|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Mỗi lần nhớ lại NhaTrang, tôi nhớ con đường Alexandre De Rhodes đượm mùi hoa sứ, có bóng mát và tiếng sóng rì rào của biển, con đường đưa tôi đến trường Kim Yến hàng ngày. Mỗi lần nhớ lại NhaTrang, tôi nhớ Doãn, người bạn cùng lớp, một gã thư sinh đam mê văn chương, triết học và âm nhạc. Doãn rất đam mê đàn dương cầm và một chút tham lam tình yêu...
Mỗi lần nhớ lai NhaTrang, tôi nhớ Phương Dung, người con gái đẹp thôn Phú Vinh ngọai ô phía Tây thành phố NhaTrang, người nữ sinh trường Kim Yến có dáng đi e-ấp, mái tóc thề thả lơi lả trên hai bờ vai, có đôi mắt đen lánh đẹp và buồn. Phương Dung vừa khiêm tốn vừa sang trọng, quí phái nhưng không hờ hững với thế giới chung quanh mình. Phương Dung đã làm điêu đứng biết bao chàng trai của thành phố biển này trong đó có Doãn. Năm 1957, Doãn yêu Phương Dung tha thiết và chỉ mong một lần cầm được tay nàng, nhưng vẫn bị Phương Dung từ chối. Doãn biến thành gã si tình. Sau này mỗi khi nhớ lại Phương Dung, Doãn ôm lấy cây đàn dương cầm và thả hồn minh trong những tình khúc cổ điển Tây phương Romance của Robert Schuman, Eva Maria của Franz Schubert. Doãn thường ngợi ca nhan sắc của Phương Dung qua hai câu thơ của nhà thơ Nguyên Sa: “Em gầy như liễu trong thơ cổ/ Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường”.
Những năm năm mươi của thế kỷ trước, biển NhaTrang, phố Độc Lâp, trường Kim Yến, trường Võ Tánh, trường bán công Lê Quí Đôn, là những khung trời kỷ niệm đẹp như một bài thơ...
NhaTrang thuở ấy thật sự là thành phố của chiến tranh nhưng NhaTrang mang bộ mặt một thành phố của hòa bình, ổn định. Vào thời khoảng này sinh hoạt cuối tuần dọc theo đai lộ Duy Tân ven biển, trên phố Đôc Lập thật là vui nhộn phong phú và đa dạng. Các trường Trung Học của NhaTrang thuở 55, 56, 57 vẫn tiếp nhận các hoc sinh: Ngoài Bắc mới di cư vào Nam trong đó có cậu hoc trò Phí Ích Nghiễm của trường Bán công Lê Quí Đôn và sau này trở thành nhà văn thành danh với bút hiệu Dương Nghiễm Mậu; và các hoc sinh từ Liên Khu V- Nam-Ngãi-Bình-Phú- vừa được giải phóng và trở thành các tỉnh của miền Nam tự do. Trong nhóm này có Nguyễn Mộng Giác, hoc ban B trường Võ Tánh, sau này là tác giả của những bộ trường thiên tiểu thuyết: Mùa Biển Động, Sông Côn Mùa Lũ. Với tác phẩm ‘Đường Một Chiều’, Nguyễn Mộng Giác đoạt giải Nhất của cuộc thi tiểu thuyết của Trung Tâm Văn Bút Việt Nam năm 1974.
Nguyễn Đức Sơn từ Phan rang ra học Trường Kim Yến, anh đã sớm phát tiết phong thái như một nhà thơ lập dị với bút hiệu Sao Trên Rừng, hồi ấy Nguyễn Đức Sơn đã sáng tác bài thơ: “Một Mình Nằm Thở Đủ Kiểu Trên Bờ Biển":
“Đầu tiên tôi thở cái phào
Bao nhiêu phiền não như trào ra theo
Nín hơi tôi thở cái phèo
Bao Nhiêu Mộng ảo bay vèo hư không
Sướng nên tôi thở phập phồng
Mây bay gió thổi trời hồng muôn năm
Mai sau cái chỗ tôi nằm
Sao rơi lạnh lẽo, âm thầm biển ru...”.
Đó là chưa kể đến Nguyễn Thị Hoàng gốc Đồng Khánh, Huế, theo gia đình vào sinh sống tại thành phố Nha Trang, ghi danh học đệ nhị C tại trường Trung Học Võ Tánh Nha Trang, còn gọi là Hoàng Đông Phương. Sau này thành danh với tiểu thuyết: "Vòng Tay Học Trò", môt tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc tư duy của chủ nghĩa Hiện Sinh -Existentialisme -của Sartre, giống như Francois Sagan trong Bonjour Tristesse hay Un Certain Sourire...
Khi chúng tôi lớn lên đã có chiến tranh. Chiến tranh là một phần đời của chúng tôi. Chúng tôi lớn theo hai cuộc chiến. Chiến tranh mang chúng tôi đi muôn phương. Chúng tôi trôi giạt trong chiến tranh...
Năm 1960, Doãn loan báo cho tôi hay là Phương Dung vừa đi lấy chồng. Doãn gọi cho chúng tôi trong giọng thản thốt và buồn. Thế mới biết trong suốt những năm qua, Doãn vẫn thầm nuôi mộng với Phương Dung.
Bây giờ là đầu tháng 5 năm 2019, mùa xuân đang nở rộ ở California. Doăn đã là một ông già tuổi vừa ngoài 83. Doãn đã nhiều lần bị stroke, hiện phải ngồi xe lăn. Tuy nhiên tâm hồn Doãn vẫn còn nhạy cảm với vẻ đẹp nét buồn khi nắng sớm, lúc mưa chiều. Tiếng đàn dương cầm của Doãn trĩu nặng màu thời gian, hòa lẫn với tiếng lòng nhớ quê hương của kẻ lưu vong luôn vang vọng niềm mơ ước “Trở Về Mái Nhà Xưa -Come Back to Sorrento...”.
Vào buổi tối hôm ấy, tựa mình vào cây đàn Piano, Doãn đề cập đến tập truyện “Tơ Vương Đến Thác” của Doãn xuất bản năm 2014. Doãn cho tôi hay đó là tiếc nuối cuối đời của Doãn về nghiệp văn chương. Tháng chạp Năm 2014 Doãn tổ chức buổi ra mắt tâp truyện “Tơ Vương Đến Thác” tai một thư viện công lập thuộc vùng San Diego. Trong các quan khách đến tham dự buổi ra mắt sách hôm ấy có một người đàn bà đã lớn tuổi, mặc Jupe Soirée màu tơ vàng óng ả, có dôi mắt đen lánh đẹp và buồn. Doãn cảm thấy thấy gương mặt ấy, đôi mắt ấy rất là thân thương quen thuộc từ một thuở xa xăm nào đó của đời mình.
Phá bỏ mọi nghi cách, người đàn bà ấy, tiến đến Doãn với tâp truyện “Tơ Vương Đến Thác” và nói: “Phương Dung xin được đặc ân có được chữ ký đề tặng của tác giả”. Từ chiếc xe lăn, Doãn cố gắng đứng dậy hai tay nắm chặt và gục đầu trên bàn tay của Phương Dung... Doãn thều thào: ”Phải chi 50 năm về trước chúng ta nắm chặt được tay nhau như hôm nay thì cuộc sống của chúng ta đã hoàn toàn đổi thay”. Khi Doãn cúi đầu viết đề tặng Phương Dung tập truyện, lúc ấy Phương Dung thì thầm: “ngày xưa tôi cũng mến anh vì tính tình còn việc sau này minh có găp lại nhau hay không điều đó không ai biết đươc, vì mỗi người có một hòan cảnh và số phận riêng, nhất là trong thời đại chiến tranh- Vậy mình coi như mất nhau trong màu khói lửa ”. Khi từ giã Doãn, mắt Phương Dung tràn ngập lệ...
Đến đây, đêm đã khuya, tôi đứng dậy từ giã Doãn. Doãn vẫn ngồi đó bên cạnh cây đàn Piano. Đôi mắt Doãn hầu như ngấn lệ. Doãn nhìn tôi, hai bàn tay Doãn trải dài lướt trên những phiếm đàn, Doãn vẫn một mình thều thào những lời tình tự Come Back to Sorrento của E. Curtis
Mở cửa xe ngồi vào ôm tay lái, tôi nghe văng vẳng tiếng hát già nua của Doãn trong đêm thâu với bản nhạc Romance Số 2, của Phú Quang- Thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ:
“... Em chết trong nỗi buồn
Chết như từng giọt sương, rơi không thành tiếng.....
... Trong xứ sở của anh hiếm hoi niềm vui
Nỗi cô đơn khao khát đến nặng lòng
Có đôi khi muốn ngã như chiếc bóng
Ta lẫn vào đêm không ai nhận ra mình
Em chết trong nỗi buồn
Em chết trong nỗi buồn
Em chết trong nỗi buồn.../.
Đào Như
Chicago, July 14-2020
(Để nhớ ngáy sanh thứ 84 của tác giả)
Ghi Chú
(*) Đây là chuyện hoàn toàn hư cấu. Nếu vô tình có sự trùng lập tên họ với các nhân vật xin quí vị miễn thứ- Vô cùng tri ân-Đào Như.
- Bụi Đời - DustChild của Nguyễn Phan Quế Mai Đào Như Nhận định
- Đỉnh Núi Cao Biết Hát-The Mountains Sing Đào Như Nhận định
- Chân Dung Nhà Văn Duy Nhân Xuyên Qua Tập Truyện "Trọn Đời Yêu Thương" Đào Như Nhận định
- Thử Tìm Hiểu ChatGPT Đào Như Sưu tầm
- Noel - Một Thoáng Bâng Khuâng Đào Như Tùy bút
- Phạm Xuân Tích: Suy Tư Và Ước Mơ Đào Như Nhận định
- Triền Dốc Hoàng Hôn Đào Như Tùy bút
- Mối Tình Đầu Của Doãn Đào Như Tùy bút
- Hình Như Mùa hè Vừa Đi Qua Đào Như Truyện ngắn
- Thương Nhớ Lề Đường Sài Gòn Đào Như Bút ký
• Ông già Noel vô tích sự (Lê Hữu)
• Bữa Nhậu Chiều (Trần Yên Hòa)
• Con Thú Tật Nguyền (Trần Hồng Văn)
• Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)
• Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)
• Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)
• Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)
• Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)
• Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)
• Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)
Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn)
Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu
Một Đêm Phiền Muộn
Tiếng Vọng từ Đáy Vực
Đại Sư Và Giai Nhân
Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân)
Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn)
Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục
• Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)
• Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)
• Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)
• Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)
• Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)
(Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)
- Chiếc Bóng Bên Đường - Nàng (1970)
- Người Cô Đơn (1972) - Xa Lộ Không Đèn
- Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)
- Chúng Tôi Muốn Sống (1956)
- Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)
- Tứ Quái Sài Gòn - Những Giọt Sương Khuya
- Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2
- Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |