1. Head_

    Lam Phương

    (20.3.1937 - 22.12.2020)

    Lưu Trung Khảo

    (.0.1931 - 22.12.2015)

    Nguyễn Hiến Lê

    (8.1.1912 - 22.12.1984)

    Nguyễn Đình Nghĩa

    (5.10.1940 - 22.12.2005)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Về Mẹ (Vũ Hoàng Thư) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-5-2017 | THỜI LUẬN

      Về Mẹ

        VŨ HOÀNG THƯ *
      Share File.php Share File
          

       


      Trong một dịp lễ Mother's Day cách đây khá lâu, một người bạn Mỹ hỏi tôi "Ở Việt Nam các bạn có ngày lễ nhớ Mẹ không?" Tôi hơi lúng túng lúc đầu nhưng cũng nhanh nhẩu đáp "Ở Việt Nam, đối với chúng tôi mọi ngày đều là ngày của Mẹ..." Câu trả lời có vẻ cường điệu đôi chút nhưng cũng không đến đỗi thái quá cho lắm. Người Đông phương thương nhớ Mẹ không ngừng nghỉ nhưng chúng ta quên mất việc dành ra một ngày như người Tây phương để con cái có dịp tỏ bày sự nhớ ơn đấng sinh thành. Chúng ta thường có lối lý luận kiểu quân tử Tàu, thương nhớ thì để bụng đâu cần phải phơi bày hoặc khoe khoang ra ngoài.


      Mới nghe cũng chí lý lắm nhưng ngẫm lại, đôi lúc thấy không ổn. Nếu ta không bày tỏ ra ngoài là vì ta chọn thái độ quân tử Tàu hay ta thật sự quên Mẹ? Khó có ai đoán được ngoại trừ chính ta, ngay cả Mẹ, liệu Người có hiểu được tấm lòng ta? Hãy nhìn lấy Mẹ, bất cứ điều gì Người làm cho con cái cũng đều xuất phát một cách thật tự nhiên, không đắn đo, không điều kiện. Suối nguồn tình thương đó hình như không bao giờ cạn, tuôn chảy qua bao mùa nắng hạn, lây cái vui của con cái làm niềm vui cho chính mình. Ca dao vẫn ví "nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra" cũng vì cái tình mẹ lâu dài và bền bỉ đó.


      Cái Thể hay cái công năng vô biên của Mẹ, sinh sàn ra muôn loài; cái Dụng của Mẹ vốn lâu bền không mệt mỏi đã được Lão Tử dùng làm biểu tượng cho Đạo, cái gốc rễ của đất trời.

      Cốc thần bất tử thị vị huyền tẫn

      Huyền tẫn chi môn thị vị thiên địa căn

      Miên miên nhược tồn, dụng chi bất cần


      Thần hang không chết, ấy gọi là Mẹ mầu nhiệm sâu xa

      Cửa ngõ của Mẹ mầu nhiệm sâu xa ấy gọi là gốc rễ của trời đất

      Liền nối dằng dặc tựa hồ còn. Dùng không vất vả mỏi mệt.(1)

      Cốc thần là cái hang lớn rộng, vô hình, ở đây có thể tượng trưng cái bao la của lòng Mẹ. Huyền có nghĩa là sâu ẩn, huyền nhiệm. Tẫn là mẹ loài muông nuôi trong nhà, cũng muốn nói đến con mái trong loài chim; Tẫn cũng còn có nghĩa là lạch, khe nước trong hang. Cho nên lạch suối khe truông, âm ỉ mạch nguồn không bao giờ dứt chính là Con Mái Thâm Ân, Huyền tẫn, Mẹ vi diệu nhiệm mầu của hết thảy đất trời, thiên địa căn. Đạo bao trùm hết vạn vật, thấy ở cùng khắp, không nơi nào là vắng mặt, miên miên nhược tồn, tinh tấn không lúc nào ngưng, dụng chi bất cần, thì có khác chi tình mẫu tử mà ai trong chúng ta lại không thấy hàng ngày?


      Không chỉ Lão Tử mượn hình ảnh Mẹ như một ẩn dụ để diễn tả Đạo mà các tôn giáo khác cũng dùng Mẹ như là một biểu tượng của tình thương. Mẹ Maria của Công giáo là hình ảnh của sự trinh trắng và yêu thương, hằng cứu giúp cho nhân loại. Đức Quán Thế Âm của Phật giáo mang hình hài của một người phụ nữ. Quán Thế Âm có nghĩa là lắng nghe tiếng cầu cứu của thế gian, ở nơi nào có khổ, có tiếng kêu cầu cứu là có Đức Quán Thế Âm thể hiện để cứu độ. Có bà mẹ nào mà không lăn xả vào cứu và bảo vệ đàn con, ngay cả loài thú vật chim muông còn biết xòe đôi cánh che chở cho đàn con khi bóng dáng của bất cứ một hiểm nguy nào xuất hiện cho dù dấu hiệu đó có nhỏ nhoi đến đâu.


      Thời thượng cổ, con người sinh sống theo bộ lạc, đa số đã chọn chế độ mẫu hệ, điều này cho thấy người mẹ đã nắm một vai trò rất then chốt trong đời sống gia đình cũng như đời sống nhân quần tự ngàn xưa. Người đàn bà ở trong xã hội nguyên thủy làm việc lượm trái cây nên giữ một địa vị kinh tế trọng yếu cho bộ lạc, trái lại việc săn bắn của đàn ông thường không chắc chắn nên họ phải nhờ đến đồ trái cây, hái hoặc lượm từ đàn bà để sinh sống. Ở Trung Hoa thời thái cổ, theo Đào Duy Anh, thì "Xã hội thị tộc gồm có hai giai đoạn là thị tộc mẫu hệ và thị tộc phụ hệ. Vô luận ở xứ nào trên địa cầu, chế độ mẫu hệ cũng có trước chế độ phụ hệ. Ở dưới quyền bà tôn mẫu gây dựng ra thị tộc, bao nhiêu con cháu của bà đều họp thành một đoàn thể chặt chịa. Trong gia tộc ấy, con cái không biết cha là ai cho nên huyết thống chỉ bằng theo mẹ." (2)


      Ngày nay chế độ mẫu hệ không còn nhưng vai trò của người phụ nữ hay đúng hơn vai trò của người mẹ ở trong gia đình vẫn không thay đổi, có thay đổi chăng là người mẹ lắm khi trở thành nhân vật phụ và quên lãng trong đơn vị gia đình. Trải qua bao nhiêu triều đại phong kiến, người mẹ bị đẩy thụt lùi thật xa trong vị trí xã hội của con người, đôi khi không thua gì số phần hẩm hiu của một người nô lệ. Tuy bị đối xử không chút công bằng, người Mẹ Việt Nam chẳng chút than van mà đôi khi còn vùng dậy thay chồng thay con, nợ nước tình nhà, đứng lên dẹp tan quân xâm lược dành độc lập cho xứ sở. Bà Trưng, Bà Triệu đã nêu gương chói lọi cho người phụ nữ Việt Nam. Biết bao Bà Trưng, Bà Triệu vô danh khác cũng đã ngã gục trong những cuộc chiến dành độc lập và tự do cho đất nước trong lịch sử nước nhà. Đó là chưa nói đến sự chịu đựng âm thầm của hàng triệu bà Mẹ Việt Nam trong cuộc chiến vừa qua, từ Bắc chí Nam đau khổ nhìn đàn con ở trên

      Quê hương mình

      Đường Bắc Nam thăm thẳm

      Từng đoàn quân chen chúc tới tha ma

      (Minh Đức Hoài Trinh)

      Có một câu nói bất hủ từ một bà Mẹ Nam bộ trước cảnh chết chóc hàng hàng lớp lóp của thanh niên Việt Nam: "Chết nhiều quá dzầy... rồi đây đẻ không kịp đó!" Trước mắt bà, không có hận thù, không có chiến tuyến, không có ý thức hệ, chỉ thuần là một đàn con ngỗ nghịch chơi trò dao gậy súng đạn, không phải lối đùa giỡn như hồi còn bé mà thật sự đã chém giết lẫn nhau. Chết nhiều quá... đẻ không kịp, tiếng than thật ngây thơ muốn phá vỡ tan lồng ngực người nghe. Tiếng than từ một người mẹ bất lực trước sự tàn sát giữa những đàn con "người lớn" của bà.


      Mẹ yếu đuối tuyệt vọng, mẹ làm gì được ngoài bổn phận sinh đẻ và hết lòng nuôi lớn đàn con. Việc phán xét ai phải ai quấy không phải là chuyện của mẹ. Đẻ không kịp, không đơn thuần là tiếng kêu của một bà mẹ Nam bộ mà chính là tiếng kêu trầm thống của cả một dân tộc đang can qua trong sự chém giết, hận thù không lối thoát. Lông Mẹ càng bao la, càng lớn rộng, càng làm cho thấy chúng ta thật nhỏ mọn biết chừng nào. Có ai chịu khó nhìn lại người Mẹ Việt Nam trong suốt cuộc chiến vừa qua để rút tỉa ra một bài học về thế nào là tình thương thật sự?


      Nếu lời nói của bà Mẹ Nam bộ đã đánh động đến lương tri con người khiến ta phải dừng lại và đặt ra những câu hỏi căn bản về những mất mát đã xảy ra trên quê hương thì lời tái bút trong một bức thư của người Mẹ Irish gởi cho người con thất lạc đã lâu cũng không khỏi làm cho ta phải ngậm ngùi. Trong bức thư gửi người con đã luân lạc tứ xứ mà bà không còn biết địa chỉ, bà đã dặn người con ở phần tái bút: "Nếu con không nhận được thư này, nhớ cho mẹ biết địa chỉ của con hiện tại." Không chút logic nào cả mà nghe dễ thương và cảm động làm sao. Nhưng cần gì nhỉ, Mẹ đã mất con, Mẹ khao khát được tin con, Mẹ muốn biết con ở đâu để Mẹ có thể ôm chầm lấy vào lòng. Xin gởi trả hết lý luận cho loài người, ta đang là người Mẹ đau khổ nhất vì mất con!


      Lần đầu tiên nhận được thư của ba tôi từ Việt Nam sau mấy năm im lặng, tôi hối hả đọc vội, buồn bã vì đời sống khó khăn của gia đình bên ấy. Tôi cố ý tìm thư của mẹ nhung không thấy, bất giác một mảnh giấy nhỏ xé ra từ một bì thư cũ rơi xuống. Tôi nhặt lên thấy ở trên đó vỏn vẹn vài chữ nguệch ngoạc của mẹ tôi: "Má nhớ con lắm". Tôi đã khóc òa như một đứa trẻ chỉ vì mấy chữ như vậy. Giây phút đó tôi thấy Mẹ thật lớn và bao la như không có gì trên đời này có thể so sánh được. Ngày mẹ mất, xa xôi không về được, tôi chỉ biết tìm lấy manh giấy cũ ôm vào lòng mà khóc thầm. Thì ra con người không cần biết ở tuổi tác nào, ta cũng có thể gục vào hình ảnh Mẹ mà khóc như trê thơ...


      Mùa Lễ Mẹ, 2000

      Vũ Hoàng Thư

      Thư Quán Bản Thảo số 42, tháng 5-2010
      Chủ đề về Mẹ.

      (l) Nghiêm Toản, Lão Tử - Đạo Đức Kinh

      (2) Đào Duy Anh, Trung Hoa Sử Cương

      (trích Bắt Nắng. Quê Mẹ xuất bản, Paris tháng 1l-2009)

      ----------

      * Tên thật: Võ Anh Tuấn. Hiện làm việc tại Jet Propulsion Laboratory, California. Cựu sĩ quan Hải quân QLVNCH trước 1975.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Limeil, những ngày mây Vũ Hoàng Thư Tưởng niệm

      - Trong nắng, gió, và bướm hè, đọc Hoa Nắng của Thi Vũ Vũ Hoàng Thư Nhận định

      - Về Mẹ Vũ Hoàng Thư Tạp luận

    3. Thòi Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Thời Luận

        Cùng Mục (Link)

      Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)

      Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)

      Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)

      Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)

      Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)

      Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)

      Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)

      Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)

      Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)

      Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)

       
      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)