|
Nhật Ngân(24.11.1942 - 21.1.2012) | Phan Nhự Thức(4.2.1942 - 21.1.1996) | Trương Đình Quế(.0.1939 - 21.1.2016) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Bataan là thành phố chính của đảo Luzon, Philippines, dân số khoảng trên 600 ngàn người. Lịch sử của thành phố chỉ hai biến cố được thế giới biết đến nhiều, một lần trong đệ nhị thế chiến và lần thứ hai trong làn sóng người tỵ nạn Cộng Sản vùng Đông Nam Á. Trong chiến tranh, trận phòng thủ Bataan là trận đánh cuối cùng trước khi liên quân Mỹ-Phi rút lui và trong làn sóng tỵ nạn, Bataan là nơi dừng chân của 300 ngàn người tỵ nạn, nhiều nhất đến từ Việt Nam. Ngoài ra, đảo Palawan với Làng Việt Nam nhiều huyền thoại cũng là nơi dừng chân của nhiều chục ngàn người Việt.
Đất nước chúng ta đang trải qua thời đen tối. Một thời, từ những cửa biển Đà Nẵng, Sài Gòn, Vũng Tàu, Cam Ranh, Nha Trang sau cơn bão lửa Cộng Sản 1975, hàng triệu người Việt Nam đã phải bỏ lại sau lưng những gì trân quý nhất để ra đi tìm tự do trên những chiếc thuyền gỗ nhỏ. Vùng biển Đông mênh mông trở thành một nấm mồ nước sâu thăm thẳm. Nơi đó, mẹ lạc cha, vợ xa chồng, anh mất em. Nơi đó, tiếng niệm Phật, lời cầu kinh cũng chẳng còn ai nghe thấy. Nơi đó, chỉ còn lại những thân thể trần truồng, máu me nhầy nhụa, chỉ có tiếng rên của những con chim nhỏ Việt Nam bất hạnh trước bầy điêu tặc. Nơi đó, chỉ có đói khát và lo âu, chỉ có những đứa bé hấp hối trong bàn tay thương yêu nhưng tuyệt vọng của mẹ.
Trong giờ phút đó, nếu không có chiếc ghe đánh cá người Phi dừng lại, không có Cap Anamur đang chờ ngoài vùng biển Philippines, không có tàu hải quân Phi từ vịnh Manila, hải quân Mỹ từ Subic Bay ra can thiệp, số phận của hàng trăm ngàn người Việt lênh đênh trên đường tìm tự do sẽ trôi dạt về đâu. Năm tháng trôi qua nhưng những địa danh Palawan, Bataan, Subic Bay sẽ không bao giờ phai mờ trong ký ức của những người Việt sống sót trên đường tìm tự do.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi thuyền tỵ nạn trong hải trình từ Việt Nam vào vịnh Thái Lan đã bị hải tặc tấn công trung bình 3.2 lần. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc ghi nhận 881 vụ hãm hiếp. Đồng bào đến các trại Phi là những người may mắn. Trong khi bãi san hô Koh Kra trở thành vết đen trong lòng nhân ái của dân tộc Thái, chúng ta có thể không nghe một tình trạng hải tặc cướp bóc hay hãm hiếp do các tàu đánh cá người Phi gây ra. Và khi hầu hết các trại tỵ nạn Đông Nam Á đã trở thành lịch sử, mãi cho đến năm 2012 vẫn còn dấu chân người Việt Nam tỵ nạn ở Phi. Đất nước bao dung này đã đối xử với chúng ta như một người chị, một người em ruột thịt không khác gì truyền thống chị ngã em nâng của văn hóa Việt. Ngoài ra, trước hiểm họa bành trướng của Trung Cộng, hai dân tộc Việt Nam và Philippines, trong tương lai chắn chắn sẽ kề vai, sát cánh nhau để bảo vệ chủ quyền của hai đất nước, bảo vệ quyền tự do hàng hải trên biển Đông và sẽ chứng tỏ cho bá quyền Trung Cộng biết một nước nghèo không có nghĩa là một nước nhược tiểu và một nước nhỏ không có nghĩa là một nước chỉ biết cúi đầu.
Như một con người tỵ nạn đã từng sống trong các trại tỵ nạn Philippines, như một người Việt Nam tỵ nạn dù không ở các trại Phi và như một người Việt Nam có lòng nhân ái, chúng ta mắc nợ đất nước Philippines một nón nợ vô cùng to lớn. Nhiều trong số chúng ta vẫn mong có cơ hội để đền đáp, có dịp để tỏ bày lòng biết ơn đến người dân Phi, những người đã đến với chúng ta trong giờ phút khó khăn nhất, hay nói như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, họ là tin vui giữa giờ tuyệt vọng của một đời người Việt Nam tỵ nạn.
Hôm nay, như chúng ta đều biết, theo ước lượng của các cơ quan thiện nguyện quốc tế nhiều chục ngàn người dân Phi tại các đảo miền trung Philippines đã chết do cơn bão Haiyan gây ra. Chỉ riêng đảo Leyte Island đã có 10 ngàn người chết. Theo ước lượng của cơ quan National Disaster Risk Reduction and Management Council (NDRRMC) thuộc chính phủ Phi, khoảng 9.5 triệu người bị ảnh hưởng và hiện có 630 ngàn người đang lâm cảnh màn trời chiếu đất. Với sức gió 175 dặm một giờ số thiệt hại nhân mạng và tài sản cuối cùng sẽ còn cao hơn ước tính rất nhiều.
Trong điêu tàn đổ nát do siêu bão Haiyan gây ra những hạt giống tình thương đang được gieo trồng. Hàng trăm tổ chức từ thiện khắp thế giới đang đổ về Philippines không chỉ với thuốc men, áo quần, thực phẩm mà cả nhân lực để góp phần hàn gắn vết thương. Đối với người Việt chúng ta đây là một cơ hội để trả ơn. Một cơ hội để chính phủ Philippines biết dù hôm nay đang sống trong tự do no ấm chúng ta vẫn không quên những mái lá đơn sơ ở trại tỵ nạn, cơ hội để góp phần xoa dịu nỗi khó khăn của hàng triệu nạn nhân cơn bão Haiyan và ngoài ra cũng là cơ hội để giúp chính chúng ta vơi đi mặc cảm quên ơn vốn từ lâu đè nặng trong lòng.
- Ôn ra đi để lại nụ cười Trần Trung Đạo Tưởng niệm
- Giới thiệu tác phẩm “Âm nhạc & người muôn năm cũ” của nhà văn Vương Trùng Dương Trần Trung Đạo Giới thiệu
- Giới thiệu bút ký Tôi Phải Sống của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ Trần Trung Đạo Giới thiệu
- Khi Bài Hát Trở Về Trần Trung Đạo Chính luận
- Kính Tiễn Anh, Nhà Văn Đặng Chí Bình Trần Trung Đạo Hồi ức
- Thích Quảng Độ: Chiều Đông Trần Trung Đạo Tạp luận
- Tâm lý phản chiến Trần Trung Đạo Phiếm luận
- Ngọn gió Đông Phương vừa thổi lại Phương Đông Trần Trung Đạo Tạp luận
- Từ Nguyễn V. Trỗi đến Nguyễn V. Bé, kỹ thuật tuyên truyền “người thật chuyện giả Trần Trung Đạo Phiếm luận
- Vịn Câu Thơ Mà Đứng Dậy Trần Trung Đạo Tạp ghi
• Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)
• Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)
• Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)
• Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)
• Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)
• Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)
• Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)
• Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)
• Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)
• Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |