|
Duy Thanh(11.8.1931 - 24.11.2019) | Tuệ Sỹ(15.2.1943 - 24.11.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Đầu tháng sáu, khí hậu miền Bắc Mỹ đã ấm áp trở lại và nạn dịch Vũ Hán từ từ lắng dịu nên ông bà Hùng quyết định lái xe về tiểu bang Minnesota thăm con cháu. Sẵn dịp, ông bà sẽ chuyên chở một số vật dụng cần thiết cho tổ ấm mới của hai người trong chuyến trở lại Florida.
Chuyến đi xuyên sáu tiểu bang, dài khoảng một ngàn năm trăm dặm nên ông bà Hùng phải nghỉ qua đêm ở hai thành phố dọc đường. Ông chọn Murfreesboro, tiểu bang Tennessee và Cedar Rapids, tiểu bang Iowa. Hai thành phố này có cơ xưởng của công ty General Mills, nơi ông đã từng đến công tác vào thời trai trẻ.
Khoảng một tuần lễ trước ngày ông bà Hùng lên đường, biến loạn xảy ra ở vài thành phố lớn sau khi một người Mỹ gốc Phi Châu bị một ông cảnh sát đè cổ ngộp thở, qua đời ở Minneapolis, cách thành phố nơi con cháu ông bà đang cư ngụ khoảng 20 dặm. Vì các biến cố dồn dập nối đuôi nhau, bạn bè khuyên ông bà Hùng nên dời chuyến đi vào dịp khác cho an toàn. Sau khi nghiên cứu tình hình, ông bà nhận thấy mấy năm vừa qua mọi việc đã và đang xảy ra trên xứ Mỹ mang nặng tính cách chính trị, tin tức được báo chí thổi phồng theo chiều hướng đảng phái thật là quá đáng và bỉ ổi. Vì thế, ông bà nghĩ rằng mình không nên quá lo ngại mà luôn phó thác mọi việc vào tình thương và bàn tay quan phòng của Thiên Chúa. Ông bà chỉ cần đọc kinh cầu nguyện xin Chúa soi sáng, chỉ dẫn ông bà tránh xa các nơi có biến loạn và luôn cẩn thận để không bị vướng bệnh dịch. Xứ Mỹ rộng thênh thang, nơi ông bà sẽ đến và sẽ ghé nghỉ qua đêm là ba thành phố nhỏ, chúng đâu có thu hút được sự chú ý của các đầu óc chính trị. Hai thành phố lớn ông bà sẽ lái xe xuyên qua là Atlanta của tiểu bang Georgia và St. Louis thuộc tiểu bang Missouri, nơi đã xảy ra vài cuộc biểu tình và cướp phá các cửa hàng. Cũng dễ thôi, ông bà Hùng chỉ phải tránh hai thành phố này bằng cách dùng xa lộ vòng đai nếu có bạo động.
Sáng sớm hôm ấy, trời xanh, gió mát ông bà Hùng lên đường. Sau chín tiếng đồng hồ lái xe với vài lần ghé trạm dừng chân và đổ xăng, ông bà đến Murfreesboro và nghỉ qua đêm ở một khách sạn nằm ngay bên xa lộ, không có một chút trở ngại nào. Sáng hôm sau, ông bà lại lên đường, lái xe xuyên qua thành phố St. Louis, đến Cedar Rapids bình an vô sự vào khoảng sáu giờ chiều. Nhưng, ngôi khách sạn ông Hùng ghi danh thuê mướn trước đó một tuần trông có vẻ tiêu điều so với tấm hình họ đăng trên mạng với số điểm khách hàng chấm là 3.2 trên 5. Khi ông thật tình bày tỏ cảm nghĩ của mình với cô thư ký khách sạn, cô ta ngỏ lời xin lỗi và cho ông bà biết khách sạn phải đóng cửa gần ba tháng vì trận dịch. Lợi tức thấp kém nên chủ nhân không thể chăm sóc một cách toàn hảo bên ngoài của khách sạn. Tuy nhiên, cô ta cam đoan với ông bà Hùng rằng các phòng ốc được khử trùng và lau chùi rất sạch sẽ, theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh của Sở Y Tế địa phương.
Nghe cô thư ký giải thích như vậy, ông bà Hùng cảm thấy yên lòng, quyết định ngủ qua đêm tại ngôi khách sạn ấy. Tuy nhiên, khi mang hành lý đến phòng ông bà lại đâm ra ái ngại khi phải nép mình, bước ngang qua một nhóm người đứng ở ban công, tay cầm chai bia, miệng hút thuốc, cùng nhau trò chuyện thật lớn tiếng. Nhóm người này gồm có ba người đàn ông, một người sồn sồn, tuổi khoảng 50, hai người kia trông còn trẻ, tuổi độ 30, cánh tay đầy vết xăm, và một người đàn bà ngồi trên xe lăn, mái tóc của bà đã thưa và bạc trắng, thân hình của bà khá nặng ký. Ông bà Hùng biết làm sao hơn ngoài việc lên tiếng chào hỏi xã giao trước khi bước qua nhóm người này. Lạ thay, họ tươi cười, nhã nhặn đáp lời chào hỏi của ông bà.
Mở cửa, bước vào căn phòng khách sạn, thấy giường ngủ, bàn ghế, thảm lót sàn nhà rất sạch sẽ và ngăn nắp nên bà Hùng yên tâm trở lại. Nhưng khi nhận ra ánh mắt có vẻ đăm chiêu của ông, bà bèn hỏi:
"Em thấy căn phòng này được lắm chứ! Còn đám người mình gặp hồi nãy thì, phòng ai nấy ở, có gì đâu mà anh lo lắng?"
"Lúc tụi mình ra xe lấy túi xách mang lên đây, anh để ý thấy ở parking lot có một chiếc xe buýt và khoảng một chục người trẻ tuổi có vẻ ngầu lắm, ra vào ở mấy căn phòng ở tầng dưới. Lên đây lại gặp hai cậu xăm mình. Tối hôm qua anh lên Internet xem tin tức, thấy ở dưới phố có biểu tình nhưng ôn hoà, không có bạo động. Anh không biết đám người ở cái hotel này có dính líu gì đến chuyện lộn xộn xảy ra ở các thành phố hay không. Phải chăng họ thuộc đảng Antifa đến thành phố này để cướp bóc, tạo loạn? Cái hotel này ở xa phố cả chục miles nhưng mình phải coi chừng. Đêm hôm, nếu bị họ cướp bóc thì mình đành phải chịu trận thôi. Trong tình thế hỗn loạn này, cảnh sát ở nhiều nơi bị bó tay vì họ mang tiếng ác, kỳ thị chủng tộc. Mình gọi 911 chưa chắc họ tới cứu..."
Nghe ông xã nói đến đó, bà Hùng lại cảm thấy lo lắng, lập cập hỏi ông:
"Vậy... Vậy thì mình tính... tính sao hả anh? Hay là mình lái xe về Minnesota luôn? Trễ lắm là nửa đêm hôm nay mình tới nhà rồi. Hôm nay anh lái xe cả chín, mười tiếng đồng hồ, anh có mệt lắm không?"
"Để anh ra ngoài làm quen với nhóm người ở gần phòng mình, hỏi thăm họ xem sao. Nếu họ thuộc thành phần bất hảo thì tụi mình tắm rửa cho khoẻ rồi trả hotel, lên đường ngay. Tháng sáu, chín giờ trời mới tối."
Bà Hùng gật đầu đồng ý và chậm rãi nói:
"Ừ, anh dọ hỏi xem. Em ở trong này đọc kinh cầu nguyện cho tụi mình."
Ông Hùng mở cửa phòng bước ra ngoài, thấy nhóm người vẫn còn đứng uống bia ở ban công. Ông tiến tới gần, cố gắng mỉm cười thật tự nhiên và hỏi:
"Chào quý vị! Tôi quên một túi xách nên phải trở xuống xe lấy nó đây. À, xin lỗi, hôm nay có gì đặc biệt mà quý vị nhậu nhẹt vui vẻ quá vậy?"
"Ồ, chào ông! Hôm nay là ngày sinh nhật của Peter Junior, cậu con trai lớn của chúng tôi đây."
Người đàn ông tuổi sồn sồn vừa trả lời, vừa đưa tay chỉ một trong hai người trẻ tuổi. Khi ấy, ông Hùng mới nhìn ra hình con ó và hai chữ Semper Fidelis * xăm trên cánh tay phải của cậu ta. Ông liền lên tiếng:
"Chúc mừng sinh nhật cậu! Thì ra cậu phục vụ trong binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến?!"
Cậu ta đưa cánh tay cầm chai bia lên và xác nhận:
"Cám ơn ông. Đúng vậy! Nhưng tôi bị thương ở chiến trường A Phú Hãn, giải ngũ gần sáu năm rồi."
Cuộc trò chuyện, hỏi thăm của ông Hùng với nhóm người ở gần phòng của ông bà bắt đầu thật đơn giản như vậy nhưng không ngờ nó biến chuyển, trở thành thân thiện hơn sau khi ông ngỏ lời cám ơn cậu Peter Junior (Phê Rô Con) đã hy sinh, phục vụ trong quân đội, mang lại tự do và an toàn cho người dân Hoa Kỳ, trong số có ông bà và gia đình. Khi nghe người đàn ông sồn sồn tự giới thiệu tên ông ta là Peter Senior (Phê Rô Cha), bà xã của ông tên là Mary và tên của người con thứ hai là Paul, ông Hùng hỏi đùa phải chăng cả gia đình họ là ban ca nhạc một thời nổi tiếng 'Peter, Paul and Mary' làm mọi người cười xoà lên.
Sau đó, ông Hùng tự giới thiệu tên của hai ông bà và tiết lộ cùng mọi người rằng ông bà đang trên đường về Minnesota thăm con cháu, rồi ông hỏi:
"Vậy, thưa ông bà, phải chăng cả gia đình ông bà đang đi du lịch?"
Ông Phê Rô Cha trả lời rằng cả gia đình ông hiện vô gia cư, phải mướn căn phòng khách sạn này để tạm trú trong lúc tìm mướn một ngôi nhà khác hay một căn chung cư. Trước đây, ông bà mướn một ngôi nhà cũ gần phố để cả gia đình sinh sống. Cách nay sáu tháng chủ nhà thông báo lấy lại nhà để phá bỏ vì ngôi nhà đã quá cũ kỹ, không còn an toàn nữa theo sự đánh giá của sở Nhà Đất. Khi ông đang tìm nhà thì bà lâm trọng bệnh, vừa lo chăm sóc bà vừa phải đi làm việc, quá bận rộn nên ông không có cơ hội tìm nhà. Thêm vào đó, cơn đại dịch Covid làm đình trệ mọi việc. Ba tháng qua, ông không tìm được một nơi nào vừa túi tiền của mình để mướn mà sống qua ngày. Bà đã lành bệnh, không phải nằm nhà thương nữa, nhưng cơ thể bà còn yếu, bác sĩ bảo rằng bà phải cẩn thận vì nếu bà bị con vi khuẩn Covid tấn công thì rất khó chữa trị. Trong khi đó, cả ba cha con của ông mất việc làm, cũng vì cơn đại dịch. Ông hy vọng nó sẽ qua mau để ông có thể tìm được ngôi nhà để mướn và cha con ông có công việc làm, cuộc sống bình thường trở lại. Tuy nhiên, những biến động đã và đang xảy ra ở nhiều thành phố làm cho ông cảm thấy quá bi quan, chán nản. Hôm nay, nhân sinh nhật của Phê Rô Con, cả nhà ông quyết định có một buổi tiệc nhỏ để quên đi những muộn phiền...
Ông Phê Rô Cha nói đến đó thì cậu Phê Rô Con lấy trong thùng lạnh ra một chai bia, khui và đưa nó cho ông Hùng, miệng mỉm cười nói:
"Xin mời ông dùng chút bia, chia vui cùng chúng tôi."
Vừa cảm thấy thật bất ngờ vừa hối hận mình đã quên đi lời Chúa dạy "đừng xét đoán theo bề ngoài", ông Hùng cầm lấy chai bia, cám ơn cậu Phê Rô Con, cầu chúc cả gia đình họ tìm được một ngôi nhà như ý trong vài ngày tới, và ông chân thành nói rằng, chiều nay khi đọc kinh tối ông bà sẽ cầu nguyện cho mọi người.
Trong khi tiếp tục trò chuyện cùng những người bạn mới này, ông Hùng chợt thấy vài người có vẻ ngầu đang bước lên chiếc xe buýt đậu dưới sân. Có lẽ cặp mắt của ông lộ vẻ nghi ngờ nên ông Phê Rô Cha vổ vai ông, cười và nói:
"Ông nghi nhóm người đó là Antifa đến thành phố này để gây rối loạn à? Không phải vậy đâu, ông bạn! Khi họ mới đến ở tại khách sạn này, tôi cũng nghi ngờ lắm nên tìm hiểu. Họ là một nhóm công nhân xây cất đến từ Memphis. Tuần tới, xong việc họ sẽ rời thành phố này, về với gia đình."
Cedar Rapids, Iowa
Tháng sáu, 2020
* Khẩu hiệu của binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, có nghĩa là luôn thuỷ chung với Thiên Chúa, Tổ Quốc, Gia Đình và Binh Chủng.
- Mai Vàng Trên Đảo Bidong Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Mùa Xuân Trở Lại Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Chiếc Áo Nhà Binh Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Cội Nguồn Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Cặp Song Sinh Ái Nhĩ Lan Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Hãy xét đoán cho công minh Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Vác chõng mà đi Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Theo Đạo Vợ Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Vé số cuộc đời Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Chuyện Một Ngôi Sao Đào Anh Dũng Truyện ngắn
• Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)
• Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)
• Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)
• Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)
• Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)
• Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)
• Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)
• Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)
• Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)
• Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)
Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn)
Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu
Một Đêm Phiền Muộn
Tiếng Vọng từ Đáy Vực
Đại Sư Và Giai Nhân
Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân)
Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn)
Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục
• Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)
• Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)
• Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)
• Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)
• Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)
(Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)
- Chiếc Bóng Bên Đường - Nàng (1970)
- Người Cô Đơn (1972) - Xa Lộ Không Đèn
- Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)
- Chúng Tôi Muốn Sống (1956)
- Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)
- Tứ Quái Sài Gòn - Những Giọt Sương Khuya
- Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2
- Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |