà hay ghé thăm hai vợ chồng bà Lester để uống trà hoặc vào lúc trời lạnh thì uống một ly rượu “rum”. Đôi khi bà biếu bà Lester một rổ nấm rơm mà bà kiếm được trong rừng, một bó hoa hay dâu rừng có cả cành, rồi bà hướng dẫn cho Lester về nghệ thuật cắm hoa, đổi lại Lester tặng bà những tạp chí, sách báo.


      Giao dịch giữa đôi bên thật tốt đẹp, mỗi lần họ gặp nhau là những trận cười và những lời nói thật tốt đẹp, tuy vậy tình bạn của họ như có một bức màn mỏng nhưng thật bền ngăn cản khiến họ không đi tới mức quá thân mật.


      Thật lạ lùng khi có một lần Elisa đi bộ trong núi, bà cảm thấy có một lực thúc đẩy bà phải tới căn lều. Đó là những ngày cuối cùng sắp chấm dứt một năm giao kèo nghiên cứu của Tiến Sĩ Sato. Elisa chưa bao giờ tự động tới căn lều nếu không được mời. Bà cố kiềm hãm lòng háo hức này vì sợ là quá đột ngột sẽ làm tổn thương người bạn chăng. Tới ngã ba đường, bà ngừng chân để nghỉ mệt. Phía dưới là khu chung cư, một bức tranh của sự an bình. Hôm nay là ngày lễ quốc khánh nên những tiếng động của khu công nghệ im bặt, giữa các căn nhà, hình bóng người qua lại, khói đã bốc lên từ ống khói của ngôi nhà ăn tập thể hay từ khu gia cư. Bà đứng dậy và hướng về phía ngôi lều của bà Sato.


      Những cây thường niên mọc dầy quanh căn lều và bụi cây thiên lý đã vươn cao tới tận mái. Đứng trước cửa một lát, bà gõ nhẹ ba tiếng. Tiến sĩ Sato đứng ở ngay lối ra vào:

      - Tôi biết thế nào bà cũng tới, mời vào.

      - Bà biết là tôi tới? - Bà Elisa ngạc nhiên sững người. Bà từng làm thơ, vẽ và thỉnh thoảng diễn kịch, tự cho mình có tính nghệ sĩ, bà tin vào giác quan thứ sáu nhưng lại không ngờ người đàn bà Nhật Bản chuyên nghiên cứu về khoa học này lại có giác quan này mạnh hơn cả bà nữa.


      Nhìn thấy nét mặt bà Sato có vẻ bất thường, bà Elisa lấy tay sờ lên trán:

      - Tôi không phải là một y sĩ, nhưng sao trán bà nóng vậy?

      - Tại căn phòng của tôi hơi nóng. Tôi cũng đã uống haì viên aspirin rồi.

      - Bà nên tới nhà chúng tôi ở thì tiện hơn vì có sẵn bác sĩ của công ty.

      - Chẳng ngại gì, có lẽ tại tôi hơi bị căng thẳng thần kinh. Tôi chỉ thấy hơi mệt và nhức đầu một chút thôi.


      Rồi tiến sĩ Sato cười nhẹ:

      - Bà là một người nội trợ giản dị, khiêm nhường và tình cảm. Đừng lo nhiều cho tôi như vậy. Nếu có thể thì tối nay cho tôi mượn một cô người làm tới đây được rồi.


      - Tôi sẽ gửi một đứa nhỏ tới để bà sai vặt, bây giờ để tôi đun nước pha trà nhé.


      3.


      Ad-22 Ad-22

      Hơi ấm của chiếc lò sưởi làm tăng mùi nhựa thông tỏa ra, tiếng kêu tí tách từ những khúc củi xuyên thủng vào bức màn im lặng dầy đặc. Thình lình tiến sĩ Sato cất tiếng hỏi:

      - Elisa, chắc là bà không bao giờ tha thứ cho chúng tôi, phải vậy không?


      Bà Elisa hiểu ngay bà Sato muốn nói gì:

      - Có phải là thái độ của tôi giống như chúng tôi vẫn ở trong thời kỳ chiến tranh hay sao?


      - Không, nhưng chính việc cố làm ra bình thản đó lại khiến nét đau khổ đôi khi hiện lên nét mặt. Tôi hiểu là bà đang bị dằng co giữa cái đúng và sai, tha thứ và hận thù. Ngay từ đầu tôi đã có nhận xét là bà cố quên những sự đau khổ do chiến tranh gây ra, tôi muốn tránh nói đến chữ hận thù. Bà thấy không, chúng ta đều biết giữa hai người đàn bà nói chuyện với nhau, mình có thể hiểu rõ nhau hơn.


      Im lặng lại tràn ngập căn phòng. Elisa rót thêm trà vào tách rồi chậm rải nói:


      - Tiến sĩ Sato ạ. Tôi có hai người anh, họ đều là lính trong quân đội chính quyền lúc đó. Khi quân Nhật xâm chiếm toàn nước Phi Luật Tân thì quân đội Phi bị tan rã. Tôi tham gia vào phong trào kháng chiến. Là liên lạc viên, thật là nguy hiểm mỗi khi phải di chuyển từ tỉnh này qua tỉnh kia. Thời gian không đi công tác thì tôi làm việc trong các tiệm ăn. Lòng tôi sôi sục mỗi khi khách hàng là người Nhật bước vào tiệm và càng giận dữ hơn nữa khi khách là người Phi cộng tác với quân thù, họ khoe khoang sự giầu sang trước nỗi nhục mất nước. Tôi âm thầm thu mua quần áo, dược phẩm rồi tìm cách đưa cho các kháng chiến quân. Tôi thuê một căn nhà gần ngay một ổ điếm để tránh sự nghi ngờ vì có người tới lui tới nhà thường xuyên. Tôi sống ở một nơi hằng ngày phải nghe những tiếng bẩn thỉu, bầu không khí dầy đặc những mùi xú uế. Tôi bị một thường dân Nhật đánh tím mình mẩy chỉ vì can thiệp vào việc một người bán đậu phọng hiền lành bị đánh do việc thiếu hiểu biết mà phạm luật. Tôi bị nhốt hai lần trong trại tập trung. Tại đây tôi đã chứng kiến những sự hành hạ và nghe được những tiếng kêu khóc của các tù nhân thường phạm và của các kháng chiến quân. Nhưng sự đau khổ nhất là thấy người mình quay lưng phản bội lại ngay chính người của mình, ăn sung mặc sướng trên sự đau khổ của đồng bào. Còn người Nhật của bà thì ngoài việc ăn thực phẩm của chúng tôi như đàn châu chấu còn lợi dụng sự đói khổ của chúng tôi để đưa họ tới việc phản bội lại dân tộc. Đó là nguyên do mà sau này tôi mới biết tại sao một người anh của tôi bị giết. Lúc đó anh ấy còn quá trẻ và tôi bị khai trừ ra khỏi tổ chức mà không rõ lý do. Con tim non nớt của tôi lúc đó khao khát sự công bằng, hy vọng và yêu thương đồng bào mình. Tôi không khi nào quên được những tội ác của quân Nhật Bản gây ra trên đất nước này, tôi cũng căm thù những kẻ phản bội dân tộc cộng tác với quân thù.


      Không kiềm chế được cơn tức giận đang bùng cháy trong lòng Elisa bước ra cửa. Người bà run rẩy trong sự giận dữ và sợ hãi, con quái vật đã ngủ sâu trong lòng bà suốt mấy chục năm qua giờ đây thức dậy dơ nanh vuốt. Rồi bà thấy nhiều mảnh vụn bay tung tóe. Chợt nhận ra mình đã ném chiếc tách uống trà thẳng vào bà Sato, nhưng lại trượt vào thành lò sưởi. Một mảnh sứ bay ngược lại cắm sâu vào tay làm bà đau nhói.


      Bà Elisa ngồi bệt xuống đất rồi bắt đầu khóc. Hơn bốn chục năm rồi còn gì.


      - Khốn nạn, khốn nạn, người đàn bà Nhật Bản kia. Tại sao bà không để cho tôi được yên mà tới đây khuấy động lên làm gì? Tại sao? Tại sao?


      Bây giờ trên người bà ta đầy máu, nước mắt và trà. Tiến sĩ Sato đứng lên khỏi chiếc ghế. Tới bên lò sưởi bà với tay cầm lấy một vật gì rồi đưa cho bà Elisa. Bà nói thật nhẹ nhàng:

      - Coi đây, bà Elisa. Sáng hôm nay tôi tìm được cái này trong một chiếc hang phía sau thác nước.


      Elisa nhìn một thanh thép trong bàn tay gầy và tái xanh của bà. Tiến sĩ Sato nói tiếp:

      - Đây là thanh kiếm Samurai của chồng tôi. Ông ấy bị giết ở đây. Tôi có được lời an ủi nào không nếu hiện giờ có thể chiếc xương hàm của ông ấy được chế tạo thành cái quai cho một chiếc cồng trong một bộ lạc nào đó quanh đây?


      Bức màn im lặng bao chùm khắp ngọn đồi, căn lều và chùm lên cả hai người đàn bà đang ôm mặt khóc nức nở.


      Trần Hồng Văn phóng tác

      Tác giả gởi

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Con Thú Tật Nguyền Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Trong Cơn Lốc Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Theo Ngọn Sóng Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Bóng Đêm Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Một Người Tên Là Lovac Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Chiếc Bóng Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng Trần Hồng Văn Truyện ngắn

      - Cây Thập Tự Giá Trần Hồng Văn Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu)

      Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)

      Con Thú Tật Nguyền (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)

      Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)

      Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)

      Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)