|
Lam Phương(20.3.1937 - 22.12.2020) | Lưu Trung Khảo(.0.1931 - 22.12.2015) | Nguyễn Hiến Lê(8.1.1912 - 22.12.1984) | Nguyễn Đình Nghĩa(5.10.1940 - 22.12.2005) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Xa xứ đã lâu, mãi túi bụi lùng bùng ở trường đời, vậy bạn còn nhớ câu tục ngữ bằng tiếng mẹ đẻ này không?
“Ăn được ngủ được là tiên
không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”.
Hỏi cho có lệ bởi tôi tin là bạn nhớ, vì ai trong chúng ta mà chẳng từng trải qua thứ chuyển biến tâm sinh lý ấy ở mỗi “nấc thang” mà đời sống tác động, bày ra cung bậc “lên voi xuống chó”. Lúc ăn được hai ba bát cơm, lúc đắng miệng không buồn đụng đũa. Khi ngủ ngon đầy giấc, khi trắng dã hai con mắt suốt năm canh.
Thi sĩ Bùi Giáng có viết hai câu, theo cách bỡn cợt riêng tây thường hằng:
“Suốt đời phải thức suốt đêm
Suốt ngày ngủ nướng mới nên con người”.
Thức, có nghĩa là không ngủ. Mặt trời luôn khác với ánh trăng. Sáng, tối. Chói loà, nhợt nhạt.
Ngày trước, thời tao loạn, có kẻ nói: Đêm nay bác không ngủ, đêm mai bác ngủ bù. Lớn chuyện hơn, già mồm hơn thì lộng ngôn: Cuba ngủ thì Việt Nam thức, hòng canh giữ hoà bình nhân loại!
Hôm nay, hình như cu-ba đã thực sự tỉnh thức, dụi mắt ngồi dậy, vỡ mộng; riêng anh cu-con vẫn mãi chìm sâu giấc tăm tối, bóng đè. Các bác cũng thế, do việc ngủ bù vượt quá mức quy định nên cứ nướng thân vào chăn ấm nệm êm. Ai lay bác dậy thì kẻ đó ắt bị nhập kho hoá thân thành rệp. Long sàng có rệp! Quả không ngoa ngôn. Can tội phá rối dám đánh thức bậc bề trên. Bề trên đang thiếp giấc nồng, mày dám cà khịa tồng ngồng mọt gông.
Việt Nam là xứ sở liên hệ thắm thiết, chỉ biết tới chuyện ăn, chuyện ngủ. Nó dẫn tới phạm trù của sinh tử, sống chết. Chí thú ăn tới cành hông vẫn thấy đói. Muốn ngủ ngon phải an giấc mộng vàng trong biệt phủ lầu son gác tía. Thời tao loạn gần đây đẻ ra ông Hoàng Kiều, chỉ mang quân hàm tới Thiếu tướng thôi, đã cùng vợ dựng xây nên một biệt phủ ở tỉnh Nam Định có diện tích lớn tới 6000 mét vuông, cơ ngơi và cách trang hoàng nội thất chẳng khác giang sơn khủng khiếp của cựu Tổng bí thư đảng CSVN Nông Đức Mạnh. Để tránh dư luận bức xúc, vợ chồng ông Hoàng Kiều đã dựng nên tấm biển trá hình bằng bốn chữ “Bảo Tàng Đồng Quê”. Ông bà nầy có thuộc thơ Bút Tre chăng? Nghe rất “tâm tư”:
“Hôm nay về viện bảo tàng
Cũng là sứ mạng cách màng giao cho”.
Cách mạng luôn giao việc cho mấy triệu đảng viên, mới đây báo chí giật tít không khoan nhượng về trường hợp một kẻ trung với đảng hiếu với dân (nguyên văn): “Nguyễn Văn Thương, người bị CIA cưa chân tới 6 lần nhưng vẫn chạy thoát”. Quả là một siêu phẩm đề cao anh hùng xứ Việt. Và gián tiếp khinh miệt cơ quan CIA, nếu “tội phạm” Nguyễn Văn Thương mà giao cho công an ta xử lý thì cần gì phải cưa chân cho nhọc xác, có mọc cánh cũng đừng hòng thoát khỏi, bọn tớ có cách làm cho hắn tự té, dẫn tới tử vong.
Báo chí với lại tin tức xẩy ra trong nước, vạn bất đắc dĩ khi đọc phải, nó tựa như cái dằm nằm trong con ngươi. Một mặt gây xốn xang, mặt khác như muốn trắc nghiệm về tâm cảm bạn mang, về cường độ rung, về sự vô cảm khi phát hiện mọi thứ trở nên khôi hài một cách quá đáng. Bạn vẫn còn ra đứng ngõ sau để nghe nỗi đau từng chiều? Hay bạn dìm chết phút yếu lòng: Ta nào phải hạng nước mắt cá sấu!
Do đâu mà phát sinh ra thành ngữ “nước mắt cá sấu”? Không biết. Chỉ biết là mấy năm trước ở Sài Gòn có nhà hàng đặc sản đã không ngần ngại treo biểu ngữ thật lớn: “Không có phụ nữ xấu, chỉ sợ không đủ thịt cá sấu cho phụ nữ ăn”. Chữ viết thật đáng sợ! Quán thu hút lắm thực khách thay phiên vào ra. Thần kỳ ở chỗ nó ca ngợi phụ nữ rất mực, mặt khác biểu dương cái rù quến êm tai về tiết điệu vần vè phụ nữ xấu sánh đôi với thịt cá sấu. Thường thì phụ nữ nhẹ dạ, chóng rơi nước mắt, người Huế kêu bằng mu khóc. Nhưng cá sấu? Đừng hòng tao chảy cho một giọt! Có đúng là như thế?
Khóc là một động từ của người đang thức, bị giáp mặt với niềm đau nỗi khổ chợt ùa đến. Đứa đang ngủ chỉ lảm nhảm nói mớ, đổ mồ hôi trộm là cùng, tuyệt chẳng ai khóc khi ngủ say. Và phụ nữ, dù dung mạo có xấu đi chăng nữa, khi khóc, họ đánh rơi những giọt lệ, tôi nghĩ là đẹp. Tôi nhớ lại là mình đã từng ngợi ca “không có phụ nữ xấu”, lần lượt gửi bài trên trang Sáng Tạo chia sẻ hành động đẹp đẽ của họ:
Viết về Huỳnh Thục Vy, đăng ngày 26/7/2012.
Viết về Nguyễn Hoàng Vy, đăng ngày 9/5/2013.
Viết về Nguyễn Phương Uyên, đăng ngày 30/9/2013.
Viết về Phạm Thanh Nghiên, đăng ngày 1/4/2016.
Viết nhiều bài về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), bài gần nhất đăng ngày 3/7/2017.
Viết về Phạm Đoan Trang, đăng ngày 13/3/2018.
Cũng trên diễn đàn Sáng Tạo, đọc thấy và tôi thích hầu hết thơ của Bùi Chí Vinh, khẩu khí thật cá biệt, nhớ bài thơ mới của anh có bốn câu:
“Viết về những nỗi buồn
Thấy mình thêm kiệt sức
Nhưng nếu cứ lặng câm
Cũng đâu tăng thể lực”.
Bạn có kiệt sức? Khi bị chứng mất ngủ kéo dài, thế nào bạn cũng sút giảm thể lực. Tôi cũng ngủ không tròn giấc, chập chờn chừng năm tiếng mỗi đêm. Bác sĩ nói, người ta nên ngủ đủ tám tiếng mỗi ngày, ghi toa cho thuốc ngủ có nhắc nhở: Khi đã uống vào, chớ điều khiển máy móc và không được lái xe. Tôi chẳng ưa đụng tới thuốc men, nghĩ là dược liệu ấy sẽ khiến mình thêm ngầy ngật, vì thế “suốt ngày ngủ nướng mới nên con người”. Rồi nghiệm ra muốn nên người là điều không dễ. Nằm lơ mơ với hai câu thơ quá hay của Joseph Huỳnh Văn:
“Khuya nức nở những cõi lòng không ngủ
Đợi vì sao dậy sớm tiễn người đi”.
Tô Thuỳ Yên cũng có dăm câu ngắn, từa tựa:
“Thức cho xong bài thơ
mai sớm ra đi
cài hờ lên cửa tặng”.
Không ngủ đồng nghĩa với thức. Ở Việt Nam giờ này có một người nguyện tỉnh thức “canh giữ hoà bình cho đất nước”. Người mang tên hay, như một định mệnh buộc phải thế: Trần Huỳnh Duy Thức. Anh thức vì lỡ làm chứng nhân trước bao điều ngược ngạo, để rồi ngủ không xuống với lũ ác mộng vây quanh, những thứ mà “cách màng giao cho” chỉ nhằm đàn áp dân lành, chà đạp dân chủ, khiếp sợ ngoại bang. Anh thức để dóng lên tiếng chuông cảnh tỉnh, tự nguyện ở lại, nào sợ lao tù, tuyệt thực nhịn ăn, chính nghĩa làm chân cứng tà giáo khiến đá mềm.
Tôi luôn mong “thức cho xong bài thơ” nhưng mãi vụng về. Bởi sẽ dư thừa khi nhận biết, giai đoạn này riêng “Duy Thức” tự thân đã là một bài thơ hay, sừng sững, bất khuất, vô uý. Một hình ảnh đẹp còn lưu giữ dài lâu trong tâm tưởng những đứa bị chứng mất ngủ như tôi. Mất ngủ xúi tôi buồn chẳng biết thở than. Tôi quen nhiều văn hữu nhưng tuồng như giờ này họ đã đi ngủ. Thơ văn họ dàn trải đi ngoài mộng tưởng tôi mong đợi. Đồ chừng họ không đứng về phe của nước mắt. Tôi đành gạt lệ thua buồn. Mình ên trong bóng tối quạnh quẽ có mùa Thu lặng thầm bước ngoài song thưa, sương giăng lá rụng.
- Thưa Chuyện Cùng Người Quản Thủ Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Những Người Biết Yêu Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu
- Đất hoàng thổ Hồ Đình Nghiêm Giới thiệu
- Đồng Hương Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Mới Nên Con Người Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Hồ Đình Nghiêm thưa chuyện cùng nhà văn Võ Kỳ Điền Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Đồng hành Hồ Đình Nghiêm Phỏng vấn
- Mẹ Việt Nam Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
- Miên Trường Hồ Đình Nghiêm Nhận định
- Bài nhìn lên kệ sách 6 Hồ Đình Nghiêm Tạp luận
• Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)
• Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)
• Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)
• Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)
• Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)
• Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)
• Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)
• Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)
• Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)
• Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |