|
Phan Lạc Phúc(.0.1928 - 28.4.2016) | Trần Tấn Quốc(..1914 - 28.4.1987) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Bạn thân mến,
Bài được viết từ tấm lòng yêu thương quê hương cũ xa xưa và ghi ơn những người đã nằm xuống không để lại một dấu tích gì cho người đời.
Nếu bạn có cùng một trái tim như tôi, xin vui lòng chuyển tới các diễn đàn và các mạng xã hội của bạn để làm ấm lòng những người vô danh đã khuất .
Bài hát và lời thơ không phải chỉ riêng là lời nói của tôi mà chính là lời khấn nguyện của tất cả người Việt tỵ nạn ly hương trên thế giới dành cho những người nằm xuống.
Chúng ta không thể đến bên cạnh ngôi mộ của họ để cầu nguyện và nói lời cám ơn nhưng chuyển câu chuyện này đi khắp mọi nơi chính là một lời cầu nguyện và cám ơn chân thành nhất của chúng ta có thể làm được.
Nếu được như vậy, tôi xin được chân thành cám ơn trái tim tốt của bạn.
NNP
Ngày 30/04/2025, người Việt tha phương tưởng niệm 50 năm mất nước và ly hương.
Những hình ảnh của quê hương vào những giờ phút cuối cùng của tự do vẫn không bao giờ phai nhạt trong tâm tư của những người Việt tỵ nạn Cộng Sản dù đang ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Không ai có thể quên được cảnh tan hoang và hỗn loạn của những giây phút chót của một đất nước chỉ mới thành hình trong 21 năm và vẫn còn non dại nhưng đã đủ để cho một con người được sinh ra và trưởng thành hiểu được tình yêu quê hương và tự do hạnh phúc là như thế nào.
21 năm chinh chiến đó đã đươc ghi lại với hàng triệu người trai trẻ của đất nước dâng hiến cuộc đời cho quê hương và hàng trăm ngàn người đã để lại thân xác cho đất nước rải rác trên 4 vùng chiến thuật, từ cao nguyên trải dài ra đồng bằng, từ miền Trung đi xuống tận miền Nam.
Vào năm 1965, nghĩa trang quân đội Biên Hòa được thành lập.
Nghĩa trang được dành cho nơi yên nghỉ của quân nhân mọi cấp từ hàng binh sĩ tới cấp tướng (có 8 vị tướng đã được an táng ở đây: Trí, Hiếu, Ánh, Soạn, Đồng, Phước…).
Tính đến năm 1973, tổng số quân đội VNCH lên tới 1.3 triệu gồm tất cả chủ lực và địa phương quân, nghĩa quân.
Không kể tới các nghĩa trang quân đội ở các tỉnh và vùng chiến thuật khác, tính tới tháng 4/1975, đã có 18,318 tử sĩ đã được an táng ở đây. Trong đó, có hơn 8,000 ngôi mộ đủ mọi cấp bậc đã được xây cất hoàn tất và trang trọng.
Sau 1975, trong số gần 4,000 mộ bia đã hoàn tất hay gần xong, CS thẳng tay trả thù người chết bằng cách khoét mắt hình trên bia, quét sơn bôi xóa, dầy mồ, đục bỏ tên tuổi, đập phá mộ bia, xô ngã, đạp cho xiêu vẹo kể cả riêng nơi yên nghỉ của 8 vị tướng VNCH, đã bị phá hủy hoàn toàn.
Để xóa bỏ một nghĩa trang rộng lớn ra khỏi con mắt trần gian và trở thành những bãi đất gò mả hoang, CS đã cho trồng hàng ngàn cây xà cừ bên trong nghĩa trang, nằm cạnh các đường đi qua lại ngay sát các bia mộ, khiến cho nghĩa trang trở thành một khu rừng mà các gốc rễ cây sẽ soi mòn làm bật nền hay nứt nẻ các ngôi mộ.
Nghĩa Dũng Đài đã bị cắt cụt phần trên cao.
Bức tượng Thương Tiếc đã bị xe tăng CS giựt sập ngay sau ngày 30/4 và kéo ra bờ sông Đồng Nai để đổ xuống sông nhưng vì xe tăng bị mắc lầy, cho nên, bức tượng bị bỏ lại bên bờ sông.
Năm 1976, CS cho kéo bức tượng lên về để trong sân vận động quận Dĩ An, Biên Hòa nhưng không ngăn cản được sự thăm viếng của ngừơi dân và gia đình các tử sĩ vì họ vẫn tin tưởng sự thiêng liêng phù hộ của bức tượng với người nằm xuống.
Vì vậy, CS phải đem một thùng container tới úp trọn bức tượng để ngăn chận sự thắp nhang khấn vái của mọi người. Chuyện đó không có hiệu quả vì người dân vẫn tiếp tục tới cúng vái.
Cuối cùng, CS đã phải đem bức tượng đi ra khỏi sân vận động về một nơi không ai biết để kết thúc một sự thương tiếc của ngưới sống với người chết nhưng không chấm dứt được câu chuyện của lịch sử.
Ngày 27/11/2016, thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng đã phải ký 1 quyết định cho tu bổ và chuyển việc quản lý nghĩa trang từ quân đội sang dân sự với tên mới là nghĩa trang nhân dân Bình An.
Năm 2007, hội VAF, Vietnamesse American Foundation do ông cựu thiếu tá VNCH Nguyễn Đạc Thành đã về Việt Nam để lo trùng tu và xây cất lại một vài kiến trúc như lập bàn thờ ở Nghĩa Dũng Đài để người thân đến thăm viếng có nơi thắp nhang khấn vái.
Đến hôm nay, công việc trùng tu đã đươc bao nhiêu %, không ai biết? ngoại trừ bàn thờ mới ở Nghĩa Dũng Đài sau khi được làm xong. Sau đó, có những phim ảnh được công bố khi ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng bộ ngoại giao của VN cùng ông Nguyễn Đạc Thành và một số người khác đến thắp nhang trước bàn thờ.
Theo link của youtube dưới đây, nghe lời nói của ông Nguyễn Thanh Sơn trong cuộc phỏng vấn của đài Radio Bolsa thì ý nghĩa của chuyện này được hiểu là về chính trị nhiều hơn là tình người.
https://youtu.be/-gRDbGNKjIA?si=TYNBDzJc0Oo62eAd
“bây giờ gọi là nghĩa trang nhân dân Bình An mà không thể gọi là nghĩa trang quân đội vì một nước không thể có 2 nghĩa trang quân đội nhân dân và quân đội Việt Nam Cộng Hòa...”
Trong khi thực tế, tất cả người nằm xuống ở đây đều là quân nhân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa chứ không có nhân dân nào được chôn chung cả.
Đó là tên gọi của lịch sử đã qua chứ không cần tới cái tên mới gọi là nghĩa trang nhân dân Bịnh An bởi như vậy, lịch sử đã bị xóa đi và viết lại không đúng sự thật.
Theo quyết định đó, hiện giờ, việc trùng tu sửa chữa, quét vôi, don dẹp và làm lại các ngôi mộ hư hỏng được tiếp tục làm bởi người thân của tử sĩ hay các thiện nguyện viên trong nước với ngân quỹ giúp đỡ tự nguyện của người Việt tỵ nạn hải ngoại gửi về.
Chắc chắn ở nơi đó, vẫn còn có hàng ngàn ngôi mộ đất tưởng như sơ khai không tên - tưởng như đã được đắp từ trăm năm trước - cho đến những gò mả ụ lên hoang vắng với mảnh gỗ bia đơn sơ viết nguệch ngoạc tên tuổi hay một cây thập tự giá thô sơ nho nhỏ cắm lên để dâng cho Chúa hoặc những bia mộ xi măng phẳng lặng chơ vơ đơn độc nằm như bị bỏ quên bên cạnh những mộ bia đọc chỉ thấy có hai chữ Vô Danh …
Tất cả đều không biết người nằm xuống đã được yên nghỉ từ bao giờ?
Có lẽ rất là lâu vì chỉ có thể nhận ra bằng những dấu vết rêu phong xanh xao cũ kỹ phủ lên nhìn mà muốn khóc hay thấy những hàng ngàn chiếc là khô đã rớt xuống cả 50 năm nay, chồng chất nằm lên nhau co quắp héo hắt ở bên cạnh những người giờ không còn có tên tuổi, không còn được một tấm hình và không còn được ai nhớ biết đến, ngay đến cả một nén nhang cũng không thấy được cắm ở đây ngoại trừ có tiếng côn trùng khóc than mỗi đêm.
Từ bao giờ vậy?
Dù lịch sử đất nước đã bị sang trang, dù cho rừng xưa đã khép cho đến cả trăm năm sau, chắc chắn rằng người nằm xuống không có một lời nuối tiếc gì̀ về cuộc đời của mình.
Ở nơi thiên thu
Khi rừng xưa đã khép
Dù cho trăm năm
Không một lời nuối tiếc
Điều hạnh phúc nhất là các anh vẫn còn nằm ở trên quê hương dù không còn thuộc về mình nhưng miếng đất 4 thước vuông vẫn là của anh và vẫn còn có những chiến hữu nằm ở cạnh bên nhau như những ngày còn chiến đấu.
Các anh, những chiến sĩ vô danh sẽ nằm bên nhau cho đến thiên thu dù cho lịch sử Việt Nam có đóng lại hay được mở ra hoặc được viết lại cũng như được viết tiếp.
Trang sách đó sẽ vẫn còn nguyên cho dù có phai mầu hay nhạt nhòa theo thời gian.
Còn chúng tôi, kẻ tha phương nhưng không bao giờ quên các anh.
Giọt nước mắt vẫn rơi
Vẫn rơi
Đưa anh về Cõi người.
Vẫn rơi
Đưa anh về Căn nhà xưa
Cuối trời
Bài hát được viết lên để tưởng nhớ và ghi ơn những người chiến sĩ một thời có tên, đã đứng lên chiến đấu cho tự do và bảo vệ quê hương cho đến khi nằm xuống, không để lại một dấu tích gì cho loài người và trở thành không tên trong suốt dòng lịch sử của đất nước bất kể thể chế chính trị là gì.
Nguyễn Ngọc Phúc
30/04/2025
Đưa Anh Về Căn Nhà Xưa
Thơ và nhạc: Nguyễn Ngọc Phúc
Đêm nửa giấc
Uống cạn ly với trời
Bóng nguyệt buồn
Lặng lẽ với hư vô
Mảnh trăng đìu hiu
Ôi! một mình lạnh lẽo
Ánh sao úa tàn
Ngàn đời nằm im với anh
Mộ bia quạnh hiu
Xin đốt ngọn hương tàn
Để cho vầng trăng
Vẫn soi trên từng nấm mộ
Ở nơi thiên thu
Khi rừng xưa đã khép
Dù cho trăm năm
Không một lời nuối tiếc
Có những đêm cô quạnh
Lắng nghe
Côn trùng khóc than
Cỏ cây cũng xót xa
Giọt nước mắt vẫn rơi
Vẫn rơi
Đưa anh về
Cõi người.
Vẫn rơi
Đưa anh về
Căn nhà xưa
Cuối trời.
Thank you.
Phil Nguyen
- Đưa anh về căn nhà xưa Nguyễn Ngọc Phúc Tưởng niệm
- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu: Lịch Sử Đã Đóng Lại Hay Chưa? Nguyễn Ngọc Phúc Nhận định
• Giải oan cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (Phạm Văn Duyệt)
• Đưa anh về căn nhà xưa (Nguyễn Ngọc Phúc)
• Đặt Tên Những Con Đường (Nguyễn Quynh)
• Câu chuyện một tiến sĩ gốc Việt nỗ lực thay đổi cái nhìn ‘thiên lệch’ về Việt Nam Cộng Hòa (Khánh An)
• The Game is Over, trích từ cuốn sách mới phát hành “Hoàng Đức Nhã: Khát Vọng Chưa Thành” (Đinh Quang Anh Thái)
• Dòng Đời Đưa Đẫy (Phan Thanh Tâm)
• Noam Chomsky, Sự Vô Liêm Sỉ Trí Thức của Tinh Hoa Tả Phái (Hoàng Dung)
• Ngày xuân, dạo chơi Phố Ông Đồ (Lê Hữu)
• Tết Xưa (Trần Thị Nguyệt Mai)
• Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |