|
Mai Trung Tĩnh(..1937 - 20.12.2002) | Việt Dzũng(8.9.1958 - 20.12.2013) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Trong nước hiện nay đang có những phong trào, những tổ chức, những cá nhân chống đối đảng cộng sản. Ở ngoài nước, nếu có dịp là cộng đồng tỵ nạn cộng sản cùng các tổ chức đấu tranh hợp sức vận động công luận quốc tế và các chính quyền những quốc gia tự do can thiệp buộc bạo quyền cộng sản phải trả tự do cho những nhân vật đối kháng. Nhưng không có tổ chức đồng hương tỵ nạn nào cũng như chính quyền quốc gia tự do nào kêu gọi Việt cộng phải để cho những nhân vật đối kháng đang bị giam giữ được rời khỏi Việt Nam. Việc một số cá nhân chống đối kẻ cường quyền lên đường ra nước ngoài, chủ yếu sang Hoa kỳ, là kết quả đường lối chính trị, ngoại giao, kinh tế của nước Mỹ. Và nước Mỹ thì chỉ vì quyền lợi của nước Mỹ mà thôi.
Những người được xem hay tự xem là bất đồng chính kiến một khi sang Hoa Kỳ hay sang Pháp mà vẫn còn muốn tiếp tục đấu tranh thì phải đối diện với thực tế là việc đi tìm đối tượng hậu thuẫn. Cũng thực tế là chỉ có hai lực lượng chính yếu làm thành tập thể đồng bào đang sống ở nước ngoài, một bên là phe quốc gia và một bên là phe cộng sản. Phe quốc gia bao gồm những thành phần bỏ nước ra đi vì không chấp nhận chế độ cộng sản. Phe cộng sản qui tụ các cán bộ cộng sản, các du sinh, các “thợ khách“ di sản của mồ ma khối Đông Âu. Dĩ nhiên phe cộng sản không thể là đối tượng để những người chống đối nương tựa. Họ chỉ còn cách tìm hậu thuẫn ở phe quốc gia, chứ không có lựa chọn nào khác.
Hầu như toàn vẹn tinh hoa của chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã đào thoát được ra hải ngoại và làm thành lực lượng nòng cốt của cộng đồng tỵ nạn cộng sản Việt Nam. Bên cạnh đó là hậu duệ của thế hệ lưu vong thứ nhất. Những con người do nền giáo dục nhân bản của Miền Nam và của các quốc gia dân chủ Tây phương đào tạo đã từng là nạn nhân và chứng nhân trực tiếp hay gián tiếp của một chính sách tàn bạo, đểu cáng nhất lịch sử nhân loại. Nay nhất đán cộng đồng tỵ nạn chống cộng lưu vong phải tiếp xúc với những nhân vật do kẻ thù giáo huấn. Nước trong tự dưng gặp dầu cặn. Dầu cặn làm sao hoà với nước trong được?
Kết quả không thể nào tránh khỏi là sự thất bại của những người tự xem hay được xem là chống đối, một khi họ sang Mỹ, sang Pháp. Họ đánh mất môi trường đấu tranh quen thuộc. Họ hoá ra lạc lõng trong môi trường mới lạ.
Chúng ta thử xem chuyện nước Đức. Người dân Đông Đức đã biết lợi dụng cả thời lẫn thế và nhất là họ đã thấy rằng chỉ có họ mới đòi được tự do dân chủ cho họ. Cho nên họ đã chuyển hướng và chuyển hoá hình thức đấu tranh. Thoạt đầu là bỏ nước ra đi bằng mọi giá, kể cả bằng sinh mệnh bản thân. Nhưng đến một thời điểm nhất định, họ không bỏ phiếu bằng xe bằng chân nữa, họ bỏ phiếu bằng tay bằng miệng. Họ quyết định ở lại để đấu tranh và nêu cao khẩu hiệu “chúng tôi ở lại đây, wir bleiben hier“.
Dân tộc Việt Nam cũng đã từng cả triệu triệu người bỏ phiếu bằng chân, bằng thuyền, bằng máy bay Chúng ta đã đứng lên thực hiện giai đoạn chống đối thứ nhất. Chúng ta đã chống cộng qua thái độ phỉ nhổ chế độ đồng thời chúng ta cũng truy tố tội ác cộng sản Việt Nam. Chúng ta không truy tố tội ác của giặc trước bất kỳ toà án cấp quốc gia, cấp liên quốc hay cấp quốc tế nào cả mà chúng ta truy tố tội ác của giặc trước công luận quốc tế, trước dư luận thề giới, trước lương tri nhân loại. Chúng ta đã góp máu, góp nước mắt, góp tù đày, góp chết chóc, góp hãm hiếp, góp vàng, góp nhà, góp của cho giai đoạn một. Chúng ta đã đóng góp nhục nhằn, đã đóng góp cơ cực, đã đóng góp những tháng năm còng lưng làm nail, đã đóng góp trọn tuổi xuân làm vệ sinh nhà xí. Và chúng ta cũng không hề ngần ngại quay trở lại góp công, góp sức, góp đầu óc, góp suy tư cho đại cuộc chính nghĩa chống cộng tại cả hải ngoại lẫn quốc nội.
Bây giờ là giai đoạn chống đối thứ hai, giai đoạn này do đồng bào quốc nội thủ vai chánh. Tuy nhiên nếu như người dân trong nước không tự mình tranh đấu, nếu như tuổi trẻ Việt Nam trong nước không can đảm dấn thân thì đảng cộng sản sẽ vẫn tiếp tục ngồi lên đầu lên cổ dân tộc và dân tộc vẫn phải cúi đầu quì gối mang nỗi nhục lạc hậu và yếu hèn. Nếu quốc nội không ý thức được trách nhiệm của mình thì chữ S bên bờ Thái bình dương sẽ không bao giờ được như mảnh đất nhìn ra Bắc hải. Đó là chưa nói đến đại hoạ vô song Việt Nam do cộng sản cai trị sẽ trở thành quận huyện của Trung cộng.
Giữ vai trò độc tôn trực tiếp chống cộng, đồng bào quốc nội cần ý thức rằng phải diện đối diện với kẻ thù thì mới chống đối nó hữu hiệu được. Muốn thực tình chống Việt cộng thì phải ở lại Việt Nam. Ra khỏi Việt Nam thì cần suy nghĩ như Bác sĩ Bùi Trọng Cường ở Úc: ”Chúng ta cần nhớ rằng sự hiện diện của anh ĐC tại hải ngoại chắc chắn sẽ không làm cho công tác đấu tranh của chúng ta dễ hơn, ngắn hơn mà ngược lại có thể tạo ra những khó khăn mới cam go hơn.“ Khó khăn mới cam go hơn đối với cộng đồng tỵ nạn cộng sản. Nhưng đối với hầu hết nếu không là tất cả những thành phần chống đối rời khỏi nước ra nước ngoài thì khó khăn mới cam go hơn đã là và sẽ là không thể nào vượt qua nổi.
Trong hiện tình đất nước và thế giới, vì dân tộc mà tranh đấu chống cộng nhưng lại sang Mỹ sang Tây thì chỉ là đi vô một ngõ cụt, thì chỉ là tự hãm mình vào mạt lộ. Có khi còn tệ hại hơn, có thể là tự mình mưu sát bản thân về chính trị.
Tất nhiên nếu vì quyền lợi cá nhân và gia đình mà tranh đấu thì lại là chuyện khác. Hoặc giả vì sự sắp xếp của những bàn tay lông lá mà tranh đấu thì cũng lại là chuyện khác nữa.
Đã nói thì phải rán nói cho cùng. Sẽ có người trách rằng nếu cứ ở lại, nếu cứ ngồi tù để rồi lâm bệnh nặng, thâm chí để rồi hy sinh, hay sao? Xin thưa: tự do phải mua bằng máu, tự do phải trả bằng nước mắt. Không có cách gì khác. Quả thật là không có cách gì khác cả. Ngoại trừ phép lạ. Nhưng đã mong chờ phép lạ thì còn nói đến đấu tranh làm gì?
- Giới thiệu sách Văn học Việt Nam của Trần Bích San Trần Văn Tích Giới thiệu
- Ra Nước Ngoài là Vào Ngõ Cụt Trần Văn Tích Nhận định
• Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)
• Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)
• Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)
• Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)
• Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)
• Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)
• Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)
• Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)
• Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)
• Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |