1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tiểu Sử Thi Sĩ Đông Hồ (Học Xá) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      18-05-2010 | TIỂU SỬ

      Đông Hồ


      I. TIỂU SỬ:


      Đông Hồ sinh năm 1906 (Bính Ngọ) tại làng Mỹ Đức, Hà Tiên. Ông mồ côi cha mẹ, được bác ruột (Lâm Hữu Lân) nuôi dạy và đặt tiểu tự cho ông là Quốc Ty, tự Trác Chi; tên đăng ký hộ tịch: Lâm Tấn Phác. Ông là một nhà giáo nhiệt tình với văn hóa dân tộc. Ông đã từng cộng tác với các tạp chí Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Phụ Nữ tân văn, Đông Pháp thời báo, Việt Dân, Mai, Tri Tân. Ngoài bút hiệu Đông Hồ, ông còn dùng các bút hiệu: Thủy Cổ Nguyệt, Đại Ẩn Am, Nhị Liễu Tiên Sinh.


      - Năm 1926 - 1934: ông lập Trí Đức học xá chuyên dạy Việt ngữ, cổ động người Việt tin tưởng ở tương lai tiếng Việt. Thời kỳ này ông cộng tác với báo Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương đến khi báo đình bản (1935).

      - Năm 1935: xuất bản tuần báo Sống ở Sài Gòn nhưng chỉ ra được vài chục số thì đình bản vì không tự túc nổi; ông phải về lại Hà Tiên sinh sống và chuyên nghiên cứu văn học miền Nam.

      - Năm 1945: tham gia kháng chiến chống Pháp một thời gian rồi ngưng và trở lên Sài Gòn.

      - Năm 1950: sáng lập nhà xuất bản Bốn Phương và nhà sách Yiểm Yiểm Thư Trang.

      - Năm 1953: xuất bản tập san Nhân Loại để yểm trợ cho nhà xuất bản và nhà sách nêu trên. Đến giữa năm 1964, tất cả đều ngưng hoạt động.

      - Năm 1964: ở ẩn tại Quỳnh Lâm thư thất thuộc ngoại ô Sài Gòn.

      - Năm 1965: ông được mời phụ trách môn Văn học miền Nam tại trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Ông mất ngày 25-3-1969 (8-2 năm Kỷ Dậu) lúc đang đứng trên bục giảng cho sinh viên.


      II. TÁC PHẨM:


      Ngoài thơ, Đông Hồ còn viết văn, ký, khảo cứu, văn học sử. Về văn, ông viết từ văn xuôi biền ngẫu đến văn xuôi hiện đại. Ông có tiếng khi viết cho báo Nam Phong do Phạm Quỳnh chủ trương và nổi tiếng nhất với bài ký Linh Phượng, tức Trác Chi Lệ Ký tập và bài Phú Đông Hồ.


      Các tác phẩm đã in thành sách:


      - Thơ Đông Hồ (Văn Học Tùng Thư, Nam Ký Thư Quán, Hà Nội xuất bản, 1932): thơ sáng tác từ năm 1922 đến 1932.

      - Lời Hoa (Trí Đức Học Xá, Hà Tiên xb, 1934): các bài Việt Văn của học sinh Trí Đức Học Xá đã nhuận sắc.

      - Linh Phượng (Nam Ký Thư Quán, Hà Nội xb, 1934): tập lệ ký khóc vợ, vừa thơ vừa văn xuôi, đăng ở Nam Phong t. XXII, số 128.

      - Cô Gái Xuân (Vị Giang Văn Khố Nam Định xb, 1935): thơ sáng tác trong khoảng 1932 - 1935.

      - Những lỗi thường lầm trong sự học Quốc văn (Trí Đức Học Xá xb, 1936): soạn chung với Trúc Hà.

      - Hà Tiên thập cảnh (Bốn Phương xb, 1960): in chung với Đường Vào Hà Tiên của Mộng Tuyết thất tiểu muội.

      - Trinh Trắng (Bốn Phương xb, 1961): thi tuyển.

      - Truyện Song tinh (Bốn Phương xb, 1962): sao lục, khảo cứu truyện Song Tinh Bất Dạ.

      - Chi lan đào lý (1965): tùy bút.

      - Năm ba điều nghĩ về Truyện Kiều (1965): thuyết trình nhân dịp kỷ niệm 200 năm sinh Nguyễn Du.

      - Bội lan hành (1969).

      - Úc Viên thi thoại(1969).

      - Đăng đàn (1969).

      - Dòng Cổ Nguyệt (1969).

      - Văn học miền Nam: văn học Hà Tiên (1970): những bài giảng ở Đại học Văn khoa Sài Gòn.


      Đã hoàn thành các biên khảo:


      - Thăm đảo Phú Quốc (Nam Phong, t. XXI, số 124, 1927).

      - Hà Tiên Mạc thị sử (Nam Phong, t. XXV, số 143, 1929): nhóm Chiêu Anh các.

      - Chuyện cầu tiên ở Phượng thành (1932).


      Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532


      Bài viết của Đông Hồ:


      Bài Viết Của Tác Giả

      - Trang thơ & văn Đông Hồ Thơ  .2.2006

      Ad-22 Ad-22


    3. Tiểu Sử (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

      Tiểu Sử:

       

      ,  Bùi Vĩnh Phúc,  Cao Tiêu,  Choé,  Chu Trầm Nguyên Minh,  Cung Tiến,  Du Tử Lê,  Dương Nghiễm Mậu,  Hà Đình Nguyên,  Hồ Trường An,  Hồ Đình Nghiêm,  Hoàng Dung,  Hoàng Ngọc Hiển,  Huy Phương,  Huỳnh Hữu Ủy,  Khái Hưng,  Khuất Đẩu,  Lâm Chương,  Lãng Nhân,  Lê Hữu,  Lê Văn Trung,  Luân Hoán,  Lương Thư Trung,  Mai Thảo,  Minh Đức Hoài Trinh,  Ngô Nguyên Nghiễm,  Ngô Thế Vinh,  Ngu Yên,  Nguiễn Ngu Í,  Nguyễn Hưng Quốc,  Nguyễn Hữu Bào,  Nguyên Khai,  Nguyễn Lệ Uyên,  Nguyễn Mạnh Trinh,  Nguyễn Nho Sa Mạc,  Nguyễn Phan Thịnh,  Nguyễn Phước,  Nguyễn Sỹ Tế,  Nguyễn Tà Cúc,  Nguyễn Thị Thanh Bình,  Nguyễn Văn Lục,  Nguyễn Văn Sâm,  Nguyễn Vy Khanh,  Nguyễn Xuân Hoàng,  Nguyễn Xuân Vinh,  Nguyễn Đình Toàn,  Nhất Linh,  Nhất Tuấn,  Phạm Khắc Hàm,  Phạm Ngọc Lư,  Phạm Phú Minh,  Phạm Quốc Bảo,  Phạm Thế Ngũ,  Phạm Tín An Ninh,  Phạm Văn Nhàn,  Phan Lạc Phúc,  Phan Ni Tấn,  Phan Tấn Hải,  Phan Thanh Tâm,  Phương Tấn,  Quỳnh Giao,  Song Thao,  T. V. Phê,  Tạ Tỵ,  Tâm Thanh,  Thái Công Tụng,  Thái Tú Hạp,  Thái Văn Kiểm,  Thanh Lãng,  Thanh Thương Hoàng,  Thảo Ca,  Thảo Trường,  Thu Nhi,  Thụy Khuê,  Tô Thẩm Huy,  Trần Doãn Nho,  Trần Hoài Thư,  Trần Hồng Châu,  Trần Hồng Văn,  Trần Huy Bích,  Trần Long Hồ,  Trần Mạnh Hảo,  Trần Mộng Tú,  Trần Ngọc Ninh,  Trần Thị Nguyệt Mai,  Trần Thúc Vũ,  Trần Trung Đạo,  Trần Văn Nam,  Trần Yên Hòa,  Trịnh Bình An,  Trịnh Cung,  Trịnh Thanh Thủy,  Trịnh Y Thư,  Trùng Dương,  Trường Kỳ,  Tưởng Năng Tiến,  Văn Cao,  Văn Quang,  Viên Linh,  Vĩnh Hảo,  Võ Phiến,  Võ Đình,  Vũ Hoàng Chương,  Vương Trùng Dương,  Xuân Thao,  Xuân Vũ,  Y Uyên,  Đàm Trung Pháp,  Đặng Tiến,  Đào Anh Dũng,  Đào Như,  Đinh Cường,  Đỗ Quang Em,  Đỗ Quý Toàn,  Đỗ Tiến Đức,  Đỗ Trường,  Đoàn Thêm,  Đông Hồ,  

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)