1. Head_

    Nhật Ngân

    (24.11.1942 - 21.1.2012)

    Phan Nhự Thức

    (4.2.1942 - 21.1.1996)

    Trương Đình Quế

    (.0.1939 - 21.1.2016)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiểu Sử nhà văn Khái Hưng (Hoàng Trúc) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      TIỂU SỬ

      Khái Hưng Trần Khánh Giư (1896-1947)


      Nhà văn Khái Hưng Trần Khánh Giư sinh năm 1896, không rõ ngày tháng, là con cụ Trần Thế Mỹ, làm quan Tuần Phủ và là con rể cụ Lê Văn Đính làm quan đến chức Tổng Đốc. Ông thi đỗ Tú tài phần thứ nhất rồi ra dạy ở Trường tư thục Thăng Long ở Hà Nội.

      1932: Ông cộng tác với Nhất Linh xuất bản tờ tuần báo "Phong Hóa" (Customs)

      1935: Xuất bản tờ "Ngày Nay" (Today)

      1939: Bắt đầu hoạt động chống Pháp.

      1940: Sang Trung Hoa.

      1941: Bị Pháp bắt giam sau khi ở Trung Hoa về.

      1943: Xuất bản tờ "Ngày Nay - Kỷ Nguyên Mới."

      1945: Điều hành tờ "Chính Nghĩa" và tờ "Việt Nam," cơ quan tranh đấu của Việt Nam Quốc Dân Đảng; nội dung cả hai tờ đều chống Cộng và chống thực dân Pháp.

      1946-1947: Bị Cộng Sản giam ở Lạc Quần (Nam Định) và sau đó bị hạ sát ở bến đò Cựa Gà (gần Cổ Lễ, Nam Định).


      Tác phẩm của Khái Hưng:

      1933: Hồn Bướm Mơ Tiên

      1934: Nửa Chừng Xuân

      1936: Trống Mái

      Cả ba đều là tiểu thuyết có khuynh hướng lý tưởng.

      1940: Thừa Tự, Thoát Ly, Gia Đình: Tất cả đều là tiểu thuyết phong tục.

      1940: Hạnh

      1941: Đẹp, Những Ngày Vui: Cả ba quyển đều là tâm lý tiểu thuyết.


      Linh Tinh:

      1940: Tiêu Sơn Tráng Sĩ (lịch sử tiểu thuyết).


      Truyện ngắn:

      Dọc Đường Gió Bụi (1936); Tiếng Suối Reo.


      Viết chung với Nhất Linh:

      1934: Gánh Hàng Hoa, Đời Mưa Gió, Anh Phải Sống.


      Kịch:

      1937: Tục Lụy

      1940: Đồng Bệnh


      Viết sau 1945 trước khi bị thủ tiêu:

      Bóng Giai Nhân


      Truyện trẻ con:

      Ông Đồ Bể, Cóc Tía, Quyển Sách Ước, Bông Cúc Huyền, Cái Ấm Đất ...


      Tác phẩm dịch chưa xuất bản:

      Liêu Trai Chí Dị toàn tập, nguyên văn của Bồ Tùng Linh. Bản thảo đã mất. Thấy quảng cáo sẽ xuất bản hồi năm 1943-1944 trên bìa sau cuốn tiểu thuyết Thanh Đức (tức Tội Lỗi).


      Khái Hưng bắt đầu viết tiểu thuyết có khuynh hướng lý tưởng. Rồi ông quay sang viết tiểu thuyết phong tục. Sau cùng là tiểu thuyết tâm lý. Ông là một tiểu thuyết gia viết rất phong phú của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Về phương diện hình thức, lời văn của ông có lúc giản dị, trong sáng, có lúc điêu luyện, giàu nhạc tính như thơ.

      Khái Hưng cũng là người viết truyện nhi đồng rất hay. Những tập truyện nhỏ "Sách Hồng" như Cái Ấm Đất, Ông Đồ Bể ... đã được nhiều người cho là những kiệt tác. Ngoài ra ông cũng là một nghệ sĩ rất có hồn thơ, và ông vẽ cũng rất đẹp.

      Ông mất đi là cả một thiệt thòi lớn cho nền văn học Việt Nam.

      Hoàng Trúc

      (Hoài Châu Tô Cao Hòa,
      cựu biên tập viên Đài BBC Luân Đôn,
      Thế Kỷ 21 số 104, Dec 1997)

      Ít dòng bổ túc về "Tác phẩm của Khái Hưng" (Thế Kỷ 21 số 105&106, Jan&Feb 1998, mục Bạn đọc viết)....


      A. Tác phẩm xuất bản trước khi Khái Hưng qua đời (Chưa được nhắc đến trên Thế Kỷ 21 số 104 - số đặc biệt kỷ niệm 50 năm nhà văn qua đời - có những cuốn sau đây):

      1. Đợi Chờ: Một tập truyện ngắn, xuất bản lần đầu năm 1939. Trong 16 truyện, bảy truyện được Vũ Ngọc Phan đưa ra phân tích để ca ngợi: "Khái Hưng là một nhà quan sát lão luyện và dùng ngòi bút thật tài tình."

      2. Đội Mũ Lệch: Một tập truyện ngắn, đa số là truyện vui, xuất bản lần đầu năm 1941. Cũng được Vũ Ngọc Phan đề cập đến trong Nhà Văn Hiện Đại.

      3. Cái Ve: Một tập truyện ngắn, đa số viết về những người nghèo khổ. Nhân vật chính trong truyện Cái Ve là một cô gái nhỏ tuỏi, nhẫn nại và nết na, giúp mẹ coi sóc quán cơm bán cho những người lao động. Xuất bản lần đầu năm 1943.

      4. Thanh Đức: Mang tựa này khi xuất bản lần đầu năm 1943. Sau khi được tái bản (rất nhiều lần từ 1953 trở đi), truyện lại mang tựa đề Băn Khoăn. Đây là một tiểu thuyết tâm lý tương đối dài (bản do nhà Phượng Giang in tại Sài Gòn năm 1958 có 278 trang). Truyện này cũng mới được nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp ở Hà Nội in lại năm 1992 (với lời giới thiệu của giáo sư Phan Cự Đệ và cũng mang tựa đề Băn Khoăn).


      B. Di cảo xuất bản sau khi tác giả qua đời:

      1. Khúc Tiêu Ai Oán: Đây là một vở kịch dài, gồm bốn hồi. Theo nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, Khái Hưng viết tác phẩm này năm 1946, ít tháng trước khi ông bị Cộng sản bắt giữ và sát hại. Được xuất bản lần đầu tại Sài Gòn năm 1969.

      2. Lời Nguyền: Một tập gồm chín truyện ngắn (trong có các truyện "Lời Nguyền," "Bóng Giai Nhân" ...) và hai vở kịch ngắn ("Câu Chuyện Văn Chương," "Dưới Ánh Trăng"). Cũng theo nhà văn Nguyễn Thạch Kiên, Khái Hưng viết tập này trong các năm 1945-1946. Do nhà xuất bản Phượng Hoàng in tại Sài Gòn lần đầu năm 1966. Theo nhiều người từng biết tác giả, trong các di cảo của Khái Hưng còn tập truyện "Bóng Giai Nhân."

      3. Số Đào Hoa: Do nhà xuất bản Đời Nay in tại Sài Gòn lần đầu năm 1961. Theo bản in hồi đó, tập truyện này gồm 157 trang.


      Sau biến cố 1975, tất cả các tác phẩm trên đều đã được chụp in lại ở Pháp hay Hoa Kỳ. Người đôc cũng có thể tìm thấy những cuốn ấy trong các thư viện nghiên cứu của các Đại học Cornell, Hawaii, Michigan ..., cùng nhiều thư viện công cộng ở California.

      Ít nhất một tác phẩm của Khái Hưng đã được dịch và in ra ngoại ngữ. Đó là tập truyện Anh Phải Sống (viết chung với Nhất Linh). Một bản song ngữ Pháp-Việt được xuất bản ở Paris năm 1994 với tựa đề Tu Dois Vivre.


      C. Sách hồng: Thế Kỷ 21 đã nhắc tới năm cuốn đặc sắc nhất: Ông Đồ Bể, Cái Ấm Đất, Cóc Tía, Quyển Sách Ước, Bông Cúc Huyền. Theo chỗ biết của chúng tôi, Khái Hưng còn viết những cuốn sau đây: Cây Tre Trăm Đốt (viết lại truyện cổ tích, in chung với chuyện Ai Mua Hành Tôi), Cắm Trại, Để Của Bí Mật, Thầy Đội Nhất.

      Theo nhiều người biết Khái Hưng, ông cũng đã dịch Liêu Trai, nhưng tới nay vẫn chưa tìm được di cảo.

      Từ Mai (Carson, CA)


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532


      Bài viết của Khái Hưng:


      Bài Viết Của Tác Giả

      - Trang thơ dịch Thơ  ..2003

      Ad-22 Ad-22


    3. Tiểu Sử (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

      Tiểu Sử:

       

      ,  Bùi Vĩnh Phúc,  Cao Tiêu,  Choé,  Chu Trầm Nguyên Minh,  Cung Tiến,  Du Tử Lê,  Dương Nghiễm Mậu,  Hà Đình Nguyên,  Hồ Trường An,  Hồ Đình Nghiêm,  Hoàng Dung,  Hoàng Ngọc Hiển,  Huy Phương,  Huỳnh Hữu Ủy,  Khái Hưng,  Khuất Đẩu,  Lâm Chương,  Lãng Nhân,  Lê Hữu,  Lê Văn Trung,  Luân Hoán,  Lương Thư Trung,  Mai Thảo,  Minh Đức Hoài Trinh,  Ngô Nguyên Nghiễm,  Ngô Thế Vinh,  Ngu Yên,  Nguiễn Ngu Í,  Nguyễn Hưng Quốc,  Nguyễn Hữu Bào,  Nguyên Khai,  Nguyễn Lệ Uyên,  Nguyễn Mạnh Trinh,  Nguyễn Nho Sa Mạc,  Nguyễn Phan Thịnh,  Nguyễn Phước,  Nguyễn Sỹ Tế,  Nguyễn Tà Cúc,  Nguyễn Thị Thanh Bình,  Nguyễn Văn Lục,  Nguyễn Văn Sâm,  Nguyễn Vy Khanh,  Nguyễn Xuân Hoàng,  Nguyễn Xuân Vinh,  Nguyễn Đình Toàn,  Nhất Linh,  Nhất Tuấn,  Phạm Khắc Hàm,  Phạm Ngọc Lư,  Phạm Phú Minh,  Phạm Quốc Bảo,  Phạm Thế Ngũ,  Phạm Tín An Ninh,  Phạm Văn Nhàn,  Phan Lạc Phúc,  Phan Ni Tấn,  Phan Tấn Hải,  Phan Thanh Tâm,  Phương Tấn,  Quỳnh Giao,  Song Thao,  T. V. Phê,  Tạ Tỵ,  Tâm Thanh,  Thái Công Tụng,  Thái Tú Hạp,  Thái Văn Kiểm,  Thanh Lãng,  Thanh Thương Hoàng,  Thảo Ca,  Thảo Trường,  Thu Nhi,  Thụy Khuê,  Tô Thẩm Huy,  Trần Doãn Nho,  Trần Hoài Thư,  Trần Hồng Châu,  Trần Hồng Văn,  Trần Huy Bích,  Trần Long Hồ,  Trần Mạnh Hảo,  Trần Mộng Tú,  Trần Ngọc Ninh,  Trần Thị Nguyệt Mai,  Trần Thúc Vũ,  Trần Trung Đạo,  Trần Văn Nam,  Trần Yên Hòa,  Trịnh Bình An,  Trịnh Cung,  Trịnh Thanh Thủy,  Trịnh Y Thư,  Trùng Dương,  Trường Kỳ,  Tưởng Năng Tiến,  Văn Cao,  Văn Quang,  Viên Linh,  Vĩnh Hảo,  Võ Phiến,  Võ Đình,  Vũ Hoàng Chương,  Vương Trùng Dương,  Xuân Thao,  Xuân Vũ,  Y Uyên,  Đàm Trung Pháp,  Đặng Tiến,  Đào Anh Dũng,  Đào Như,  Đinh Cường,  Đỗ Quang Em,  Đỗ Quý Toàn,  Đỗ Tiến Đức,  Đỗ Trường,  Đoàn Thêm,  Đông Hồ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)