|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Lời giới thiệu của Viện Pháp Á:
Bác sĩ Trần Đại SỹTrong mấy tháng gần đây, nội địa Việt- Nam cũng như hải ngoại rúng động vì tin đảng Cộng-sản Việt-Nam đã nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-quốc.
Trong suốt 25 năm qua Bác-sĩ Trần Đại Sỹ, cư ngụ tại Ba Lê, vì ký khế ước làm việc với Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-hoa (CMFC) nên đã nhiều lần công tác tại Trung-quốc và Việt- Nam. Do đó một cơ quan công quyền tại Pháp (chúng tôi dấu tên) đã triệu hồi ông tới để điều trần về vụ này. Theo luật lệ hiện hành, mà Bác-sĩ Trần phải tuân theo, rất mong các vị đứng đầu CEP-CMFC thông cảm cho ông.
Cuộc điều trần khá dài, nên Bác-sĩ Trần ngắt ra thành từng đoạn, để cử tọa đặt câu hỏi. Vì cử tọa là những người có kiến thức rất rộng về vùng Á- châu, do thế Bác-sĩ Trần không đi vào chi tiết. Sau cuộc điều trần, chúng tôi đã được thỏa thuận để phổ biến giới hạn (không phổ biến thắc mắc của cử tọa). Mãi tới hôm nay chúng tôi mới được phép phổ biến toàn văn, cũng như những câu hỏi, câu trả lời (trừ câu hỏi hỏi số l-2-7-11). Bản văn này phủ nhận các bản văn trước. IFA
Thực là hân hạnh, khi mới ngày 17-3 vừa qua, chúng tôi được cử đến đây để trình bầy những vụ việc đang diễn ra tại vùng Á-châu Thái-bình dương. Hôm nay chúng tôi lại được gửi tới trình bầy về diễn biến trong vụ việc chính phủ Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa Việt-nam (CHXHCNVN) cắt nhượng lãnh thổ, lãnh hải cho Trung-hoa Nhân- dân Cộng-hòa quốc (THNDCHQ), gọi tắt là Trung quốc. Đây là một việc cực kỳ tế nhị, cực kỳ khó khăn cho tôi, làm thế nào giữ được tính chất vô tư. Vì:
- Thứ nhất, tôi gốc là người Việt, khó mà diễn tả lời lẽ vô tư cho được.
- Thứ nhì, ngoài việc giảng dạy Y-khoa ra, tôi là một tiểu thuyết gia, đã viết trên mười bốn nghìn trang, thuật huân công của các anh hùng tộc Việt trong việc dựng nước, giữ nước. Mà suốt trong năm nghìn năm lịch sử, chỉ duy năm 1540, giặc Mạc Đăng Dung cắt đất dâng cho triều Minh của Trung- quốc; bị tộc Việt đời đời nguyền rủa. Vậy mà nay phải chứng kiến tận mắt lãnh thổ Việt bị cắt cho Trung-quốc.
- Thứ ba, các sinh viên Việt- Nam muốn du học Pháp, thường bị vài tổ chức đòi phí khoản 20 nghìn USD mỗi đầu người. Một vị Đại-sứ của Việt- Nam tại châu Âu, mời tôi về nước, (tất cả chi phí do IFA đài thọ) để giúp sinh viên Việt-Nam du học Pháp. Với sự hướng dẫn của tôi, từ nay sinh viên muốn du học Pháp, họ đã biết rất rõ những gì phải làm, những gì phải chứng minh. Họ không phải tốn một đồng nào cả.
Thế nhưng khi trở về Pháp, lúc lên phi cơ tại phi trường Tân-sơn-nhất, tôi bi ba sĩ quan cao cấp của Công-an chờ sẵn, hạch sách, khám xét trong khoảng 98 phút, bằng những câu hỏi có tính cách nhục mạ, ngớ ngẩn, lời lẽ cục súc.
Tôi cho đây là một hình thức khủng bố, khủng bố tôi, và khủng bố cả người bạn tôi đang là một Đại sứ của VN, đã mời tôi. Ông Đại sứ này được Quý vị kính trọng về tư cách và về kiến thức.
Thưa Quý-vị, hôm đó tôi biết rất rõ kiến thức, mục đích của họ. Trong khi họ không đủ khả năng bịa ra bất cứ tội gì để kết tội tôi. Hơn nữa tôi giữ trong tay một ủy nhiệm thư, theo Công-pháp Quốc-tế, họ không thể công khai vi phạm. Trong lần về Việt-nam này, chúng tôi thuê xe đi Lạng-sơn. Khi tới trạm biên giới mới, chúng tôi xin sang lãnh thổ Trung-quốc mới (Nam Quan cũ) thì bị Công-an Việt-Nam từ chối. Chúng tôi đặt vấn đề: Chúng tôi mang thông hành Liên Âu, có visa hợp pháp vào việt-Nam, thì chúng tôi có quyền ra khỏi Việt Nam chứ? Công-an cửa khẩu trả lời rằng: Ông có visa ra vào cửa khẩu Tân-Sơn-Nhất, Nội-Bài, chứ không có quyền rời Việt-Nam bằng cửa Hữu nghị.
Chúng tôi xin chụp hình cửa khẩu mới, thì họ không cho. Chúng tôi đành trở về, rời Tân-Sơn-Nhất, đi Quảng Châu. Từ Quảng-Châu đi Nam Ninh. Từ Nam-Ninh thuê xe tới Bằng-Tường là đất Trung-quốc đối diện với Nam-Quan. Rồi vào Nam-Quan cũ. Đứng trước vùng đất thiêng của tổ tiên, nay vĩnh viễn trở thành đất của người. Tự nhiên tôi bật lên tiếng khóc như trẻ con. Viên sĩ quan Công-an Trung quốc tưởng tôi là người Hoa. Anh ta hỏi:
- Tiên sinh có thân nhân tử trận trong dịp mình dạy bọn Nam-man bài học à?
Tôi lắc đầu, khóc tiếp. Anh an ủi:
- Thôi, người thân của Tiên sinh đã hy sinh dưới cờ thực, nhưng nay bọn Nam-man đã dâng đất này tạ tội rồi. Tiên sinh chẳng nên thương tâm nhiều.
Tôi kiếm tảng đá ngồi ôm đầu khóc. Anh Công-an bỏ mặc tôi. Khóc chán, tôi trở sang Bằng-Tường, kiếm một cơ sở mai táng (xây mộ, làm mộ chí). Tôi mượn họ khắc trên một miếng đá bóng nhân tạo (granite) bài thơ bằng chữ Hán xin phiên âm như sau:
Ải Nam Quan, phía bên Trung hoa, có bốn chữ Nam cương trọng trấn.
(nguồn: Tạp chí Khởi Hành)
1. Thử địa cựu Nam Quan,
2. Biên ải ngã cố hương.
3. Kim thuộc Trung quốc thổ,
4. Khấp, khốc, ký đoạn trường.
5. Lê Hoàn bại Quang Nghĩa,
6. Thường Kiệt truy Bắc phương,
7. Hưng Đạo đại sát Đát,
8. Lê Lợi trảm Vương Thông.
9. Nam xâm, Càn Long nhục,
10. Gươm hồng Bắc Bình Vương.
11. Ngũ thiên niên dĩ tải,
12. Hoa, Việt lập dịch trường.
13. Mao, Hồ tình hữu nghị,
14. Nam, Bắc thần xỉ thương,
15. Huyết lệ vạn dân cốt,
16. Hồng kỳ thích ô hoang.
Đại Việt vong quốc nhân Trần Đại Sỹ
Khốc đề lục nhật, cửu nguyệt 2001
Tôi đem tảng đá này gắn vào một vách núi ngay cạnh đường, trên độ cao khoảng 2-3m. Công an, cán bộ Trung quốc xúm lại xem. Nhưng họ chỉ hiểu lơ mơ ý trong thơ mà thôi. Xin tạm dịch:
1. Đất này xưa gọi Nam Quan,
2. Vốn là biên địa cố hương của mình.
3. Hiện nay là đất Trung nguyên,
4. Khóc chảy máu mắt, đoạn trường ai hay?
5. Vua Lê thắng Tống chỗ này,
6. Thường Kiệt rượt Tiết cả ngày lẫn đêm,
7. Thánh Trần sát Đát liên miên,
8. Lê Lợi giết bọn Thành-sơn bên đồi,
9. Càn Long chinh tiễu than ôi,
10. Quang-Trung truy sát muôn đời khó quên.
l1. Năm nghìn năm cũ qua rồi,
12. Chợ biên giới lập, đời đời Việt-Hoa.
13. Ông Hồ kết bạn ông Mao,
14. Sao răng lại cắn, náu trào môi sưng.
15. Vạn dân xương trắng đầy đồng,
16. Để lại trên lá cờ Hồng vết nhơ.
Người nước Đại Việt vong quốc Trần Đại Sỹ
khóc đề ngày 6 tháng 9.2001
Câu 5: Vua Tống Triệu Quang-Nghĩa sai Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng sang đánh VN, bị vua Lê (Hoàn) đánh bại.
Câu 6: Năm 1076, vua Tống Thần-tông sai bọn Quách Quỳ, Triệu Tiết mang quân sang đánh Đại-Việt, bị Thái-úy Lý Thường Kiệt đánh đuổi.
Câu 8: Tước của Vương Thông là Thánh sơn hầu.
Câu 10: Vua Quang-Trung còn có tước phong là Bắc-Bình Vương.
Câu 14: Hồi 1947-1969 Chủ-tịch Trung- quốc là Mao Trạch Đông, Chủ-tịch Việt- Nam là Hồ Chí Minh kết thân với nhau. việt Hoa ví như răng với môi. Vì sợ môi hở răng lạnh nên ông Mao phải giúp ông Hồ. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình đem quân tàn phá các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, nên người ta đổi câu trên thành: Răng cắn môi máu chảy ròng ròng.
Tôi chợt nhớ một chuyện, mấy năm trước, mỗi khi qua đây tôi đều tìm đến suối Phi-Khanh, múc nước cho vào bầu, vì sợ nước nhiễm trùng, tôi dùng thuốc Hydroclonasozone sát trùng, rồi uống để tưởng nhớ hiếu tử Nguyễn Trãi, theo tiễn cha ở chỗ này.
Tôi lò mò đến suối Phi Khanh. Ngọn suối Phi-Khanh này không xa Nam-Quan làm bao, không nổi tiếng bằng Ải Nam-Quan, nhưng đốivới dân địa phương thì lại là một vùng đất linh của lịch sử. Nhìn thấy suối Phi Khanh bây giờ thuộc Trung-quốc, tôi khóc như một thằng điên. Anh sĩ quan Công an nói với nhân viên phụ trách quan thuế:
- Thương hại cho vị tiên sinh này! Chắc con của ông ấy tử trận trong lần mình dạy tụi Nam-man bài học! Ông ấy thương tâm quá rồi.
Tôi nghe anh ta nói, lại khóc to hơn.
Cái suối Phi-Khanh này ra sao? Câu chuyện suối Phi-Khanh như thế này:
Nhà Minh lấy cớ giặc Hồ Quý Ly cướp ngôi vua Trần (1400), sai bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh sang đánh (1406). Thăng-Long (Đông-đô) thất thủ, rồi Tây-đô (Thanh-Hóa) cũng thất thủ. Cha con giặc Hồ chạy đến cửa biển Ky-Lê. Có một lão ông ra bái yết nói:
"Chỗ này tên Ky Lê, trên núi có động Thiên-cầm; đều là điềm không tốt, xin đừng lưu ở đây".
Hai cha con họ Hồ giết ông lão ấy, rồi quả nhiên bị bắt.
Chữ Ky có nghĩa là trói, buộc. Nguyên tổ tiên Hồ Quý Ly là con nuôi ông Lê Huấn, mới đổi ra họ Lê. Nay gặp cửa Ky Lê nghĩa là trói bọn Lê. Còn hang Thiên Cầm thì Thiên là trời, cầm là đàn. Cái hang này khi gió thổi vào tạo thành âm thanh như tiếng đàn. Nhưng ông lão đó khuyên Hồ Quý Ly rời đi vì cầm tuy viết khác, nhưng cùng âm với cầm là bắt. Hang Thiên-Cầm nghĩa là hang Trời bắt.
Tháng 6 năm Đinh Hợi, 1407, Trương Phụ sai Hoành-hải tướng quân Lỗ Bân, Đô-đốc thiêm-sự Liễu Thăng bắt giải Quý-Ly, Hán Thương, Nguyên Trừng, Triệt, Uông, cháu là Nhuế, Mỗ, Phạm, em là Quý-Tỳ; con Quý-Tỳ là Vô Cữu, ngụy tướng quân Hồ Đỗ, Đoàn Bồng; ngụy Hành-khiển Nguyễn Nghiện Quang, Lê Cảnh Kỳ, Nguyễn Phi Khanh sang Kim-lăng.
Thời còn niên thiếu, nho sinh Nguyễn Phi Khanh được quan Tư-đồ Trần Nguyên Đán tuyển làm gia sư cho các con. Trong các con của quan Tư-đồ có cô Trần Thị Thái đang tuổi dậy thì. Lửa Phi-Khanh gần rơm Thái thì phải bèn là lẽ thường. Thế rồi cô Trần Thị Thái mang bầu. Nho sinh Phi-Khanh sợ tội bỏ trốn. Quan Tư-đồ sai người đi bắt về, rồi gả con gái cho. Bà Thái ông Khanh sinh ra Nguyễn Trãi. Thời thơ ấu Nguyễn Trãi được ông ngoại yêu thương dạy dỗ tận tình hơn tất cả các cháu. Sau khi giặc Hồ Quý-Ly cướp ngôi nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh ứng thí, rồi được bổ làm quan.
Nguyễn Trãi thương xót cha, đi theo đoàn tù binh để phụng dưỡng. Lúc tới Nam-Quan thì quan nhà Minh đuổi những người theo tiễn sang Trung-quốc trở lại. Cha con khóc lóc tiễn biệt nhau, Phi-Khanh khuyên con hãy trở về lo phục quốc. Tương truyền, bình nước Nguyễn Trãi mang theo để cho cha uống đã hết, tại cửa ải không tìm đâu ra nước, ông lang thang vào bãi cỏ bên đường, ngửa mặt nhìn trời, rồi khấn:
"Nếu trời xanh chưa nỡ hại nước Việt tôi, cho tôi đuổi được giặc, phục hồi cố thổ thì xin cho tôi bầu nước tiễn cha".
Uất khí bốc lên ông dậm chân, thì dưới chân vọt ra một nguồn nước. Ông uống nước đó, rồi hứng đầy bầu dâng cho cha. Từ đấy dân Nam-Quan gọi suối ấy là suối Phi-Khanh. Khi vụ án Lệ-chi viên xẩy ra, Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc, thì suối ấy đổi tên là Thiên-tuyền. Rồi khi vụ án được vua Lê Thánh-tông giải oan, suối ấy lại mang tên Phi- Khanh truyền đến nay.
Suối không đẹp, lưu lượng chảy cũng không nhiều. Trong lần đi công tác cho CEP, mục đích tìm các nguồn suối khai thác nước uống, tôi có lấy tại đây ngày 14-8-1993 một bình 2 lít vào 15 giờ, đem về phân tích.
Bất cứ một Bác sĩ dù ở trong hay ngoài nước, đều thấy rằng đây là thành phần lý tưởng, dùng làm nước uống rất tốt cho sức khỏe. Nhưng vì luật lệ Việt Nam quá rắc rối, lại chạm phải bức tường tham nhũng, nên công ty nước khoáng Pháp bỏ không khai thác.
Giờ đây, tôi đứng lặng nhìn suối. Tôi đổ chai nước khoáng 2 lít, còn một nửa đi, rồi múc nước suối Phi-Khanh vào chai, sau đó sát trùng bằng thuốc Hydroclonazonne (Tosylchloramide sodique hay chloramine). Lại múc uống sống, quên cả sát trùng! Bấy giờ là mùa Ngâu, nước suối trong, tràn đầy. Sao mà nước ngon thê, hơn cả Evian, Contrex, Volvic của Pháp là những nước khoáng ngon nhất thế giới. Suối vẫn còn đây! Phi-Khanh ở đâu? Nguyễn Trãi ở đâu? Trên không mây vẫn bay, sương mờ vẫn giăng trên núi, nước vẫn chảy. Nhưng đất đã đổi chủ. Tôi cảm ứng cầm bút vạch trên tảng đá bài thơ cổ phong (quá buồn tôi làm thơ, để bầy tỏ sự đau đớn, chứ tôi không phải là thi sĩ), rồi lại trở sang Bằng- Tường khắc bài thơ lên mảnh đá granite, và gắn lên tảng đá trong vách núi gần suối. Bài thơ như sau:
ẤM PHI KHANH TUYỀN
1. Ngụy Hồ thất nhân tâm,
2. Minh xử Trương Phụ xâm.
3. Nhị đô giai thất thủ,
4. Quân, thần nhục Thiên-cầm.
5. Nam-Quan khốc tống biệt,
6. Uất khí biệt phụ thân,
7. Thử địa Ức Trai thệ,
8. Thiên tứ nhất linh tuyền.
9. Lục bách niên vân tải,
10. Dân Việt tưởng anh huân,
11. Kim thuộc Trung-quốc thổ,
12. Ấm thủy thương ngã tâm.
Tạm dịch:
Giặc Hồ đánh mất dân tâm,
Minh sai Trương Phụ đem quân đánh mình,
Quân thua thất thủ hai kinh,
Vua tôi bị bắt ở hang Thiên-Cầm.
Ức Trai hiếu tử tiễn cha,
Nam-Quan thề quyết không tha giặc trời.
Hay đâu linh khí muôn đời,
Phun ra ngọn suối, tuôn hoài nước thiêng.
Sáu trăm năm cũ ai quên,
Công lao quét sạch giặc Minh chỗ này.
Bây giờ, suối vẫn còn đây,
Đau lòng vì suối đã dời Việt-Nam.
Chép lại tại Paris, 1.2002
- Suối Phi Khanh Trần Đại Sỹ Điều trần
• Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)
• Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)
• Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)
• Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)
• Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)
• Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)
• Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)
• Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)
• Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)
• Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |