|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Từ năm 1975 cho đến nay, hơn hai triệu người Việt Nam đã rời bỏ quê hương và định cư tại nhiều quốc gia trên thẾ giới, đông nhất là tại Hoa Kỳ.
Trong hai mươi chín năm qua, những thành công tốt đẹp của học sinh, sinh viên Việt Nam tại học đường Hoa Kỳ đã lâm cho nhiều nhà Xã Hội Học và Giáo Dục ngạc nhiên, vì thế nhiều công trình nghiên cứu đà được bảo trợ thực hiện để tìm hiểu những nguyên nhân, tác động sâu xa đã giúp thanh thiếu niên Việt Nam tiền nhanh trong việc học hành.
Trong xã hội Việt Nam ta, truyền thống từ ngàn xưa truyền lại, tổ tiên ta đã từng có câu nhắn nhủ dặn dò: "Dạy con từ thuở còn thơ". Thời gian nuôi dưỡng và giáo dục một trẻ em từ lúc còn thai nhi, khi ra đời cho đến khi trưởng thành, cha mẹ người chủ cột trụ trong gia đình luôn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Trong lúc còn mang thai, ngươi mẹ phải ăn uống kiêng cử, chỉ ăn những chất bổ để sau này con khoẻ mạnh đẹp đẽ, chỉ nghĩ đến những điều tốt đẹp hướng thiện để con sau này sẽ là người cao thượng hữu ích. Có một bà mẹ Đông Phương mỗi ngày đã bỏ hàng giờ đọc sách cho bào thai nghe, từ khi năm tháng trong bụng mẹ, đều đặn như vậy cho đến khi đứa bé lên tám, và kết quả đứa bé thần đồng, được nghe sách từ thời còn nằm trong bụng mẹ, đã vào đại học năm lên chín tuổi.
Trong giai đoạn thơ ấu, trẻ em học ăn, học nói, tập đi, tập chạy và bắt đầu quan sát tìm hiểu thế giới quanh mình nhờ vào sự tiếp xúc thường xuyên, sự vỗ về chăm sóc, thương yêu của cha mẹ và chính qua khung cảnh sinh hoạt gia đình này, đứa trẻ sẽ có những điều căn bản để thành hình nhũng cá tính, nhân cách sau này. Một lời nói thương yêu khích lệ đúng lúc khi đứa trẻ vấp ngã, một nụ cười độ lượng khi đứa trẻ biết lỗi, những câu nói lịch sự dịu dàng dù trong lúc nóng giận nhất, những sinh hoạt buồn vui của cha mẹ đều gây những ấn tượng sâu xa trong tâm hồn đứa trẻ suốt cả cuộc đời.
Khi đứa trẻ bắt đầu được đưa đến các trung tâm giữ trẻ hoặc vào lóp mẫu giáo, các em giao thiệp với bạn bè, thầy giáo, cô giáo, các em có những quan hệ mới ngoài gia đình. Sự tiếp xúc với những người xa lạ khác nầy, làm đứa trẻ bỡ ngỡ, sẽ có những câu hỏi đặt ra, cha mẹ với tình thương bao la và luôn luôn chú trọng săn sóc con cái, làm cho đứa trẻ an tâm mạnh dạn vui chơi với những người không quen đầu đời.
Đứa trẻ bắt đầu đi học, giờ đây các em không những chỉ vui chơi mà còn phải học tập. Học bài, làm bài đã trở thành bổn phận của các em. Nhà trường với thầy giáo và những bài giảng, sách vở bạn bè đã mở ra cho các em một cuộc đời mới về kiến thức, sinh hoạt, tình cảm. Các em có những bạn mới để vui chơi cũng như để giúpp đỡ nhau trong việc học hành. Sự tiếp xúc với thầy giáo, với bạn bè sẽ có những trở ngại, mâu thuẫn, băn khoăn, thắc mắc, những bậc làm cha mẹ Việt Nam đã bỏ thì giờ, càng nhiều càng tốt, để gần gũi con em, theo dõi, chia xẻ, góp ý, hướng dẫn, săn sóc để các em tự tin, vững mạnh học hành giỏi, vui chơi, hòa hợp tốt với bạn bè.
Đền giai đoạn tế nhị phức tạp nhất của các em là thời kỳ các em từ 12 đến 18 tuổi. Ở giai đoạn này, cơ thể của các em biến đổi nhanh chóng, tâm lý thay đổi. không những các em chỉ nghe lời khuyên bảo mà bắt đầu nhận xét về những điều khuyên bảo của cha mẹ. Vì vậy cha mẹ phải hết sức tế nhị khôn khéo, phải lắng nghe những ý kiến nguyện vọng của đứa trẻ mỗi ngày càng độc lập nhiều hơn lên, cha mẹ phải hoà hợp khéo léo hướng dẫn, tập cho các em phân tích điều lợi, điều hại của từng sự việc để các em điều chỉnh tìm ra hướng đi đứng đắn của minh.
Trong giai đoạn này, cha mẹ phải hết sức quan tâm đến việc chọn bạn của con cái mình, vì "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng", trong quan hệ giữa các em và bạn bè sẽ có ảnh hưởng lớn, chỉ sau yếu tố gia đình, để hình thành những nhân sinh quan, những tiêu chuẩn đánh giá cuộc sống sau này.
Từ 18, 19 đến 22, 23 tuổi, đây là thời kỳ trưởng thành, tuổi các em bước vào đại học, con đường tương lai rực rỡ đầy hoa hồng dàn trải trước mặt. Các em tiến lên với tất cả năng lực trí tuệ thông minh của tuổi trẻ, với tất cà hăng say mơ mộng nhiệt thành. Các em đã bắt đầu lập kế hoạch học tập, lựa chọn nghiêm túc ngành học, một nghề nghiệp theo đuổi trong tương lai. Những kinh nghiệm, kiến thức, tư tưởng, tình cảm đã thu thập từ trước đến nay của các em, cùng với sự chia sẻ, thảo luận, vỗ về, săn sóc trong tinh thần hướng dẫn nhưng đầy khoan dung hiểu biết của các bậc làm cha mẹ, sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về minh, về ngoại cảnh xã hội bao quanh, nhận thức sâu sắc hơn về quan hệ giữa con người, quan hệ giữa nam nữ, giữa cá nhân và cộng đồng, tình yêu gia đình, quê hương, tổ quốc. Đây là giai đoạn quan trọng nhất để cá tính, nhân cách, đạo đức, lý tưởng của các em được xác định phát triển, kiến thức nghề nghiệp chuyên môn của các em được đào tạo, nhân sinh quan, trình độ thẩm mỹ, cách thưởng ngoạn cuộc sống sẽ dần dần đậm nét thành hình. Các bậc cha mẹ khôn ngoan Việt Nam trong giai đoạn này trở thành một người bạn thân nhất của con, người cố vấn đời sống đầy hiểu biết thân yêu nhất của con.
Cha mẹ lúc nào cũng sẵn sàng dành ưu tiên thời giờ, tiền bạc cho việc học, sức khoẻ và phát triển của con, nhưng để con được tự do lựa chọn ngành học, trường học, chỉ góp ý khi cần. Cha mẹ lúc nào cũng săn sóc, giúp đỡ con, cả hai phương diện vật chất và tinh thần, để người sinh viên trong giai đoạn trưởng thành này có đầy đủ phương tiện và cơ hội đi đúng con đường học vấn, nghề nghiệp và lý tưởng đã chọn lựa.
Theo truyền thống tốt đẹp của Việt Nam, dù sau này đã lập gia đình, đã có đời sống độc lập riêng tư, cha mẹ vẫn quan tâm săn sóc, đùm bọc thương yêu, chia xẻ kinh nghiệm trường đời, góp ý với con cháu trong những quyết định trọng đại của đời người. Giáo dục con cái thành những người có học, có hạnh, hữu ích cho xã hội, tổ quốc là trách nhiệm, là nguồn vui tình thương và hạnh phúc của bậc cha mẹ Việt Nam.
Khi nuôi dưỡng con, cố gắng cho con hưởng một nền giáo dục tốt, con thành đạt nên người, những đứa con trưởng thành tốt đẹp này chẳng những đã đào tạo cho mình một tương lai rực rỡ, mà còn mang đến cho cha mẹ những phấn khởi hứng thú trong cuộc sống, tình cảm cha mẹ, con cháu sẽ hoà hợp phát triển, mối dây liên kết giữa gia đình cha mẹ con cháu sẽ gắn bó bền vững hơn lên, cuộc sống của những gia đình này thành công, phong phú hơn, dễ dàng đối phó với những nghịch cảnh thường xảy ra trên xứ lạ quê người.
Đó là những yếu tố chính đã tìm thấy trong lịch sử văn hoá Việt Nam, được chứng minh xác nhận trong những cuộc thăm dò nghiên cứu của đại học Rice và nhiều đại học khác tôi có tham dự từ năm 1982, để giải thích vì sao trẻ em và sinh viên Việt Nam đã có nhiều thành tích tốt đẹp hơn bất cứ nhóm di dân nào đến Hoa Kỳ từ năm 1950 đến nay.
Những đáng kể nhất là chương trình thăm dò nghiên cứu của đại học Michigan, đã phỏng vấn khoảng 1,400 gia đình thuyền nhân tị nạn Việt Nam đã định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1980, những gia đình này co con cháu đang theo học các lớp mẫu giáo, tiểu học, trung học trong những khu nhà nghèo tại thành phố lớn Hoa Kỳ. Hầu hết trong số 1,400 gia đình thuyền nhân được phỏng vấn, trước năm 1975 họ không ở vào địa vị xã hội cao của Miền Nam Việt Nam, học vấn kiến thức không nhiều, họ hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ, phong tục, tập quán của Hoa Kỳ. Dầu con em của họ còn bỡ ngỡ về ngôn ngữ trong thời gian đầu định cư, điểm trung bình về môn Anh ngữ chỉ có 2.84/4.O hạng C, nhưng về môn toán và khoa học, có hơn 50% các em được hạng A, và điểm trung bình toàn thể các môn của tất cả con em thuyền nhân tị nạn Việt Nam trong cuộc thăm dò, nghiên cứu này là 3.05/4.0 hạng B.
Những con số này minh chứng rằng gia đình và con em Việt Nam đã vượt qua những thiéu thốn, trở ngại, khó khăn để hội nhập vào xã hột mới, gia đinh vẫn là nền tảng vững chắc để hỗ trợ cho con em tiến lên học hành thành đạt. "Vạn sự khởi đầu nan", bước đầu gặp bao nỗi khó khăn, nhất là trong việc học hành, con em Việt Nam được gia đình khuyến khích giúp đỡ, nên đã chuyên cần hơn, cố gắng hơn, trung bình mỗi ngày bỏ ra 02 giờ 30 phút (cho học sinh từ lóp 6 đến lớp 9) và 03 giờ 10 phút (cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 12) để học bài, làm bài ở nhà, trong khi học sinh Hoa Kỳ chỉ bỏ ra trung binh 01 giờ 30 phút.
Trong các cuộc thăm dò, nghiên cứu tương tự trước đây, các nhà giáo dục và xã hội nhận thấy trong những gia đình Tây Phương như Pháp, Hòa Lan, Hoa Kỳ: gia đình nào đông con thì thành quả học tập của các em càng giảm sút. Nhưng cũng cuộc thăm dò nghiên cứu 1,400 thuyền nhân Việt Nam thì trái ngược lại: gia đình càng đông con thì thành quả học tập của các em càng tăng tiến. Một gia đình Việt Nam đông con hơn, sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, vì vấn đề sinh tồn họ phải cố gắng, đoàn kết hy sinh nhiều hơn để vượt qua những khó khăn trở ngại. Các em trong gia đình đông con này thường đùm bọc, chia sẻ, giúp đỡ nhau hơn, chỉ bảo cho nhau trong việc học hành, từ những sinh hoạt đó các em sớm trưởng thành, sống cuộc đời học sinh sâu sắc, rèn luyện tính tự học nhiều hơn và đạt thành tích học tập tốt đẹp hơn.
Một điều lý thú nhất trong cuộc thăm dò nghiên cứu của đại học Michigan về việc duy trì truyền thống dân tộc trong 1,400 gia đình thuyền nhân được phỏng vẩn. Những gia đình nào còn duy trì truyền thống tinh thần quá khứ tốt đẹp của dân tộc thì con em học hành giỏi hơn với điểm trung bình 3.14/4.0, so với con em những gia đình chấp nhận tập quán sinh hoạt ưa chuộng vật chất của xã hội Hoa Kỳ, với điểm trung bình thấp kém, chỉ có 2.16/4.0.
Từ những nghiên cứu đầy tính cách khoa học này đã rực rỡ chứng minh truyền thống văn hoá tốt đẹp của Việt Nam, và việc giáo dục con em, cha mẹ là người chủ cột trụ trong gia đã tạo ra luôn giữ vai trò quan trọng. Chính cha mẹ trong gia đình đã ~ " con em Việt Nam trở thành những con người say mê học hỏi. Khi con người say mê trong việc học hỏi, trí tuệ càng thêm minh mẫn, sáng suốt, óc tưởng tượng sáng tạo càng thêm bén nhạy, sinh động, tinh thần lạc quan yêu đời càng thêm bền vững sâu sắc và cuộc sống càng trở nên ý nghĩa phong phú hơn.
Từ năm 1976 đến nay, trong 29 năm qua tôi đã có cái may mắn hướng dẫn hơn 50 ngàn sinh viên Việt Nam trên bước đường học vấn. Tôi vô cùng sung sướng được chứng kiến một thế hệ sinh viên Việt Nam đầy ý chí nghị lực gặp môi trường đại học tân tiến hoàn hảo nhất trên thế giới của quốc gia Hoa Kỳ, cả một thế hệ sinh viên Việt Nam đã thành công rực rỡ, thăng hoa trí tuệ kiến thức, đóng góp không ít vào cộng đồng địa phương đã khiến người Hoa Kỳ khâm phục. Trong nguồn cảm hứng vô biên nầy, bốn câu thơ sau đây tôi xin được viết ra để tặng hàng chục ngàn câu chuyện thành công của sinh viên Việt Nam, vừa để đánh dấu 29 năm, tay trong tay dìu dắt bên nhau trên đường học tập:
Vào trong biển học cõi mênh mông
Chuyên cần cố gắng đến thành công
Vang danh hiếu học con dân Việt
Truyền thống văn minh giống Lạc Hồng.
- Truyền Thống Hiếu Học Của Người Việt Nam Bùi Tiên Khôi Nhận định
- Kỷ Niệm Buồn Tháng Tư Bùi Tiên Khôi Hồi ức
- Alexander Solzhenitsyn: Văn Tài và Đạo Đức của Sự Thật Bùi Tiên Khôi Nhận định
• “Duy Tuệ Thị Nghiệp”: Từ Trí Tuệ Phật Giáo Đến Sự Phát Triển Nền Giáo Dục Nhân Bản (Vạn Đức)
• Mỹ học của hư vỡ: Kintsugi, lấy vàng nối gốm (Nguyên Giác)
• Lịch Sử Đạo Hồi (PHS News)
• Giáo Dục Quốc Gia (1945 - 1975) (Trần Bích San)
• Văn chương đương đại tiếp nhận gì từ văn học miền Nam (Inrasara)
• Năm Dần Nói Chuyện Cọp (Thái Văn Kiểm)
• Mùa Xuân Nói Về Chữ Tết (Nguyễn Thiếu Dũng)
• “Vân Đài Loại Ngữ" Bộ Sách Bách Khoa Toàn Thư Đầu Tiên Của Việt Nam
(Nguyễn Huy Côn)
• Văn Chương Có Biên Giới Không? (Nguyễn Vy Khanh)
• Khoan Dung Và Dị Biệt Văn Hóa (Nguyễn Sỹ Tế)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |