1. Head_

    Dê Húc Càn

    (1.10.1934 - 21.11.1987)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo) Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

      30-4-2024 | THỜI LUẬN

      Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975

        VIỆT BÁO
      Share File.php Share File
          

       

      Từ trái: Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Quân, cựu chiến binh Ngô Văn Quy, Thiếu Tá Phạm Châu Tài

      Westminster, California (VB) – Ngày 30/04 năm nay đã là lần thứ 49 người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ kỷ niệm biến cố Tháng Tư Đen. Tại khu vực Little Saigon Quận Cam trong những ngày cuối tuần qua có nhiều hoạt động cộng đồng để tưởng nhớ ngày Miền Nam thất thủ. Nổi bật trong số này là buổi nói chuyện về đề tài “Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975”, được tổ chức tại Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH (9842 Bolsa Ave #205 Westminster). Tại buổi nói chuyện, Thiếu Tá 81 Biệt Kích Dù Phạm Châu Tài đã kể lại câu chuyện về trận đánh cuối cùng do ông chỉ huy, để bảo vệ Sài Gòn ngay những giờ phút trước khi thủ đô Miền Nam chính thức rơi vào tay cộng sản Bắc Việt.


      Cựu chiến binh Ngô Văn Quy thuộc lực lượng đặc biệt và Thiếu Tá Phạm Châu Tài đã cùng nhau kể lại về trận đánh cuối cùng mà họ tham dự trong buổi sáng 30/04/1975, khi khoảng 1,000 lính Biệt Kích Dù đã anh dũng chiến đấu để ngăn chặn hàng trăm ngàn quân cộng sản Bắc Việt tiến vào Sài Gòn. Trận đánh cuối cùng này chỉ chấm dứt khi Tổng Thống VNCH lúc đó là ông Dương Văn Minh lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Cả hai diễn giả đều không cầm được nước mắt khi kể lại câu chuyện của chính mình 49 năm trước.



      Thiếu Tá Tài kể lại những diễn biến tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH trong những ngày cuối cùng trước 30/04/1975. Lúc đó, ông và binh sĩ biệt kích dù được điều động về để bảo vệ biệt khu thủ đô. Nhưng khi về tới Sài Gòn, ông lại nhận được lệnh chỉ bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng rồi nhiều sĩ quan chỉ huy cao cấp của quân đội Miền Nam lần lượt rời Sài Gòn, rời Việt Nam. Ông chứng kiến một số tướng cũ trước đây không được trọng dụng nay trở lại, tuyên bố mình đang nắm giữ những chức vụ quan trọng. Họ nói bóng gió về “một giải pháp” không đổ máu để kết thúc cuộc chiến. Vào ngày cuối cùng, bộ tổng tham mưu không còn một bóng người! Theo ông, trước tình trạng rắn không đầu như vậy, việc nhiều binh sĩ rời chiến tuyến, buông súng sớm là điều không tránh khỏi.


      Điều này đã không xảy ra với lực lượng 81 Biệt Kích Dù. Bởi vì vị chỉ huy của họ là Hổ Xám Phạm Châu Tài vẫn ở bên cạnh họ đến giây phút cuối cùng. Vào buổi sáng 30/04/1975, quân cộng sản bắt đầu tiến vào Sài Gòn theo cửa ngõ Hóc Môn-Bà Quẹo. Ngay tại đó, họ đã bị đánh chặn bởi lực lượng biệt kích. Những con số thống kê sau này cho biết khoảng 6,000 binh lính cộng sản cùng hàng chục xe tăng đã bị tiêu diệt trong trận đánh cuối cùng này. Trận đánh kết thúc khi Thiếu Tá Tài nghe ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, kêu gọi các binh sĩ VNCH buông súng trên đài phát thanh. Thiếu Tá đã gọi điện thoại về Dinh Độc Lập, được đích thân ông Minh trả lời là tùy các binh sĩ quyết định về cách thức đầu hàng. Kết thúc của họ sau chiến tranh cũng giống như hầu hết những người lính Cộng Hòa khác. Thiếu Tá Tài đi tù cải tạo 10 năm. Hai tháng sau khi được thả, ông đã vượt biên để tìm đến bến bờ tự do như ngày hôm nay.


      Từ nhiều năm qua, những buổi sinh hoạt nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen của Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH đều có sự tham dự của các em học sinh trung học gốc Việt của các trường trong khu vực Little Saigon. Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Quân, đồng sáng lập viện bảo tàng, hậu duệ của một sĩ quan quân y VNCH, trong bài diễn văn khai mạc có nói rằng nhiệm vụ của thế hệ đi trước là phải duy trì sự thật lịch sử cho thế hệ sau. Hiện nay, những gì các em xem được trên các phương tiện truyền thông dòng chính, trên một số phim ảnh có đề tài về chiến tranh Việt Nam đều không đúng sự thật. Hình ảnh các em thấy về ngày 30/04/1975 là những cuộc tháo chạy khỏi Sài Gòn, là hình ảnh người lính Miền Nam vứt bỏ quân trang, quân phục để thoát thân. Đối với truyền thông Mỹ, chiến tranh Việt Nam là chiến tranh giữa lính Mỹ và quân cộng sản Bắc Việt; người lính Miền Nam hầu như không tồn tại. Sự thật là quân đội Miền Nam mới là người bỏ xương máu ra nhiều nhất để bảo vệ chính mình, góp phần bảo vệ nền tự do dân chủ của thế giới. Họ đã chiến đấu đến giờ phút cuối trước khi Sài Gòn thất thủ, giống như câu chuyện của những người lính biệt kích được kể lại trong hôm đó. Các em là con cháu của người Việt tị nạn, cho nên cần biết những sự thật như vậy về cha ông mình.


      Trong một dịp trả lời phỏng vấn với tờ báo L.A Times về bộ phim “The Sympathizer” (*) cũng vừa được trình chiếu trong Tháng Tư, bác sĩ Quân cho rằng tác giả Nguyễn Thanh Việt đã “giật gân hóa” tình tiết để phù hợp với tiểu thuyết điệp viên kiểu Mỹ, vì vậy bộ phim có thể hấp dẫn người xem. Tác giả viết về chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của một điệp viên cộng sản, do đó Miền Nam bị miêu tả là tham nhũng và độc ác. Điều này có thể khơi lại nhiều vết thương sâu sắc trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới. Bác sĩ Quân cho biết Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH đang thực hiện một bộ phim tài liệu để đưa ra một góc nhìn về cuộc chiến tranh Việt Nam từ của thế hệ trẻ trong cộng đồng gốc Việt, nhưng hoàn toàn khác với bộ phim “The Sympathizer”.


      Trao đổi riêng với Việt Báo, bác sĩ Quân nói thời gian là quan trọng. Năm sau sẽ là 50 năm kỷ niệm Tháng Tư Đen. Sẽ có rất nhiều cơ quan truyền thông dòng chính lại đem đề tài chiến tranh Việt Nam ra mổ xẻ theo góc nhìn của họ. Nếu những người Việt thế hệ trẻ không lên tiếng, lịch sử của Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị xóa sổ. (VB)


      (*)  Ý kiến về phim: “The Sympathizer” của tác giả Nguyễn Tiến Cường:

               • Tập 1        • Tập 2


      Việt Báo

      Nguồn: vietbao.com

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bùi Vĩnh Phúc Ra Mắt Sách: 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương Việt Báo Tường thuật

      - Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 Việt Báo Tường thuật

      - Nhà thơ Viên Linh “Hóa Thân” tại VA, Hoa Kỳ, hưởng thọ 86 tuổi Việt Báo Phân ưu

      - Giáo Sư Đỗ Khánh Hoan Qua Đời Tại Ontario, Canada, Hưởng Thọ 90 Tuổi Việt Báo Tưởng niệm

      - GS Lưu Khôn Ra Sách Dịch ‘80 Tuổi Kể Chuyện Mình’ Việt Báo Tường thuật

      - Mừng Sinh Nhật Doãn Quốc Sỹ 97 Tuổi Việt Báo Phỏng vấn

      - Nhà Biên Khảo Lịch Sử Phạm Trần Anh Ra Mắt Sách ‘Quốc Tổ Hùng Vương’ Việt Báo Tường thuật

      - Việt Báo Đón Tết, Mừng Sinh Nhật Thứ 95 Của Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ Việt Báo Tạp bút

      - Tuyển Tập Nguyễn Văn Sâm: Văn Học, Biên Khảo, Chữ Nôm Việt Báo Giới thiệu

      - Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Nhật Ngân Việt Báo Tạp bút

    3. Thòi Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Thời Luận

        Cùng Mục (Link)

      Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)

      Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)

      Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)

      Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)

      Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)

      Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)

      Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)

      Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)

      Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)

      Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)

       
      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)