1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Điển cố tình yêu trong văn học (Trường Thy) Ad-23-Index Ad-23-Index = (Ad-23-468x60created-2-1-10) (Học Xá)

      14-2-2019 | VĂN HỌC

      Điển cố tình yêu trong văn học

        TRƯỜNG THY
      Share File.php Share File
          

       

      Tình yêu là một phạm trù tình cảm, thiêng liêng và đẹp nhất vì đó là hồng ân Thượng Đế trao tặng con người.


      Tình yêu là nhân loại tính nên mang nhiều biểu trưng khác nhau. Trên một khía cạnh nào đó, yếu tính của tình yêu thường là thú vị và lãng mạn.


      Tình yêu, nói khác đi là những cuộc tình, những chuyện tình muôn màu muôn vẻ, và muôn nơi, trong nhiều lĩnh vực..., gia đình, xã hội, thương trường, và ngay cả trên chính trường v.v., có sự hiện diện của con người là có tình yêu, thậm chí tình yêu còn lai vãng, tìm đến ngay cả môi trường chiến tranh và tôn giáo; điển hình như trong truyền thuyết “Trời tốc gió rung” trong kho tàng văn chương truyền khẩu Việt Nam, trong truyện “Hồn Bướm Mơ Tiên” của nhà văn Khái Hưng trong Tự Lực Văn Đoàn. Do đó không ngoại trừ lĩnh vực văn học và nghệ thuật, nhất là điện ảnh, Đông phương cũng như Tây phương.


      Tình yêu, khi nói tới có lẽ không thể không nghĩ tới nguồn gốc qua cuốn Khải Huyền trong Tân Ước với truyện nguyên tổ loài người A Dong (Adam) và Eva (Eve) nơi vườn Địa Đàng.


      Cuộc tình đầu tiên của nhân loại đã đi vào văn học. Nhà thơ John Milton, đầu thế kỷ XVII, trong thi phẩm “The First Love of Adam and Eve” (Mối tình đầu của Adam và Eve) trong tập “Paradise Lost” (Thiên Đàng Đã Mất”):

      Adam from his fair spouse, nor Eve the rites

      Mysterious of connubial love refused

      Whatever hypocrites austerely talk

      Of purety, and place, and innocence

      Defarming as impure what God declares

      Pure, and commands to some leaves free to all.


      Adong rời bỏ vợ không vì những nghi thức với nàng

      Mà vì những uẩn tình bị khước từ

      Bất cứ điều chi mà người đạo đức giả thốt lên khổ sở

      Về sự trong sạch, ngôi vị, và sự vô tội

      Chúa phán: bôi nhọ là điều không tốt lành

      Trong sạch, lệnh truyền, còn lại là những phiến lá tự do.

      Trái táo trong truyện Adam & Eve là một biểu tượng tình yêu đã tạo nên những rung động và cảm xúc nơi con người.


      Trong những vần cuối của một bài thơ mang tựa đề “Quả Táo”, Lê Vĩnh Tài viết:

      ............

      Ôi phương Đông mênh mang

      Nghìn lẻ đêm nay ai giáp chiến

      Ai đầu hàng

      Sau giấc mơ Evà hái táo.


      Trong nền văn học Đông phương, một trong Ngũ Kinh: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, và Kinh Xuân Thu; trong Kinh Thi Khổng Tử san định, đã chọn lựa những áng Ca Dao và những khúc dân ca từ nông thôn, xóm vắng phương Nam Bách Việt cho phần mở đầu gồm 160 bài trong số chừng 300 bài. Tác giả đã mở đầu với bài “Quan Thư:


      - quan quan thu cưu

      - tại hà chi châu

      - yểu điệu thục nữ

      - quân tử hảo cầu

      - Quan quan cái con thư cuu

      - chim trống chim mái cùng nhau bãi ngoài

      - dịu dàng thục nữ như ai.

      - sánh cùng quân tử tốt đôi vợ chồng.


      Tình tự trên đã phản ánh nếp sống tình cảm hồn nhiên của người dân nền văn minh lúa nước.


      Từ ngữ 'hảo cầu' mang nhiều ý nghĩa, Tản Đà dịch 'tốt đôi vợ chồng' e không sát ý câu ca. Theo triết gia Kim Định thì có bản La Tinh dịch là 'giao cấu'? (copulary), nói lên được tính giao tự nhiên vốn chỉ có ở văn hóa sống thực trong nền nông nghiệp của Lạc Việt.


      Một bài khác nữa cũng mang nét trữ tình và cũng là một bằng chứng mang dấu ấn Việt thi, đó là bài “Hán Quảng"

      Hán chi quảng hĩ

      Bất khả vị ty

      Giang chi vĩnh hỉ

      Bất khả phương ti.

      Trên bờ sông Hán ai ơi

      Có cô con gái khó ai mơ màng

      Mênh mông sông Hán sông Giang

      Muốn sang chẳng được bè sang khó lòng.

      Sông Hán là chi lưu của sông Dương Tử, người Bách Việt sinh sống lâu đời ở đây, chứng tỏ người Việt là tác giả những câu ca này.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Nói về tình tự dân tộc có lẽ không gì đằm thắm, nồng nàn hơn là tình yêu nam nữ. Phải chăng từ đó văn chương truyền miệng của phần đông các dân tộc đều sáng tác với chủ đích phục vụ tình yêu.


      Điều cần ghi nhận ở đây là trong Kinh Thi nhiều câu vẫn giữ nguyên cấu trúc ngữ pháp Việt.


      Trong một số các tác phẩm khác cũng thấy dấu tích từ ngữ “quan thư” ví như trong “Quan âm Thị Kính” có câu:


      Vừa đôi vừa lứa quan thư

      Há rằng Trịnh với Tề ru mà ngờ


      Trong hôn nhân chiếc nhẫn hình tròn mang ý tròn trịa, trọn vẹn, viên mãn, và có cả một lịch sử theo truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc. Nói tóm lại chiếc nhẫn cưới chính là "khế ước hôn nhân” mang giá trị của một tình yêu gắn bó, cao quý, không nặng về mặt vật chất, vàng bạc, đơn sơ và lãng mạn hơn ta còn nghe và thấy trong bài “Chiếc nhẫn cỏ” của Lưu Ly:

      Chàng phò mã thẫn thờ

      Chắp cọng cỏ xanh mơ

      Kết thành chiếc nhẫn, hỏi:

      “trả lời đi... anh chờ...”

      .............

      Thoảng mơ rồi anh xa

      Thấm thoát ba năm qua

      Nhà bên... nay pháo nổ

      Anh về với kiệu hoa

      Cô dâu chẳng phải em

      Áo gấm lụa, hài êm

      Kẻ giầu cười hạnh phúc

      Hàng giậu bướm buồn tênh

      Nhẫn cỏ đổi nhẫn vàng

      Thảm đỏ thay đồi hoang

      Anh bên cô dâu mới

      Em giấu lệ ngỡ ngàng...!

      Qua đoạn thơ trên cho ta thấy một tình tự biến suy nơi người con gái. Những ngày đầu tình đơn sơ và hồn nhiên trong trò chơi tuổi nhỏ, trái tim mang dấu tình đầu đã rướm lệ khi vừa khôn lớn nhìn cánh tình của người bạn xưa vỗ cánh mang theo chiếc nhẫn vàng trao người khác, chiếc nhẫn cỏ vẫn nằm yên ngậm ngùi trong trái tim con gái của nàng.


      Tình yêu không chỉ mang biểu tượng chiếc nhẫn mà trong văn học người ta còn thấy thấp thoáng nào là: 'con đường xưa em đi', 'giậu mùng tơi', 'con bướm vàng' v.v., cánh bướm la đà, bướm đậu rồi lại bay nên tình cũng chập chờn đó đây. Nguyễn Bính cũng đã từng u uất với kỷ niệm con bướm vàng bên hàng xóm:

      Tôi chiêm bao rất nhẹ nhàng

      Có con bướm trắng thường sang bên này

      Bướm ơi bướm hãy vào đây

      Cho tôi hỏi nhỏ câu này chút thôi

      ..............

      Mắt nàng đăm đắm trong lên

      Con bươm bướm trắng về bên ấy rồi

      ...............

      Tơ hong nàng chả cất vào

      Con bươm bướm trắng hôm nào cũng sang

      ..............

      Cô đơn buồn lại thêm buồn

      Tạnh mưa bươm bướm biết còn sang chơi

      Hôm nay mưa đã tạnh rồi

      Tơ không hong nữa bướm lười không sang.

      Rồi một Phạm Thiên Thư cũng với cánh bướm tình trong vườn thơ:

      Nhớ xưa em rũ tóc thề

      Nhìn trăng sao nỡ để lời thể bay

      Đợi nhau tàn cuộc hoa này

      Đành như cánh bướm đồi Tây hững hờ.


      Theo truyền thuyết, thần Vệ Nữ (Venus) với tên khác là Aphrodite trong thần thoại Hy Lạp, là biểu tượng của 'sắc đẹp và tình yêu', cũng theo tương truyền thì thần Vệ Nữ sinh ra cùng với bông hồng trắng nhưng sau khi kết hôn lại ngoại tình với Adonis nên chồng nàng đã giết chết tình địch.


      Quá đau khổ nàng đã để cho gai nhọn bông hồng đâm vào tay, máu dính vào hoa làm cho hoa biến thành màu đỏ. Từ đó hoa hồng trở nên như một thông điệp tình yêu.


      Thực ra trước khi có huyền thoại và truyền thuyết về tình yêu, con người đã đến với nhau bằng tình yêu.


      Nguyễn Bính cũng đã viết vào năm 1942 bài thơ với những dòng:

      Thưa đây một đóa hoa hồng

      Và đây một án hương lòng hoang vu

      Đầu bù trở lại kinh đô

      Tơ vương chín mối sầu cho một lòng

      Tình tôi như đóa hoa hồng

      Ở mương oan trái trong lòng tịch liêu

      Kinh đô cát bụi bay nhiều

      Tìm đâu cho được người yêu hoa hồng...!

      Và nhà thơ Đinh Hùng xưa cũng trải hồn mình trong thi phẩm “Ân Tình Dạ Khúc”:


      Đêm thân ái có muôn hoa hồng nở

      Em tới đây tình tự một đôi lời

      Hồn phong hương trầm mộng tuổi đôi mươi

      Ta nói khẽ đủ hai lòng nghe rõ...


      Cũng là biểu tượng tình yêu như thần Venus, thần Eros (còn gọi là Cupid) với đôi cánh và chiếc cung, tên, đều đã được nhắc tới nhiều trong văn học Tây phương.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Khi nói đến thần tình yêu Cupid, Shakespeare có câu: “Ai tình không nhìn bằng mắt mà bằng tâm hồn.”

      Có lẽ vì thế mà điêu khắc gia tạc hình thần tình ái với đội cánh nhưng mắt mù lòa.


      Có thể trong giây phút nào đó ta tự hỏi có gì mạnh hơn tình ái. Trong tích sử Việt Nam, truyện Sơn Tinh & Thủy Tinh có nhà thơ đã viết:

      Mỵ Nương kinh hãi ngồi trong kiệu

      Bỗng chợt nàng kêu mắt lệ nhòa

      Giọng kiêu hay buồn không ai hiểu

      Nhưng thật dễ thương: Ôi vì ta...

      Rồi:

      Hùng Vương thương nhìn con yêu quá

      Chắp tay ngẩng lên trời tạ ân.

      Hùng Vương âu yếm nhìn con yêu

      Nhưng có một nàng mà hai rể

      Vua cho rằng thế cũng hơi nhiều.

      Cung đàn tiếng địch xa xa

      vui về non Tản oán ra bể Tần

      Thủy Tinh lỡ bước chậm chân

      đùng đùng nổi giận đem ân làm thù

      mưa tuôn gió thổi mịt mù

      ào ào rừng nọ ù ù núi kia

      Sơn Thần hóa phép cũng ghê

      ............

      núi cao sông cũng còn dài

      năm năm báo oán đời đời đánh ghen...

      Còn nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp như có vẻ hiện sinh đôi chút với những dòng thiết tha cuồng nhiệt hơn:


      Thủy Tinh năm năm dâng nước bể

      Đục núi hò reo đòi Mỵ Nương

      Trần gian đâu có người oai thế

      Cũng bởi thần yêu nên khác thường.


      Trong tình yêu thường nẩy sinh những cảm xúc: yêu thương, say đắm, mơ hồ, và phản bội..., nếu yêu thương say đắm để rồi dẫn tới thủy chung hẳn là hạnh phúc dù là lâu dài hay ngắn ngủi.



      Nói đến tình chung thủy mấy ai không nghĩ tới truyền thuyết “Hòn Vọng Phu”. Trong kho tàng văn chương bình dân nói về tình tự này đã có câu tiêu biểu:


      Mẹ thương con ngồi cầu Ái Tử (*)

      Vợ trông chồng đứng núi Vọng Phu.


      Hòn Vọng Phu một biểu trưng tình yêu gây nhiều xúc động khi nghe qua những khúc ca 1, 2, và 3 của nhạc sỹ Lê Thương viết về một tình sử trong thời chiến chống quân xâm lược.


      • Hòn Vọng Phu 1 viết ở Bến Tre vào năm 1943

      Lệnh vua hành quân trống vang dồn

      Quan với quân lên đường....


      • Hòn Vọng Phu 2 viết năm 1946

      Người vọng phu trong lúc gió mưa

      Bế con đã hoài công để đứng chờ

      Người chồng đi đã bao năm chưa thấy về

      Đá mòn nhưng hồn chưa mòn giấc mơ...


      • Hòn Vọng Phu 3 viết năm 1947, chinh phu trở về chỉ thấy tượng đá bồng con.

      Nơi phía Nam giữa núi mờ

      Ai bế con mãi đứng chờ

      Như nước non xưa đến giờ

      Đường chiều mịt mù cát tỏa bước ngựa phi

      Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió...


      Thi hào Nguyễn Du trên đường đi sứ, dừng chân tại Đồng Đăng, Lạng Sơn, nhìn hòn Vọng Phu đã xúc động viết dòng thơ sau:

      Thạch gia? Nhân gia? Bi hà nhân?

      Độc lập sơn đầu thiên bách xuân

      Vạn kiếp diễn vô vân vũ mộng

      Nhất trinh lưu đắc cổ kim thân.

      Đá ư? Người ư? Ngươi là ai?

      Ngàn vạn mùa xuân đứng lẻ loi

      Muôn thuở mây mưa xa mộng mị

      Một lòng son sắt vững thân đời.

      Vọng Phu hóa đá không chỉ là tình chung thủy, sắt son của phụ nữ Việt mà còn là sự cống hiến cuộc đời cho sông núi, quê hương.


      Nữ hoàng Cleopatra


      Theo sử sách ghi chép, Nữ hoàng Cleopatra là một trang giai nhân tuyệt sắc, là biểu tượng của sắc đẹp quyến rũ và là một biểu tượng “sex” của thời cổ đại. Sắc đẹp của bà từng làm say đắm biết bao vương tôn, công tử, thậm chí đến cả vị Hoàng đế, tướng lãnh; ngoài ra còn là nguồn cảm hứng cho các tác phẩm văn chương, nghệ thuật.


      Tình yêu như không chỉ đến bằng tài và sắc, bằng những ánh mắt đưa tình, bằng giọng nói ngọt ngào, dễ thương, bằng những món quà tặng đầy ý tình v.v., mà có khi còn là mùi hương ngất ngây tình như trên quê hương Việt Nam một thời với hương bồ kết thoảng trên mái tóc miền quê :


      ............

      Mai kia hai đứa về nguồn

      Anh mua bồ kết cho tròn ý em

      (Ý Nga – Mái tóc rẽ ngôi)


      rồi nữa, trong “Nón bài thơ và hương đất Cao nguyên” ta bắt gặp những vần thơ Ngô Minh:

      Khoảng trời mười tám xanh êm

      Thơm mùi bồ kết bay viền bờ mây.


      và như trong ca dao có những câu:

      Áo xông hương của chàng vắt mắc

      Đêm em nằm em đắp lấy hơi...


      Ноặс:

      Ai về đường ấy hôm mai

      Gửi dăm điều nhớ gửi vài điều thương

      Gửi cho đến chiếu đến giường

      Gửi cho đến chốn buồng hương em nằm...


      Với nữ hoàng Cleopatra như cũng không ngoại lệ, ngoài nhan sắc quyến rũ, bà còn dùng 'vũ khí' lợi hại khác, đó là loại tinh dầu đặc biệt có hương thơm.


      Tinh dầu bí ẩn chỉ bà mới có, mặc dù bà không là phù thủy, thêm vào đó bà còn dùng xạ hương bôi vào lông mày, nước hoa thoa trên môi để kích thích khứu giác đàn ông.


      Trong số những người đàn ông đã sa vào đôi mắt mỹ nhân thời Ai Cập cổ ấy, tiêu biểu là Hoàng đế oai hùng Caesar. Khi Cleopatra xuất hiện trước mặt Caesar, từ trong bức thảm, mùi hương tỏa ra từ cơ thể bà đã làm vị hoàng đế ngất ngây.

       

      Rồi đến vị tướng lừng danh Mark Antony; ngay buổi đầu gặp gỡ ở Thổ Nhĩ Kỳ, bà đi trên chiếc du thuyền với những cánh buồm ngát hương thơm và những ngọn đèn, trong đèn là những loại nước hoa đặc chế khi gặp lửa sẽ tỏa hương lôi cuốn những người ngửi.


      Cleopatra được hưởng một nền giáo dục toàn diện, có tài lãnh đạo, thông minh, biết 9 ngôn ngữ khác nhau.


      Theo sử gia Plutarch “giọng nói Cleopatra chứa đựng sức mê hoặc khó diễn tả”; tuy nhiên sức chinh phục của bà không chỉ ở trí thông minh, tài ba, hay nhan sắc, mà còn do ở nghệ thuật yêu đương..


      Sắc đẹp Cleopatra có lẽ sẽ mãi là điều kỳ bí bởi xác ướp của bà đã thả trên dòng sông Seine của Pháp nên ngày nay không thể phục hồi lại gương mặt thật; tuy nhiên các khoa học gia có thể dựa trên 10 đồng xu cổ đại có khắc hình Cleopatra để họa lại.


      Tình yêu đem lại niềm vui sướng và hạnh phúc cho con người song cũng còn là yếu tố làm đảo lộn mọi giá trị và cuộc sống.


      Một trong những yếu tố cơ bản ấy phải chăng là nhan sắc. Sắc đẹp thường dẫn tới dục tính chỉ là gang tấc; những mỹ nhân đã từng làm điên đảo và điêu đứng bao tâm hồn, từ đó ái tình bừng lên như lửa những ham muốn khó kìm hãm nổi. Trong tích sử nhân gian đã có khá nhiều trường hợp điển hình, chẳng hạn như:


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Samson, người đàn ông mạnh mẽ, một Nazarite thực thụ, sống bằng lời nguyền (không được uống rượu và phải để tóc dài).

      Khi lớn lên gặp một cô gái Philistine trẻ, đẹp, chàng yêu và muốn cưới, nhưng cha mẹ anh phản đối việc hôn nhân với con gái dòng thù địch...


      Thời gian sau Samson lại gặp cô gái Philistine khác tên là Dalilah rồi cũng vì yêu nàng, chiều ý, thổ lộ bí quyết làm chàng có sức mạnh phi thường là để tóc dài. Biết được bí mật đó dân Philistine đã tìm cách để cạo đầu lúc chàng ngủ say khi gối đầu trên chân người yêu, kết cục sức mạnh chàng suy sụp và bị hành hạ. Trong thời gian này tóc mọc dần, đến một hôm bọn người Philistine mở hội mừng tại một ngôi miếu, lợi dụng cơ hội bị đưa ra làm trò cho đám hội, Samson nhổ cột miếu làm sập mái đè chết nhiều người trong đó có chàng.


      Rồi nữa, vua Salomon, nổi tiếng là nhà thông thái, khôn ngoan, mặc dù được ghi nhận là ông có đến 700 vợ chính thức và 300 vợ lẽ, trong đó có hai người vợ được nhiều người biết tới là Naamah và con gái Pharaoh, song vì quá yêu nàng Djinn mà đã chịu nhiều đau khổ khi bị 9 vị chúa đảng thử thách nhất là vì những kỷ niệm với nàng khi Djinn cũng bị họ hành hạ.


      Người ta bước vào cuộc tình mà không mấy ai dám chắc sẽ bên nhau bao lâu hay cuối cùng chỉ có tim mình và nỗi đau còn lại.


      Chúng ta đã từng hứa với nhau bằng hai tiếng 'mãi mãi' mà quên đi rằng trên thế giới tương đối không có gì là tuyệt đối, nên điều không thể thay đổi duy nhất chính là sự đổi thay.


      Hôn nhân luôn tặng con người một đặc ân là chỉ những ai có nó mới có thể ly dị được.


      Có những người đối diện với tổn thương bằng những cơn say, có những người khép cửa lòng suốt tháng ngày còn lại, và không ít kẻ đã, đang, và sẽ khờ dại vì yêu.


      Với người con gái người đời có những nhận định:


      Con gái khi có nhiều người theo đuổi sẽ làm cao, khi có một người theo đuổi sẽ làm dáng, khi không có ai theo... sẽ làm thơ; và ngược lại khi cô ta theo đuổi nhiều người sẽ làm ...ca-ve.


      Bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh nào, hầu như con người vẫn luôn khao khát yêu và được yêu, trái tim còn nhịp đập là còn tình yêu. Trong thơ Xuân Diệu đã có những dòng tình tự thiết tha:

      Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi

      Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa dòng đời

      Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi

      Không xương vóc chỉ huyền hồ vóc dáng.

      .............

      Làm sao sống được mà không yêu

      Không thương không nhớ một kẻ nào.

      Giám mục Bùi Tuần cũng với những lời nhận định về giá trị tình yêu:

      “Tình yêu không phải là thứ xa xỉ phẩm, nó làm nên đời sống, trong cuộc sống, là chuyện của mỗi người.”


      Trong tình trường có muôn vàn cảnh tượng và nhiều ý hướng, muôn vàn tình tự như ta thường nghe:

      • Phụ nữ chơi với sắc đẹp như trẻ chơi dao, hoặc mình hoặc người khác bị thương, thông thường thì cả hai đều chảy máu.

      • Nếu bạn chưa từng khóc, đôi mắt của bạn khó có thể đẹp.

      • Tình bạn có thể, và trở thành tình yêu, nhưng tình yêu không bao giờ dịu đi để trở lại tình bạn. (Friendship may, and often does, grow into love, but love never subsides into friendship.) (Lord Byron)


      Nhà thơ Percy Bysshe Shelley trong tiểu luận “Triết lý về tình yêu” đã viết:

      “Tình yêu là gì?

      • Hãy hỏi người đang sống đời là gì?

      • Hãy hỏi người đang cầu nguyện Thượng Đế là ai?

      • Tôi không biết điều gì ở trong những người khác.”


      Và rồi cũng như nhà thơ Hàn Mặc Tử trong thi phẩm “Đà Lạt Trăng Mờ” với những câu:


      Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều

      Để nghe dưới đáy nước hồ reo

      Để nghe tơ liễu run trong gió

      Và để xem trời giải nghĩa yêu.


      Sau cùng, sự hài hước đúng lúc, đúng chỗ, và đúng người đôi khi cũng cần trong mối quan hệ hàng ngày để cân bằng, làm hài hòa giữa tình yêu và cuộc sống.


      Nếu quan niệm tình yêu đến với con người là do duyên nợ thì huyền tích Vi Cố, Nguyệt Lão xe sợi tơ hồng hẳn đã khởi nguồn từ ý niệm ấy. Từ đó tình yêu được coi như nhu cầu thiết yếu của con người nên cho dù “nước mắt có là độ chín của tình yêu”, con người vẫn yêu, vẫn đau khổ, và vẫn đi tìm những khuôn mặt tình yêu bởi đã có câu:


      Yêu là đau khổ mà không yêu là chết

      (Aimer c'est souffrir, mais ne pas aimer c'est mourir.)


      Truyện tình Romeo và Juliet, chết cho tình yêu, chết vì tình yêu, và chết với tình yêu không chỉ đã nói lên mãnh lực của tình yêu mà còn là động lực đưa đến sự cảm thông, hàn gắn mối quan hệ giữa hai giòng họ Capulets và Montagues.


      Trong những chuyện tình nhân gian, đâu đó vẫn thấp thoáng bóng dáng người tình điển hình như Narihira yêu cô gái giúp việc trong hoàng gia, chàng tìm gặp nhưng nàng ngăn cản vì sợ bị phạt nhưng chàng lên tiếng:

      Khi đã yêu

      Giác quan anh mất nhiều

      ẩn tàng trong thị giác

      nếu được gặp người yêu

      chết đáng giá bao nhiêu.

      I love with you

      I have lost all sense of

      Hiding from men's eyes

      If in exchange for meeting you

      Is death so great a price to pay?!

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Trên quê hương Việt Nam thật cũng không thiếu những gương trung nghĩa, từ ngàn xưa đến nay. Từ huyền tích “Thiếu phụ Nam Sương”, “Hòn Vọng Phu”, đến những chuyện tình chung thủy của người vợ lính VNCH, trong những ngày chiến tranh điêu tàn cho đến những tháng năm người chồng uất ức phải buông súng rồi bị giam cầm trong ngục tù Cộng sán.


      Những tình tứ quý giá ấy như đã gói ghém trong những dòng thơ sau của người vợ lính:

      đêm nay chẳng ngủ anh biết không

      em gom thi tứ viết cho chồng

      thương anh em khóc trên từng chữ

      thơ lạnh hơn trời đêm lập đông.

      thơ viết cho anh giữa chốn này

      đâu lời mật ngọt chuốc hương say

      thân anh cá chậu chim lồng ấy

      định mệnh an bài bao đắng cay!


      Để rồi mang về một ấn tượng buồn muôn thuở:

      đoàn người cải tạo” về ngang đó

      cúi mặt thương chồng lệ ướt mi!

      (không rõ tên tác giả).

      Tình yêu là mẫu số chung ai cũng có song lại như rất riêng tự, riêng tư đến độ không ai chấp nhận chung chạ, sang đoạt hoặc chuyển nhượng vì đó là sản nghiệp tinh thần, tình cảm không thể dùng để thế chấp, cầm cố hay vay mượn; mỗi cá nhân mang một định nghĩa và lý lịch riêng cho tình yêu của mình.


      Tình yêu có rất nhiều ngôn ngữ, trên thế giới có bao nhiêu sắc dân thì có bấy nhiêu ngôn ngữ của tình yêu; tuy nhiên cho dù ngôn ngữ có bất đồng, văn hóa dị biệt, khi nhập vào thế giới yêu đương, thế giới của con tim, người ta chỉ còn lại một ngôn ngữ đặc thù, “ngôn ngữ tình yêu”. Ngôn ngữ tình thật kỳ diệu, không chỉ là thanh âm, là từ ngữ trao gửi cho nhau, nhắn nhe qua đối thoại, những trang thư, qua ca khúc, vần thơ mà còn là những thông điệp không lời qua ánh mắt, làn môi, và những vòng ôm v.v.


      Tình yêu có một danh xưng nhưng nhiều danh hiệu: tình yêu lý tưởng, tình vô vị lợi, tình không biên giới, tình yêu kết tinh, tình một chiều, tình câm v.v.

       

      Phải chăng vì thế mà Ngày Tình Yêu (Valentine's Day), ngày đã, đang, và sẽ diễn ra theo thời khóa biểu hàng năm của dòng nhân sinh được hiểu theo nghĩa là nhiều... nhiều lắm trong dòng giao lưu của trái tim, nơi có trí nhớ riêng của nó. Cũng vì trái tim là kho tàng kỷ niệm yêu thương, nơi bạn phát những ngọt ngào, lưu luyến nên có người như Annette Wynne cho rằng:


      Trái tim được tạo nên để phân phát

      (Hearts were made to give away)

       

      Và Eleanor Leah Woods lại khẩn thiết trong lời xin một khi đã yêu nhau hãy viết tên nhau trong trái tim và đừng quên câu “xin hãy là của nhau.”


      Wrote it on a heart

      And added, “Please be mine."


      Trong một khúc tình ca tiếng Việt “Tôi Nhớ Tên Anh” của nhạc sỹ Hoàng Thi Thơ ta vẫn từng nghe những lời ca mang âm hưởng ngôn từ trái tim:

      Tôi viết tên anh trong trái tim tôi

      ..........

      Tôi viết tên anh trên trán trên tay

      ..........

      Tôi nhớ tên anh như nhớ trông ai

      Tôi nhớ tên anh muôn kiếp không phai

      Tôi nhắc trong tôi đời đời còn nhớ thương hoài

      Ngày nay, gần gũi với chúng ta hơn, những ngày quê hương khói lửa, một Hữu Loan bên ngọn đèn khuya, nhớ thương người vợ bé bỏng miền quê với bao kỷ niệm khó quên:

      Ngày xưa

      nàng yêu hoa sim tím

      áo nàng

      mầu tím hoa sim

      Ngày xưa

      đèn khuya bóng nhỏ

      nàng và cho chồng tấm ảo

      ngày xưa...

      (Mầu Tím Hoa Sim)

      Đến như Quang Dũng niềm nhớ mênh mang, vời vợi:

      Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai

      Sông xa từng lớp lớp mưa dài

      Mắt kia em có sầu cô quạnh...

      (Đôi Bờ)


      Trở lại với Ngày Tình Yêu mà ta đón nhận hàng năm bắt nguồn từ yếu tố tôn giáo. Người để lại dấu ấn tình yêu chứa chan lòng nhân ái là một Linh mục Thiên Chúa Giáo, L.M. Valentine, người đã sống đạo tại La Mã vào thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch.


      Thời kỳ này Claudius II làm vua đế quốc La Mã, nghiêm khắc cấm đạo và cấm binh sỹ không được kết hôn trong lúc tòng quân.


      L.M. Valentine đã cương quyết phản đối lại sắc lệnh vô luân và vô lý ấy. Ngài đã lấy tính mạng mình ra chống lại bạo quyền bằng cách vẫn bí mật làm phép hôn phối cho binh lính. Kết cục ngài bị bỏ tù, trong thời gian bị giam cầm trong ngục, cô bé mù lòa Julia, con của chủ ngục, thường đem hoa đến tặng và xin ngài cầu nguyện. Niềm tin của cô được ơn trên chữa lành đôi mắt, song cô chỉ kịp nhỏ lệ nhìn L.M. Valentine đường hoàng bước ra pháp trường vào ngày 14 tháng 2 năm 270 scn.


      Để nhớ ơn vị thánh ấy, hàng năm người ta, nhất là các đÔi tình nhân trao tặng nhau những đóa hồng với lời yêu thương nồng thắm trên những tấm thiệp.


      Vùng trời yêu thương dành cho ngày Valentine's Day chính là vương quốc sương mù Anh Cát Lợi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Vào thời Trung cổ (Middle Ages) và thời Phục Hưng (Renaissance) những tấm thiệp như ngày nay chưa được phổ biến. Tấm thiệp Valentine xưa nhất được viết vào năm 1415 của Quận công Charles gửi cho vợ (hiện lưu giữ tại Bảo tàng viện Anh quốc, theo tài liệu của Phạm Phong Dinh)


      Với người Anh thì mãi năm 1800 mới in những tấm thiệp đầu tiên trên những bảng đồng, còn tại Hoa Kỳ, cánh thiệp đầu tiên được ghi nhận là bắt nguồn từ cô gái trẻ Esther Howland ở Massachusetts vào năm 1847. Cô đã nghĩ ra và tự làm những tấm thiệp cho người Mỹ dùng thay vì phải nhập cảng với giá đắt từ Anh hay Đức quốc. Công việc sản xuất thiệp của chị em nhà Howland rất thành công.


      Trên tấm thiệp thường có hình trái tim, phải chăng trái tim là trung tâm tình cảm.


      Tên Valentine mãi tới thế kỷ 14 khi thi hào Geoffrey Chaucer đưa vào thi phẩm “The Parliament of Fowls”, từ đó ngày lễ tình nhân luôn mang dấu ấn tình lãng mạn và anh hùng tính qua hàng thế kỷ.

      Tên Valentine đã đi vào tự điển nhân gian để chỉ “người yêu”, "người bạn đời” – My valentine (My sweetheart). Trong những bản tình ca cũng đã thấy có nhiều ca khúc trong tựa đề có 2 chữ “trái tim”: Trái tim hoang vu, Trái tim không ngủ yên, Trái tim ngục tù, Trái tim lầm lỡ...v..v.


      Trong những tác phẩm của các nhạc sỹ nổi tiếng như Bach, Beethoven, Mozart, Schubert v.v.; các thi sỹ thời danh như Shakespeare, Byron, Jean Apolinaire, Lamartine, Tagore...., các nhà danh họa như: Rembrant, Picasso...; những phim ảnh như Romeo-Juliet, Nữ hoàng Cleopatra, tầu Titanic v.v.. đều có bóng dáng tình yêu con người.


      Riêng tại Việt Nam, những thi gia nổi tiếng như Tản Đà, Nguyễn Du, Chu Mạnh Trinh, các cây bút trong phong trào Thơ Mới, Thơ Tiền Chiến, các thi văn sỹ trong Tự Lực Văn Đoàn, và gần đây như Nguyên Sa, Nguyễn Tất Nhiên, Phạm Thiên Thư, đồng thời những phim ảnh tại miền Nam tự do trước 1975 như Nắng Chiều, Bão Tình y.v.


      Chuyện tình yêu thì thật nhiều, nhiều vô kể; tất cả mọi tác phẩm, từ văn thơ, nghệ thuật đến điện ảnh đều chứa đựng những chuyện tình nhân bản dựa trên tâm lý và tình tự dân tộc qua từng giai đoạn của quê hương, đất nước. Từ đó cho ta thấy những cái nhìn về tình yêu của nhân gian, đặc biệt là các danh nhân thế giới:


      • James Joyce: Tình yêu là cái sai lầm dịu dàng nhất của sự giả dối trần gian.

      • Marguerite Ipourcenar: Tình yêu là một hình phạt, chúng ta bị kết án không được sống một mình.

      • François Sagan: Tình yêu như một trò đùa của cuộc sống, gây nên những phong trào yêu cuồng sống vội, tạo nên những hụt hẫng, chao đảo.


      Với các triết gia thế giới như:


      Tiến sỹ Richard Lewinsohl trong cuốn “Lịch Sử Đời Sống Tình Ái” đã khẳng định bản năng tình yêu là bản năng đầu tiên và sâu xa nhất của con người.


      Trong Ca Dao Việt Nam có câu:

      Mình với ta tuy hai mà một

      Ta với mình tuy một mà hai


      thì thi hào Ấn Độ Tagore cũng với câu nói mang cùng triết lý tình:

      Toujours un et toujours deux, c'est le chant de l'amour.

      (luôn luôn một và luôn luôn hai, đó chính là bài ca ái tình.)


      Trong cuộc sống vô thường, tình yêu cũng có khi đến và đi như chưa bao giờ hẹn trước; có thể trong một tình huống bất ngờ nào đó, trong mưa gió bão bùng:

      Chiều nay sâu thẳm một mầu

      Tự dưng lộp độp ngang đầu... ồ mưa

      ..................

      Vội vàng ta nép vào nhau

      Mái đầu che lấy mái đầu thoảng hương

      ....................

      Từ môi mưa giọt xuống môi

      Nhấm chung một hạt mưa rơi mặn mà

      (Nguyễn Duy)

      Và rồi trong một bài khác tác giả nối tiếp chuyện tình trời mưa:

      Trắng trong từng hạt mưa rơi

      Để cho em nép vào tôi thế này

      Trắng trong từng hạt mưa bay

      Để cho tay chạm vào tay ... giật mình.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Mưa gió cũng đã từng tạo điều kiện cho tình yêu phát sinh, thậm chí đến như tiên giáng trần còn sa vào lưới tình giăng trong mưa, như câu chuyện kể trong nhạc bản “Huyền Thoại Một Chiều Mưa” của Nguyễn Vũ:

      “Một chiều cuối tuần mưa bay lất phất

      và mây trắng giăng giăng

      Em đến thăm anh vì trời mưa mãi

      nên không kịp về

      ............

      Thiên quốc đang vui

      Một nàng tiên nữ làm rơi ly ngọc ngà

      Đang say nên Trời bèn đọa đầy

      nàng tiên xuống trần gian...

      ............

      Tiên ơi, nếu mà Trời gọi về

      thì tiên có về không?

      Mỉm cười tiên nói...

      Tiên thích dương gian

      với chiều mưa thật nhiều...

      Mưa là thế, huống chi trong bão bùng, giông tố như trong truyện “The Storm” (cơn bão), tác giả Kate Chopin đã khéo léo mô tả tình yêu đến bất thần và tự nhiên trong hoàn cảnh 'chẳng đặng đừng' (không thể lui bước), đã thôi thúc Calixta và Alcee sa vào lưới tình. Họ không là vợ chồng nhưng đã đột nhiên 'cho nhau' một cách tự nhiên tuy không lành mạnh.


      Những tình huống gây nên tình sự vừa là do nhịp điệu lên xuống, nhấp nhô của cây kim trong chiếc máy may (sewing machine) mà Calixta đang may, thêm vào đó vì bão tố nên chồng và con nàng không về nhà được mà vợ cùng các con của Alcee Laballiere là Clarisse đang nghỉ hè ở Biloxi nên gặp bão chàng tìm nơi trú chân và gặp Calixta đang ở nhà một mình, trong căn phòng ấm áp, ánh đèn lung linh, mờ ảo, làm sao ngăn được ngọn lửa tình.


      Maldives, Thiên đường tình yêu.

      Maldives, một quốc đảo độc lập ở phía Nam Ấn Độ và Sri Lanka với cảnh trí trữ tình tuyệt vời đã trở nên nơi lý tưởng cho những cặp tình nhân trong thời kỳ trăng mật và những ngày vui sống bên nhau.


      Nơi đây có khoảng 200 hòn đảo, khí hậu ấm áp với biển xanh và cát trắng, những khu du lịch được xây dựng trên những hòn đảo khác nhau, dưới biển những loài cá nhỏ nhiều màu sắc bơi lội...

       

      Một khi đã yêu làm sao tránh khỏi nhớ nhung và nhớ hẳn sẽ dẫn tới tương tư như trong “Tương Tư Khúc” Tiểu Vũ Vi viết:


      Biền biệt mấy độ thu sang

      Tóc mây sương điểm mà chàng nơi đâu

      Biết chăng mòn mỏi đêm thâu

      Trăng nghiêng bóng, thiếp rũ sầu bên song!


      Tình là thế, yêu là thế, có khi kết quả của ái tình là 'yêu những cái mình không được và được những cái mình không yêu', trong yêu thương có hương thơm và mật đắng, có ngày không có đêm và ngược lại, có tổ ấm và địa ngục trần gian v.v., dầu vậy vũ trụ này vẫn là chiếc nôi của tình yêu.


      Trường Thy

      Văn Hóa Việt Nam số 80 & 81, 2018

      (*) tên cây cầu phía Bắc Quảng Trị.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Điển cố tình yêu trong văn học Trường Thy Tiểu luận

      - Mùa Xuân Đất Việt Qua Ca Dao Và Tục Ngữ Trường Thy Tiểu luận

      - Hồn Dân Tộc Trong Ca Dao Trường Thy Khảo luận

    3. Tiểu Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)