|
Duy Thanh(11.8.1931 - 24.11.2019) | Tuệ Sỹ(15.2.1943 - 24.11.2023) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Sáng thứ tư, mùng hai Tết Nguyên Đán nhưng ở tiểu bang giá lạnh miền bắc Mỹ này tuyết đổ trắng trời. Lan đứng bên cửa sổ, nhìn con đường trước căn townhouse của anh chị. Tuyết ngập gần tới đầu gối rồi nhưng chị vẫn chưa thấy xe xúc tuyết xuất hiện. Hồi sáu giờ sáng, Tuấn thức dậy như thường lệ; mở máy truyền hình xem tin tức, thấy tuyết rơi khá nhiều, xa lộ kẹt cứng nên anh đã gởi điện thư đến anh chị em làm việc chung toán, thông báo hôm nay anh 'work from home', làm việc tại nhà.
Lan ngẫm nghĩ, kỹ thuật truyền thông, điện toán tân tiến trong những năm qua đã giúp cuộc sống con người ngày càng dễ dàng hơn như tin tức được loan báo thật nhanh; mọi chuyện có thể tìm hiểu ngay trên mạng, khỏi phải lật các trang sách; mua sắm không cần đến các cửa tiệm, chỉ cần xem xét, đặt hàng trên mạng và trả tiền bằng thẻ tín dụng; việc chuyển ngân có thể thực hiện ngay trên chiếc điện thoại di động... Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều điều khá phức tạp như tin tức khó lường được hư thực, hackers (tin tặc?) đầy dẫy trên mạng, nếu không cẩn thận ta có thể bị họ lợi dụng, lường gạt, tiền mất tật mang... Riêng cuộc tình của Tuấn và Lan thì phải nói nó nên duyên là nhờ vào những kỹ thuật tân tiến này.
Tuấn và Lan quen nhau từ thời trung học, khi anh chị sinh hoạt trong ca đoàn của giáo xứ. Đến lúc anh chị bước vào ngưỡng cửa đại học thì tình yêu giữa hai người mới nảy nở, đậm đà, tha thiết... nhưng nó có trở ngại vì khi ấy anh đang chờ ngày lên đường định cư ở Mỹ. Một người bác của Tuấn đã nộp đơn bảo lãnh cả gia đình cha mẹ anh mười mấy năm rồi, một hai năm nữa thôi mọi người sẽ được phỏng vấn di dân. Vì thế, Lan yêu Tuấn nhưng chị luôn cảm thấy cuộc tình của anh chị không có tương lai. Trong khi đó Tuấn rất lạc quan, tin tưởng rằng sẽ có ngày anh chị thệ hứa hôn nhân trước bàn thờ Chúa.
Thế rồi, năm ấy, năm Tuấn 20 và Lan 19 tuổi, anh rời xa quê hương, chia tay với chị, hẹn ngày tương phùng, tái ngộ. Lan khóc hết nước mắt vì, xa mặt cách lòng, ở xứ người có biết bao thử thách, làm sao Tuấn có thể giữ trọn lời hứa yêu thương chị? Nhưng, nhờ có phương tiện wifi mà ngày nào anh chị cũng có thể liên lạc với nhau qua điện thư, điện thoại không tốn tiền, thấy mặt nhau trên màn ảnh điện thoại, chia sẻ tâm tình và cùng nhau giải quyết những trở ngại, khó khăn gặp phải trong đời... cho đến lúc Tuấn học xong đại học, có việc làm và hội đủ điều kiện để nhập quốc tịch Mỹ.
Vâng, sau gần sáu năm xa nhau, mùa hè năm kia Tuấn về Việt Nam cưới Lan, đưa chị sang Mỹ chung sống. Lần đầu tiên rời quê nhà, sống xa cha mẹ, anh chị em, lẽ dĩ nhiên Lan gặp khá nhiều bỡ ngỡ, trở ngại trong thời gian chị mới đến Mỹ. Nhưng nhờ Tuấn hết lòng thương yêu, lo lắng từng ly từng tí cho chị, ân cần chỉ dẫn việc này chuyện nọ, giúp chị học và thi lấy bằng lái xe, trở lại đại học nên Lan sống rất hạnh phúc. Chị luôn bận rộn trong việc học hành, lo cơm nước cho Tuấn, và gần một năm sau chị sanh đứa con đầu lòng... "Oe.. Oe..."
Tiếng khóc của bé Đan làm Lan giật mình, trở về hiện tại. Chị bước vào phòng của thằng bé nhưng Tuấn nhanh chân hơn, anh đã bồng nó trên tay, ôm ấp, vỗ về. Lan đứng bên Tuấn, thấy cặp mắt anh trìu mến nhìn đôi môi thằng bé đang nhấp nháp thật dễ thương. Chị nựng nó một cái, nói với anh:
"Chắc nó đói rồi, anh bồng nó một lát để em đi hâm sữa nhen."
Tuấn đưa tay, nhìn đồng hồ và anh trả lời chị:
"Không sao, còn hơn 30 phút nữa anh mới bắt đầu làm việc."
Lan bước vào căn bếp, lòng thầm nghĩ, tội nghiệp thằng bé, nó bú sữa mẹ được có vài tháng thì bỗng dưng chị mất sữa và có triệu chứng mang bầu. Lan nhớ rất rõ hôm Tuấn xin nghỉ làm vào buổi sáng, đưa hai mẹ con chị đến bệnh xá. Hỏi chị những triệu chứng và khám chị xong, bà bác sĩ McCafferty biết ngay chị đã cấn thai nhưng bà cẩn thận, cho thử nước tiểu. Tuấn bồng bé Đan, cùng Lan ngồi chờ kết quả ở phòng khách bệnh xá được khoảng 15 phút thì cô y tá đến mời vợ chồng anh chị trở vào phòng khám bệnh. Anh chị vừa ngồi xuống ghế, cô y tá nhìn thẳng vào mặt chị và hỏi chị một cách rất tự nhiên, không chút gượng gạo:
"Kết quả thử nước tiểu cho biết chị đã có thai, vậy là quá sớm. Chị định phá thai chứ?!"
Nghe cô y tá hỏi vậy Tuấn chưng hửng, nhướng mắt hỏi cô ta:
"Cô hỏi chi mà quái gở vậy? Cô...cô..."
Tuấn chưa dứt lời, cô y tá trợn mắt, ngắt lời anh:
"Tôi không có hỏi anh! Tôi hỏi vợ anh. Đó là cái quyền của chị ta, quyền chọn lựa của phụ nữ!"
Khi ấy, hai chữ 'chọn lựa' gợi ngay trong tâm trí của Lan hai chữ 'Pro-Choice' chị thấy hôm anh chị đáp lời kêu gọi của giáo xứ đến đọc kinh cầu nguyện trước bệnh xá Planned Parenthood, Kế hoạch hoá Gia đình, của thành phố. Hôm ấy, nhóm cầu nguyện đọc kinh được khoảng 10 phút thì có vài phụ nữ trong bệnh xá bước ra, tay cầm biểu ngữ nhỏ đề chữ Pro-Choice, My Body My Choice, Stand with Women... (Ủng hộ sự chọn lựa, Thân xác của tôi chọn lựa của tôi, Hãy đồng lòng với phụ nữ...) đưa lên đưa xuống, miệng la to lên những khẩu hiệu ấy.
Lan bật miệng, trả lời cô y tá bằng tiếng Anh:
"My husband and I, we are Pro-Life." (Cả hai chồng chúng tôi ủng hộ mạng sống của con người)
Cô y tá lắc đầu nói với Lan, giọng của cô có vẻ bất mãn: "Oh, I'm sorry, that's your choice!" và cô ta bước ra ngoài phòng, khép cánh cửa lại.
Tuấn mỉm cười, khen chị:
"Hay lắm! Không ngờ vợ anh giỏi thật, bịt miệng được cái cô liberal đó."
Lan lắc đầu, trả lời anh:
"Cổ nói I'm sorry, nhưng em không hiểu rõ ý cổ muốn xin lỗi mình hay là cổ lấy làm tiếc cho sự lựa chọn của mình."
Tuấn chưa kịp trả lời Lan thì có tiếng gõ cửa và bà bác sĩ McCafferty bước vào, miệng tươi cười chúc mừng anh chị và bà đưa tay chỉ bé Đan, nói tiếp:
"Thằng bé này và em của nó là một cặp song sinh Ái Nhĩ Lan!"
Lan và Tuấn nhìn nhau, không hiểu hai chữ Irish Twins bà bác sĩ vừa nói có nghĩa là gì. Bà là bác sĩ sản khoa của chị nên sau nhiều lần chị được bà chăm sóc, khám thai, hai anh chị biết được bà gốc người Ái Nhĩ Lan. Nhưng, anh chị là người Việt Nam và hai đứa con của anh chị sanh khác ngày, làm sao có thể gọi chúng là một cặp song sinh Ái Nhĩ Lan được? Đọc được thắc mắc hiện lên trên gương mặt của vợ chồng Tuấn, bà bác sĩ mỉm cười, giải thích:
"Anh chị biết không, người gốc Ái Nhĩ Lan chúng tôi đa số theo đạo Công Giáo nên phụ nữ không uống thuốc ngừa thai và không chịu phá thai. Vì thế mà những em bé sanh ra đời, cùng cha mẹ, tuy khác ngày nhưng trong vòng 12 tháng thì người Mỹ gọi đùa chúng là cặp song sinh Ái Nhĩ Lan."
Tiếng khóc "Oe.. Oe..." lại trỗi lên làm Lan giật mình, trở về hiện tại thêm một lần nữa. Chị lấy chai sữa ra khỏi nồi hâm, nhỏ một giọt vào tay chị, thấy sữa đã ấm nên mang vào phòng bé Đan, cho nó bú. Nhìn thằng bé thôi khóc, say mê bú sữa, Lan rầy yêu nó:
"Gần có em Irish Twins rồi mà còn nhõng nhẽo, thấy ghét!"
Tuấn chưa kịp bước đi, nhưng hai chữ Irish Twins làm cho anh nhớ lại chuyện cô y tá ủng hộ quyền chọn lựa của phụ nữ hay nói trắng ra là quyền phá thai. Tuấn nói với Lan:
"Hồi nãy anh xem tin tức trên Internet thấy có tin nóng hổi về dự luật thay đổi việc phá thai ở tiểu bang Virginia. Tác giả dự luật là một người gốc Việt Nam mình, là một vị dân biểu ở tiểu bang đó. Luật của tiểu bang Virginia cho phép phá thai vào tuần lễ thứ 40, tức là lúc thai nhi đã lớn gần sáu tháng, nếu có nguy hại đến tính mạng của người mẹ, với điều kiện là phải có ba bác sĩ chứng nhận và đồng ý. Dự luật của bà dân biểu gốc Việt rút xuống chỉ cần có duy nhất một bác sĩ quyết định phá thai mà thôi. Như vậy là dự luật đó giúp cho việc phá thai dễ dàng hơn. Thiệt tình, anh không hiểu nổi!"
"Vậy hả anh!? Nhung, nhỏ bạn em ở Fairfax nói người Việt Nam mình rất hãnh diện về bà dân biểu này. Hôm lễ nhậm chức bà ta vừa bồng con, vừa đưa tay tuyên thệ nên rất nổi tiếng, được báo chí hết lời ca ngợi. Nghe nói bà ta có tới bốn đứa con lận, vậy mà hôm nay mình mới biết bà ta ủng hộ phá thai và muốn chuyện phá thai được dễ dàng hơn. Đúng vậy, thật là khó hiểu!"
Tuấn lắc đầu, bước ra khỏi phòng bé Đan. Chắc đã gần đến giờ làm việc của anh. Lan nhìn bé Đan rồi ngó xuống bụng mình, nó đã nhô lên. Chị thì thầm cầu nguyện, xin Chúa và Đức Mẹ ban ơn cho mẹ con chị được mẹ tròn con vuông, cho hai đứa con song sinh Ái Nhĩ Lan của anh chị ăn no ngủ kỹ, lớn lên biết thương yêu, tôn trọng mạng sống con người, luôn sống theo lời Chúa dạy.
Tháng Hai 2019
- Mai Vàng Trên Đảo Bidong Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Mùa Xuân Trở Lại Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Chiếc Áo Nhà Binh Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Cội Nguồn Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Cặp Song Sinh Ái Nhĩ Lan Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Hãy xét đoán cho công minh Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Vác chõng mà đi Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Theo Đạo Vợ Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Vé số cuộc đời Đào Anh Dũng Truyện ngắn
- Chuyện Một Ngôi Sao Đào Anh Dũng Truyện ngắn
• Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần II (Trần Hồng Văn)
• Chùm Dây Leo Trên Căn Nhà Gỗ - Phần I (Trần Hồng Văn)
• Trong Cơn Lốc (Trần Hồng Văn)
• Tôi Đi Học (Thanh Tịnh)
• Lá gan của cô còn tốt lắm! (Lê Hữu)
• Theo Ngọn Sóng (Trần Hồng Văn)
• Vẫy Tay Ngậm Ngùi (Hương Thủy)
• Bóng Đêm (Trần Hồng Văn)
• Một Người Tên Là Lovac (Trần Hồng Văn)
• Chiếc Bóng (Trần Hồng Văn)
Cánh Vạc Mùa Thu (Trần Hồng Văn)
Đêm Giáng Sinh Nhiệm Mầu
Một Đêm Phiền Muộn
Tiếng Vọng từ Đáy Vực
Đại Sư Và Giai Nhân
Tây Ninh – Chút Còn Lại Trong Lòng Người Lính (Nguyễn Mạnh An Dân)
Ngọn Đồi Trầm Lặng (Trần Hồng Văn)
Hoa Với Lá Chỉ Một Màu Trắng Đục
• Im Lặng Của Thiền Sư (Phan Trang Hy)
• Kể Lại Vài Giai Thoại Trong Tập Vào Thiền (Doãn Quốc Sỹ)
• Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp (Hồ Hữu Tường)
• Mẹ Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Những Hạt Đậu Biết Nhảy (Phạm Huê)
• Maria Quán Thế Âm (Phạm Huê)
• Sợi Tơ Nhện (Nguyễn Văn Thực)
(Thẩm Thúy Hằng-Kiều Chinh-ThanhNga-BạchTuyết)
- Chiếc Bóng Bên Đường - Nàng (1970)
- Người Cô Đơn (1972) - Xa Lộ Không Đèn
- Bão Tình (1972) - Sóng Tình (1972)
- Chúng Tôi Muốn Sống (1956)
- Trường Tôi (1973) - Nắng Chiều (1973)
- Tứ Quái Sài Gòn - Những Giọt Sương Khuya
- Như Hạt Mưa Sa 1 - Như Hạt Mưa Sa 2
- Như Hạt Mưa Sa 3 - Như Hạt Mưa Sa 4
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |