1. Head_

    Hoàng Ngọc Hiển

    (.0.1942 - 27.12.2014)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Tinh Thần Tôn Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam (Nguyễn Sỹ Tế) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      24-7-2018 | TIỂU LUẬN

      Tinh Thần Tôn Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam

        NGUYỄN SỸ TẾ
      Share File.php Share File
          

       


      "Tiểu Luận Văn Hóa Và Giáo Dục"
       Nguyễn Sỹ Tế (Bìa sau)

      Trong bài Khái niệm Văn hóa, nối kết vấn đề văn hóa với vấn đề giá trị, ta đã đưa ra định nghĩa: "văn hóa là toàn bộ những giá trị mà một dân tộc (hay một cộng đồng xã hội) tuân thủ và vun trồng trong cuộc sống chung của mình". Toàn bộ giá trị đó tất nhiên là một toàn bộ có sắp xếp. Sự sắp xếp chặt chẽ đưa tới ý niệm hệ thống giá trị hay thang giá trị.


      Bởi giá trị có rất nhiều nên lại được chia thành nhiều phân loại giá trị tùy theo các khía cạnh của cuộc sống phức tạp. Kiểm điểm những phân loại chính thường gặp, người ta kể: giá trị tinh thần, giá trị vật chất, đạo đức, chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật... và giá trị tôn giáo.


      Căn cứ vào nền khoa học tâm lý còn sơ khoáng của thế kỷ 19, người cộng sản chỉ nói tới việc phân chia cấu trúc tâm lý con người ra làm hay tầng kiến thiết là con người lao tác (homo faber) và con người tư duy (homo sapiens) với dụng ý đề cao con người lao tác (công nhân) đối với con người suy tưởng, song song với việc đề cao hạ tầng kiến thiết xã hội là kinh tế hay vật chất đối với thượng tầng là tinh thần, chính trị. Họ đưa ra khẩu hiệu: "Vật chất quyết định tinh thần" và "kinh tế chỉ huy đạo đức".



          Nguồn: Kệ sách Học Xá

      Lối phân chia quá thô sơ và có dụng đích chính trị thiên lệch đó ngày nay đã trở nên quá lỗi thời. Chỉ cần tiến xa hơn một bước, người ta đã thấy cấu trúc tâm lý của con người phức tạp hơn nhiều và bao hàm hơn một tầng kiến thiết: con người đạo đức (homo virtus), con người chính trị (homo politicus), con người kinh tế (homo oeconomicus), con người nghệ thuật (homo artifex), con người quân sự (homo martius)... và con người tôn giáo (homo religiosus).


      Gợi lại vài điều trên đây, tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng nơi mỗi người chúng ta đều có một con người tôn giáo đậm hay lợt tùy theo cá tính và khuynh hướng của mỗi người. Và cũng không thể nhất đán nói một cách dứt khoát rằng trong các loại "con người" kể trên, con người nào chỉ huy con người nào. Sự xếp đặt giá trị trên dưới còn tùy thuộc ở việc xây dựng hệ thống giá trị (hay cái thang giá trị) của mỗi dân tộc và tùy theo từng thời đại lịch sử.


      Nay bàn về tinh thần tôn giáo trong văn hóa Việt Nam, tất nhiên ta lại định nghĩa danh từ tôn giáo. Một định nghĩa cổ điển cho ta biết: "Tôn giáo là toàn bộ những tín lý và giáo điều cùng những nghi thức trong mối tương quan giữa con người và một (hay nhiều) thế lực siêu nhiên, thiêng liêng gọi chung là Thượng đế". Vào sâu hơn nữa, người ta phân tích tôn giáo thàn": một siêu hình học (tức triết học) + một đạo đức học + một (hay nhiều) điều kỳ bí (mystères) + một giáo hội có phẩm trật + một nghi thức phụng thờ. Bỏ ngoài những điiều kỳ bí mà người ta phải tin (tín lý), đường hướng siêu hình, tổ chức giáo phẩm và nghi thức phụng thờ ra, hầu hết các tôn giáo đều có những điểm tương đồng trong đạo đức học: cứu nhân, độ thế, công bằng, bác ái, giảm dục, hy sinh, chịu đựng... và tin tưởng một thế lực siêu nhiên với một nơi cứu rỗi con người bây giờ và mãi mãi gọi chung là thượng giới.


      Hiểu văn hóa và tôn giáo như trên ta có thể khẳng định ngay rằng: tinh thần tôn giáo trong nền văn hóa của dân tộc ta đã hình thành từ lúc sơ khai của dân tộc, lúc nào cũng đậm đà và có tính chất tác động. Lịch sử dân tộc Việt Nam chứng minh điều đó.


      *


      Sinh hoạt tôn giáo của dân tộc Việt Nam xoay chung quanh mấy tôn giáo lớn và nhỏ, cũ và mới, không phức tạp lắm. Những tôn giáo này được du nhập từ ngoài, đã phát triển sâu xa và đồng hóa vào căn bản tư duy và hành sử của dân tộc để trở thành những yếu tố tâm linh bất khả tách rời trong nếp sống nội tâm của người dân Việt. Điều đó khiến cho dân tộc ta có một tinh thần tôn giáo vững vàng và đôn hậu. Ta hãy kiểm điểm các nền tôn giáo đã đi vào dân tộc theo thứ tự thời gian:


      PHẬT GIÁO: Tôn giáo này khởi nguyên từ Bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 trước Tây lịch và đã được truyền bá sang Việt Nam bằng hai con đường: con đường gián tiếp qua Trung Hoa do các vị sư Tàu và con đường trực tiếp từ Ấn Độ sang do các vị sư Thiên Trúc. Cuộc du nhập này khởi sự từ cuối thế kỷ 2 sau Tây lịch và như vậy đã có hơn 18 thế kỷ lịch sử ở nước ta. Đặc biệt, Phật giáo đã đạt được tới mức toàn thịnh suốt bảy thế kỷ, từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 14, rực rỡ nhất là vào triều các vị vua nhà Lý. Sau đó, không còn được vương quyền săn sóc nữa thì Phải giáo đã đi vào dân gian, có cơ sở, có tổ chức do chính người dân tự lo liệu. Nhờ đó các chùa chiền được dựng nên ở khắp nơi, các vì tăng lử mỗi lúc một đông và dân chúng mỗi lúc một thực thi giáo lý nhà Phật phổ cập hơn.


      Triết lý của Phật giáo cốt yếu là triết lý diệt dục, diệt khổ cho con người ngõ hầu thoát khỏi vòng trầm luân đầy ải mà vào cõi Niết Bàn bất tử, bất diệt. Triết lý Phật còn bao hàm một quan niệm nhận thức khá xác đáng: muốn nhận thức đúng, con người cần phải biết diệt trừ ngay từ nguồn gốc của sự sai lầm là đam mê và dục vọng. Phật giáo cũng đặt nặng vấn đề tu thân nhưng lại với một tinh thần cởi mở rộng rãi: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Và đạo đức của Phật học thì ai cũng biết: từ bi, hỉ xả, diệt tham vọng. Cửa chùa lúc nào cũng rộng mở đón khách thập phương. Trong khuôn viên Phật đường, khách sống hòa mình với các vì tăng lử trong một nếp sống vô cùng thanh bạch và chay tịnh. Dân chúng, vì bận lam lũ canh tác không có nhiều cơ hội đến chùa, nhưng ngày ngày vẫn sống trong cái không khí đầy những ảnh tượng thoát tục của Phật đường: tiếng chuông triệu mộ sau mái tam quan tiếng gõ mõ tụng kinh của cha mẹ già bên bếp lửa đợi con về, bóng dáng áo nâu, áo vàng của các vì sư lặn lội vào rừng sâu hái thuốc... Tất cả những âm thanh, màu sắc, đường nét và hương vị đó là những vì "khách" đầu tiên đến cư ngụ nơi ý thức của trẻ thơ theo dòng sữa mẹ, đợi ngày lắng xuống tiềm thức để phát sinh văn hóa.


      Lão Giáo: Còn gọi là Đạo giáo, căn cứ vào "nguyên lý diệu huyền" của vũ trụ mà Lão tử (Trung Hoa, thế kỷ 6 trước Tây lịch) phát hiện ra và gọi là "Đạo". Thực ra thì đây không phải là một tôn giáo hiểu theo ý nghĩa chặt chẽ và đầy đủ của danh từ tôn giáo, mà chỉ là một nền triết học khá siêu việt, nặng về mặt vũ trụ quan hay hình nhi thượng, đối nghịch với triết học Khổng Phu tử. Nguyên lý siêu nhiên kia, chân lý mở đầu cho vũ trụ là cội nguồn của mọi sinh, hóa tạo nên đất trời và vạn vật để cuối cùng lại trở về với Đạo.


      Lão giáo cũng đã được du nhập Việt Nam từ sớm, không bao lâu sau Khổng giáo, do các sách vở mà các học giả phóng khoáng đem sang ta cùng với các sách Nho, và thường bị các nhà Nho nghiêm khắc gọi là "ngoại thư".


      Từ vũ trụ quan của Lão tử nói trên, các đồ đệ của ngài như Liệt từ, Trang tử triển khai thành cả một triết lý sống lấy vô vi, thanh tĩnh, xuất thế theo tự nhiên. Ảnh hưởng phóng khoáng của Lão Trang đã thấy rõ không những trong văn chương bác học mà còn cả trong văn chương bình dân muôn thuở của ta. Điển hình là câu chuyện Bích Câu Kỳ Ngộ trong đó tác giả vô danh kể lại một câu chuyện tình duyên giữa một người trần là Tú Uyên và một nàng tiên là Giáng Kiều.


      Sở dĩ nhiều nhà văn học sử kể đạo Lão như là một thứ tôn giáo vì như đã nói trên đây, triết học này mang một tính chất kỳ bí của tôn giáo và trong thực tế ngoài đời đã dẫn dắt dân gian tới một thực hành mang tôn giáo tính là phép "tu tiên". Khổng giáo, trái lại không thế nên chỉ được kể như là một triết thuyết mà thôi.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      THIÊN CHÚA GIÁO: Sau Phật giáo với đầy đủ tính chất của một tôn giáo, Thiên Chúa giáo là một tôn giáo lớn mà ảnh hưởng tới nếp sống của dân tộc khá rõ ràng vào thời cận kim và hiện đại.


      Thiên Chúa giáo đã hình thành ở Tây phương từ đầu kỷ nguyên Tây lịch, lúc hai ngàn năm nay. Tôn giáo mới này thực ra cũng đã bắt đầu. du nhập Việt Nam từ thế kỷ 15 và 16 do các nhà buôn, các nhà du lịch, các nhà mạo hiểm, nhờ sự phát triển của nghề hàng hải mà đặt chân lên những nước Viễn Đông trong đó có Việt Nam. Trải qua một thời kỳ bị cấm đoán, các nhà truyền giáo bị giết hại, nhất là vào hồi cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, Thiên Chúa giáo đã đạt được một thế đứng vững chãi trong một phần quốc dân quan trọng của ta.


      Siêu hình học Thiên Chúa giáo có một số nét gần kề với triết thuyết duy tâm tuyệt đối của Platon, và thuyết cứu rỗi của Phật giáo, tin tưởng ở một thế giới thượng đẳng tràn đầy ân phúc mà con người phải biết dọn mình để mà bước vào sau cuộc sống nơi trần thế này. Điều đặc biệt trong đạo đức học là Thiên Chúa giáo đã triển khai đầy đủ và sống động các ý niệm về công băng, bác ái, tự do, nhân phẩm nhờ đó đã đi sát tới những kẻ khốn cùng nhất trong xã hội.


      Với những ý thức phụng thờ mới mẻ đem từ nếp sống Tây phương sang, với những công trình nghệ thuật tuyệt vời về kiến trúc, âm nhạc, hội họa và văn chương, Thiên Chúa giáo đã làm say mê hơn một thế hệ những tâm hồn trẻ Việt Nam. Tiếng chuông nhà thờ gióng lên hòa hợp với tiếng chuông chùa, lời cầu kinh trầm trầm nối tiếp lời niệm Phật, những bóng dáng áo đen, áo trắng đi vào với dân khắp cùng thôn xóm Việt Nam là những yếu tố tâm linh đồng điệu với văn hóa dân tộc chẳng còn ai bỡ ngỡ để mà không chấp nhận. Mùa Giáng Sinh tới, cây thông và máng cỏ đầy cánh thiếp hồng được trưng lên trong không khí ấm cúng của mọi gia đình bất kể là có đạo hay không.


      Sát kề với Thiên Chúa giáo là đạo Tin Lành khởi nguyên cùng một gốc. Và triển khai môn phái Phật giáo ở miền Nam nước ta, có Phật giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài.


      Có một tập tục, một thực hành mang tôn giáo tính mà tôi thấy cần bàn tới ở đây: đó là nghi thức thờ cúng tổ tiên, một nghi thức đã có từ ngàn đời ở nước ta. Nghỉ thức này không phải là một tôn giáo hiểu theo nghĩa đầy đủ và chặt chẽ của danh từ như đã phân tích ở trên kia. Tin tưởng ở sự bất tử của linh hồn là một thái độ triết lý phổ thông. Lòng ghi nhớ công ơn của tổ tiên, cũng thế, một bài học đạo đức phổ quát. Để liên lạc với từ ngữ triết học Tây phương, ta có thể dùng danh từ religiosité (tôn giáo tính) khác với danh từ religion (tôn giáo). Religiosité - tôn giáo tính - là một thái độ, một khuynh hướng tâm lý thế nhân có mang tôn giáo tính mà không buộc phải nằm trong khuôn khổ của một tôn giáo đích danh nào. Tỉ như ta phải công nhận hiện-tượng-luận như là một thái độ triết học chứ không phải là một nền triết học riêng rẽ.


      *


      Những bài học lịch sử và biện luận phổ thông trên đây cho phép ta hiểu danh từ "con người tôn giáo - homo religiosus" đề ra trong tâm lý học một cách rộng rãi không thu hẹp vào một tôn giáo nào. Và một lần nữa, ta lại phải xác nhận rằng văn hóa Việt Nam từ xưa cho tới nay lúc nào cũng thấm nhuần một tinh thần tôn giáo đậm đà đã đem lại cho nó một sắc thái thâm trầm hiền hòa, khoáng đạt che dấu bên trong nó những đắm say lãng mạn riêng tư và nhất là một quyết tâm chung bảo vệ giang sơn, tổ quốc như bảo vệ những Đức Tin của mình.


      Con người tôn giáo Việt Nam đôn hậu là như thế. Cho nên kẻ nào phủ nhận con người tôn giáo nơi mỗi chúng ta là đã phạm một lỗi lầm to lớn. Những ai gia công diệt trừ con người này là vừa phạm một trọng tội, vừa húc đầu vào một công việc không thể thành công. Lại càng đáng nên lên án hơn nữa cái chủ nghĩa kia tự cho mình là vô thần nên sử dụng mọi thủ đoạn tàn ác để diệt trừ tôn giáo mà xét ra cho minh lại chính là một tôn giáo không hơn không kém, một thứ tôn giáo phong kiến, giáo điều độc hại không biết đến đâu mà kể.


      Hiện tình tôn giáo ở Việt Nam từ 1945 đến nay là như thế. Đối với người cộng sản, đốt được một ngôi chùa, phá sập được một nhà thờ còn có công hơn là giết được một "sư đoàn giặc". Đã nửa thế kỷ nay, toàn thể các tôn giáo ở Việt Nam lâm vào một "giáo nạn" toàn diện. Đã một thời có phong trào tổ chức "liên tôn kháng cộng" rồi cũng tiêu tan. Đến như ngay hiện thời, trong giờ dẫy chết của họ, người cộng sản vẫn còn không buông tha các vị tăng lữ, linh mục, Phật tử và giáo dân công khai nói lên những lời phê phán chế độ. Bao giờ lại có một liên tôn thứ hai nhỉ? Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy ở trong nước vẫn còn có những kẻ làm cò mồi tôn giáo cho chính quyền và ở ngoài nước những kẻ chủ mưu phá hoại tình đoàn kết tôn giáo của đồng bào chỉ vì những quyền lợi chính trị hay riêng tư của phe nhóm mình. Những cản trở hoặc không phê chuẩn những quyết định và ý nguyện của Giáo hội Công giáo, những bản án lao tù nặng nề dành cho tăng lữ Phật giáo mới đây của chính quyền cộng sản không hiểu đã mở mắt cho những kẻ u mê chưa? Còn để cho dân tộc phải lầm than cơ cực tới bao giờ nữa?


      May thay, ở trong nước đồng bào và các vị lãnh đạo tôn giáo vẫn không hề nao núng trước mọi thủ đoạn khủng bố và dối gạt của chính quyền, vẫn luôn luôn giữ một thái độ bất khuất và đề kháng tới cùng. Ở hải ngoại, những lũng đoạn trong tinh thần tôn giáo có thể nói là không đáng kể. Nơi nơi, chùa chiền và nhà thờ vẫn được dựng lên mỗi ngày một nhiều với đồng bào mọi giới tới lui rất đông đảo. Các vị lãnh đạo tôn giáo nhìn xa trông rộng đã khéo biết vừa lo phận sự tôn giáo vừa tham dự vào việc thúc đẩy mọi phong trào quần chúng tranh đấu cho tự do của quê hương và nhân phẩm cho con người tại quê nhà.


      Với các bạn trẻ hải ngoại chưa biết nhiều về quê hương và chế độ hiện thời trên đất nước, các bậc phụ huynh cần phải ân cần giúp đỡ họ một đường lối tiến thân xứng đáng, một hiểu biết xác thực, một hành sử nghiêm túc sao cho không hổ thẹn là con dân của đất nước Việt Nam đang trong cơn hoạn nạn.


      Về tinh thần tôn giáo, các bạn trẻ cần biết tường tận những mưu mô quỷ quyệt của người cộng sản nhằm chia rẽ để hủy diệt mọi tôn giáo. Nếu có ai nhắc nhở họ quyền tự do tín ngưỡng thiêng liêng của con người thì họ lại đưa ra một quan niệm và một lối giải thích ngược chiều để cuối cùng phủ nhận luôn cả cái quyền tự do tín ngưỡng đó. Họ bảo: Tự do tín ngưỡng bao hàm luôn của quyền tự do không tín ngưỡng, và quyền không tín ngưỡng tích cực là quyền cản trở kẻ khác thực thi tín ngưỡng của họ; nói khác đi, quyền tự do không tín ngưỡng trở thành quyền phá tín ngưỡng của kẻ khác theo thủ thuật của chính quyền.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022

      Trước kia, người cộng sản đã lợi dụng tình yêu gia đình và tình yêu tổ quốc của đồng bào ta để gọi là đánh đuổi thực dân, tranh thủ độc lập và tự do cho quê hương mà chủ đích ngấm ngầm là chiếm đoạt chính quyền cho riêng họ để rồi sau đó đặt đất nước vào trong xiềng xích của đế quốc đỏ mà họ là kẻ thừa sai. Trong khi đó, nói câu chuyện lý thuyết, họ rõ ràng chủ trương vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo. Cái mâu thuẫn giữa ý nghĩ và việc làm đó, họ không che đậy được lâu dài khiến cho đồng bào sớm đã rời xa họ lần lần.


      Mới đây, khi thấy nhân tâm đã mất tin tưởng nơi họ thì họ lại ra chiều lùi bước mà nói với mọi người: Ai bảo chúng tôi chủ trương tam vô là không đúng; chúng tôi yêu gia đình và tổ quốc lắm chứ, trước sau chúng tôi chỉ có vô thần mà thôi.


      Các bạn trẻ là những tâm hồn lý tưởng ưa sự lý luận chặt chẽ, vững vàng. Và cái gì nói ra một cách thuận luận lý là họ chấp nhận và tin tưởng không thắc mắc. Với đầu óc lý tưởng như thế các bạn ấy có biết đâu rằng từ ý nghĩ đến cái sống con đường còn xa lắc xa lơ. Các bạn cần phải theo dõi thật sát thực tế và nhận diện trực tiếp hiện tượng như nó diễn ra trong khoảng thời gian và không gian nhất định. Đã xa rồi cái thời của chủ thuyết khái niệm luận với những danh từ định nghĩa một lần cho chót, để khi thời thế đổi thay thì những khái niệm làm sẵn đó chẳng còn có một ý nghĩa nào nữa mà dễ đưa con người tới chỗ sai lầm tệ hại.


      Lý trí của con người cũng có thể sai lầm và cũng chỉ có khả năng hạn hẹp. Văn minh nhân loại càng tiến lên, lý trí của con người cũng mỗi thời thêm sắc sảo. Lý trí có những thời kỳ vận hành của nó. Trước đây, nó chỉ làm việc và xoay sở trên hai nguyên lý là nguyên lý đồng nhất và nguyên lý nhân quả theo đó thì mỗi sự vật chỉ có một ý nghĩa, một giá trị đơn nhất và bất luận một sự việc gì cũng có cái nguyên nhân của nó. Ngày nay, lý trí của con người đã có thêm một nguyên lý mới: nguyên lý thực tại (principe de réalité). Theo nguyên lý này thì một biện luận dầu tinh vi, chặt chẽ biết mấy đi chăng nữa đến khi áp dụng vào thực tại mà thấy thực tại ngược hẳn lại thì biện luận đó là sai và cần phải bãi bỏ. Rộng ra một học thuyết có biện luận tinh xảo, theo đúng những quy tắc thông thường của luận lý mà bị thực tại cho thấy điều ngược lại thì học thuyết cần đào thải ngay, nhân danh nguyên lý thực tại.


      Bám lấy thực tại để nhận xét là điều rất hay, rất phải, đáng nên làm. Nhưng thư tại cũng có nhiều thứ phức tạp. Các bạn nên so sánh những thực tại đó với nhau. Và khi cần, phải biết chấp nhận cái xấu-ít để tránh khỏi cái xấu-nhiều, đừng để khích đông bởi các gần để quên cái xa. Các bạn hẳn biết môi trường xã hội của mình có những cái xấu mà ta nhìn thấy nhãn tiền, nhưng nơi xa kia còn có cái xấu tệ hại và ác độc hơn nhiều, thì không vì lý do nào mà ta lại bỏ gần mà mong xa, hay thả mồi bắt bóng, đứng núi này trông núi nọ như sự khôn ngoan của bình dân khuyên nhủ. Tôi biết có một số bạn đã mắc mưu tuyên truyền nhất là những mưu mô tuyên truyền đó lại được đúc khuôn vào những pho sách đồ sộ trên những ngăn kệ uy nghi của một thư viện hùng vĩ.

       

      Với những bạn chưa có một tôn giáo để phụng thờ, thì hãy xin chăm sóc con người tôn giáo (homo religiosus) nơi mình để giúp tìm một lý tưởng mà phục vụ mai hậu.

       

      Với những bạn đã có một tôn giáo theo truyền thống gia đình hay tự chọn, xin các bạn hãy bảo tồn bằng mọi giá. Một đường lối để bảo tồn và phát triển tinh thần tôn giáo là hai công cuộc tối cần để bổ xung nhau là: "hãy tin để hiểu" (crede ut intelligas) và ngược lại, "hãy hiểu để tin" (intelligas ut crede). Xa hơn nữa, cũng nên nhớ rằng nếu chẳng may đã có một "cam kết sai lầm" thì ta cũng lại có "cái quyền và bổn phận giải kết (droit au dés-engagement)".


      *


      Để kết luận, con người tôn giáo, ai cũng có. Nhìn chung, con người tôn giáo nơi người Việt Nam ta có phần đậm đà hơn ở nhiều nơi. Cho nên tinh thần tôn giáo là một giá trị tinh thần lớn lao làm nên một viên đá tảng trong nền văn hóa của dân tộc ta. Tinh thần đó không những nhiều lần đã cứu nguy dân tộc mà luôn luôn làm cao nền văn hóa của ta mang một nét đặc thù tốt đẹp mà tác động là khích lệ và nâng cao phẩm giá con người để từ đó ta ung dung vui sống và nhìn cuộc nhân sinh dưới một góc cạnh trung thực nhất.


      Một lời khuyên chí tình gửi bạn trẻ: hãy chăm sóc con người tôn giáo (homo religiosus) nơi các bạn; hãy yêu thương và phụng thờ niềm tin mà bạn đã chọn nhận (foi, croyance).


      Không ai yêu thương các bạn hơn chính những người đã sinh thành ra các bạn. Tinh thần tôn giáo phải lồng chung với tình yêu thương gia đình và phụng sự tổ quốc. Đó là khởi điểm cho mọi điều cao đẹp mà bạn sẽ gặt hái trong đời.


      Nguyễn Sỹ Tế

      Tiểu Luận Văn Hóa Và Giáo Dục, trang 91
      Trúc Lâm, 2000

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Triết Lý Giáo Dục Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Tinh Thần Tôn Giáo Trong Văn Hóa Việt Nam Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Tinh Thần Và Thể Chế Dân Chủ Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Vũ Khắc Khoan Và Tôi Nguyễn Sỹ Tế Tạp luận

      - Cá Tính Của Dân Tộc Việt Nam Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Tinh thần giáo dục trong văn hóa Việt Nam Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

      - Giá trị gia đình trong văn hóa Việt Nam Nguyễn Sỹ Tế Tiểu luận

    3. Tiểu Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)
  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)