|
Dương Kiền(28.12.1939 - 17.11.2015) | Khái Hưng(.0.1896 - 17.11.1947) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Vài hàng về tác giả: Cổ Hoa Sinh năm 1942 trong một gia đình nghèo ở một ngôi làng phía Nam tỉnh Hồ Nam, Cổ Hoa bắt đầu kiếm sống từ năm 12 tuổi. Ông làm và bán dép rơm, đi chăn trâu. Năm mười lăm tuổi, ông thi đậu vào trường trung học và tiếp tục con đường học vấn tại trường nông nghiệp huyện. Năm 1959, ông được nhận vào Trường Nông nghiệp ở tỉnh Chương Châu. Hai năm sau, khi nạn đói lớn ở Trung Quốc kết thúc, ông được chuyển đến Học viện Nông nghiệp ở Ngân Châu sau đó làm việc tại một trang trại nhỏ ở vùng nông thôn trong mười bốn năm trong suốt thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa. Tác phẩm văn học đầu tiên của ông được xuất bản năm 1962. Ông quan niệm: “Văn học là sản phẩm của cuộc sống. Cuộc sống là một mảnh đất, sự phong phú hay nghèo nàn của mảnh đất quyết định một tác phẩm văn học xuất xắc hay tầm thường. Cuốn tiểu thuyết về cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Cổ Hoa, "Một Thị Trấn Nhỏ Tên Là Hoa Dâm Bụt: A Small Town Called Hibiscus" là cuốn sách bán chạy nhất Trung Hoa năm 1981 và nhận được giải thưởng văn học Mao Thuẫn đầu tiên. Giải thưởng này chỉ trao cho tác giả xuất xắc nhất bốn năm một lần.
Trong nhiều năm, câu chuyện về một cô gái người Dao được người ta kể đi kể lại trong vùng đồi núi rộng lớn Phú Diên. Phụ nữ trẻ đó tên là Phan Thanh Thanh, hay còn gọi là Bích Vân, một người coi sóc cây trong khu rừng cổ xưa và đầy bí ẩn. Cô sinh ra, lớn lên và lập gia đình ở vùng đồi núi, cả đời chỉ một lần đến trạm lâm nghiệp, nơi đây cũng khá hẻo lánh. Những chàng trai trẻ ở đó chỉ nghe nói về người phụ nữ tuyệt vời này nhưng chưa bao giờ nhìn thấy. Gia đình cô đã sống ở vùng “Thung Lũng Xanh” qua nhiều thế hệ trong một căn nhà gỗ bám đầy dây leo. Căn nhà gỗ này làm bằng thân cây linh sam chắc chắn đến mức không chiếc rìu nào có thể làm suy xuyển hay heo rừng làm rung chuyển được. Những phần thân cây bị lún xuống đất từ lâu đã chuyển sang màu đen và mọc lên từng lớp nấm lượn sóng theo hình mặt người. Đằng sau căn nhà gỗ, một dòng suối trong vắt chảy quanh năm.
Những mối liên kết của ngôi nhà gỗ với thế giới bên ngoài là một con đường mòn nhỏ hẹp và một đường dây điện thoại đã được dựng lên từ trước cuộc “cách mạng văn hóa" để truyền các báo cáo về hỏa hoạn nhưng đã bị cắt đứt do tuyết rơi dày vào một mùa đông. Kể từ khi cuộc "cách mạng văn hóa" bắt đầu, liên tiếp một loạt thay đổi các ông xếp ở trạm lâm nghiệp, tất cả đều quá bận rộn với những chiếc bánh chính trị nên chẳng ai buồn để ý tới việc nối lại dây điện thoại này, vì vậy nền văn minh hiện đại của thế giới bên ngoài không còn đến được khu rừng cổ xưa này nữa. Nhưng thỉnh thoảng cũng có tiếng gà, tiếng chó, tiếng trẻ sơ sinh hay cột khói xanh nhạt bốc lên từ bếp phát ra từ ngôi nhà gỗ đó đánh thức hàng nghìn mẫu đất rừng xung quanh vùng thung lũng xanh đang yên giấc cả ngày lẫn đêm, chứ không phải bài hát của các loài chim trên đồi và tất cả các bông hoa nở đánh thức nó.
Bích Vân mất cả cha lẫn mẹ từ sớm. Chồng cô là một người Hán tên là Vương Mục Tống, một người đàn ông cao lớn, cường tráng, đủ sức để giết một con cọp. cả hai vợ chồng đều là nhân viên kiểm lâm. Mục Tống thích uống rượu bắp do Bích Vân làm trước bữa ăn. Ngoại trừ việc thỉnh thoảng lại say sưa rồi đánh đập cô, hắn ta không phải là một người chồng xấu. Hắn quan tâm đến người vợ, không bao giờ sai cô lên đồi kiếm củi, thứ mà luôn luôn được chuẩn bị sẵn chất thành nhiều đống để chung quanh nhà. Hắn không bắt cô chặt cây hay đốt lửa, trong hơn mười năm, chưa bao giờ có một đám cháy rừng nào ở vùng Thung Lũng Xanh này. Hắn cũng không bắt cô phải cuốc đất và trồng trọt. Hắn lo đủ cho mảnh đất rộng lớn bên dòng suối luôn có nhiều hành, bí ngô và các loại rau tươi khác cho bốn người ăn đủ. Tất cả những gì Bích Vân phải làm là cho heo ăn, cho trẻ bú, giặt giũ, may vá quần áo và trông coi nhà cửa. Vì vậy tuy đã hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi mà cô vẫn tươi tắn hoạt bát như gái chưa chồng. Mục Tống không đọc được một chữ nào nhưng đầy tự tin và cho là mình biết mọi thứ. Hắn thấy mình là chủ nhân thực sự của vùng Thung Lũng Xanh: người phụ nữ kia là của hắn, hai đứa trẻ là của hắn, ngôi nhà gỗ và những ngọn đồi là của hắn mặc dù chỉ là nhân viên trạm lâm nghiệp. Ban lãnh đạo đã cử hắn trông coi khu rừng này, điều đó khiến hắn giống như một thuộc hạ chịu trách nhiệm về thái ấp của mình. Trước khi có con, Bích Vân thường đòi đến thăm trạm lâm nghiệp cách đó khoảng 45 km nhưng hắn chưa bao giờ để cô đi, đôi khi còn đánh cô thật dã man hoặc thậm chí bắt cô phải quỳ hang giờ. Hắn sợ rằng nếu người vợ xinh đẹp kia mở rộng tầm mắt trước nơi sôi động, náo nhiệt đó, cô sẽ bắt đầu nảy ra những ý tưởng lạ lùng. Cô ấy có thể đã bị dẫn dắt lạc lối bởi những thanh niên bảnh bao và học thức tại trạm lâm nghiệp. Hắn cũng bớt lo lắng sau khi cô sinh những đứa con, đầu tiên là trai và sau đó là gái, khiến cô bị trói chặt vào bổn phận của người mẹ và lúc này thực sự là người phụ nữ của hắn. Bây giờ đến lượt thế hệ trẻ bị đánh và buộc phải quỳ gối. Hắn điều hành gia đình theo những quy tắc nghiêm ngặt. Vị trí của vợ chồng, của cha và con cái, tất cả đều được quy định rõ ràng trong vùng Thung Lũng Xanh và sự khác biệt về địa vị được quy định rất rõ trong xã hội thu nhỏ này.
Mục Tống và Bích Vân sống trong sự cô lập với thế giới. Sẽ là nói quá khi cho rằng cô ấy làm theo hắn trong mọi việc, nhưng cả hai sống đều đã quen và hòa hợp với nhau mà không gặp rắc rối. Mục Tống đến trạm lâm nghiệp mỗi tháng một lần để nhận tiền lương và mang gạo, dầu và muối về cho gia đình. Khi quay về hắn kể cho cô nghe chuyện gì đã xảy ra ở trạm và những tin tức mà hắn đã nghe được ở đó. Bích Vân lắng nghe với đôi mắt đen lấp lánh mở to và tâm trí tràn ngập sự kinh ngạc cứ như thể chồng cô đang miêu tả một đất nước xa lạ nào đó ở bên kia thế giới. Trong vài năm gần đây, chồng cô đã nói rất nhiều về những sinh viên trẻ nổi loạn gây rối, những giáo sư đeo kính bị kéo lê quanh những ngọn đồi với những tấm bảng đeo ở cổ giống như những con khỉ đang biểu diễn. Có chuyên gia lâm nghiệp đã nghiên cứu nửa đời người cũng bị dìm xuống một cái ao nhỏ nông đến mức nước không chạm tới lưng.
- Chúng ta ở đây là tốt nhất. Đất ở đây rất màu mỡ, chỉ cần cắm một khúc củi xuống, nó sẽ lớn nhanh và chẳng bao lâu sẽ có trái. Chúng ta không được học hành, Chúng ta không làm phiền ai thì không ai làm phiền mình.
Một số điều người chồng nói thì nàng hiểu và một số điều thì không. Nàng hoàn toàn bối rối và lo lắng cho những học giả uyên bác sống bên kia những ngọn đồi. Việc học qua sách vở là một tai họa, nàng thấy mình và chồng đã may mắn tránh được điều đó. Cô thường xuyên nghe hắn nói: "Chúng ta ở vùng Thung Lũng Xanh này là may mắn" đến nỗi chính nàng cũng tin vào điều đó. Nàng không đòi hỏi nhiều ở chồng mà chỉ mong hắn đừng đánh nàng quá nặng. Mỗi tối khi màn đêm buông xuống, họ đóng cửa và đi ngủ. Nửa can paraffin mà hắn mang về từ trạm đủ để giữ cho ngọn đèn đó cháy trong sáu tháng. Chỉ khi mặt trăng và các vì sao tình cờ chiếu vào qua khung cửa sổ bằng gỗ cao trên tường, người ta mới có thể theo dõi xem cặp đôi qua đêm như thế nào.
- Bích Vân, anh muốn em sinh thêm em bé.
- Chúng ta có bé Tống và bé Thanh rồi. Anh bảo trạm lâm nghiệp không cho người ta đẻ nhiều nữa mà. Phụ nữ có phải triệt sản không?
- Đừng bận tâm. Năm người nữa cũng không phải là quá nhiều.
- Anh không quan tâm đến việc em phải khổ sở như thế nào sao?
- Chịu đựng? Phụ nữ không ngại một chút khổ sở khi sinh con.
- Em sợ những người ở trạm nói ra nói vào về chúng ta.
- Mặc kệ. Điều tồi tệ nhất họ có thể làm là từ chối cung cấp thêm khẩu phần cho chúng ta. Ỏ đây mình có nhiều đất và nước. Nhìn hai bàn tay này. Em có nghĩ rằng anh không thể nuôi thêm một vài đứa trẻ nữa hay sao? Anh sẽ dọn sạch một cánh đồng để trồng bông vải vào mùa đông tới, và em có thể lấy ra bánh xe và khung dệt mà mẹ em để lại để làm vải may thêm áo quần.
- Anh nghĩ em là một người dễ bảo mà anh có thể giữ mãi để tiếp tục sống giữa những ngọn đồi này hay sao?
- Em là của anh.
Bích Vân không nói gì nữa khi chồng cô ôm cô, mùi mồ hôi nách bốc lên nồng nặc. Nàng rất ngoan ngoãn. Nàng thuộc về hắn. Nếu hắn muốn đánh đập hay chửi bới nàng thì nàng cũng cam chịu. Nàng cũng đang ở độ tuổi thanh xuân rực rỡ, và có thể sinh con dễ dàng như một cái cây khỏe mạnh dễ dàng đơm hoa kết trái. Khi cho lũ trẻ bú, sữa chảy ra không ngừng như nhựa cây từ bộ ngực trắng ngần. Chồng nàng còn trẻ và khỏe. Hắn có thể giết một con cọp hoặc bắt một con lợn rừng. Khi hắn ôm lấy nàng, cánh tay hắn như một vòng sắt, họ làm những việc mà các cặp vợ chồng ở những nơi khác thường làm, và hắn có rất nhiều sức lực như thể không biết phải làm gì với nó.
Vào mùa hè năm 1975, Người Một Tay đến vùng Thung Lũng Xanh. Xin Đừng nhầm lẫn: anh ta không phải là một người có chức có quyền mà là một thanh niên thành phố đến lập nghiệp ở trạm lâm nghiệp năm 1964. Tên thật của anh ta là Lý Hưng Phú sinh vào năm Giải phóng 1949. Thân hình cao mảnh khảnh, khá thanh lịch, nhanh nhẹn trong việc lựa chọn hạt giống và chăm sóc cây con. Anh ta dễ dàng hoà đồng với bất kỳ công nhân hay viên chức nào mà anh gặp. Nhưng vì lòng ham thích đi du lịch khắp đất nước để trao đổi kinh nghiệm cách mạng với tư cách là một Hồng Vệ Binh vào năm 1966, khi đó anh để lại một cánh tay khi đi nhờ xe lửa và kể từ đó, một bên tay áo trống rỗng. Sau vài năm quanh quẩn ở thành phố, anh trở lại trạm lâm nghiệp và công nhân ở đó đặt cho anh biệt danh là Người Một Tay. Ban lãnh đạo của trạm đã coi thường anh ta. Họ đã điện thoại cho nhiều huyện và các đội quản lý rừng nhưng tất cả đều từ chối nhận anh. Ngoài việc Người Một Tay không còn làm được những công việc chân tay nặng nhọc, anh ta đã từng là một trong những “chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi”, Nếu muốn trao đổi kinh nghiệm cách mạng trong một hốc núi nào đó, anh ta sẽ trở nên vô dụng như một miếng đậu hủ ướt, rơi vào đống tro bụi mà không thể thổi hay lau sạch được.
Một ngày nọ, khi Vương Mục Tống, viên quản lý vùng Thung Lũng Xanh đến trạm để lấy lương thực cho gia đình, viên giám đốc chính trị của trạm tình cờ gặp hắn. Giám đốc chính trị tự cười thầm: "Phải! Tại sao không cử Lý Hưng Phú đến Thung Lũng Xanh để trông coi rừng cùng với vợ chồng Vương Mục Tống nhỉ? Công việc không nhẹ cũng không nặng, và hơn nữa là chung quanh hàng chục dặm, không có ai khác ngoại trừ vợ chồng Vương Mục Tống rất đáng tin cậy và thẳng thắn. Lý Hưng Phú có thể trao đổi kinh nghiệm cách mạng với ai ngoài những đàn khỉ và gà lôi”.
Phản ứng đầu tiên của Vương Mục Tống khi được giao anh ta dưới sự lãnh đạo của mình là một niềm vui, nhưng sau đó lại trở thành chán ghét khi nhận ra rằng cấp dưới của mình là người chỉ có một tay. Giám Đốc chính trị nói với hắn:
- Đây là một thử thách mà tổ chức của chúng ta đang đặt ra cho đồng chí. Tôi đã đưa ra ba điều kiện cho Lý Hưng Phú: Một là ở khu vực Thung Lũng Xanh, anh ta sẽ phải tuân theo chỉ thị của đồng chí mọi việc; Hai là anh ta phải báo cáo mọi việc cho đồng chí và thứ ba là anh ta sẽ phải được đồng chí cho phép nếu muốn rời khỏi nơi đó. Hãy thể hiện tinh thần trách nhiệm của đồng chí. Hãy cố gắng cải tạo thanh niên có học thức đã sai lầm này.
Sau đó Vương gật đầu đồng ý và quyết định thực hiện bài kiểm tra mà tổ chức đang đặt ra cho hắn bằng cách nhận gánh nặng "giáo dục và cải tạo" người thanh niên trẻ này.
Vì vậy, Người Một Tay đã đến vùng Thung Lũng Xanh và trở thành một thành viên mới quan trọng trong cộng đồng nhỏ do Vương Mục Tống đứng đầu. Khoảng hai mươi hoặc ba mươi bước từ ngôi nhà gỗ cổ xưa, ba người cất một căn nhà gỗ nhỏ với những bức tường bằng những thân cây thẳng đứng và mái nhà bằng vỏ cây linh sam bên bờ suối trong vắt như ngọc bích. Hai túp lều mới và cũ, nhỏ và lớn trở thành hàng xóm của nhau. Lúc đầu, Vưong không cảm thấy thù địch với Người Một Tay và thích được anh ta gọi là Anh Hai Vương.
Người Một Tay đã bị quyến rũ ngay từ lần đầu tiên bởi vẻ đẹp và sự yên bình của vùng Thung Lũng Xanh. Mỗi ngày Vương Mục Tống sai anh ta ngồi trong tháp canh trên sườn núi, mỗi sáng anh ta phải trèo lên con đường hẹp ngoằn ngoèo xuyên qua những khoảng trống của khu rừng lớn. Giống như đi trong một giấc mơ, màn sương trắng như sữa bao phủ núi đồi, tràn ngập thung lũng dày đến mức giống như một chất lỏng mà người ta có thể nổi trên mặt. Khi mặt trời ló dạng, sương mù bắt đầu tan vào lúc chín hoặc mười giờ sáng, anh ta lại cảm thấy mình đang ở một thế giới khác, bị thay đổi khi ngồi trong tháp canh trên sườn núi với những tán lá xanh rực rỡ bao phủ và dưới chân là những bụi cây. Những cây thông Quảng Đông cao lớn và những cây độc cần Trung Quốc vươn lên trong màn sương. Nhưng Người Một Tay biết khu rừng và thung lũng này không phải là nơi thần tiên. Anh ta biết rằng Vương Mục Tông và vợ hắn đều còn trẻ, cô ấy dịu dàng và xinh đẹp, với đôi mắt to đen láy, biết nói và biết hát, mặc dù cô ấy đã khéo léo giữ khoảng cách thích hợp giữa họ. Nhưng tuổi trẻ không chịu được cô đơn. Đâu phải anh ta được đưa tới đây để trao đổi kinh nghiệm cách mạng và kết bạn với đàn khỉ vàng, đàn chim và lũ gà gô.
Thằng con trai của Vương Mục Tống là bé Tống bảy tuổi và đứa con gái bé Thanh năm tuổi. Lúc đầu, bọn trẻ sợ Người Một Tay nhưng rồi cũng thay đổi sau khi Người Một Tay bắt chim cho bé Tống, mang về một số bông hoa từ trong núi để Tiểu Thanh cài lên tóc. Bọn trẻ bắt đầu gọi anh là "Chú Lý" hoặc "Anh Hai". Vài ngày sau, cậu bé Tống nhất quyết đòi ngủ trong túp lều của người một tay và không chịu quay lại khi mẹ gọi.
Trẻ em miền núi đáng yêu theo cách riêng của chúng. Khi một con rắn trườn vào căn nhà gỗ nhỏ khiến Người Một Tay run sợ, cậu bé Tống nói với anh rằng rắn không bao giờ cắn người trừ khi chúng bị giẫm lên. Bé Tống tiếp tục kể cho anh nghe với cử chi quơ tay quơ chân, bắt chước ba loại rắn trong vùng Thung Lũng Xanh.
- Rắn tre xanh rất lười. Chúng thường nằm cuộn tròn trong ống tre không nhúc nhích. - Nó ngả đầu ra sau, nhắm mắt và mím môi lại, nói tiếp. – Chúng nhả độc ra như thế này. - Nó thổi phì phì qua môi - Để nhử chim, và ngay khi có con chim đến gần, chúng vồ lấy và cắn một miếng ngon lành. Sau đó, chúng cuộn trong cây tre để ăn hết con mồi. Con rắn la hét thì khác. Da của nó có màu giống như bùn. Trông thật đáng sợ khi đi qua bãi cỏ. Nó vươn cao đến thắt lưng, đẩy cỏ sang một bên, như thế này. - Nó làm mắt lồi ra, miệng há to và đưa chiếc đầu về phía trước. - Nó đi, Hoo, hoo ... thực là đáng sợ. Còn một loại khác thân dày như cán một chiếc máy băm và dài như chiếc đòn gánh. Ba gọi nó là rắn bốn mươi tám, khi di chuyển, nó lắc cái đầu. Chú có nghĩ có đáng sợ không?
Lý sợ Tiểu Tống lại bắt chước, đặt tay lên đầu cậu bé hỏi:
- Làm sao cháu lại biết tất cả những điều đó?
- Chính cháu đã nhìn thấy những con rắn tre xanh và ba kể cho cháu nghe về những con rắn la hét và những con bốn mươi tám. Ba thường bắt rắn đem đi bán ngoài núi
Người Một Tay nhìn cậu bé ở tuổi cắp sách đến trường đang bắt chước những con rắn, nghĩ đến cái thứ dài ngoằng, lạnh lẽo trườn ra khỏi căn nhà mà lòng buồn buồn.
Người lớn quan sát trẻ con và trẻ con cũng quan sát người lớn. Người Một Tay đánh răng và súc miệng mỗi sáng. Tiểu Thanh luôn thò nửa khuôn mặt ra khỏi cửa trố mắt nhìn cảnh tượng kỳ thú này. Một buổi sáng, nó rụt rè đến và hỏi:
- Chú ơi, miệng chú có mùi hôi phải không?
Người Một Tay miệng đầy kem đánh răng không hiểu ý nó.
- Nếu miệng của chú không có mùi hôi, tại sao mỗi ngày chú phải chà bằng chiếc bàn chải đó?
Người Một Tay bật cười. Rửa mặt xong, anh ta nói với Tiểu Thanh:
- Một ngày nào đó, mẹ cháu sẽ mua cho cháu và bé Tống một chiếc bàn chải và đánh răng mỗi sáng. Hàm răng của cháu sẽ trắng và đáng yêu.
Tiểu Thanh không tin:
- Mẹ không bao giờ dùng bàn chải mà răng rất trắng và đẹp.
- Miệng mẹ có bao giờ có mùi khó chịu không? Người Một Tay hỏi.
- Mẹ thích hôn cháu, miệng mẹ có mùi rất dễ chịu. Nếu chú không tin cháu thì hôn thử mẹ xem sao.
- Đừng có nói nhảm, con quỷ nhỏ. Hãy trở về ngay lập tức. - Mẹ của Tiểu Thanh gọi từ trong nhà vọng sang.
Mặt của Người Một Tay nóng bừng và tim đập thình thịch như thể anh ta vừa làm điều gì xấu xa. Đó là một việc rất nhỏ, nhưng Vương Mục Tống đã nghe thấy. Anh ta kéo Tiểu Thanh ra cửa và bắt nó quỳ ở đó như một hình phạt. Rõ ràng là anh ta muốn Người Một Tay nhìn thấy.
Mặc dù không có gì đáng tiếc xẩy ra sau đó nhưng giờ đây anh ta đã có con mắt phía sau gáy và đề cao cảnh giác.
Cuộc sống của hai gia đình ở vùng Thung Lũng Xanh trôi qua bình lặng như dòng suối xanh ngọc bích phía sau hai căn nhà gỗ. Dù chỗ sâu chỉ đến bắp chân và chỗ nông chỉ đến gót chân nhưng vẫn có thể phản chiếu những tán cây đang đung đưa, bầu trời trong xanh và những đám mây lững lờ trôi. Bây giờ nó lại phản chiếu một thứ mới, một cây cột bằng thân cây linh sam cao mà Người Một Tay đã dựng lên bên ngoài căn nhà gỗ của anh ta: một chiếc cột ăng-ten.
Việc này lại tạo nên một rắc rối khác. Chiếc hộp nhỏ màu đen trong lều của Người Một Tay có thể nói và hát. Nó phá vỡ cái im lặng suốt cả ngàn năm vào ban đêm trong khu núi rừng cổ kính này.
Lúc đầu, chỉ có bọn trẻ lấy hết can đảm đến nghe trong căn nhà gỗ nhỏ khi màn đêm buông xuống, nhưng ít lâu sau, chính Bích Vân cũng bắt đầu ghé vào một lúc với lý do đưa chúng về nhà ngủ. Tất nhiên, mỗi tối Vương Mục Tống phải xuất hiện đưa vợ con trở về nhà để đi ngủ. Ngay sau giọng nói thô lỗ của hắn, Bích Vân trả lời: “Còn quá sớm. Nếu đi ngủ ngay khi trời vừa tối, tôi ghét phải thao thức cho đến sáng”.
Khi Vương nghe vợ nói rằng nàng ghét phải chờ đợi lâu trên giường cho đến sáng, một đám mây bao phủ trái tim hắn. Người đi rừng cao lớn và vạm vỡ này không bao giờ muốn nghe những giọng nói ma quỷ hay những bài hát trong hộp đen nữa. Hắn phải sẽ giữ địa vị bất khả xâm phạm của mình và với tư cách một người lãnh đạo tại đây, hắn theo dõi chặt chẽ để ngăn chặn mọi thứ phát triển thêm nữa.
Mấy ngày sau đó, Người Một Tay tổ chức cho Bích Vân và lũ trẻ dọn dẹp mảnh đất giữa hai căn nhà và xếp những đống củi và những thứ khác gọn gàng ở cửa ra vào. Mặt đất gồ ghề lầy lội trước đây đầy phân chó và nước tiểu của heo giờ đã bằng phẳng và sạch sẽ. Người Một Tay nói rằng anh ta muốn trồng hoa ở đó, dạy cho Bích Vân và lũ trẻ đọc và làm các bài tập theo hướng dẫn qua đài phát thanh. Việc này làm khuôn mặt của Bích Vân tươi hẳn lên. Bọn trẻ chạy theo Người Một Tay cả ngày, và luôn miệng "Chú nói thế này" hoặc "Chú nói thế kia". Bất cứ ai cũng nghĩ rằng anh ta gần gũi với chúng hơn cả người cha ruột. Điều này khiến Vương càng khó chịu, không thích những gì nhìn thấy. Dù chỉ còn một cánh tay nhưng Lý đang dần thay đổi cuộc sống ở vùng Thung Lũng Xanh, giống như một con giun đang âm thầm đảo lộn khu đất. Vương cằn nhằn với vợ:
- Nó muốn chứng tỏ là giỏi. Nó muốn gây ấn tượng với tất cả chúng ta ở đây với mớ học trong sách vở. Bây giờ thì ai cũng nghĩ là nó giỏi hơn tôi.
Vương cũng không ngạc nhiên khi Người Một Tay đưa ra bốn gợi ý về công việc. Đầu tiên là trạm lâm nghiệp nên sửa chữa đường dây điện thoại đã ngừng hoạt động trong nhiều năm và lắp đặt hệ thống ăng-ten để dễ bắt được làn sóng phát thanh giữa hai căn nhà. Thứ hai là nên dán các thông báo bằng gỗ sơn trên tất cả các con đường núi đi vào vùng Thung Lũng Xanh với mã số của sở Lâm Nghiệp trên đó. Thứ ba là anh ta và Vương Mục Tống nên có một hệ thống tuần tra vùng núi và canh chừng hoả hoạn với hai ca tám giờ một ngày; khi làm nhiệm vụ không được làm bẫy bằng cây non uốn cong, hoặc tự ý làm bất kỳ công việc nào khác. Thứ tư là nên có một lớp học chính trị và xóa mù chữ mà bọn trẻ có thể tham gia. Khi Bích Vân nghe những lời gợi ý này, cô mỉm cười và nhìn chồng không nói câu nào nhưng với đôi mắt to sáng như muốn nói:
- Đấy, hãy nhìn xem anh ta được giáo dục như thế nào. Anh ấy có những ý tưởng thông minh như vậy, thật tuyệt vời!
Vương Mục Tống đã thấy tất cả. Tim hắn quặn đau. Mặt hắn đanh lại, mím chặt môi, đôi mắt có những tia gân máu đỏ. Hắn trừng mắt nhìn vợ một như con thú trong cơn giận dữ, rồi nói thẳng thừng với Lý:
- Này cậu con trai thành phố! Người ta thường nói là một người lạ nên tuân theo phong tục địa phương, khách phải làm những gì phù hợp với chủ nhà. Cậu có thể không phải là khách, nhưng chắc chắn không phải là chủ nhà. Suốt hai mươi năm qua hay hơn nữa đã không có một vụ cháy rừng nào xẩy ra ở đây. Tất cả những thủ trưởng tại các khu rừng vùng đồi núi này luôn nói công việc làm của tôi rất tốt và rất hiệu quả. Tôi cũng là một nhân viên tiên tiến mỗi năm. Tôi không cần phải được dạy bảo hay theo một lớp học nào. Tốt hơn cậu tự luyện bản thân và rèn luyện thân thể. Trạm lâm nghiệp cho tôi làm quản lý ở đây. Ba điều kiện mà giám đốc chính trị nói với cậu hôm trước chắc là cậu còn nhớ chứ?
Một cảnh tượng đáng sợ khi Vương Mục Tống đứng đó, hai tay chống nạnh và đôi mắt rực lửa giận dữ. Người Một Tay mở to đôi mắt kinh hoàng, miệng há hốc và mặt tái nhợt vì bị sốc. Bích Vân không thể chịu đựng được khi nhìn thấy tình cảnh tượng này nhưng cô không dám chọc giận người chồng bằng sự tức giận hay bằng lời nói, vì vậy chỉ có thể cố gắng giảm bớt căng thẳng bằng cách nói với Người Một Tay:
- Lý, anh ấy không có học nhiều lắm. Anh ăn nói hơi cộc cằn…
Nhưng khi thấy chồng như sắp nổi cơn thịnh nộ, cô im bặt.
- Tôi có thể thô lỗ - Vương nói với một nụ cười chế giễu, - Còn cậu thì dịu dàng. Nhưng ngày nay, người thô lỗ kiểm soát người nhu mì đó, hiểu chưa? Cậu đừng quên là ban lãnh đạo cử cậu đến đây để được giáo dục và uốn nắn. - Nói rồi hắn quay cái thân hình đồ sộ của mình rồi lao đi, chân dậm xuống thật mạnh để lại dấu vết sâu hoắm.
Bốn gợi ý của Người Một Tay đã đụng phải tảng đá là Vương Mục Tống và biến mất không một dấu vết. Như một quả bóng bị xì hơi. Phải, anh ta được gửi đến vùng Thung Lũng Xanh này để được giáo dục và cải tạo, anh ta cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt với Vương. Anh biết mình chẳng thể làm được gì để mong cải thiện tình trạng hiện tại, nhưng cơ thể tràn đầy năng lượng và không muốn có nhiều thời gian nhàn rỗi, bởi sự nhàn rỗi đưa đến chán nản, cô đơn, chán đời và nghĩ rằng mình sẽ làm tốt hơn, nhảy ra khỏi một vách đá và được thực hiện việc mình cần làm. Anh có hai cuốn sách giữ được từ trước “cách mạng văn hóa”, đó là hai cuốn “Cẩm Nang Phòng Chống Cháy Rừng”. Anh mang theo mình trong những chuyến tuần tra hàng ngày trên núi và tự học cách nhận biết hàng trăm loại cây thường xanh lá rộng khác nhau mọc ở đó, với sự trợ giúp của các hình ảnh minh họa trong cuốn sách. Để thời gian của mình ở đây không bị lãng phí, anh ấy quyết định thực hiện một cuộc khảo sát về tài nguyên lâm nghiệp của vùng Thung Lũng Xanh có khi được sử dụng nếu việc khai thác xẩy ra trong tương lai. Nghĩ rằng Bích Vân sẽ hiểu cho mình, anh ta nói với cô về kế hoạch này, và cô ta đã nhiệt tình ủng hộ và coi anh ta như là người anh.
- Việc gì mà không tiến hành đi. Hãy tiếp tục và làm điều đó, nhưng đừng nói với bất kỳ ai.
- Anh Vương không phiền chứ?
- Anh không làm gì sai cả. Anh ...
Khi cô ấy nói tiếng "Anh ..." cô ấy kéo dài ra. Đôi mắt đen của cô bừng sáng đến nỗi anh có thể nhìn thấy bóng mình phản chiếu trong đó; chúng chiếu thẳng vào tim anh. Anh sợ nhìn vào đôi mắt đó mặc dù không biết tại sao. Tiếng “Anh … “ của Bích Vân lặp đi lặp lại trong trái tim anh.
Đó là mùa thu. Lý thu thập hạt giống của một số cây quý, bao gồm linh sam quý hiếm, mộc lan lá vàng và cây long não vùng nam Trung Quốc mà anh ta định nuôi trong một vườn ươm nhỏ. Anh dự định sau này sẽ chở cây con vào trạm lâm nghiệp cho các kỹ thuật viên nuôi. Một số khu đất phải bị đốt và dọn sạch để làm vườn ươm, anh ta biết rằng Vương Mục Tống sẽ không quan tâm chút nào nên anh ấy đã nhờ Bích Vân giúp.
Ngày hôm đó Vương ở trong núi đặt bẫy. Người Một Tay và Bích Vân chọn con dốc có đám cà tím dại mọc bên cạnh mảnh đất trồng rau mà Vương đang có ý định phát quang để trồng cây bông vải. Họ châm lửa đốt và ngay sau đó khói dày đặc bốc lên. Hai người thoải mái vui vẻ, cười nói như anh em một nhà. Họ không bao giờ ngờ là Vương đang lao từ sườn núi xuống với tâm trạng căng thẳng cực độ. Hắn lạnh lùng nhìn hai người, lấy cái rìu sắt từ thắt lưng ra, chặt một cây thông nhỏ rồi dùng cả hai tay dập lửa. Người Một Tay cố gắng giải thích, nhưng Vương trừng mắt nhìn và gầm lên:
- Dẹp cái trò mới lạ này đi! Tôi có kế hoạch khác cho vùng đất này. Lý Hưng Phú, tối nay viết bản kiểm điểm vì đốt lửa mà không có phép của tôi.
- Tôi viết rồi đưa cho ai đây?
- Ai à? Cậu nghĩ rằng chỉ vì tôi không biết đọc nên tôi không thể là lãnh đạo của cậu sao? Tôi nói cho cậu hay, cậu nên có hành vi tốt hơn khi ở dưới quyền của tôi.
Nghe những điều khủng khiếp này, Bích Vân nhìn người chồng đầy nước mắt.
- Về cho heo ăn đi, bây giờ là mấy giờ mà còn đứng đây? - Hắn quát tháo như một vị thần ác độc nào đó.
Lý liếc nhìn Bích Vân đầy thương hại, cô quay đi mà không nói lời nào, đang lấy mu bàn tay lau những giọt nước mắt rơi trên má.
Ai cũng cần phải có lòng tự tin và tự trọng. Không để ý mà trám một vết nứt nhỏ lại thì một thời gian sau một khoảng trống lớn sẽ mở ra: ngay cả trái đất cũng sẽ nứt ra. Vương Mục Tống cho rằng Người Một Tay đã đưa ra một thách thức. Vợ anh ngày càng mất kiểm soát, cô ấy không còn ngoan ngoãn và dịu dàng như trước nữa.
Một ngày nọ, Vương Mục Tống phải đến trạm lâm nghiệp để lấy lương thực cho gia đình. Thường thì hắn ngủ qua đêm ở đó, nhưng lần này vì một lý do đặc biệt nào đó, hắn cảm thấy rất bất an ngay từ lúc lên đường vào buổi sáng. Có một nỗi lo lắng đeo bám theo hắn mà không tài nào dứt ra được. Là một người đàn ông lực lưỡng và rất khỏe, hắn đã thực hiện cuộc hành trình dài khoảng chín mươi cây số đi và về trong cùng một ngày với một gánh nặng sáu mươi ký gạo trên chặng về. Khi về tới nhà vào đêm hôm đó, cơ thể toát mồ hôi hột hắn thấy cánh cửa căn nhà nửa mở và ngọn đèn vẫn sáng. Hắn đi thẳng vào trong nhưng không thấy ai ở đó. Sau đó, hắn nghe thấy tiếng cười và tiếng hát phát ra từ túp lều của Người Một Tay. Cái lò sưởi lạnh ngắt. Giờ đây như mgọn lửa bùng cháy với sự tức giận ngùn ngụt bốc lên đầu. Hắn lao ra ngoài và đứng bên ngoài cửa sổ của Người Một Tay. Hắn có thể nhìn thấy rõ ràng mọi việc bên trong: vợ anh ta đang ngồi chống cằm, Tiểu Tống dựa vào đầu gối của cô ấy và cả hai đều chăm chú lắng nghe một người phụ nữ đang hát những bài hát ma quỷ trong chiếc hộp đáng nguyền rủa đó. Còn Người Một Tay thì đặt Tiểu Thanh trên đầu gối, mặt chạm vào mặt nàng. Hắn có thể nghe thấy bài hát phát ra từ chiếc hộp đen là một bài hát dân tộc người Dao.
- Bài hát thật dễ thương. Mẹ tôi khi còn sống rất thích hát bài này... - Vương thấy đôi mắt của vợ mình sáng lên một cách quỷ dị khi cô ấy nhìn Người Một Tay một cách âu yếm.
- Các bạn người Dao là những ca sĩ và vũ công tuyệt vời ... - Lý cũng nhìn cô ấy theo cách không biết xấu hổ đó. Vương không thể nhịn được nữa. Hắn phải kiềm chế cơn giận để không hét lên những lời tục tĩu khi nói:
- Tiểu Tống, Tiểu Thanh, thích đi nghe ca nhạc không? Đây có phải là cách rút ngắn thời gian chờ đợi cho đến sáng không?
Lúc này Bích Vân mới nhận ra chồng đã trở về. Một tay kéo Tiểu Tống, một tay kéo Tiểu Thanh lao ra cửa.
- Nhìn anh kìa, mệt mỏi, người ướt đẫm mồ hôi. – Nàng nói. - Tại sao anh không qua đêm ở trạm?
Hắn phớt lờ, cố dằn lòng mình bằng cách nghiến chặt răng, hắn cố ngăn không nói một điều không muốn nói ra: "Nếu tôi ở lại một đêm tại trạm thì chắc là cô ở lại lều của nó rồi phải không?"
Trở lại căn nhà của mình, Bích Vân nhanh chóng đốt bếp, nấu nước và chuẩn bị bữa ăn cho hắn. Cô không hâm rượu vì sợ khi say hắn sẽ đánh cô. Đêm đó Vương Mục Tống đã có những hành động kiềm chế đặc biệt. Sự im lặng của hắn thật đáng sợ, làm đóng băng bầu không khí trong túp lều. Hắn xoa bóp, rửa chân bằng nước ấm rồi lên giường ngủ mà không nói một lời, không thèm để ý đến thức ăn vợ dọn trên bàn. Nàng dường như hiểu điều gì đang làm hắn khó chịu: nhiều lần cô cố gắng làm lành bằng cách dùng cả hai tay đẩy mạnh tấm lưng trần của hắn, nhưng hắn nằm đó, nặng nề và bất động như thùng thuốc súng. Thật đáng sợ.
Vương Mục Tống không những chỉ mạnh mẽ về thể chất, mà còn có thể tự mình giải quyết mọi việc theo cách suy nghĩ riêng. Hắn cảm thấy vị trí của mình ở vùng Thung Lũng Xanh này đang bị đe dọa, và tia lửa của cuộc binh biến đang lan rộng từ Bích Vân đến Tiểu Tống rồi đến Tiểu Thanh. Chẳng lẽ phải bình thản ngồi đó nhìn Kẻ Một Tay dần dần dụ dỗ vợ con mình sao? Có phải một nhân viên bảo vệ rừng kiểu mẫu ngay thẳng, cứng rắn và chăm chỉ mà bị đánh bại bởi một cậu bé thành phố nhỏ dại, nhỏ bé, chỉ còn một tay, bị đưa về nông thôn để giáo dục và cải tạo hay sao? Hắn quyết định bắt đầu củng cố vị trí của mình ngay từ trong lều gỗ của mình.
Sáng hôm sau, mặt hắn đanh lại, mắt trợn trừng khi quát lên với một giọng như sấm:
- Tiểu Tống, Tiểu Thanh, quỳ xuống đây! Quỳ xuống … ! Bây giờ, hãy lắng nghe. Kể từ hôm nay trở đi, nếu một trong hai đứa hoặc mẹ bước một chân vào căn nhà kia thì cha sẽ móc mắt và bẻ gãy cả hai chân đó.
Khuôn mặt của Bích vân nhợt nhạt khi nghe thấy lệnh cấm này. Răng của Tiểu Tống và Tiểu Thanh va vào nhau lập cập khi chúng quỳ sau lưng cô. Họ run rẩy như những cây non trước cơn vần vũ của gió lạnh.
Trước khi Người Một Tay bắt đầu đi làm việc, Vương Mục Tống đã đến căn lều để nghe đọc bản kiểm điểm mà hắn đã yêu cầu vài ngày trước. Khi Người Một Tay nói rằng anh ấy vẫn chưa viết xong, hắn gằn giọng nói:
- Cậu cho rằng những gì tôi nói chỉ là do tức giận đâm lú lẫn mà ra, và không có giá trị gì sao? Thẳng thắn nói với bạn, Lý Hưng Phú, ban lãnh đạo tại trạm đã đặt bạn hoàn toàn dưới quyền của tôi. Từ bây giờ trở đi, bạn sẽ không được phép nói chuyện hoặc hành động trái lệnh. Tất cả những gì bạn sẽ được phép làm là phải cư xử đúng mực. Tôi sẽ cho bạn một ân sủng là bản tự phê bình bằng văn bản phải được hoàn thành vào sáng mai.
Vương Mực Tống lườm anh ta với đôi mắt con báo rồi vung hai nắm đấm giống như hai chiếc búa tạ khi anh ta tiếp tục đặt ra ba quy tắc mới:
- Nghe đây, kể từ hôm nay, bạn phải báo cáo với tôi mỗi tối ngay tại lều này về những gì bạn đã làm trong ngày. Nếu mắc bận, bạn có thể xin phép tôi. Hai là khi bạn không bận, không được bước chân vào căn nhà của tôi bất cứ lúc nào. Và, thứ ba là nếu bạn cố gắng dẫn dắt bất kỳ ai trong gia đình tôi đi lạc đường với cái hộp quỷ quái đó, bạn sẽ được thưởng thức nắm đấm của tôi. Chỉ với một ngón tay, tôi có thể kéo cây cột linh sam của bạn có sợi dây ăng-ten trên đó và ném chúng qua ngọn đồi.
Hắn cũng thực hiện một số bước thực tế để thực thi các lệnh cấm của mình. Trước đây họ luôn phải đi ngang qua căn nhà gỗ của Người Một Tay bất cứ khi nào họ rời túp lều của mình để đi theo con đường đất về phía đông đến trạm lâm nghiệp hoặc băng qua con suối về phía tây để ngồi trong tháp canh trên núi hoặc để đi tuần tra. Giờ đây, Vương Mục Tống cầm cuốc và xẻng mở một con đường mới cho gia đình. Tất nhiên, điều này có nghĩa là đi theo con đường vòng xa thêm hàng trăm bước nữa khi muốn đi lên ngọn núi hoặc trạm lâm nghiệp.
Người Một Tay không còn lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận. Địa vị của Vương Mục Tống ở vùng Thung Lũng Xanh này vững chắc và ổn định như của một người cai trị một vương quốc trong rừng cổ đại và điều đó không có gì phải bàn cãi. Trước đây hắn ta bước vào căn nhà của Người Một Tay không nhiều, nhưng bây giờ vợ con anh ta không dám đến nữa, và chiều nào hắn cũng đến ngồi đó để nghe Người Một Tay kể lại những việc anh ta làm trong ngày. Rõ ràng là hắn có sở thích trở thành một nhà lãnh đạo quyền lực và phải tạo cho Người Một Tay thành ngoan ngoãn và được cải tạo tốt như một kẻ được gọi là kẻ thù giai cấp.
Thế là Người Một Tay rút vào căn nhà gỗ nhỏ của mình như một con sên chui vào vỏ. Ngay cả những bài hát từ hộp đen nhỏ bây giờ cũng yên tĩnh hơn. Đối mặt với thực tế phũ phàng, một lần nữa mọi người cho anh ta là một người đáng khinh bỉ, Người Một Tay cũng phải thừa nhận rằng anh ta đã bị đánh bại. Cuộc sống ở Vùng Thung Lũng Xanh trở lại với sự bình yên, buồn ngủ như hàng trăm, hàng ngàn năm qua.
- Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Trong Cơn Lốc Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Theo Ngọn Sóng Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Bóng Đêm Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Một Người Tên Là Lovac Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Chiếc Bóng Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Cây Thập Tự Giá Trần Hồng Văn Truyện ngắn
- Pho Tượng Chac-Mool Trần Hồng Văn Truyện ngắn
• Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)
• Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)
• Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)
• Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)
• Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)
• Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)
• Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)
• Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)
• Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)
• Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)
Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn)
Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu
Một Đêm Phiền Muộn
Tiếng Vọng từ Đáy Vực
Đại Sư Và Giai Nhân
Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân)
Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn)
Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục
• Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)
• Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)
• Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)
• Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)
• Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)
(Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)
- Chiếc Bóng Bên Đường - Nàng (1970)
- Người Cô Đơn (1972) - Xa Lộ Không Đèn
- Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)
- Chúng Tôi Muốn Sống (1956)
- Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)
- Tứ Quái Sài Gòn - Những Giọt Sương Khuya
- Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2
- Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |