1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Mùa Cá Bẹ (Nguyễn Âu Hồng) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      15-5-2015 | TRUYỆN

      Mùa Cá Bẹ

       NGUYỄN ÂU HỒNG
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Vào mùa cá bẹ ông Minh Le ngồi nhà không yên. Mới đầu tháng Năm, ông đã xuôi dòng ra tận cầu tàu cảng Astoria bên cửa sông Columbia để câu thăm dò. Rồi cá vào tới đâu, ông theo tới đó, hết Longview đến Woodland, Washougal, qua khỏi Bonneville Dam lên đến Cascade Locks mới chịu dừng lại. Ông Minh đam mê câu cá, thích sống hòa mình với thiên nhiên. Trong các ngành câu phổ biến trên sông hồ vùng Tây Bắc từ cá loại nhỏ như cá đường, cá rô, cá trout; cá loại trung như cá chép, cá bẹ, cá bass, cá catfish, đến big game như salmon steelhead, salmon chinook, sturgeon... ngành câu nào ông cũng mê nhưng mê nhất là câu cá bẹ. Nó dễ câu, tiểu bang Washington không hạn chế số lượng và nhất là nó dễ nấu dễ ăn, ăn cá bẹ để đỡ nhớ cá mòi. - Mùi cá mòi của quê nhà Việt Nam mãi mãi làm ông ghiền ông nhớ.


      Ông Minh Le gặp cô Kyong-bin lần đầu tại cầu tàu của Washougal. Đang Mùa Cá Bẹ, dọc trên cầu tàu có đến hàng chục người câu. Kyong-bin không chào hỏi bắt chuyện với ai, lại nhè hói trúng ông Minh. Quên giới thiệu ông Minh Le còn có biệt danh là Minh Tàng.


      - Chào anh. Tôi lên Kyong-bin. Hôm nay anh câu có được nhiều không?

      - Chào cô. Tôi tên Minh. Hôm nay cũng như mọi hôm.

      - Có nghĩa là...

      - Có nghĩa là cứ đều đều không nhiều cũng không ít.


      - Anh câu cá có vui không, có được thỏa thích hobby của anh không?

      - Có. Chắc chắn có. Xin lỗi cô về việc hơi lắm lời, nhưng câu hỏi của cô thật đáng đồng tiền bát gạo. Vào Mùa Cá Bẹ chiều nào đi làm về tôi cũng lên đây câu vài ba tiếng và luôn được thỏa thích, đê mê xuất thần liên miên.


      Anh là người Nhật, người Hàn Quốc tay người Lào?

      - Sao cô hỏi vậy?

      - Người Nhật và người Hàn Quốc coi các món ăn chế biến từ cá bẹ là "quốc hồn quốc túy", chạm tới cá bẹ là chạm tới niềm thương nỗi nhớ của họ; còn người Lào thì giỏi mưu sinh.


      - Ra vậy. Tôi người Việt Nam. Tôi chạm tới cá bẹ là để đỡ nhớ cá mòi. Mùi thom của cá mòi nướng đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người Việt Nam chúng tôi. Mùi vị của cá bẹ thua xa cá mòi dù chúng cùng một gia đình. Nhưng có còn hơn không.


      - Anh đã đụng chạm được bao nhiêu loại cá bẹ?

      - Mỗi một thứ American shad của sông Columbia này thôi.

      - Thảo nào. Nếu anh chỉ một lần ăn cá bẹ gizzard nướng của Hàn Quốc thì không biết anh sẽ phát biểu cảm tưởng như thế nào? Tôi quên giới thiệu tên họ đầy đủ của tôi là Choe Kyong-bin, nói theo kiểu Mỹ là Kyong-bin Choe. Tôi người Hàn Quốc.

      - Tên họ đầy đủ của tôi là Lê Văn Minh, nói theo kiểu Mỹ là Minh Le, đem họ ra sau. Họ Le Việt Nam viết một nguyên âm e đơn không viết đôi như họ Lee Hàn Quốc.


      Dù đang trò chuyện với Kyong-bin Choe nhưng khi đầu cần nhịp đúng kiểu cá cắn câu, ông Minh vẫn chụp lấy cần thao tác kịp lúc. Thông thường, khi ta quay ống cước kéo con cá vào sát dock thì một bạn câu gần nhất sẽ dùng vợt giúp xúc đưa lên. (Đầu cần có dịu thì mới nhạy bén, mà dịu quá thì bị quằn không thể hất cá lên cao). Lần này cũng vậy, con cá được vớt lên, vùng vẫy trên mặt dock. Một con American Shad cái dài cỡ 14 in, nặng cỡ 3 pounds bụng trứng cương phồng lên. Đang lúc ông Minh bỏ con cá phía mặt sau dock, quỳ xuống loay hoay mở sợi dây để xỏ xâu, thì Kyong-bin cúi xuống đưa tay vuốt nhẹ lên mình cá. Con cá không vùng vẫy nữa, chỉ nằm im thở phập phồng. Cái cách cô Kyong-bin chạm tay vào lớp vây màu bạc trơn nhớt có cái gì đó hơi khác thường, -thận trọng và nhẹ nhàng như người ta chạm vào một vật dễ vỡ hoặc như chạm vào một vật kỷ niệm đã bị thất lạc lâu ngày.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Đến khi ông Minh kéo xâu cá đang rọng [1] chìm sâu dưới sông lên sát mặt nước, thì Kyong-bin nhìn đến sửng người. Ông Minh nói đúng lắm, chỉ vài ba tiếng sau giờ làm việc buổi chiều mà câu được ngần ấy cá, hỏi sao không thỏa thích, không đê mê xuất thần. Một sợi dây dài xâu những con cá bẹ to mập, có đến cả chục con, lũ lĩ. Tuy bị một sợi dây luồn xuyên từ mang ra miệng nhưng không gây thương tích nên đám cá vẫn cố bơi lượn trong sự gò bó. Câu được cả chục con cá bẹ mà không phải lặn lội, thậm chí tay không dính đến con trùn con dế, sướng thật. Nhưng sao lại không dính đến con trùn con dế, vậy chớ câu bằng mồi gì? Xin thưa, người ta câu cá bẹ bằng mồi giả. Chuôi lưỡi câu có kèm một miếng kim loại mỏng cỡ bằng móng tay của ngón út và có ba màu: màu bạc cho trời râm mát, màu xanh cho trời nắng gắt, màu vàng cho trời nắng dịu. (tương đối thôi). Cái miếng kim loại lấp lánh này là mối giả nhưng chưa có loại mồi thật nào hiệu quả hơn. Buông câu với mồi giả rồi ngồi dựa ngửa ra ghế, hai chân gác lên thanh gỗ 2x8 nẹp ở bìa dock, hé mắt nhìn trời mây non nước, hít thở không khí tươi mát trong lành, bơ lơ bảng lảng đợi khi đầu cần nhịp đúng kiểu cá cần câu thi giựt nhẹ, quay vào cũng nhè nhẹ, uyển chuyển "dìu" cá vào sát dock, không thỏa thích, không đê mê ngất ngư, cũng uổng.


      Tay vẫn không ngừng vuốt nhẹ lên mình con cá đang thở phập phồng, Kyong-bin nhìn ông Minh Le chăm chăm rồi cô bất chợt có cảm giác như đã từng gặp người đàn ông này ở đâu đó, thậm chí đã từng có mối thâm tình. Cô mạnh dạn đặt một tay lên vai ông Minh, nói:


      - Anh bán cho tôi con cá này và thêm vài con nữa trong cái xâu kia, được không?

      - Chắc chắn được. Nhưng xin hỏi, cô làm gì với chỉ vài ba con cá? Ý tôi muốn nói cô sẽ nấu nướng hay chế biến như thế nào?

      - Tôi cũng không rõ. Theo anh thì cá American shad mùa này chế biến cách nào là đạt nhất, ăn cá cách nào là ngon nhất?


      - Cái này cũng hơi khó nói, vì còn tùy vào sở thích của từng người và từng dân tộc.

      - Anh cho biết sở thích của anh, sở thích của người Việt Nam.


      - Được thôi. Cách dễ làm dễ ăn là hầm rục (còn gọi là kho rục) với cà chua và gia vị. Ăn với cơm hoặc bánh mì, dám chắc ngon hơn cá mòi sardine đóng hộp của Philippines. Cách thứ hai là ướp gia vị rồi bọc giấy bạc nướng lửa than. Ăn cá cách này thưởng thức mùi thơm trước khi nếm vị ngọt. Trong gia vị của hai cách này luôn có sả tươi. Cách thứ ba, tốn hơi nhiều công là bào lấy thịt quết chả. Chả cá bẹ chiên hoặc hấp đều ngon. Không cần bỏ hóa chất miếng chả vẫn dai sần sật và thơm ngon đến không chịu nổi.


      - Rồi ra mùi thơm của cá nướng và sự thơm ngon của chả cá American Shad sẽ đi vào tiềm thức của người thưởng ngoạn, phải vậy không?

      - Chắc vậy. Cô nói chuyện có duyên lắm. Nhưng chỉ với mấy con cá leo heo thì cô làm được món gì?


      Hỏi thì hỏi vậy nhưng cô gái chưa kịp trả lời ông đã sốt sắng nói tiếp:

      - Tôi có ý kiến thế này, nếu cô không cho là đường đột thì ngoài mấy con cô hỏi mua, tôi biếu thêm cho đủ một chục, coi như món quà làm quen. Phải đủ một chục thì mới đủ nguyên liệu để chế biến một số món. Cô thấy thế nào?

      - Cung kính không bằng vâng lời. Tôi còn biết nói gì hơn là cám ơn.


      Ông Minh Le lăng xăng gỡ cá bỏ vào xô rồi xách lên tận bãi đậu xe cho cô gái. Ông cho rằng với vẻ đẹp cộng với tuổi trẻ và sự thân thiện trong giao tiếp, Kyong-bin xứng đáng được đáp trả ân cần. Dù vậy, ông không hề có ý định sẽ gặp lại cô gái Hàn Quốc tươi tắn đáng yêu này, nên vừa đặt gọn xô cá vào cốp xe ông nói "bye" rồi quay lưng đi xuống bến sông. Nhưng Kyong-bin đã kịp chạy theo giữ ông lại. Cô không nắm giữ ở tay hay vai mà hồn nhiên đu lên cổ. Hành động quá bất ngờ của cô gái làm ông Minh điếng người đứng chết trân như trời trồng. Và ông muốn cứ được đứng như vậy mãi để cảm nhận mùi thường của da thịt tuổi trẻ ngấm vào từng tế bào, để hơi thở nồng ấm thơm tho của con gái Đại Hàn thấm vào từng chân tóc, để ngất ngư với hai quả đào tiên cứ cồm cộm hai bên lưng với sức truyền động không cách gì chịu nổi. Trong giây phút tuyệt diệu ấy ông Minh như thấy những chuỗi ngày sống âm thầm trên nước Mỹ bao la quá rộng và quá lạnh lùng này bỗng như đã đi vào dĩ vãng xa vời. Chẳng những thế, ông côn linh cảm kể từ nay, với sự huyền nhiệm này, ơn mưa móc và bổng lộc của đất trời sẽ chuyển hóa những năm tháng cô đơn buồn khổ trên bước đường lưu lạc xứ người thành những năm tháng nồng ấm tươi vui, từ giây phút này và mãi mãi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      2.


      Ở thành phố biển Seocheon, quê của Kyong-bin Choe, Mùa Cá Bẹ đống nghĩa với mùa lễ hội văn hóa ẩm thục. Seocheon Gizzard Festival thu hút du khách trong nước và nước ngoài, nhất là khách Nhật.


      Gizzara Shad Festival là dịp cư dân địa phương vừa được ăn đồ biển phủ phê vừa là dịp hái ra tiền tư các dịch vụ du lịch. Lễ hội được tổ chức tại cảng Hongwon thành phố Seocheon vào mùa thu hàng năm - từ Sept.29 đến Oct.l2 - là lúc cá bẹ nở trứng hồi đầu mùa xuân vừa kịp lớn mập qua một mùa hè và đang chuẩn bị họp đàn để thực hiện chuyến viễn du đầu tiên ra biển tìm chỗ ngủ đông. Lúc này cá Gizzard Shad nhiều thịt mà xương lại mềm.


      - Ngủ đông hay trú đông?

      - Ngủ đông ở vùng biến phía Nam có độ sâu trên 30m. Chúng sẽ sống ở biển Nam từ ba đến sáu năm tới khi phát dục lại bơi ngược lại biển Bắc, tìm về dòng sông quê mẹ, tìm lại đúng bến nước xưa nơi mình nở trứng để đẻ trứng, hoàn tất một vòng đời.


      -Trứng cá bẹ nhỏ nhoi bé xíu như hạt phiêu sinh mà mang trong mình nó một ký ức di truyền nhận biết được mùi nước của dòng sông quê mẹ, bến nước quê cha để lớn lên biết đường mà tìm về cội nguồn. Thiên nhiên thật kỳ diệu.

      - Cá bẹ và cá salmon nhờ mùi nước mà tìm về cội nguồn. Còn chúng ta nhờ mùi cá mà nhớ về quê cũ.

      - Mà tìm đến nhau.


      Qua một Mùa Cá Bẹ ông Minh Le và cô Kyong-bin Choe đã đủ tình thân để nói chuyện kẻ tung người hứng kiểu như trên. Cô Kyong-bin đang nhớ về quê cũ, đang nói về lễ hội cá Gizzard:


      - Có nhiều hoạt động mang tính phong hóa qua nửa tháng lễ hội, nhưng hoạt động chính là ẩm thức - ăn cá Gizzard và uống rượu gạo Hàn Quốc. Nếu bạn là người thực sự thích ăn đồ biển thì nên ăn cá Gizzard trong tình trạng tươi sống. Cá vừa được đánh bắt từ sông Chungcheong đang được rọng [1] trong những bồn nhỏ có bơm dưỡng khí, khi lên thớt con quẫy đạp. Đây là món Gizzard Sashimi. Chấm cá sâu vào sốt cay đậu nành Hàn Quốc rồi ăn với rong biển khô và kim chi. Có thể đi trước có thể theo sau là một chung nhỏ rượu gạo. Cách ăn này giúp thực khách tận hưởng trọn vẹn cái vị ngọt đích thực của cá bẹ Gizzard, một vị ngọt độc đáo từng đi vào ca dao tục ngữ xứ Hàn.

      Cách thứ hai là...


      - Xin lỗi cô, ông Minh lên tiếng, thật không lịch sự chút nào khi ngắt lời cô, nhưng cô nên đi từ từ. "Nói có sách, mách có chứng", vậy cô có thể đưa ra vài dẫn chứng cho biết cá bẹ Gizzard đã đi vào ca dao, tục ngữ như thế nào, được không


      - Anh bắt đúng điểm yếu của em rồi. Hồi còn bên nhà, em dự tuyển hướng dẫn viên du lịch, ngoại hình đạt điểm A, kiến thức phong hóa cũng đạt điểm A, nhưng khả năng diễn đạt bằng Anh Ngữ bị điểm D, rớt quạch. Cá bẹ Gizzard đi vào ca dao tục ngữ tiếng Hàn thì nhiều, nhưng thú thật, bản dịch tiếng Anh em không thuộc. Để bù vào thiếu sót, em xin kể về một tập tục, ngày nay vẫn còn phổ biến ở khắp các vùng nông thôn. Đó là việc người ta dùng cá bẹ như một loại bùa may mắn cho việc sinh sản. Như anh đã biết, cá bẹ mẹ đẻ trứng vừa nhiều vừa nhanh, từ một trăm đến bốn trăm ngàn trứng trong bốn đến mười ngày, đẻ xong còn đủ sức quay lui bơi ra biển. Trứng cá và cá con không cần ai bảo bọc chăm sóc, tự hấp thụ tinh dịch, tự nở, tự lớn. Mà lớn cùi cụi, mập núc, đàn lũ lúc nhúc. Như vậy so ra côn hơn cả "mẹ trọn con vuông" rất nhiều, nên cá bẹ Gizzard được xem là biểu tượng của sinh sản con đàn cháu đống. Ngoài công dụng là bùa may, cá bẹ Gizzard chôn trong vườn còn bảo vệ sản phụ khỏi những cơn đau bụng đẻ.


      Cô Kyong-bin Choe ngừng nói, cười hồn nhiên: - Mẹ em kể cho chúng em nghe, lúc mang bầu chị cả và hai anh tiếp sau, gia đình còn sống ở vùng nông thôn quê nội, bà nội chôn cá trong vườn nén thai nhi khỏe mạnh mà đẻ lại nhanh, "đẻ như gà". Đến lượt em, gia đình dời về thành phố không có vườn để chôn cá bẹ, nên tuy là con rạ mà mẹ em đau bụng suốt cả buổi chiều. "Những cơn đau như muốn xé ruột", em còn nhớ như in lời mẹ kể.


      Với câu chuyện này, điểm diễn đạt bằng Anh ngữ của em xứng đáng được nâng từ D lên B. - Ông Minh Le gật gù tán thưởng.


      Em còn thuộc lòng một câu tục ngữ độc đáo, "một đầu cá bẹ bằng năm-bảy lít hột mè" ý nói cá bẹ giàu dinh dưỡng và rất ngon miệng. Lưu ý là năm-bảy chứ không phải năm mươi bảy (57) như bản tiếng Anh trên internet.


      Nghe đến đây ông Minh Le lại gật gù. Ròi dằn không được, ông hỏi:

      - Sao không ba-bốn hay bảy-tám mà là năm-bảy?

      - Chúng ta đều ở phía đông lục địa Trung Hoa, anh ở đông- nam em ở đông-bắc, anh dư biết năm-bảy là để diễn tả số nhiểu, nhưng không phải nhiều vô số mà nhiều vừa đủ.


      - Có lý lắm. Chúng ta cùng ăn cơm trắng với cá thịt rau dưa, uống rượu gạo tự nấu, cùng một cội nguồn văn hóa đông phương nên có nhiều điểm tương đồng. "Anh tìm em năm-bảy chín-mười lần, một ngày không gặp tần ngần lá gan". Năm-bảy là vừa đủ, chín-mười thì hơi nhiều, năm mươi bảy thì quá nhiều, phải vậy không?


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      - Chúng ta có thể tung hứng "chị hát em vỗ tay" để làm một đoạn quảng cáo về cá bẹ, chắc cũng không đến nỗi tệ. Nhưng cho em được tiếp sang cách thứ hai là cá nướng. Món Sashimi dùng cá ở tầm 2-3 in, món cá nướng dùng cá lớn hơn ở tầm 4-5 in. Ướp cá với gia vị hành tiêu ớt tỏi, lá sả rồi nướng lửa than kiểu như anh bày em nướng cá bẹ Mỹ. Cá Gizzard Shad nương có biệt danh là Jeoneo vì trông nó giống cấm thẻ bài Trung Hoa. Jeoneo nướng giúp thực khách thấm đẫm mùi thơm trước khi thưởng thức vị ngọt, cái mùi thơm kỳ diệu đã từng đi vào truyền thuyết dân gian. Truyện cổ Hàn Quốc kể rằng mùi thơm của cá bẹ Gizzard Shad nướng lửa than hấp dẫn đến mức đã kéo được cô dâu bỏ trốn quay trở về.


      (Ông Minh thầm nghĩ, người ở đông-nam kẻ ở đông-bắc hai nước xa nhau tít tắp, sao lại có sự trùng hợp đáng yêu quá thế này. Đây là sự trùng hợp trong tiềm thức văn hóa ẩm thực của hai dân tộc, với Hàn Quốc là cá Gizzard Shad với Việt Nam là Cá Mòi.


      Tiếng đồn con gái Phú Yên

      Đồng Nai đi cưới một thiên cá mòi

      Không tin mở quả ra coi

      Rau răm ở dưới cá mòi ở trên. [2]


      Xem ra cá mòi không phái là loại cá tầm thường. Tầm thường sao được khi nó là sính lễ đi cưới vợ, hơn nữa vợ là con gái Phú Yên. Vậy chớ con gái Phú Yên quý giá lắm sao? Con gái Phú Yên quý giá ra sao, viền chỉ đỏ thế nào, chỉ có những chàng rể Phú Yên mới tận tường - con đường ngắn nhất để thẩm thấu một nền văn hóa là thông qua người con gái của nền văn hóa đó. Nhưng chẳng lẽ bạn không biết đến câu thơ của thi sĩ Tản Đà: "Đa tình con mắt Phú Yên").


      - Cách thứ ba là hầm rục hay kho rim làm món Jeotgal, cô Kyong~bin Choe đang tiếp tục. Cá bẹ quá lứa, từ 7-8 in trở lên dung làm Jeotgal. Cơm trắng cá kho ăn no làm khỏe là món này đây. Một pound cá bẹ 7-8 in dùng làm Jeotgal chỉ bằng giá một pound ghẹ xanh tức 10.000 Won, trong khi đó cá bẹ 2-3 in dùng làm Sashimi giá tới 30.000 Won. Có lẽ vì vậy mà xưa kia món Jeotgal được xem là món ăn của người nghèo. Tuy nhiên, với mùi vị thơm ngon đặc biệt, món Jeotgal đã từ bếp nghèo bước lên bàn ăn của đại gia. Ngày nay ở một số nhà hàng món Jeotgal chỉ phục vụ bữa ăn gia đình (đông người) và phải đặt trước.


      (Kyong-bin Choe ơi, em đâu biết lời em nói về Gizzard Shad từ món Sashimi tươi sống đến món Jeoneo nướng và cả món cá kho Jeotgal, món nào cũng thơm ngon, cũng hấp dẫn; em nói về Hàn Quốc mà chạm vào niềm thương nỗi nhớ Việt Nam. Việt Nam quê anh biển ấm không có Gizzard shad mà có Cá Mòi. Cá Mòi quê anh cũng được kho được nướng trong bếp nghèo, nhưng mùi thơm của nó, nhất là cá mòi dầu, có sức quyến rũ đến mê hồn. Mùi thơm của cà mòi đất Việt đủ hấp lực để kìm giữ người vợ có tính đua đòi bằng lòng ở lại quê nghèo cùng "nuôi phụ mẫu" đã đành, mà nó còn truyền lưu từ thế kỷ trước sang thế kỷ sau và theo bước chân lưu lạc của người Việt Nam lan tỏa khắp thế giới. Có thể nói không có mùi vị của món ăn nào thấm sâu và được lưu giữ lâu dài trong tâm hồn người Việt Nam như mùi và vị của Cá Mòi.)


      3.


      Sông Columbia là quê hương bản quán của cá Salmon và Steelhead, cá bẹ là dân nhập cư. Đây là cuộc di cư ào ạt, tràn lấn bất chấp luật lệ nên một số nhà nghiên cứu gọi đùa cá American Shad vào sông Columbia là "quân xâm lược". "Quê cha nước tổ" của loại cá bẹ trắng này [3] là vùng biển ven bờ Đại Tây Dương dọc dài miền đông Hoa Kỳ từ bán đảo Labrador đến vịnh Florida. Cá bẹ khô được ghi nhận là đã cứu quân đội của George Washington khỏi bị đói qua mùa đông khi họ đóng quân dọc Schuylkill River. Cá bẹ là nguồn thúc ăn chính cho các loại cá lớn như bluefish và striped bass... và đã từng là cá thương mại có giá trị ở District of Columbia, Maryland, Pennsylvania, và Virginia. Mức thu hoạch năm 1896 là 22.000 tấn (metric ton). Nhưng "đời cha ăn mặn đời con khát nước", một trăm năm sau, năm 1996 mức thu hoạch chỉ côn vỏn vẹn 100 tấn. Một số tiểu bang sớm nhìn thấy nguy cơ đã áp dụng nhiều biện pháp bảo tồn và phục hồi. Năm 1993 Virginia cấm đánh bắt cá shad trên sông Potomac và ở vịnh Chesapeake. Hệ thống các fish lifts mở lối thoát cho cá vượt dòng được mở trên các đập ngăn sông Susquehanna, Rock Creek, Patapsco, James River...


      Một sự kiện quan trọng với American shad là cuộc chuyển dịch vĩ đại từ Atlantic Coast sang Pacific Coast do ông Seth Green thực hiện. Ông Seth Green quê ở Rochester, New York, trở thành "cha già" của ngành nuôi trồng thủy sản Hoa Kỳ khi ông đem 10.000 cá shad con từ miền đông sang thả nuôi trên sông Sacramento - năm 1871. Năm năm sau American shad xuất hiện trên sông Columbia. Đến năm 1889 là năm vùng đất tươi xanh phía bắc sông Columbia trở thành tiểu bang thứ 42 của Hoa Kỳ, tiểu bang Washington, thì "cuộc xâm lược" được các nhà nghiên cứu cho là hoàn toàn thắng lợi với trên 100.000 "quân xâm lược" ồ ạt bơi vào sông mỗi năm. Nhưng như thế nào đã thỏa, một trăm năm sau, tức năm 1989, số lượng cá bẹ vào sông lên đến trên ba triệu con và tiếp mười năm sau (năm l999) thì số cá lên tận chân đập Bonneville là sáu triệu con. Ngoài ra, để thích nghi với thủy thổ mới, cá shad miền tây trở nên nhỏ con, kích thước và trọng lượng chỉ bằng một nửa cá miền đông. (Từ 28 in - 6 pounds/con xuống còn 14 in - 3 pounds/con, tính trung binh). [4]


      Các khảo sát cho biết cá Gizzard shad từ lâu đã xuất hiện ở vùng duyên hải tây-bắc Hoa Kỳ nhưng không nói rõ địa điểm. Người da đỏ bộ tộc Chinook sống hai bên sông Columbia thuộc hai tiểu bang Washington và Oregon thỉnh thoảng có dùng vợt xúc được cá Gizzard nhưng họ nghĩ đó là cá mòi.


      Vào một ngày cuối tuần đầu tháng sáu trời trong gió mát, ông Minh Le cao hứng rủ cô Kyong-bin Choe lên Cascade Locks câu cá bẹ. Ông muốn kết hợp giới thiệu với cô bạn trẻ cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ của Columbia River Gorge và cảnh người da đỏ dùng vợt để xúc cá. Cascade Locks theo truyền thuyết là Bridge of the Gods, nơi núi chắn sông chỉ chừa lại một dòng chảy hẹp. Đi trên đường I-14, phía Washington, vừa qua khỏi Camas ông đã dừng lại để mời cô Kyong-bin chụp ảnh những đồi cỏ điểm xuyết hoa camas lilies tím chen lẫn với hoa glacier lilies vàng. Camas là thành phố được xây dựng trên vùng đồi núi nằm giữa Vancouver và Washougal, lấy tên một loài hoa dại - hoa camas lily. Lên đỉnh đèo Cape Horn lại dừng để ngắm cảnh non xanh nước biếc từ trên tầm cao. Rồi tới Beacon Rock. Thật may mắn cho hai người hôm đó Beacon Rock mở cửa. Trước khi bước theo bậc cấp gỗ lên núi, ông Minh muốn Kyong-bin chụp ảnh quang cảnh nhìn từ phía tây. Ở phía này vách đá dựng đứng với những nếp gấp chạy dọc và những đoạn đứt gãy chen ngang hài hòa đến mức có cảm giác như có nhát bay tài hoa của công trình sư chạm vào. Beacon Rock trông từ xa giống như một ngôi tháp sừng sững bên sông, cao 258m (848ft) phía bờ là công viên quốc gia rộng 2.100 ha tiếp giáp với 1.814 ha rừng đầu nguồn. Các hang hốc trên đỉnh núi là nơi chim eagle làm tổ nên Bcacon Rock được Washington State Park and Recreation Commission quản lý cẩn thận. [4]


      Không ngờ ông Minh lại leo cầu thang nhanh hơn cô Kyong-bin. Ông thường đứng nghỉ để chờ cô. Nhưng khi ông Minh lên đến đoạn cuối thì cô cũng theo liền kịp. Từ trên cao, trong tầm nhìn bird's eye view, Beacon Rock quả đúng với danh xưng "Nothing left but the core". Nếu một cô gái thể hiện nét duyên dáng của mình ở nụ cười và ánh mắt thì Columbia River Gorge bộc lộ hết vẻ đẹp của nó ở Cape Horn và Beacon Rock. Đảo Hamilton bình lặng soi bóng xuống dòng Columbia man mác sương lam, dãy Cascades trùng trùng điệp điệp một màu xanh rộng mở cứ cao lên, cao lên đến ngút tầm mắt. Đôi tình nhân bị choáng ngợp và bị chinh phục ngay từ phút đầu. Hết chìm đắm trong màu xanh thăm thẳm của núi rừng, hai người lại thăng hoa với những đám mây phiêu bạt trên đỉnh Hamilton [5]. Ông Minh ôm sát Kyong-bin Choe vào ngực mình. Trước thiên nhiên ngát xanh rộng mở, tấm thân cô trong vòng tay ông với tóc dài tung bay và da thịt tỏa hương có cảm giác như một tinh thể quý giá được kết tụ sau bao nhiêu vật đổi sao dời... "Nothing left but the core".


      Ông thì thầm:

      - Kyong-bin Choe ơi

      Anh muốn tỏ cùng em

      Lời tình yêu tươi như ca dao

      thơm mùi cá nướng tỏa bếp nghèo

      thơm mùi bắp nướng mùa rẫy mới

      thơm thịt da người thuở chớm yêu.


      Minh Le ngất ngư với mùi thơm của quá khứ đã ăn sâu vào tiềm thức vừa được hương rừng và mùi tóc, mùi mồ hôi của Kyong-bin khơi dậy, ngất ngư với tinh thể nồng ấm trong vòng tay ông rồi khi Kyong-bin xoay người hôn lên môi ông thì hồn vía ông hoàn toàn bay bổng. Nhưng ông không bay một mình, ông ôm Kyong-bin bay ra hướng sông, lượn một vòng quanh đảo Hamilton, mở rộng dần lên đập Bonneville, lên Cascade Locks rồi lao vút lên những đám mây xa mờ ở cuối chân trời của dãy núi Cascades.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      4.


      Cô Kyong-bin Choe hoàn toàn kinh ngạc khi nhìn hai người da đỏ, một người cầm cán vợt, một người cầm đầu dây kéo dưới dòng nước đang chảy xiết lên một chiếc vợt lớn bằng hai-ba vòng tay nổi lại, trong vợt có cả mớ cá. Cô càng ngạc nhiên hơn khi mớ cá được đổ ra thùng chứa, lẫn lộn trong đám American shad có mấy con Gizzard shad. Chưa kịp xin phép ai, Kyong-bin lao đến mỗi tay chộp một con cá Gizzard shad rồi cứ thế mà nhảy múa. Ông Minh bình tĩnh hơn, hỏi xin rồi chộp đại hai con cá cùng nhảy với Kyong-bin. Hai người da đỏ đứng nhìn mỉm cười, nhưng rồi lối nhảy say sưa chìm đắm như một vũ điệu lễ tục của hai người Á châu khiến họ nhảy theo. Hai ngươi da đỏ khiêng cá xuống bãi xe, khi quay lên thấy vậy một người úp cái sô xuống làm trống, người kia cũng tham gia vào vòng nhảy. Điệu trống lúc đầu còn thăm dò, sau ăn nhịp như được tập luyện từ trước. Những du khách tản bộ quanh đó tụ tập lại xem, tạo thành một vòng bán nguyệt.


      Cô Kyong-bin Choe đang theo học chứng chỉ Đa dạng văn hóa nên khi sự kích động dịu xuống, cô đã đưa máy ảnh nhờ một du khách chụp giúp mấy tấm ảnh vì đây chính là đa dạng văn hóa trong cuộc sống thường nhật. Cô rất tâm đắc vơi khái niệm của Larry L. Naylor: "Là quốc gia đa dạng văn hóa bậc nhất thế giới, Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ quan tâm đặc biệt đến việc thực hành (practice) của các nền văn hóa nhằm thể hiện bản sắc độc đáo không thể thay thế của nó; để rồi cuối cùng sự đa dạng đã quay lại đặt định nên tính cách đặc trưng của nền văn hóa Hoa Kỳ" [6]. Quan điểm nảy của Larry L. Naylor tạo nhiều tranh cãi nhưng nó mở ra một chân trời mới về nhận thức và sự trân trọng đa dạng văn hóa.


      Thực ra lúc đầu cô Kyong-bin Choe ghi danh học là chỉ nhằm gia hạn Visa, nhưng rồi ngành học đã thu hút cô. Choe là du học sinh, cô đã có bằng cử nhân kế toán thương mại, đang làm kế toán cho một công ty do người Hàn Quốc làm chủ. Nhưng cô không thể gia hạn Visa nếu không tiếp tục học một ngành nào đó. Trong suốt sáu năm ở Mỹ ước muốn lớn nhất của cô là tấm thẻ xanh - để được là cư dân thường trú hợp pháp. Nói trắng ra mục đích tối hậu của cô khi đi Mỹ là tấm thẻ xanh, tiếp sau là nhập quốc tịch Hoa Kỳ. Gia đình cô không giàu có gì cho lắm nhưng dám chi những khoảng tiền lớn cho cô đi Mỹ du học cũng chỉ với một hy vọng: tấm thẻ xanh và passport Hoa Kỳ. Vì tấm thẻ xanh mà cô đã hơn một lần bị lừa tình nhưng cô chỉ đau đớn mà không căm hận, vì con đường cô đang đi là do cô tự chọn. Đoạn trường một lần qua cầu cô càng thương chị cả của mình, thương đến xót xa, vì chị Song-kyo là người vô can.


      Số phận của chị Song-kyo giống với số phận của một nhân vật nữ trong tiểu thuyết, giống đến mức có cảm giác như tác giả đã cúi sát xuống để nắm bắt. Bạn đọc nào có đọc tiểu thuyết "Anh có thích nước Mỹ không?" của nữ văn sĩ Trung Quốc Tân Di Ô [7], hay xem phim điện ảnh chuyển thể cùng tên do Triệu Vy đóng vai chính, sẽ chia xẻ nỗi đau này của Song-kyo: mối tình đầu tràn đầy hoa mộng với luật sư trẻ Sang-un Kim tưởng nếu không nên duyên nợ thì ít ra cũng là vốn liếng tình yêu đi vào đời, đã đổ vỡ tan tành khi chàng nhận Visa đi Mỹ đoàn tụ gia đình. Sang-un Kim bỏ đi mà không một lời từ giã hay hẹn ước sẽ trở về. Hết rồi! Không còn cả chiếc bóng đổ nghiêng nơi đầu ngõ vào những buổi chiều. Không còn cả những ngày thơ ấu cùng nô đùa, tắm mưa cuối hạ hay cùng nhau đắp snowman đầu đông. Không côn gì ngoài sự trống rỗng, vô nghĩa. Nhân sinh vô nghĩa, cuộc đời vô nghĩa. Vừa khổ đau, tuyệt vọng vừa không còn mặt mũi nào để gặp bà con, bạn bè, Song-kyo xin chuyển đến một trường trung học bất kỳ nào ở nông thôn hoặc miền núi. Nguyên là hoa khôi của trường sư phạm, tốt nghiệp loại ưu, thi tuyển ngạch công chức cũng loại ưu Song-kyo mới có được nhiệm sở ở thành phố, nhưng cũng chính vì sự nổi trội này mà mối tình của cô cũng nổi trội, nhiều người biết nên càng ê mặt. Song-kyo phải bỏ thành phố về dạy ở một trường miền núi hẻo lánh, vui với học trò và những phụ huynh chất phác, cõi lòng đã khép, nguyện sẽ làm "bà cô" tới già, nào ngờ năm năm sau, vết thương cũ vừa lành, trái tim lại đèo bòng.


      Ứng viên lần này là một đồng nghiệp tên Chung-un Pak ra trường đi dạy đã chín năm nhưng vì thân cô thế cô, nhà lại nghèo ở nông thôn nên anh bằng lòng dạy ở một trương thị trấn nhỏ gần làng, có thế đi dạy bằng xe đạp, lại không phải tốn tiền thuê nhà trọ. Được cái anh có vóc dáng khỏe mạnh, khá điển trai, hiếu học và hiếu thảo với mẹ già. Nhà đông anh em nhưng ai cũng khó khăn nên mỗi mình anh dành dụm tiền nâng cấp căn nhà cho mẹ. Anh giáo Chung-un Pak chưa có vợ vì nhà nghèo một phần, phân chính là do anh đầu tư hầu hết thời gian đeo đuổi học vấn, không đeo đuổi một bóng hồng nào. Anh không bằng lòng với bằng cử nhân Anh ngữ, vừa dạy vừa học, bốn năm sau anh đoạt bằng cử nhân khoa ngữ văn, hai năm tiếp sau là thạc sĩ ngữ văn Hàn Quốc. Khi cô giáo Song-kyo đã qua năm năm ở miền núi chuyển về nhận nhiệm sở ở trường thị trấn thì cũng là năm anh đoạt thêm bằng thạc sĩ văn chương Anh-Mỹ. Không hiểu định mệnh đẩy đưa thế nào khiến cô mê giọng đọc và lối giảng tiếng Anh cũng như mê những bài giảng ngữ văn Hàn Quốc của anh. Phần anh, nếu được Song-kyo yêu và chấp nhận kết hôn thì chẳng khác nào "mèo mù vớ cá rán". Chung-un Pak đưa Song-kyo về nhà giới thiệu với mẹ, rồi thề non hẹn biển. Đùng một cái, tạo hóa lại đành hanh, muốn giết chết đời cô giáo Song-kyo một lần nữa: Anh được một trường đại học ở Mỹ cấp học bổng toàn phần chương trình tiến sĩ văn chương Anh-Mỹ. (Qua trao đổi-hợp tác giữa hai trường đại học của hai nước, luận văn thạc sĩ của anh đã được chọn). Và anh giáo Chung-un Pak cũng ra đi không một lời từ giã hay hẹn ước sẽ trở vê.


      Từ đó, dù chưa đầy ba mươi tuổi nhưng cô giáo Song-kyo khép hẳn cõi lòng, tuy thế nỗi ám ảnh về nước Mỹ vẫn không thay đổi. Cô rất muốn có một lần trong đời được hỏi hai người đàn ông đã phụ tình cô: tại sao họ lại thích quốc gia này đến như thế? Và có thể bỏ rơi cô cách gọn gàng đến thế? Song-kyo tự biết ước muốn này không thể thực hiện được nên cô dồn tiền cho cô em út là Kyong-bin đi du học Hoa Kỳ vừa tìm kiếm cơ hội vừa tìm câu trả lời: "Tại sao ai cũng thích nước Mỹ?". Cô thường dặn dò các học sinh nữ năm cuối trung học là phải cẩn thận trong tình yêu, rằng trước khi đem lòng yêu ai phải hỏi cho rõ ràng: "Anh có thích nước Mỹ không? Có ý định đi qua đó sinh sống không?" [7]


      Ad-22 Ad-22

      5.


      Phần Kyong-bin, qua sáu năm sống trên xứ sở Hoa Kỳ, cô càng thấy rõ lời đáp cho câu hỏi: "Tại sao ai cũng thích nước Mỹ", càng bén mùi tự do và những vận hội càng chờ chực thì cơ may để nhận được tấm thẻ xanh càng xa vời. Cho đến buổi chiều hôm ấy, buổi chiều đầu tiên cô gặp ông Minh Le trên dock câu cá ở Washougal. Mới chào hỏi chuyện trò mấy câu cô đã linh cảm "người đàn ông cùng dân Châu Á với ta đây chính là thần hộ mệnh mà ta đã bỏ công tìm kiếm bấy lâu nay." Do vậy, khi ông Minh quay đi và cô đã chạy theo đu lên cổ ông trông có vẻ như một phản xạ hoàn toàn hồn nhiên, nhưng đó là một phản xạ có điều kiện: đu bám vào thần hộ mệnh, chộp lấy chiếc chìa khóa vàng. Thêm nữa, sau nhiều năm sống ở Mỹ cô đã dám có những hành động vượt ra ngoài khuôn khổ của nền văn hóa Hàn Quốc.


      Phần ông Minh Le, còn có biệt danh Minh Tàng, ông quên bén một điều: một người nhập cư hợp pháp vào nước Mỹ bất cứ diện nào, có thẻ xanh trên năm năm, có việc làm và có mẫu khai thuế 1040 liên tục trong ba năm với income cao gấp đôi mức nghèo khổ (mức nghèo khổ = 9.000 USD/năm/người) thì đó là một cục vàng. Nếu có quốc tịch và thu nhập cao hơn nữa thì là cục vàng có cẩn hột xoàn. Ông Minh Tàng thuộc loại thứ hai tức cục vàng có cẩn hột xoàn. Vậy mà đã bao năm ông cứ ôm tâm trạng buồn khổ, nhìn nước Mỹ bao la lạnh lùng mà khiếp đảm, chiều đi làm về là cầm cần ra sông, nhờ gió sông và thú vui khi cá cắn câu xoa dịu đi nỗi buồn lưu vong sầu xứ và nỗi buồn riêng của hoàn cảnh gia đình. Hai mối buồn cộng lại khiến ông già người đi. Cái dáng vẻ hào hoa phong nhã của một phi công trẻ biến đâu mất, thay vào đó là một người đàn ông trung niên luôn trầm ngâm và có phần lẩm cẩm.


      Năm bảy lăm ông lái chiếc A37 bay sang Thái Lan, sau đó sang Mỹ. Khi điều kiện cho phép, ông làm thủ tục bảo lãnh vợ con, nhưng vợ ông đã lấy chồng khác và giữ rịt đứa con trai không cho đi Mỹ. Ông chuyển sang bảo lãnh vợ chồng người chị mà ông yêu thương nhất nhà kèm tên con trai, hy vọng khi có thêm tuổi đời nó sẽ quyết định theo cô ruột sang Mỹ gặp ba. Thời gian chờ đợi kéo dài, tới khi gọi phỏng vấn thì con trai ông sắp cưới vợ và không chịu đi Mỹ với cô dưỡng. Ông ra phi thường đón anh chị mà nhớ mà giận con trai. Ông bận rộn thu xếp nơi ăn ở, làm các thứ giấy tờ cho chị và anh rể, nhưng rồi sự có mặt của hai người thân không làm ông bớt trầm ngâm. Chiều chiều đi làm về ông lại cầm cần câu ra sông đến tối mịt mới về nhà. Cuộc sống cứ âm thầm trôi, cho đến một buổi chiều... Đó là buổi chiều trên bãi đậu xe xuống bến tàu Washougal của Mùa Cá Bẹ năm trước khi cô gái Hàn Quốc tươi tắn như hoa mới nở đã từ phía sau đu lên cổ ông, phả hơi thở thơm tho vào một bên tai ông, áp hai nhũ hoa cồm cộm vào lưng với sức truyền động không cách gì chịu nổi, thì ông Minh bỗng thấy chuỗi ngày lặng lẽ trên đất Mỹ như đã lui vào dĩ vãng xa vời. Chẳng những thế, ông đã linh cảm, khởi từ giây phút huyền nhiệm đó, ơn mưa móc và bổng lộc của đất trời sẽ chuyển hóa những năm tháng côn lại của đời ông, để sẽ không còn buồn khổ lạnh lẽo, mà luôn nồng ấm tươi vui, từ giây phút đó và mãi mãi.


      Thật vậy, ông Minh Le thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Trông ông tươi vui, yêu đời, ăn mặc đẹp, tóc tai gọn gàng. Ông thường nói với những người Mỹ trẻ làm cùng chỗ, say sưa như đang rao giảng một học thuyết:

      - Được làm một người đàn ông có quốc tịch Mỹ là một vinh dự và là một diễm phúc lớn.


      Ông cứ rao giảng mãi khiến một đồng nghiệp trẻ phải lên tiếng:

      - Tôi là người Mỹ chính gốc hiểu theo nghĩa ông cố ông nội tôi đã được sinh ra trên đất Mỹ, tôi tự hào về quốc tịch của mình, nhưng diễm phúc thì chưa biết mặt mũi lớn nhỏ ra sao! Ông chỉ cho tôi thấy cái diễm phúc lớn đó đi, được không?


      - Trong nhiều cái diễm phúc thì diễm phúc lớn nhất là đủ điều kiện và cơ hội để chọn bạn gái, chọn vợ thuộc bất cứ mầu da nào, chủng tộc nào, đến từ bất cứ hang hốc nào của thế giới. Ông Minh nói cách say sưa.


      - Nhưng nếu tôi chỉ thích mỗi đàn bà da trắng thì sao?

      - Đàn bà da trắng cũng đến từ nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới vậy. - Ông Minh trả lời rối nhanh nhảu tiếp - Bên cạnh đàn bà da trắng, tôi xin trân trọng giới thiệu với anh phụ nữ Á Đông. Đây là món quà ký tuyệt của tạo hóa, một sinh vật mềm mại xinh đẹp, tuy "bé hạt tiêu" nhưng dẻo dai nồng ấm tuyệt vời. Hãy nghe theo tôi, hãy tin lời tôi.


      Theo yêu cầu của Kyong-bin Choe, ông Minh Le đã cùng cô về Hàn Quốc ra mắt gia đình nhân mùa Scocheon Gizzard Shad Festival và cũng là mùa cưới của địa phương. Họ lưu lại Hàn Quốc một tháng ròi về Mỹ, cùng đi có cả chị Song-kyo tay cầm Visa nhập Mỹ du lịch.


      6.


      Ông Minh về Mỹ để đi làm và để sao giảng một "học thuyết" mới: "Con đường ngắn nhất để thẩm thấu một nền văn hóa là thông qua người đàn bà của nền văn hoa đó". Không rõ ông Minh Le, một người đàn ông Mỹ gốc Việt đã thẩm thấu nền văn hóa Hàn Quốc tới đâu? Ông đã thấm nhuận làn điệu dân ca Anrirang mà dân hai miền Hàn Quốc xem như thánh ca chưa? Ông đã nghe hoặc đọc hết thiên anh hùng ca Pansori [8], một thể loại dân ca truyện kể mà giáo sư Trần Văn Khê, chuyên viên dân ca dân nhạc của UNESCO đánh giá là độc đáo vào bậc nhất thế giới chưa? Nhưng một điều rất rõ là ông đã ghiền món cá bẹ, cá Gizzard lẫn American shad, do Kyong-bin Choe nướng hoặc kho ăn với kim chi, chẳng khác nào đã từng ghiền món cá mòi nướng ăn với rau răm ngày xưa khi còn thơ ấu ở quê nhà.


      Những ngày Tây-Bắc bão tuyết

      February 9, 2014

      Nguyễn Âu Hồng

      Thư Quán Bản Thảo số 61, Tháng 10-2014
      Chủ đề: Hiện Tượng Văn Chương Nữ Giới Miền Nam

      (l) Thả cá trong nước giữ cho sống.

      (2) Ca dao Phú Yên.

      (3) American shad còn được gọi là White shad.

      (4) Tự điển bách khoa internet.

      (5) Hamilton là tên ngọn núi cao 745m, cũng là tên hòn đảo.

      (6) Cultural Diversity In The United States hy Larry L. Naylor, Greenwood Publishing Group - 1997.

      (7) Nxb Thanh Niên - Tủ sách Văn học nước ngoài.

      (8) Pansori, Korean's unique epice narrative vocal form - Amazon.

      (trích từ tập truyện Hoa Daffodin thắt bím, Thư Ấn Quán xuất bản tháng 4-2014)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Từ một bài thơ của Lê Phương Nguyên Nguyễn Âu Hồng Nhận định

      - Đọc truyện ngắn Giữa Cọp Và Người của Trần Huiền Ân Nguyễn Âu Hồng Nhận định

      - Mùa Cá Bẹ Nguyễn Âu Hồng Truyện ngắn

      - Đọc Truyện Ngắn Lòng Trần Của Nguyễn Thị Thụy Vũ Nguyễn Âu Hồng Giới thiệu

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)

      Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)

      Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)

      Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)

      Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)

      Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)

      Một Cuộc Trao Đổi Công Bằng (Trần Hồng Văn)

      Trăm nghìn nhánh khổ (Vũ Thế Thành)

      Một Đêm (Trần Yên Hòa)

      Cây Thập Tự Giá (Trần Hồng Văn)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)