1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Những Điều Chúa Thương (Huy Trâm) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-12-2016 | TRUYỆN

      Những Điều Chúa Thương

       HUY TRÂM
      Share File.php Share File
          

       

      1.


      Trên đường về lại Sài Gòn, khi chúng tôi sắp đến cầu Bến Lức thì xe bỗng hỏng máy. Chú Hưng vội vàng xuống mở nắp xe ra chữa. Hì hục cả nửa giờ, chú không làm sao nổ máy được. Lúc đầu chú nghĩ là nghẹt xăng, sau lại thấy là không phải. Bình điện và xi lanh đều tốt, vậy mà xe vẫn không nổ máy. Chú Hưng thở dài bực bội. Tôi thấy nóng ruột vô cùng. Làm sao để về Sài Gòn cho kịp tám giờ tối? Ông bà Hiệp Kí hẹn tôi phải có mặt ở xưởng làm dép đúng tám giờ rưỡi để cùng gia đình ông đi xem lễ Noel tại nhà thờ Tân Định tối hôm đó. Năm ấy xưởng dép phát đạt, ông bà Hiệp Kí lên được hai tầng lầu cho cửa tiệm và mua được một căn nhà lớn ở Phú Lâm. Do đó ông bà mời tôi, quản đốc của xưởng, và tất cả non bốn mươi người thợ về tân gia ăn tiệc nửa đêm.


      Riêng tôi thì ông bà rủ cùng đi xem lễ. Là người làm công, tôi cũng muốn vừa ý ông bà, nghĩa là ăn mặc chỉnh tề, đem theo quà biếu và đến đúng giờ.


      Thế nhưng cái xe Citroen quá cũ của chú Hưng đã gây ra rắc rối.

      - Thế không sửa được à?

      Chú Hưng lắc đầu.


      Tôi nhìn về dãy phố trước chân cầu và đề nghị chú cầm tay lái cho tôi đẩy.

      - Không nổi đâu anh, xa lắm. Đến cả cây số đó.

      Tôi đứng thờ người tỏ ra lo lắng.


      Trời bắt đầu tối. Gió thổi lồng lộng quyện theo mùi rạ mới cắt. Mãi phía đằng xa thấp thoáng có ánh lửa đốt đồng leo lét.


      Chú Hưng để tôi đứng một mình coi xe rồi chạy vội về phía chân cầu, hy vọng kiếm được một cái ga-ra.


      Một lát sau chú trở lại trên xe Honda của một người thợ trẻ.

      Xem xét trong vài phút, người thợ nói:

      - Phải thay đồ thì mới sửa được.

      - Chỗ ga-ra của chú có bán không?

      - Mọi bữa thì vẫn có, nhưng bửa nay hết cả rồi.


      Chú Hưng đề nghị:

      - Vậy thì nhờ chú chạy vô Tân An mua, bọn tôi chờ ở đây.


      Người thợ trẻ đi rồi, tôi với chú Hưng đứng vơ vẩn ngó ra cánh đồng. Trời tối sẫm. Một lũ trẻ đi soi ếch mang đèn lắc lư từ luật ngả dường thôn kéo ra, nói cười huyên náo. Có tiếng côn trùng nổi lên trong gió và tiếng xào xạc của đám cỏ lác dưới ruộng. Tôi thoáng cảm thấy cái hơi mát lẫn trong không gian từ ngả Vàm Cỏ Đông đưa về.


      2.


      Ngót một tiếng đồng hồ sau người thợ mới trở lại. Chú yêu cầu đẩy xe về ga-ra của chú. Ở đấy có đèn đóm, dễ sửa hơn.

      - Chừng nào xong? Chú Hưng hỏi.

      - Ít nhất cũng mười giờ khuya.


      Tôi nghe mà nản lòng. Vậy là đâu có kịp về đi xem lễ cùng ông bà Hiệp Kí.


      Tôi hỏi:

      - Chú có cách nào sửa đơ đỡ thôi để về Sài Gòn sớm hơn không?

      - Không được đâu bác Hai. Đã sửa thì phải sửa luôn cho tốt, chớ sửa lơ xơ, chạy mấy quãng nó lại nằm ụ thì phiền cho hai bác ấy chớ.


      Đẩy cái xe về đến ga-ra sát chân cầu, tôi và chú Hưng sang quán cà phê ngồi. Đây là đêm Noel đầu tiên trong đời tôi lâm vào cảnh lỡ độ đường.


      Chú Hưng đói bụng kêu hủ tiếu, còn tôi ngồi nhấp cà phê. Tôi chỉ ngại là để ông bà Hiệp Kí mất công chờ đợi. Người ta giầu có mà còn nghĩ đến mình. Từ vách gỗ nhà bên, vọng sang điệu vọng cổ trong Radio. Tôi nghe sao mà sốt ruột, cái ngọt của vọng cổ là phải được thưởng thức vào những khi tâm hồn thanh thản. Là người Thiên Chúa giáo, lòng tôi không sao yên được, vì sắp sang lễ nửa đêm mà còn ngồi trong cái quán dọc đường này. Chẳng lẽ lại bỏ xem lễ? Nghĩ vậy, tôi bèn qua hỏi chú thợ đang sửa xe.


      - Bác muốn đi xem lễ hả? Để cháu lo cho. Ở đây cũng có hai gia đình theo đạo.

      Nói rồi chú chạy sang ngôi nhà bên kia đường.


      Thế rồi nhờ sự gởi gấm của chú, đêm ấy tôi được theo một gia đình xa lạ vô nhà thờ Lương Hoà xem lễ. Trước khi đi, tôi kêu chai bia lớn cho chú Hưng và dặn dò chú nếu buồn ngủ thì nằm nhờ trên cái vỏng đay của chủ nhà sửa xe mà ngủ.


      Cả đoàn đi vào chín giờ tối bằng một dẫy xe đạp. Tôi được một thanh niên chở ở sau xe. Từ chân cầu Bến Lúc, đoàn xe đạp ngược về phía cầu Voi, đi độ hai cây số thì rẽ tay mặt vô một hương lộ gập ghềnh. Vào mùa khô, con đường nổi màu đất trắng mờ mờ dưới trời sao. Lâu lâu lại gặp một túp nhà lá nằm trơ vơ ở bên đường, phía trong hắt ra ánh đèn dầu le lói.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Tôi hỏi người chở xe:

      - Những nhà này họ sống bằng nghề gì hả chú?

      - Thưa họ là tá điền làm những mẫu ở quanh đây.

      - Mùa này đất nghỉ mà!

      - Họ nuôi vịt và làm thêm mấy thứ lặt vặt như đan tre, bán dạo...

      - Vậy là cũng có khó khăn ha chú!

      - Thưa đúng đó, dân quanh đây nghèo lắm, hoạ hoằn mới có người đủ ăn.


      Bỗng cả đoàn xe quặt vô một con đường thôn. Con đường nhỏ lại và thêm bóng tối vì những rặng cây hai bên.


      Gió đêm lồng lộng thổi rì rào qua những vòm lá, tôi nghe như một bài thánh ca, vừa đúng lúc tôi ngó thấy ngôi giáo đường. Tôi xuống xe và đi vội lại.


      Lòng tôi rưng rưng chợt buồn chợt vui. Giáo đường nhỏ bé, đơn sơ. Tôi nghĩ xứ đạo ở đây nghèo hoặc ý Chúa muốn tỏ cho đám chiến biết, bất cứ nơi nào mà thế gian kính mến thì đều có Ngài. Và trong lòng những người thanh sạch, nghèo khó, Ngài hằng ngự nhiều hơn.


      Ngay trên cửa chính của giáo đường, có dán mấy chữ bằng giấy bạc óng ánh "MỪNG LỄ GIÁNG SINH", trên một băng vải tím bạc mầu không được dài rộng cho lắm.


      3.


      Tôi bước vào thì nhà thờ đã chật cả người. Tất cả chỉ vỏn vẹn có hai mươi dẫy ghế, đặt hai bên lối đi. Trên bàn thờ, cách trang trí và bầy biện thật sơ sài. Từ ban công phía trên lầu, ca đoàn bắt dầu vang giọng. Mới nghe qua, tôi cũng đoán được là ca đoàn không được đông và tập dượt ít, nhưng từng luồng âm thanh mộc mạc cứ thấm dần vào lòng tôi. Cha xứ và hai trẻ giúp lễ đã ra, tôi quỳ xuống.


      Tôi cầu cho thế giới và mọi người bình yên. Tôi xin Ngài cho tôi thêm đức tin để sống và làm những điều lành. Đời tôi, tội lỗi cũng nhiều và con đường sửa mình không phải là dễ.


      Tôi đang chìm sâu vào những điều khấn nguyện và dâng hiến, bỗng nghe tiếng động mạnh của vật gì chạm xuống nền gạch. Tôi liếc nhìn sang trái. Một người tàn tật, hỏng cả hai chân vừa đặt cái nạng xuống đất và quỳ xuống sát ngay lối đi. Tôi nhích vào trong để bác được rộng chỗ. Tôi cầu cho bác an vui trên đường đời.


      Cha xứ bắt đầu vào bài giảng. Người nói ngắn thôi nhưng đầy đủ ý nghĩa. Đến nay đã mấy mươi năm tôi vẫn nhớ một câu như khắc vào gỗ: "Nhiều khí Chúa thương anh chị em, nhưng anh chị em không hay".


      Những bài thánh ca nối tiếp nhau vang lên trong phần cuối của buổi lễ nửa đêm.


      Tôi bước ra ngoài hang đá, đứng chờ người thanh niên đã chờ tôi đến. Một lát sau, người ấy và gia đình cũng trở ra. Họ mời tôi về nhà để dự bữa rê-vây-ông, tôi từ chối mà không được.


      Cả đoàn dắt nhau ra cổng nhà thờ. Tôi nhìn thấy bóng dáng người đồng đạo tàn tật lúc nãy, đang khấp khểnh trên đôi nạng ra về. Ánh đèn nê-ông xanh nhạt trong hang đá rọi xuống bóng bác trông mờ ảo lạ thường, trong lúc bài "Đêm thánh" từ giáo đường vẫn vọng ra. Tôi không biết bác về đâu, đến xóm thôn nào, gần hay xa, mà sao thấy thương quá. Tôi hỏi thăm người thanh niên.


      Đó là ông Tư bán khóm ở cầu Bến Lức, ở đây ai cũng biết hai anh em ông, nhưng cả hai đều tàn tật, người em thì bị mù. Những lúc ông Tư không đi bán thì bị lỗ...


      Tôi ngắt ngang:

      - Làm sao mà lỗ được hả chú?

      Ấy là những hôm mưa gió, xe đò không đậu lại lâu. Với lại người ta ra đó bán đông quá!

      - Rồi người em mù ra sao? Chú làm ơn kể cho nghe đi!


      Vừa đạp xe người thanh niên vừa kể:

      - Người em mù của ông ấy năm nay trạc độ ba mươi thôi, cứ hôm nào đói bụng quá thì thường đi quanh xóm, nhà nào dư cơm, hễ nghe tiếng kèn là mang cho một chén. Còn ông anh đi bán từ sớm cho đến tối, hết xe đò lục tỉnh mới về nhà. Vì thương em nên đã lớn tuổi mà không lấy vợ.


      - Họ có ở Lương Hoà không?

      Ở xã bên. Thế nhưng mà ngộ lắm, hai ông ấy ở đây được cha xứ thương yêu nhiều nhất. Tuần nào cha cũng lại thăm cho thứ này thứ kia. Người nghiêm và khó lắm, nhưng bất cứ chuyện gì lớn nhỏ trong họ đạo, cha đều bàn bạc với ông Tư cả. Họ tàn tật nghèo khổ nhưng rất đàng hoàng. Hồi nãy bác thấy đó, cái ông em mù cũng có ngồi suốt cả buổi lễ. Tôi chắc thế nào thì Chúa cũng cất anh em họ lên Thiên Đàng thôi.


      4.


      Câu chuyện nghe được trong đêm giáng sinh ở một miền quê ấy sau này làm tôi nghĩ ngợi. Tôi vì hỏng xe dọc đường mới phải vào nhà thờ Lương Hoà xem lễ, do đó không được đi lễ cùng ông bà Hiệp Kí trong đêm Noel, và nhất là không được dự bữa tiệc thật tưng bừng trong ngôi nhà mới của ông bà, song tất cả những điều này biết đâu chính là Chúa đã thương mà tôi không hay.


      (Trong tập truyện "Nhờ Có Thương Đau" - Hương Văn xb 2013)

      Huy Trâm

      Văn Hóa Việt Nam, số 63 - Mùa Đông 2013

      Hình minh họa từ trên xuống:

      - Đêm Thánh, (họa sĩ Nguyễn Gia Trí), 1941, hiện được lưu trữ tại nhà thờ Dòng Mai Khôi, Sài Gòn.

      - Đêm Thánh vô cùng (họa sĩ Tú Duyên), tranh lụa (1968)


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Em Tôi của Lê Trạch Lựu Huy Trâm Nhận định

      - Những Điều Chúa Thương Huy Trâm Truyện ngắn

    3. Truyện Ngắn (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Truyện

        Cùng Mục (Link)

      Vết Sẹo (Trần Hồng Văn)

      Bóng Người Cùng Thôn (Vũ Thất)

      Bông Hồng Đen (Trần Hồng Văn)

      Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu)

      Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)

      Con Thú Tật Nguyền (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)

      Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)

      Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)

      Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)


      Truyện Đọc

       

      Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn) 

      Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu

       (Trần Hồng Văn) 

      Đứa Con Út (Trần Hồng Văn) 

      Một Đêm Phiền Muộn

       (Trần Hồng Văn) 

      Tiếng Vọng từ Đáy Vực

       (Trần Hồng Văn) 

      Con Cọp (Trần Hồng Văn) 

      Đại Sư Và Giai Nhân

       (Trần Hồng Văn) 

      Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân) 

      Cái Giếng (Trần Hồng Văn) 

      Vùng Đồi (Phạm Văn Nhàn) 

      Người Cha (Trần Hồng Văn) 

      Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn) 

      Người Mẹ (Trần Hồng Văn) 

      Lưỡi Dao Cạo (Trần Hồng Văn) 

      Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục

       (Trần Hồng Văn)    

       

      Truyện Đạo

        Cùng Mục (Link)

      Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)

      Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)

      Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)

      Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)

      Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)

      Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

      Phim VN trước 1975

       

      (Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)

       

      - Chiếc Bóng Bên Đường   - Nàng (1970)

      - Người Cô Đơn (1972)    - Xa Lộ Không Đèn

      - Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)

      - Chúng Tôi Muốn Sống (1956)

      - Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)

      - Giỡn Mặt Tử Thần (1975)

      - Năm Vua Hề Về Làng (1974)

      - Tứ Quái Sài Gòn  - Những Giọt Sương Khuya

      - Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2

      - Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4

      - Vượt Sóng

      - Cuộc Di Cư Năm 1954

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)