1. Head_
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Người Sài Gòn Xưa Đi Nghe Diễn Thuyết (Phạm Công Luận) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      6-11-2019 | VĂN HỌC

      Người Sài Gòn Xưa Đi Nghe Diễn Thuyết

        PHẠM CÔNG LUẬN
      Share File.php Share File
          

       


      Một buổi tối thứ bảy trong tháng 4 năm 1922, tại Hội khuyến học Sài Gòn có một buổi diễn thuyết về nghệ thuật cải lương (*), lúc đó là một bộ môn sân khấu mới nổi lên được vài năm. Người đăng đàn là ông Michel Thành. Trong buổi nói chuyện, ông Thành nói khá dài nhưng ký giả báo Công Luận đi dự và tường thuật lại chỉ tóm lược những ý chính. Mới bắt đầu, chưa chi đã có một trục trặc nhỏ. Khi ông Bền là phó hội trường nói “đề nghị bà con cho ông Thành ngồi vì ông ấy không khỏe” thì ngay lập tức có một bà tên là Nguyễn Kim Cang đứng lên nói: “Những người đến nghe là người Annam, đồng bang, chứ không phải bà con nào cả. Ai là bà? ai là con?”. Bà nói câu ấy khiến ai cũng lấy làm kỳ cục. Ký giả báo Công Luận cho rằng đây là cuộc nói chuyện công ích, mới mở đầu đã có người bắt bẻ như vậy thì khiến cho người nhiệt thành cũng ngao ngán trong lòng. Lâu nay các nhà diễn thuyết hay nhà báo vẫn gọi độc giả hay thính giả là bà con, chẳng những không sai mà còn thân mật nữa.


      Sau đó bắt đầu giờ của ông Michel Thành. Ai cũng nghĩ ông Thành sẽ nói về sự hình thành và phát triển của cải lương, nhưng không phải. Chủ yếu ông so sánh sự “Tế toái” giữa cải lương và hát bộ hát Tây mà thôi. Bài nói dài nhưng đại khái có mấy ý. Ông đặt vấn đề vì sao người Việt (thời ấy gọi là Annam) không lấy truyện tích trong sử nước Nam để hát, mà lấy sử nước ngoài. Và tuồng hát cải lương sao hay dùng lối văn vần, thơ ca mà không dùng văn xuôi. Nói đến đó thì có ông Quốc Bửu đứng lên xin lỗi ông Thành để nêu ý kiến. Theo ông Bửu, “xưa nay truyện sử ta chưa ai in thành sách, nhà soạn kịch dẫu đặt được tuồng theo sự tích nước ta, mà người dân mấy ai chịu xem? Họ thuộc truyện Tàu làu làu, còn truyện ta không thấy in ra quốc ngữ thì đem hát mấy người coi? Huống chi nếu đặt tuồng theo Nam sử chưa chắc nhà nước (Tây) khỏi kiểm duyệt”. Nhân đó, ông Bửu nói về việc người Nam khinh rẻ tiếng Nam, coi việc cầm tờ báo Tây sang hơn cầm báo Việt. Về chuyện diễn tuồng cải lương luôn có ca hát, ý ông Thành không muốn vậy nhưng tình thế bây giờ không muốn không xong. Nhà soạn kịch mà đặt tuồng theo lối văn xuôi thì không có ai đọc, đem diễn không ai xem. Ông Bửu nhắc lại cuộc hí kịch diễn ở nhà hát Tây rất hay, chứng tỏ tài của soạn giả nhưng theo cách đó chỉ có bậc trí thức xem mà thôi, mà số người ấy không nhiều. Ông Quốc Bửu nói hay, nhiệt thành và lanh lợi, người nghe vỗ tay nhiều lần.


      Ông Thành tỏ vẻ bình thản, vẫn tiếp tục đề nghị các tài tử có mặt ở đó ca mấy điệu mà ông muốn so sánh thử. Nửa giờ sau ông diễn thuyết tiếp và thừa nhận lời ông Quốc Bửu là đúng. Ông nói thêm là mọi người chớ ngã lòng trước cái mới, những cái mà trước kia không ai nghĩ người Nam mình làm được nhưng rồi cũng đã làm.


      Qua bài báo tường thuật về một cuộc diễn thuyết được tóm lược trên đây, chúng ta thấy gần một trăm năm trước, ở Sài Gòn đã hình thành được những diễn đàn trao đổi có nội dung, gần gũi, thiết thực và có tranh luận sôi nổi rồi. Các nhật báo thời gian ấy thường xuyên thông báo ngày giờ và nội dung cho người dân đi nghe diễn thuyết.


      Đến tháng 7 cùng năm, ở Nam Kỳ Khuyến học Hội có ông le Nestour Hyacinthe ở Rạch Giá đến thuyết giảng bằng tiếng Việt về chủ đề “Địa dư Nam kỳ”. Hầu như ai hỏi điều gì đều được ông trả lời, trừ chuyện chính trị và tôn giáo. Cũng trong tháng đó, buổi tối ngày 7 tháng 7, ông Phạm Đôi Kim, nguyên chủ bút Nhựt báo tỉnh sẽ diễn thuyết về “Chấn hưng công nghệ”. Lần khác, mọi người nô nức đến nghe Trạng sư Loye diễn thuyết về chuyến du ngoạn ở Nhật Bổn.


      Tháng Sáu năm 1933, cũng ở Hội Khuyến học, lương y Ngô Quang Lý diễn thuyết về các điệu hát ở Bắc kỳ, Lần này thính giả đến đông, chật hết cả rạp. Diễn giả nói về điệu ngâm Kiều, ngâm khúc, ru em, trống quân, hát cô dào. Nói đến điệu nào, máy hát mang theo mở minh họa điệu đó, đây là nét rất mới lúc đó. Hôm ấy, diễn giả cũng nói về cây đàn bầu. Ra về, báo chí dù có than phiền là diễn giả tuy nói hơi nhỏ nhưng rất có duyên. Ông biết xen vào những câu chuyện vui tai, có đọc nhiều bài ca, bài ru em, ca dao hay và buồn cười, khán giả nghe không chán. Diễn giả nhân đó cũng nói về phong tục miền Bắc như hội Lim, Tết Trung thu, nhắc đến chuyện cụ Nguyễn Công Trứ và cô đào (có lẽ liên quan đến câu thơ Giang san một gánh giữa đồng...). Cuối cùng ông kết luận là mong Nam Bắc coi nhau như một nhà, đừng vì khác phong tục mà chia rẽ. Diễn giả Ngô Quang Lý được người nghe hoan nghinh.


      Ngoài ra còn có các buổi diễn thuyết khác được đưa tin trên báo: Ông Lê Trung Nghĩa nói về đề tài “Sài Gòn một trăm năm về trước” tại hội Khuyến học vào ngày 18 Tháng Tám 1933; ngày 4 Tháng Sáu 1936, cùng địa điểm, ông Nguyễn Văn Hanh nói về: “Người Nam và người Bắc”; 13 Tháng Mười Hai 1934, linh mục Seminel nói bằng tiếng Pháp “Tại sao việc quy định về việc mãi dâm có hại cho nền luân lý”; ngày 25 Tháng Bảy 1939, ông Vương Quang Nhường nói về “Hoàn cảnh của người đàn bà Annam có chồng đối với pháp luật”.

       

      Nhà văn Thiếu Sơn cũng có buổi diễn thuyết tại Hội Nam kỳ Khuyến học ở Sài Gòn về “Báo giới và văn học quốc ngữ“. Theo giáo sư Nguyễn Văn Trung trong cuốn “Lục Châu học”, ông Thiếu Sơn chỉ nói về báo chí, học giả miền Bắc (trong hai tờ Đông Dương tạp chí và Nam Phong) và về ảnh hưởng văn học của hai tờ trên ở Nam kỳ đặc biệt đối với nhóm ông Đông Hồ, Trúc Hà, Trọng Toàn.


      Bên cạnh các nội dung trao đổi về văn hóa, âm nhạc, địa lý. còn có những buổi diễn thuyết về các lĩnh vực khác. Tháng 10 năm 1934, tại Hội quán Khuyến học ở Chợ Quán, bác sĩ Nguyễn Văn Tung, cai quản “Nhà thương Phong tình Sài Gòn”, diễn thuyết vấn đề “Mại dâm trải qua lịch sử”; ngày 6 Tháng Sáu 1939, tại trụ sở hội SAMIPIC, ông Phó Đức Thành ở Vinh (Trung kỳ) nói về “Y giới và dược liệu Trung Việt”...


      Các cuộc diễn thuyết còn được tổ chức khi tranh thủ được những chuyến viếng thăm của người ngoại quốc có dịp đến Việt Nam. Đầu năm 1937, Nhà hội âm nhạc mới được cha Velensi, dòng Jésuite, một giáo sư có tài hùng biện trong việc giảng đạo và về các vấn đề xã hội khi đi ngang qua Sài Gòn đến diễn thuyết tại Nhà hội âm nhạc (Philharmonique) đường Taberd. Chủ để ông nói là “Hiện trạng phương Tây" mà báo chí giới thiệu “Đó là vấn đề cốt yếu giữa lúc này, nhất là ở phương Đông chúng ta là nơi hai nền văn minh Đông - Tây gặp nhau”.


      Hội Nam Kỳ Khuyến học, được lập ra bởi Michel Văn Vĩ, Đoàn Quang Tấn, Lê Thọ Xuân, Ngô Văn Phát, Vương Hồng Sể... đã đi đầu trong việc truyền bá văn minh văn hóa. Nhiều chi nhánh được lập nên ở các tỉnh, và các cuộc diễn thuyết đã được tổ chức để nâng cao dân trí. Đến như Hội Khuyến học Gò Đen khai trương bằng một buổi “nói chuyện” của bác Hội đồng Tồn nói về lễ nghi phong tục. Mỗi chủ nhật đều có nói chuyện. Có chủ nhật, thầy giáo Gấm giới thiệu "Quả dưa đỏ” của tác giả Hoàng Ngọc Phách.


      Hội Nam Kỳ Trí Đức Thể Dục (Société d'Amélioration Morale Intellectuelle et Physique des Indigènes de Cochinchine, SAMIPIC) do Kỹ sư Lưu Văn Lang thành lập cũng tổ chức nhiều buổi diễn thuyết bàn luận về văn học, triết học. Cuộc tranh luận nổi tiếng về "thơ cũ và thơ mới” vào tháng 11 năm 1935 tại SAMIPIC rất gay cấn giữa bà Nguyễn Thị Manh Manh ủng hộ thơ mới và ông giáo Nguyễn Văn Hanh đã diễn ra sôi động, thu hút số khán giả rất đông và đã để lại dự âm thích thú đến nhiều năm sau.


      Ông Phan Văn Hùm, chủ bút tờ Đồng Nai, từ năm 1933 đã thuyết trình nhiều lần tại hội quán SAMIPIC với nhiều đề tài về văn hóa, cách mạng. Ông Tạ Thu Thâu, một nhà ái quốc chống thực dân, từ đầu thập niên 1930 cũng đã diễn thuyết ở đây về các đề tài phổ thông đầu phiếu, ủng hộ một chánh phủ dân chủ, tự trị. Năm 1938 SAMIPIC tổ chức một buổi họp giữa các quan lại người Việt và người Pháp để nghe ba ông hội đồng Trần Văn Khả, Thượng Công Thuận và Võ Hà Trị trình bày về chuyến Bắc du của họ để khiếu nại với quan Toàn Quyền Pháp, đề nghị thu hồi nghị định ngày 10 tháng 11 năm 1938 có tính cách chèn ép làm cho các quan lại người Việt bị thiệt thòi rất nhiều (**)


      Những cuộc diễn thuyết được nhắc đến trên đây chỉ là những ví dụ. Hầu như ở Nam kỳ thời ấy, chủ yếu ở Sài Gòn gần trăm năm trước đều có các cuộc diễn thuyết với các nội dung khác nhau, được quảng cáo trước đó hay tường thuật sau khi diễn ra, trên các báo thời đó như Công Luận, Phụ Nữ Tân Văn, Sài Gòn... Hoạt động này tạo nên không khí học hỏi và trao đổi qua lại trong dân chủ, bình đẳng giữa người diễn thuyết và người nghe, góp phần nâng cao tri thức. Mầm mống chuộng dân chủ, bình đẳng của người Sài Gòn hình thành một phần có lẽ từ giai đoạn này.


      Phạm Công Luận

      Ngôn Ngữ số 4, 1.11.2019

      (*) báo Công Luận, Số 489, 11 Tháng Tư 1922

      (**) theo Dương Thanh Bình, trong bài viết “HỘI TRÍ ĐỨC THỂ DỤC NAM KỲ SAMIPIC” https://petruskyaus.net/hoi-tri-duc-the-duc-nam-ky-duong-thanh-binh/.


      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Họa Sĩ Trọng Nội Phạm Công Luận Hồi ức

      - Người Sài Gòn Xưa Đi Nghe Diễn Thuyết Phạm Công Luận Tùy bút

    3. Thòi Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Thời Luận

        Cùng Mục (Link)

      Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)

      Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)

      Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)

      Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)

      Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)

      Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)

      Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)

      Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)

      Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)

      Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)

       
      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)