1. Head_

    Mai Trung Tĩnh

    (..1937 - 20.12.2002)

    Việt Dzũng

    (8.9.1958 - 20.12.2013)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Lá Rụng Về Cội (Phạm Ngọc Lũy) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      23-03-2013 | TIỂU LUẬN

      Lá Rụng Về Cội

        PHẠM NGỌC LŨY
      Share File.php Share File
          

       

      Tháng 11.1983, sau khi thăm Vancouver thuộc tỉnh Bristish Columbia, Hạnh và Phong cùng tôi lấy đò máy ferry boat- sang thăm Victoria, một đảo cực tây của Canada, nơi mà nhiều người cho là có nhiều thắng cảnh nhất thế giới. Ba xe chở đầy anh em thanh niên đã một thời cùng tôi nuôi mộng ước được trở về quê hương có tự do, có tình người, không còn bóng ma cộng sản. Đoàn xe vừa băng qua cánh rừng, tôi hỏi:

      - Các anh em đưa tôi đi đâu?

      Anh hướng dẫn còn rất trẻ, nhanh nhẩu đáp:

      - Bí mật... Cá về nguồn! Lát nữa bác sẽ biết.



           Cá hồi về nguồn để đẻ ...

      Xe băng qua khu rừng có nhiều cây bách diệp, đã sống hơn 500 năm. Thân cây cao vút, to bằng mấy vòng tay ôm. Du khách đang đứng chen chân bên bờ suối, chăm chú nhìn theo từng đàn cá hồi -salmon- khá lớn, to bằng cổ chân, dài khoảng ba, bốn mươi phân, hoặc đơn độc một mình, hoặc theo nhau từng đàn hai, ba con, ra sức bơi ngược dòng nước trong vắt, đang chảy xiết. Lòng suối lởm chởm đá. Một vài con ngừng bơi, có lẽ vì quá mệt, núp sau mấy tảng đá lớn chắn ngang để nghỉ độ chừng vài chục giây, rồi lại bơi tiếp. Tới quãng suối đổ mau, cá quẫy mạnh để đẻ, và cũng là lúc cá kiệt sức không còn bơi được nữa. Xác cá táp vào hai bên bờ, mình con nào cũng đầy vết thương đỏ máu vì cọ xát hay giạt vào đá ngầm.


      Cá hồi được đẻ ra ở đầu ngọn suối, rồi theo dòng nước trôi ra đại dương. Lớn lên ngoài biển cả, tới kỳ sinh nở, cá lội về nguồn, nơi đã sinh ra. Đẻ xong, vì kiệt sức, cá chết để dòng giống trường tồn.


      Du khách kẻo đến dòng "Suối Vàng" Golden Stream- mỗi lúc mỗi đông. Họ không cười nói ồn ào, chỉ lẳng lặng nhìn những xác cá táp vào ven bờ. Họ thì thầm nói nhỏ, có lẽ trao đổi ý kiến về một hiện tượng thật lạ lùng, đang xảy ra ở ngay trước mắt.


      Chúng tôi theo các con về vùng Aquia Harbour, một làng đã được thành lập gần một thế kỷ. Sát bên vườn là một con sông nhỏ, dòng nước cũng lững lờ, đìu hiu, tịch mịch như sông An, sông Cau nơi quê cũ, những dòng sông thần thoại của tuổi thơ vẫn còn in đậm trong ký ức. Chỉ tiếc không được nghe giọng hò, điệu hát văng vắng chạy dài theo hai bờ lau lách. Không có con đò cắm sào đợi khách. Không có họp chợ ven sông, nên vắng cả tiếng chèo khua nước.


      Mấy năm liền, cứ vào khoảng tuần lễ cuối tháng 4 đương lịch, cá trích herring- giống như loại cá mòi, từ rất xa ngoài khơi, ngược sông Potomac, kéo hàng đàn về đẻ trứng ở ngay trên con sông nhỏ bên vườn. Đứng trên sân "deck", cách xa bờ sông đến 50 thước mà cũng nghe tiếng nước động do cá đuổi nhau, quẫy mạnh để ép đẻ trứng.

      Nếu chú ý nhìn cũng thấy mặt nước dao động do cá lội từng đàn đang rượt đuổi nhau. Có lần thả chiếc vợt nhỏ ngay sát bờ, vừa thấy động nhẹ, tôi nhấc vợt lên thì có đến 6, 7 con herring nằm gọn trong lưới.


      Cá hồi, cá trích hàng năm cứ đến kỳ sinh nở lại lội về nơi xuất phát để đẻ, là một hiện tượng thật lạ kỳ. Được nhìn tận mắt hai giống cá trở về nguồn, tôi lan man nghĩ đến khối người Việt ty nạn ở hải ngoại. Vì biến cố đổi đời, hai triệu người Việt phải dứt bỏ bàn tay níu kéo của quê hương, một triệu người đã phải bỏ mình ngoài biển cả để đi tìm đất sống vì quê hương chỉ có hận thù, không còn thanh bình. Người Việt bỏ xứ và những lớp hậu duệ sau này, xây dựng cuộc đời trên những miền đất mới, đại dương ngăn chặn nẻo về, liệu có còn nhớ đến cỗi rễ, đất cũ xa xua?


      Người Việt ty nạn học được gì ở những lớp người di cư tới Hoa Kỳ mấy trăm năm trước. Người Mỹ gốc Phi Châu cử hành lễ "Kwanzaa" có nghĩa là "hoa quả sau mùa gặt". Năm l966, giáo sư Maulana Karenga đặt ra lễ này, kéo dài bảy ngày để vinh danh nền văn hóa và di sản của các sắc dân Phi Châu, có ý gợi lại những ngày lễ linh đình xa xưa sau mùa gặt hái. Lễ Kwanzaa bắt đầu từ ngày 26 tháng 12, kéo dài cho đến ngày 1 tháng 1 năm mới dương lịch. Bảy nguyên tắc chính của lễ Kwanzaa là : Đoàn Kết, Quyền Tự Quyết, Làm Việc Tập Thể, Hợp Tác Kinh Tế, Tiếp Nối Truyền Thống, Tinh Thần Sáng Tạo, Niềm Tin.



           Lễ Kwanzaa bắt đầu từ ngày 26 tháng 12 kéo dài cho đến ngày 1 tháng 1 năm mới dương lịch.

      Mỗi ngày một ngọn nến được đốt lên:

      - Ngọn nến thứ nhất được đốt sáng để ca tụng nền tảng gia đinh và cộng đồng.

      - Ngọn nến thứ hai vinh danh gia tài tinh thần tốt đẹp của tiền nhân.

      - Ngọn nến thứ ba xác nhận truyền thống bao dung, hợp tác cùng nhau giải quyết những khó khăn, hầu làm tốt đẹp cộng đồng.

      - Ngọn nến thứ tư biểu hiện sự nâng đỡ nhau để phát triển kinh tế trong Cộng Đồng Người Mỹ gốc Phi Châu.

      - Ngọn nến thứ năm tượng trưng cho niềm hãnh diện về văn hóa của tổ tiên truyền lại để gửi lại cho thế hệ mai sau.

      - Ngọn nến thứ sáu khuyến khích dùng tài năng, trí tuệ, cố gắng đưa lại sự hòa nhịp trong Cộng Đồng. Sau đó, gia đình và thân hữu cùng dự bữa tiệc linh đình (karamu).

      - Ngọn nến thứ bảy biểu hiện niềm tin rằng những trở ngại, khó khăn phải được vượt qua bằng hành động suy nghĩ chín chắn, cùng nuôi hy vọng bất diệt rằng trên con đường đi đến thành công, không bao giờ đơn độc. Tiếp theo là trao nhau những tặng phẩm làm bằng tay, biểu lộ lòng thương yêu nhau.


      Họ quét dọn nhà cửa, vườn tược, tắm rửa sạch sẽ, tâm hồn thật trong sáng để đón bảy ngày lễ. Bảy ngọn nến được đốt sáng lần lượt trong bảy ngày để hướng dẫn đời sống. Nến có ba màu: màu đen tượng trưng cho màu da, màu đỏ tượng trưng cho máu và màu xanh là màu hy vọng, cũng là màu của Châu Phi. Những người dự lễ Kwanzaa đều có một nhận định: "Trái tim chúng tôi thật sự rung động. Chúng tôi rất cảm động, rất sung sướng được trở về với quá khứ của tổ tiên chúng tôi. Chúng tôi phải bảo vệ phong tục, truyền thống, lễ nghi của ông cha. Chúng tôi quên quá nhiều rồi, cho nên chúng tôi rất háo hức, có thể nói là say mê, tha thiết phục hồi lại nếp sống cổ truyền xa xưa".


      Nhân dịp lễ này, họ nhắc lại cho nhau nghe về quãng đời nô lệ, cùng chia xẻ những chuyện vui riêng tư với nhau.


      Có sự khác biệt rất xa giữa lễ Giáng Sinh, lễ Kwanzaa. Lễ Giáng Sinh đã thành thương mại hóa, người ta tiêu quá nhiều tiền để mua quà tặng nhau, còn lễ Kwanzaa, người ta chỉ ở trong nhà, không phải tốn tiền mua quà tặng, thường quá sức, quá khả năng.


      Ở Hoa Kỳ, Canada và một vài nước khác, đã có 17 triệu người hàng năm cử hành lễ Kwanzaa.


      Cộng đồng người theo Hồi Giáo phần lớn là người Trung Đông- có tập tục nhịn ăn và uống - Ramadan- trong một tháng, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, để biểu lộ một cách cụ thể lòng thương xót những người kém may mắn hay cần được giúp đỡ. Họ đọc kinh thánh Coran- và lấy bao màu xanh lá cây, màu của Đạo Hồi, đựng đầy thực phẩm để phân phát cho người nghèo. Theo luật Đạo Hồi, mỗi người phải để dành 2.5% gọi là zakat trong số tiền kiếm ra hàng năm để làm việc thiện. ZakatRamadan là hai trong năm điều rường cột của Đạo. Ba điều quan trọng khác, là phải tin tưởng chỉ có một Thượng Đế, Muhamad là đấng thừa sai của Ngài, phải đọc kinh hàng ngày và ít nhất, phải đến hành hương một lần trong đời tại thành phố thánh Mecca, nơi xuất phát Hồi Giáo ở Saudi Arabia.


      Thời gian nhịn ăn cũng là một cách ép xác để tăng thêm sức cho lòng độ lượng, đức khoan hồng, bao dung, tinh thần kỷ luật và nhất là sự tự kiềm chế, những đức tính cần thiết để hoàn thiện con người.


      Để cùng gặp nhau, để cùng nhận ra có chung một gốc nguồn, người Do Thái có lễ Hanukah kéo dài 8 ngày, còn gọi là lễ đốt lửa, đã có từ nhiều thế kỷ trước lễ Giáng Sinh. Hanukah tượng trưng cho sự yếu đuối đã chiến thắng sức mạnh, cuộc chiến thắng chống lại sự đồng hóa tôn giáo của Hy Lạp.


      Thuở xa xưa, người Do Thái chống lại áp lực đồng hóa với nền văn hóa của Hy Lạp. Khi chiếm lại được ngôi nhà thờ bị cướp đoạt, họ tưởng rằng chỉ còn đủ dầu đốt đèn trong một đêm. Nhưng thật là kỳ dị, đèn được thắp sáng liên tiếp trong 8 đêm mới hết. Vì vậy, cây đèn mới có 8 ngọn nến, mỗi ngọn nến được đốt trong một đêm để cầu nguyện.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Người Do Thái có bài hát "Ngày mai chúng ta trở về Jerusalem". Nhờ ý chí, nghị lực phi thường với tinh thần về nguồn bất diệt, họ đã trở về: nước Do Thái được tái lập ngày 30 tháng 4, 1948 sau 2000 năm bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Hàng năm, người Do Thái tổ chức những trại hè chỉ dành cho người Do Thái để sinh hoạt chung, để tất cả mọi người cùng nói tiếng mẹ đẻ. Trại giải tán, họ lần lượt kéo nhau về thăm nước, đóng góp xây dựng đất nước theo kế hoạch chung.


      Lễ Giáng Sinh đã có ở nước Đức từ nhiều thế kỷ trước. Hiện nay dân số Đức có 82 triệu người mà 70% theo đạo Cơ Đốc. Người Đức du nhập Hoa Kỳ truyền thống lễ Giáng Sinh hơn một trăm năm nay. Ở chính nước Đức, cây thông chỉ được trưng bày từ ngày 24 tháng 12 và dẹp đi ngày 6 tháng giêng. Ở Mỹ, người ta mừng Thiên Chúa Giáng Sinh sớm hơn, trang hoàng nhà cửa, kết đèn thật lộng lẫy.


      Sau khi đến nhà thờ dự lễ với lời giảng toàn bằng tiếng Đức, mọi người trở về với gia đình. Nến được đốt lên, đèn quấn quanh cây thông được thắp sáng. Vừa mở quà, họ vừa hát bài thánh ca, đọc thơ, rồi kể cho nhau những truyện vui.


      Lễ Giáng Sinh nay đã được lan rộng đến nhiều gia đình không theo đạo Cơ Đốc hay Công Giáo. Nhiều sắc dân coi lễ này như là dịp đoàn tụ với người thân. Họ cũng trồng thông, kết đèn và mở quà tặng nhau. Vào mùa Giáng Sinh, những chuyến xe bus, những toa xe lửa, những chuyến bay đều chở đầy hành khách tìm về xum họp với gia đình.


      Một bà già người Mỹ gốc Phi Châu, nhờ nhớ được bài hát dân ca, mà hai trăm năm sau, tìm được quê hương xưa của bà. Tổ tiên bà Mary Moran, người da đen bị bắt đến Mỹ làm nô lệ. Bài hát truyền khẩu ru em đã truyền lại từ nhiều thế hệ, qua thời gian dài hai thế kỷ dù rằng chẳng ai còn hiểu ý nghĩa bài hát. Bà cụ Mary Moran, già 75 tuổi (1997), ngụ tại Narris Neck thuộc tiểu bang South Carolina, mất rất nhiều công phu tìm kiếm, cuối cùng nhận ra bài hát cổ trên là một bài hát tiếng Mende, xuất phát từ nơi đất Tổ của bà, thuộc nước Sierra Leone, trước kia là thuộc địa của người Anh tại Tây Bộ Phi Châu, đã trở nên độc lập được hơn 40 năm.


      Bà đã được con cháu chung góp tiền để có thể về Senhun Ngola để gặp lại một phụ nữ tên Baindu Jabati, người đã giúp truy cứu ra nơi nguồn gốc bài hát vì cô này cũng thuộc lòng bài hát do bà nội truyền lại. Chuyến tìm về ngôi làng xa xưa tưởng như chuyện thần thoại, bà Mary Moran và cô Baindu Jabati cùng hát bài này vào ngày 28 tháng 2 năm 1997.


      Cụ Mary Moran thuộc cộng đồng Gullah, miền duyên hải tiểu bang South Carolina. Cộng đồng này là hậu duệ những người Mỹ gốc Phi Châu bị đưa tới Mỹ làm nô lệ, vẫn còn duy trì nhiều tập quán về thực phẩm, hiện nay vẫn còn tồn tại ở Sierra Leone. Cụ Mary Moran đang sống trong một nước giầu mạnh, lãnh đạo thế giới, nhưng cụ vẫn không quên gốc tích, nguồn cội, một tổ quốc lạc hậu bị chiếm làm thuộc địa. Hồn thiêng sông núi đã ấp ủ trong một bài dân ca. Bài hát ru hoàn toàn không hiểu nghĩa đã dẫn dắt cụ tìm về được nơi phát tích ông cha xưa....



           Lễ tưởng niệm nhị vị Trưng Vương tại Trung Tâm Văn Hóa Viêt-Mỹ , San Jose
      (nguồn: vietvungvinh.com)

      Người Việt ty nạn, tuy xa đất nước nhưng có mấy ai không mang quê hương đi theo, ở ngoài đời, cũng như ở trong lòng. Truyền thống thờ cúng tổ tiên, ngày giỗ Tổ Hùng Vương, kỷ niệm Hai Bà, những buổi họp bạn trường cũ - Nam Định, Chu Văn An, Trưng Vương, Gia Long, Khải Định, Đồng Khánh, những hội tương tế Đà Lạt, Khánh Hòa, Cần Thơ, Long Xuyên, những ngày Đại Hội của các dòng họ... là môi trường qui tụ người Việt lưu vong. Một sợi dây vô hình đang nối kết một cách thầm lặng để đưa nhau trở lại quê hương.


      Truyền thống "về quê ăn Tết" đã ăn sâu vào tâm thức người Việt. Dù đi làm ăn xa ở đâu, dù nghèo, người Việt xa xứ vẫn cố gắng dành dụm vào dịp cuối năm để về nơi gốc gác, nơi cha mẹ, anh em, làng xóm đón mừng năm mới. Tết về, người Việt tỵ nạn không bảo nhau, nườm nượp kéo đến dự những phiên chợ Tết ở khu Tiểu Saigon, ở San Jose, ở vùng Hoa Thịnh Đốn..., đã làm sống dậy một nếp sống xa xưa thật đôn hậu, hiền hòa, lòng phơi phới đón xuân sang, dòng tình cảm dạt dào, bao bọc những người thân yêu, từ gia đình mở rộng ra họ hàng, láng giềng, hàng xóm.


      Một tấm gương sáng, treo cao hơn bảy trăm năm trước cho chúng ta cùng soi để mà hãnh diện, giúp chúng ta giữ vững niềm tin về huyết thống và tinh thần gắn bó với quê hương của các bậc tiền bối xưa, lớp "thuyền nhân" đầu tiên bỏ nước vào thế kỷ 13.


      Lật trang sử cũ, mặc dầu Trần Cảnh là cháu, Trần Thái Tông đã lên ngôi vua, nhưng Trần Thủ Độ, một người ít học nhưng rất thông minh, lỗi lạc, có thừa gian hùng và tàn ác, chủ trương những việc kinh thiên động địa, để diệt tận gốc nhà Lý. Bị bắt ép nhường ngôi cho Chiêu Thánh, Lý Huệ Tông bèn cắt tóc đi tu. Một hôm, đi qua chùa Chân Giáo, thấy Huệ Tông đang nhổ cỏ, Trần Thủ Độ bèn nói: "Hoàng Thượng nhổ cỏ thì phải nhổ cả rễ ". Huệ Tông liền đáp: "Nhà ngươi nói thế, ta đủ hiểu rồi". Sau đó, Huệ Tông thắt cổ tự tử. Trần Thủ Độ chủ trương giết hết con cháu nhà Lý, tiêu diệt những công thần nhà Lý, bắt tất cả những người mang họ Lý đổi ra họ Nguyễn.


      Năm Nhâm Thìn (1232) vào dịp các tông thất nhà Lý làm lễ tế các vị Tổ họ Lý ở thôn Thái Đường thuộc làng Hòa Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh bây giờ, Thủ Độ cho đào hầm và làm rạp ở trên. Khi các tông thất nhà Lý cử hành lễ, Thủ Độ cho đánh sập rạp để chôn sống tất cả. Ông Tổ họ Trần tên là Lý. Thủ Độ hạ lệnh trong nước ai mang họ Lý đều phải đổi ra họ Nguyễn, mục đích là xoá bỏ hẳn họ Lý trong ký ức dân chúng và hậu thế.


      Một số con cháu nhà Lý, có cả hoàng tử Lý Long Tường (Lý Long Tường là anh em con chú bác với vị vua cuối cùng là Lý Huệ Tông 1211 - 1225) mới lên năm, vào nhà Thái Miếu, nơi thờ các vị qua nhà Lý, quỳ lạy khóc lóc trước bàn thờ rồi thu thập tất cả di vật của các vị tiên đế như vương miên, long bào và rhanh bảo kiếm truyền thừa từ vua Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) đến Lý Chiêu Hoàng để đi trốn. Họ ra đi vào năm Bính Tuất (1226), trên ba chiếc thuyền bầu lớn, khởi đi từ cửa biển Thanh Hóa, hướng về phía Bắc. Giữa đường gặp bão tố, một chiếc thuyền bị lạc hay chìm mất tích. Hai chiếc còn lại dạt lên tận tỉnh Pusan miền nam nước Cao Ly (Triều Tiên, Đại Hàn). Hoàng tử Lý Long Tường và nhóm đồng thuyền được vua Cao Ly đón nhận cho định cư tại vùng đất có tên là trấn Hoa Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Pusan, giống như các nước Tây Phương đón nhận người Việt tỵ nạn chúng ta từ vài chục năm qua. Tại đây, nhóm người ty nạn thành lập ba đơn vị làng xã, đặt tên là làng Giao Chỉ, làng Đình Hải, làng Đại Việt và đặt tên con sông địa phương chảy qua vùng này là sông Thế Anh.


      (Theo "Trang Sử Bị Bỏ Quên" của ông Trần Đình Sơn trước dạy học ở Nha Trang, báo Vietnam số 2756; 3 tháng 5, 1997). Hoàng tử Lý Long Tường, lớn lên, lập gia đình với người Cao Ly, chưa đầy 30 tuổi đã nổi tiếng, kiêm văn võ toàn tài.


      Dịp này, quân Mông Cổ tràn sang xâm chiếm Cao Ly. Vua Cao Tông kêu gọi toàn dân chống ngoại xâm. Hoàng tử Lý Long Tường hưởng ứng lời kêu gọi của nhà vua. Chí nguyện quân đặt dưới quyền chỉ huy của Lý Long Tường, vốn có tài thao lược. Hoàng tử Lý Long Tường luôn luôn cỡi ngựa trắng, đánh đâu thắng đó, phá tan đạo thủy quân của giặc bằng chiến thuật hỏa công. Về đường bộ, nhờ đắp thành trên núi Hoa Sơn để che dấu lương thực và lực lượng, là hai yếu tố quyết định để tiêu diệt và chiến thắng toàn bộ quân Mông Cổ. Vì lẽ ấy, Lý Long Tường được vua Cao Tông phong tước Bạch Mã Tướng Công và Hoa Sơn Quân, người đã có công đuối quân Mông Cổ ra khỏi nước Cao Ly. Vua ban chiếu người Việt tỵ nạn lập ấp gọi là Điền Trang Lý Hoa San gần Bàn Môn Điếm, khu phi chiến, cách thủ đô Hán Thành 10 cây số về hướng Bắc.


      Vào năm 1253, hoàng tử Lý Long Tường cùng hai thân nhân là Lý Cẩn và Lý Nhất Thanh đánh bại quân Mông Cổ lần thứ hai. Sự tích võ công hiển hách của Hoa San Tướng Công Lý Long Tường được khắc trên bia đá, đến nay vẫn còn. Các con cháu của hoàng tử Lý Long Tường có người làm đến Thượng Thư như Lý Căn, Lý Huyền Lương, Lý Long Tuyền. Tính đến nay, hậu duệ Lý Long Tường đã đến đời thứ 27, nếu tính từ đời vua Lý Thái Tổ khai sáng triều Lý thì được 33 thế hệ.



          Trung Hiếu đường do hậu duệ Lý Long Tường xây theo kiểu kiến trúc mái đình Đại Việt tại Bong-hwa (Hàn Quốc)
      (nguồn: tuoitre online)

      Đám người Việt tỵ nạn rời bỏ đất nước năm 1226, cách đây gần 800 năm đã tận tụy trả ân nghĩa bằng cách dũng cảm chiến đấu, cứu nước ân nhân thoát khỏi nền đô hộ của ngoại bang. Còn tấm lòng của họ đối với cố quốc ra sao? Đó là điều chúng ta cần biết, cần học hỏi. Trải qua nhiều triều đại phế hưng, trải dài hơn 7 thế kỷ, nếu du khách đến Đại Hàn, bước chân đến Điền Trang Lý Hoa San sẽ thất nơi đây còn lưu lại nhiều dấu tích xưa. Ngôi đình với lối kiến trúc y như đình miếu, chùa cổ của Việt Nam. Ngay tiền đình là một bàn thờ bằng gỗ quí, chạm trổ tinh vi với nét hoa văn Việt. Trên bàn thờ còn đủ vương miện, áo bào, ấn tín và thanh bảo kiếm mang theo từ ngày xuống thuyền bỏ trốn quê hương vẫn còn được bảo tồn y nguyên ở nơi đất khách quê người. Bên cạnh bàn thờ có bài vị các vị tiên đế nhà Lý, còn có bức chân dung Tướng Công Lý Long Tường cưỡi ngựa trắng, trông lẫm liệt, uy nghi như thuở xông pha ngoài trận tiền.


      Chuyện được kể lại rằng, khi còn sinh tiền, cứ vào sáng sớm Lý Tướng Công ngồi xếp chân bằng tròn trước bàn thờ Tổ, rồi quỳ xuống, hướng mặt về Nam phương một hồi lâu, lạy hai lạy, rồi mới trở về làm việc thường ngày. Cảm thương cho vị hoàng tử còn quá gắn bó, lưu luyến với quê hương, nên tên núi được đồi thành Vọng Cố Hương Sơn.


      Hậu duệ họ Lý ở nơi đất khách quê người, dù làm ăn xa nơi đâu cũng trở về ngôi đình làng trên vào những dịp Tết, ngày giỗ vua Lý Thái Tổ khai sáng triều Lý, ngày húy kỵ Bạch Mã Tướng Công, để nhắc lại cho nhau nghe về một quê hương xa vời, nơi xuất phát dòng họ Lý mà họ chưa hề đặt chân tới.


      Theo tục lệ, nghi thức cổ truyền Việt Nam, khi tế lễ tổ tiên, phải gióng lên ba hồi chiêng trống và chín tiếng. Đặc biệt, ở đình làng Lý Hoa San Điền Trang, theo lệnh của Tướng Công, trước khi cử hành lễ chỉ gióng lên hai hồi sáu tiếng, còn một hồi ba tiếng được âm thầm, lặng lẽ gửi về cố hương như một nỗi đau xót, nhớ thương... tắc nghẹn... nỗi đau thầm lặng kéo dài gần 800 năm. Tập "VỌNG NAM QUỐC" là một di chúc thiêng liêng, không phải chỉ dành cho con cháu họ Lý ở Đại Hàn, mà là tấm gương sáng đề soi chung cho cả mấy triệu người Việt lưu vong. Nghe nói tập truyện "HOÀNG THÚC LÝ LONG TƯỜNG" đã được dịch ra tiếng Việt, chúng ta cần tìm đọc để hiểu rõ hơn về lớp "thuyền nhân" phải bỏ nước vào đầu thế kỷ 13 vì sự tàn ác của cường quyền cũng như hai triệu người Việt ngày nay phải trốn chạy khỏi nước để tránh họa cộng sản.


      Mới đây, một số hậu duệ của hoàng tử Lý Long Tường đã từ Nam Hàn về làng Du Lâm và làng Đình Bảng tại Bắc Ninh để gặp lại con cháu họ Lý còn ở lại quê nhà.


      Dù phải lìa bỏ quê hương ra đi, nhưng Quê Hương vẫn được ấp ủ trong lòng chúng ta. Vào những phiên chợ Tết, những ngày giỗ Tổ Hùng Vương, những người Việt xa xứ đã làm sống lại những tập tục, lễ nghi đã được truyền lại từ mấy ngàn năm. Những danh từ "áo dài", "bánh chưng", "phở"... đã đi sâu vào nếp sống của xã hội Hoa Kỳ. Hàng năm thường có đại hội của các dòng họ để tập hợp con cháu. Sau nửa thế kỷ chia cắt, xa lìa, nhiều người đã liên lạc lại được với bà con ở quê nhà, tình nghĩa máu mủ, họ hàng vẫn thắm nồng dù cộng sản chủ trương phá hủy gia đình, khuyến khích con đấu tố của mẹ, trò tố thầy, bạn bè tố lẫn nhau, tạo nên một xã hội hỗn loạn, giết chóc, dã man ngoài sức tưởng tượng của con người.



      Cô giáo và các em học sinh lớp 7 trong giờ học tại Trung Tâm Hồng Bàng (nguồn: RFA)

      Một hiện tượng thật đáng mừng là sách, báo Việt ngữ được in ra đầy rẫy ở hải ngoại. Những nhà sách bày bán đầy ắp các loại sách: văn học, lịch sử, nghiên cứu, âm nhạc, truyện, thơ... in bằng giấy tốt, trình bày rất đẹp. Những lớp dạy tiếng Việt được mở ra ở nhiều nơi. Trung tâm Văn Lang ở San Jose có đến gần một ngàn trẻ em, ở Nam California có đến hơn 50 trung tâm dạy Việt Ngữ, tổng số học sinh lên đến 7000 em. Miền Đông Hoa Kỳ, vùng Hoa Thịnh Đốn cũng có những lớp dạy tiếng Việt mở liên tục hơn 10 năm nay. Ở Nhật có Trung tâm Việt Ngữ Phan Bội Châu, ở Canada có những khóa học hè "Văn Học Việt Nam", "Quê Hương Mến Yêu". Cộng Đồng người Việt ở các nơi đều tranh đấu ráo riết để tiếng Việt được công nhận là một sinh ngữ như Đức, Ý... Ở Hoa Kỳ, phải kể đến chương trình dạy Việt ngữ ở Dallas, Hawaii, New Orleans..., được giảng dạy ở đại học. Bên Canada, Bộ Giáo Dục cho mở nhiều lớp dạy tiếng Việt cho các em trung học từ lớp 10 đến lớp 12. Bên Úc, nhờ sự tố chức chặt chẽ, cộng đồng người Việt tỵ nạn đã vận động được háu hết các trường đại học coi môn tiếng Việt là môn học chính, giảng dạy trong nhiều lãnh vực: lịch sử, văn hóa, văn học, chính trị... Việt Nam. Ở Pháp, tiếng Việt được công nhận là một sinh ngữ phụ của kỳ thi tú tài, hoặc khi thi tuyên vào các trường đại học.


      Mai kia khi chế độ cộng sản Việt Nam sa đọa, lỗi thời, một chế độ đã bị nước tổ cộng sản Liên Bang Sô Viết phế thải, vất bỏ, bị tàn lụi, khối người Việt hải ngoại sẽ đóng góp khả năng kỹ thuật, kinh tế để xây dựng lại đất nước. Kho tài nguyên này hầu như vô tận, có thể nói là một phần nhờ vào những nỗ lực âm thầm, nhưng rất lớn lao của sự duy trì tiếng Việt ở khắp các nơi, hôm qua, bây giờ và mai sau, nhắc nhở những thế hệ tiếp nối, người Việt ở bất cứ đâu, vẫn còn là người Việt. Những sinh hoạt văn hóa để nuôi dưỡng và phổ biến truyền thống Việt, những nhà văn chân chính, những tạp chí văn học, những nhà xuất bản sách, báo Việt, những thầy, cô vô danh đang cố gắng truyền bá duy trì tiếng Việt ở hải ngoại, để nêu cao, giữ vững tinh thần Việt Nam, rất đáng được ca tụng. Lá cờ Việt Nam, mai kia sẽ phất phới bay khắp hang cùng, ngõ hẻm trên trái đất, một phần không nhỏ là sự đóng góp lớn lao, không ngừng của những hoạt động văn hóa trên.


      Chúng ta giữ vững tinh thân về nguồn bất diệt của Hồn Việt, vững tin vì đã có một Lý Long Tường, mà gần 8 thế kỷ sau ngày bỏ nước, hậu duệ ngài, trải qua 27 thế hệ vẫn tìm về làng Du Lâm, làng Đình Bảng xa xưa để nhận họ hàng, nguồn gốc.


      Phạm Ngọc Lũy

      Khởi Hành 39&40, Tháng 1&2.2000

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Hồi tưởng lại 32 năm trước về chuyến đi Định Mệnh của tàu Trường Xuân Phạm Ngọc Lũy Hồi ký

      - Lá Rụng Về Cội Phạm Ngọc Lũy Tiểu luận

    3. Tiểu Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)