1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Chiếm Đoạt Lịch Sử Rồi Để Lại Gì Cho Dân Tộc? (Việt Thần) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      10-12-2013 | THỜI LUẬN

      Chiếm Đoạt Lịch Sử Rồi Để Lại Gì Cho Dân Tộc?

       VIỆT THẦN
      Share File.php Share File
          

       

      Tôi còn nhớ đêm ấy sao trời vằng vặc, không phải như thường thì 30 là đêm tối mịt mùng. Tôi đã đưa gia đình qua ở đường Duy Tân gần bên nhà họa sĩ Nghiêu Đề, nơi mà tôi và Nghiêu Đề luôn gặp nhau đi uống cà phê trước cái hẻm gần đó. Lúc này tôi không biết Nghiêu Đề còn ở đó không, nỗi lo âu vì CS tấn công thành phố đè nặng lên tôi.


      *


      Tôi biết nếu có sự kháng cự quyết tử thì Saigon có lẽ sẽ tan thành biển máu và người dân sẽ không còn. Tôi ở Ngã ba Hàng Xanh, lúc đó đóng cửa bỏ nhà hoang vì nghĩ trong chiến trận, Ngã ba Hàng Xanh là cửa ngõ miền Đông thành phố nơi sẽ ăn bom đạn dữ dội nhất.


      Cậu Năm, người nuôi tôi từ nhỏ - lúc mẹ tôi mất tôi tám tuổi - ở vùng tản cư bưng biền nay gọi là Cồn Tiên Sa Đéc. Ông tên là Phan văn Vàng, trí thức ớ tỉnh, người xướng lên phong trào tân nhạc đầu tiên ở Sa Đéc. Sau ông lên làm ở tối cao pháp viện và mất trên đường vượt biên. Lúc nào người cậu này cũng liên lạc với tôi, tôi coi như cha mình. Thế mà khi qua ở bên đường Duy Tân, tôi không thể liên lạc với ông được, vì lúc đó nhà không có điện thoại. Căn nhà Hàng Xanh tôi mua lại của Hà Thúc Sinh là sĩ quan hải quân nay định cư ở Mỹ. Đêm thật lạnh và ghê rợn, tôi có ám ảnh như tử thần đang dạo đâu đây. Súng đạn vẫn còn rải rác, sự im lặng khiến tôi có cảm giác giống như người dân đời chiến quốc ở trong một thành phố đang bỏ ngỏ cho giặc. Dân chúng đang di tản âm thầm mà vô cùng quyết liệt, khẩn cấp.


      Khoảng đường Duy Tân, khu nhà giàu lạnh hoang, ai nấy đóng cửa im lìm hoặc đã lặng lẽ ra đi từ mất hôm trước.

      Tôi nắm tay Nhiên, con gái, em của đứa con đầu đã mất mà tôi viết trong ngâm khúc từ khá lâu.

      Tôi chỉ lên vòm trời đầy sao cho Nhiên coi, chợt có tiếng máy bay vượt lên tầng không. Tôi nói với Nhiên:

      - Con coi đây là chiếc máy bay của Mỹ. Con nhìn thấy không. Chiếc máy bay cuối cùng của Mỹ đấy.


      Con Nhiên gật đầu nhìn lên trời, tôi nghe có mấy tiếng nổ, dường như đạn dưới đất bắn theo. Ngươi Mỹ đã bỏ chạy.


      Tôi ôm chặt lấy con, không biết ngày mai giặc đến, gia đình mình thế nào, thành phố của mình thế nào.

      Nhưng thật sự thì người ta đã dàn xếp cả rồi, chỉ có dân chúng không biết gì thôi.


      Trong đêm đó, các khu trại, các kho lẫm ở Hàng Xanh đã có người vào phá kho lấy gạo, các building Mỹ bỏ hoang, dân chúng nháo nhào vào hôi của rần rần. Có rất đông người chạy ra bến tàu, xe cộ bỏ dồn đống, họ leo lên các chiếc tàu đang rời bến, nhiều người lọt xuống sông Saigon trôi mất tăm hơi.


      Tôi nhìn chú Ba Tàu ở gần nhà hỏi:

      - Ông lượm đồ ấy làm gì!

      - Ai bỏ gì ngộ lượm hết. Sau này bán được nhiều tiền lắm đấy! Ngộ biết mà, ngộ trước đây là trung úy của Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch. Lúc đó Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan, Cộng Sản tiếp tục thu lục địa cũng y như vậy thôi... Ngộ tưởng qua Việt Nam lánh nạn khỏi Cộng Sản ai dè chúng ló... cũng đến tận Sài Gòn, hay thiệt, giỏi thiệt! Dân Sài Gòn sau này khổ rồi!


      Bà chị vợ tôi tên là Yến làm sở cao su Dầu Tiếng - nghe tôi nhắc tới Cộng Sản, chị lắc đầu, có vẻ ghê tởm nói:

      - Thôi mày, đừng nói nữa!

      Tao trước đây cũng trong đám phụ nữ hoạt đông chung với Nguyên Thị Bình... Tao biết Cộng Sản nhiều mà!

      Rồi chị nhìn bầy con của tôi ngần ngại, đau khổ.


      Sáng hôm 30 tháng 4.1975 tiếng súng vẫn im lìm, người dân ở khu phố Duy Tân bắt đầu đem ném bỏ tất cả giấy tờ, đồ vật có dính líu đến chánh quyền cũ. Thằng em vợ tôi tên là Tống đem tất cả thuốc tây đựng trong các thùng giấy ra bỏ ngoài gốc cây. Nay Tống định cư ở Mỹ từ lâu, anh ta vốn là lính ở Sư đoàn 7 bộ binh, khi đi hành quân, ngồi trực thăng bỏ chân đong đưa ra ngoài, bị bắn từ dưới lên trúng chân nên đã gần như thương binh lúc ấy.


      Vài ngày sau có tin đổi tiền. Vài anh em xuống các nhà xuất bản lớn để xin sách đi bán.

      Ông Khai Trí cho anh em tiền để đi đổi. Ông gặp tôi hỏi:

      - Sao anh không xuống tôi lấy tiền về đổi mà xài?


      Tôi không biết nói làm sao cả. Vì tôi chưa nghĩ đến việc đó. Sau lúc đổi tiền, hàng hóa được bày ra đầy đường xá. Người ta bán tất cả mọi thứ họ có để lấy tiền sinh sống. Không biết ông cậu Năm tôi ở đâu.


      Họa sĩ Cù Nguyễn vốn là người nhanh trí, anh ta và bà vợ gom một mớ đồ đạc ra bán xon vỉa hè cũng có vài trăm, hơn cả số tiền nhà nước cho dân giữ khoảng 200 gì đó.


      Cù Nguyễn gặp tôi nói:

      - Mày có tiền không, tao gom chút ít đồ bán cũng có tiền xài rồi.

      Tôi cười nói:

      - Tao đang đi bán gà đá đây.

      Cù Nguyễn cười nói:

      - Như vầy... mà bán gà đá ai mà mua?

      Tôi gật đầu:

      - Có chứ, tao và con gái vào Chợ lớn cũ buôn bán gà, một đứa con gái khác theo gia đình anh chị Phương Triều đi bán gà thịt.


      Lúc đó người ta ăn thịt gà chết nhiều nhưng chưa ai bị cúm H5N1. Bây giờ thiên hạ đi thiêu hủy hằng hà sa số gà.

      Có một anh trại chủ bị giết đốt sạch gà chết toi, mất cả vốn liếng vài chục triệu, ngồi quán cà phê nói với tôi:

      - Nhà nước giết gà, bồi thường có bao nhiêu. Đi lãnh tiền tử của gà chết, bị cán bộ địa phương ăn chặn hết, còn đồng nào đâu. Tụi nó lợi dụng cúm gà để lấy tiền viện trợ chia chác nhau.


      Tôi chỉ mỉm cười nhìn ra đường, gần 30 tháng 4, nắng như đổ lửa vào cái cây điệp vàng hoa rụng tả tơi đầy đường. Tôi chợt nhớ tới một người mình yêu thương đã ra đi, từ đấy mà viết:


      Chiều nắng hoa vàng tơi tả rụng

      Giòng sông lịch sử chảy về đâu

      Em đi xa biệt từ hôm ấy

      Cách một vòng cung nửa bán cầu

      Đôi lúc nhớ em buồn rớt lệ

      Lệ buồn chảy mãi suốt đêm thâu...


      - Phút chốc đã 34 năm qua rồi.

      Người lái xe ôm nói.


      Tôi nói với một người bạn có bệnh thần kinh vừa bớt ngồi uống cà phê bên cạnh:

      - Mấy hôm nay nghe nhạc Thanh Thúy hát buồn quá.


      - Hồi đó ca sĩ hát mình nghe một lần, mấy chục năm sau vẫn còn nhớ. Còn bây giờ nghe qua một lần đã quên mất tiêu, nhạc gì không có hồn có vía gì hết.

      Người có bệnh thần kinh nói:

      - Con nít ngày nay lại thích loại nhạc mới. Nó không ưa nhạc cũ đâu.


      Sau đó ít lâu, tôi thấy ông Vũ Bằng và Lý Minh từ cầu Tân Thuận cuốc bộ lên đến Hàng Xanh thăm tôi, dắt nhau ra đường nhìn thiên hạ bán đồ cũ.


      Tôi gặp rất nhiều người vợ sĩ quan cũ, lớp đi cải tạo, lớp vượt biên, lớp đi bán chợ trời... Tôi gặp vợ của Định Nguyên quảy một giỏ đồ nặng oằn cả lưng từ trong nắng chang chang ở chợ Phú Nhuận đi ra, gặp tôi rồi mỗi người mỗi ngả.


      Tôi gặp một thi sĩ quen thuộc, hắn mê Cộng Sản, lúc trước uống cà phê với tôi, với Thanh Việt Thanh ở chợ Vườn Chuối, hắn gằn từng tiếng:

      - "Mày chống Cộng hả? Để sau này thì biết."


      Nay hắn đang ngồi bán ba mớ đồ lặt vặt ở gần bên cột nhà lồng chợ Phú Nhuận.

      Tôi cười hỏi:

      - Sao, Cộng Sản vô rồi anh không ra làm lớn sao còn ngồi bán đồ xon đó?

      Hắn cười tiu nghỉu nhưng về sau hắn được phân công làm sở Văn hóa Thông tin ở Bà rịa - Vũng Tàu gì đó...


      Có những bằng hữu chơi thật thân nhưng tôi không ngờ họ là Cộng Sản, lúc sau 30 tháng 4 mới biết như anh Hoàng Trọng Miên, chị Phương Đài. Hỷ Khương không biết có hoạt động hay không mà lúc nào cũng theo sát ông thần Trần Văn Khê cả. Chỉ có anh Sơn Nam, trước kia có theo hoạt động Ở Cà Mau - Năm Căn với Võ Văn Kiệt. Sau về làm báo Ở Sài Gòn, ai nói anh có theo Cộng Sản hay không anh cũng cười. Anh thuật cho anh em nghe câu chuyện anh được mời ra Hà Nội để ăn tiệc với Thủ tướng và nói:


      - Tao nhờ không có chức tước gì hết nên mới ngồi cùng bàn với Thủ tướng, nếu tao có chức vụ gì sức mấy mà leo lên được các thứ bậc đẳng cấp mà ngồi được với Thủ tướng mậy!


      Bây giờ đấu tranh giai cấp đã thắng lợi, bọn ngồi trên ngồi trốc đố ai leo lên được ngồi chung với tụi họ. Nếu đẳng cấp chỉ là mấy anh chàng chủ tịch quận, chủ tịch tỉnh. Sơn Nam nhỏ con, mắt lại lé thật là lém lắm. Thời nào cũng kiếm ăn được cả.


      Có lần Lê Nguyên Đại có lẽ tức Sơn Nam vì việc gì đó. Lê Nguyên Đại dân Quảng Nam, còn Sơn Nam lúc nhỏ được người Campuchea nuôi dưỡng. Anh ta nói:


      - Đáng lẽ cái thứ Sơn Nam được hưởng bây giờ phải là Bình Nguyên Lộc mới đúng. (Sơn Nam thường lên nói chuyện văn minh miệt vườn, chuyện Sài Gòn xưa, Sài Gòn cũ.)


      Có lần Sơn Nam nói: Dân ở dưới quê, ông già bà cả họ có biết bến Nhà Rồng của Bác lên đường cứu nước là ở đâu? Họ cũng không biết ông Mác ông Lê là ông nào thế mà giặc tới là họ đánh đuổi. Có phải họ đánh giặc như ông cha ta ngày xưa vì miếng cơm manh áo, vì luống cải vườn rau sau hè, vì ao cá của họ, vì con gà con vịt chớ họ có biết chi khác đâu nào?


      Thực ra thì Bình Nguyên Lộc còn sống hay sống lại cũng như Nguyễn Hiến Lê, Bùi Giáng, Hồ Hữu Tường... có khi nào họ ham miếng đỉnh chung của Cộng Sản đâu.


      Trước khi chết, Nguyễn Hiến Lê còn bảo gia đình: "Tao chết rồi thì chôn ngay đừng để xác tao lại lâu, chúng nó đem truy điệu thì khổ."


      Thi sĩ Bùi Giáng không ngờ mình sống lêu bêu đầu đường xó chợ, lúc chết lại có Kim Cương và hội Nhà văn truy điệu, ca tụng quá cỡ.


      Một cán bộ cao cấp nói với Nguyễn Lương Vỵ và mọi người:

      - Tai sao một tên ăn mày giữa chợ, chết lại được chúng nó truy điệu dữ thế? Còn một tướng tá của cách mạng chết cũng không có ai truy điệu rùm beng như thế cả?


      - Này ông, ông đã đọc bao nhiêu sách của Bùi Giáng chưa? Hãy về đọc đi rồi biết tại sao.


      Nay Nguyễn Lương Vỵ tại Mỹ, làm báo chung với Viên Linh ở Khởi Hành đã xuất bản được rất nhiều thơ văn, nhất là hai tập mới xuất bản Hòa ÂmHuyết Âm sau này. Lê Nguyên Đại có đọc hai câu thơ Bùi Giáng cho tôi nghe lúc ông tả mấy đứa con nít đang đi thụt lùi nhìn ông.

      Ông viết:


      Các con đi bước thụt lùi

      Nhìn chàng thi sĩ họ Bùi xa xa


      Báo chí chúng nó không biết, không tinh, vớ được gì có Bùi Giáng nói hay viết là in ra ngay. Sau khi in rồi mới vỡ lẽ là bị hố, bị lão Bùi chơi chữ, chế chúng là bọn con nít chậm tiến đi thụt lui mà cứ luôn mồm bảo là văn minh tiến bộ.


      Ba mươi bốn năm qua rồi như một cơn ác mộng của lịch sử. Lịch sử để lại toàn những tro tàn và rác bẩn như một xã hội đầy rác bụi ngày nay.


      Người bạn đau thần kinh chợt nói.

      - Cho uống nhiều thuốc bổ quá nên sanh ra thuốc độc. Nào là thuốc Hòa hợp dân tộc, đoàn kết dân tộc, tự do dân chủ, xã hội vô giai cấp, văn minh tiến bộ, xóa đói giảm nghèo... vô cùng hấp dẫn.

      Tất cả đều dồn hết vô đầu người dân, để dân đoàn kết một lòng với Đảng. Dân làm chủ, nhà nước nắm đầu. Ba mươi bốn năm chưa ngóc đầu lên nổi Những người chết vì tự do đã chết rồi. Còn lại một số anh em thương phế binh cùng khổ bệnh hoạn không ai còn nhớ họ sao? Thỉnh thoảng cũng còn nghe lời hát nhạc Trầm Tử Thiêng của Khánh Ly, vẫn còn nghe Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Lệ Thu, Hoàng Oanh... hát lại các bài trước kia, sao lòng thấy ngậm ngùi nhớ tới mấy vần thơ của Tản Đà vô cùng:


      Nước non nặng một lời thề

      Nước đi ra biển không về cùng non

      Nhớ lời hẹn nước thề non

      Nước đi chưa lại non còn đứng trông...


      Bây giờ cả nước đang sống với loại văn minh... miệt vườn của Sơn Nam và văn minh đô thị đang đổi mới. Nhưng lớp người trẻ đang mòn ruỗng tư duy, đang khô cứng tâm hồn, đó là cái điều mất mát lớn lao nhất của những người chiếm đoạt lịch sử tạo ra và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm với những thế hệ tương lai theo cái gương trồng người như trồng cây nô lệ ấy. Con người đã hóa thành cây, thành cát sạn, sỏi đá vô cảm vô tri giác cả rồi. Nhất là lớp trẻ được nhồi sọ ở các trò chơi, các chương trình giáo dục đào tạo của học đường ngày nay.

      Sài gòn, 2009


      Việt Thần

      (Khởi Hành số 169, Tháng 11.2010)

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Bài Tế Chiến Sĩ Quốc Gia Trận Vong Việt Thần Thơ

      - Chiếm Đoạt Lịch Sử Rồi Để Lại Gì Cho Dân Tộc? Việt Thần Nhận định

      - Dòng Thơ Chính Khí Việt Nam Việt Thần Khảo luận

    3. Thòi Luận (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

      Thời Luận

        Cùng Mục (Link)

      Nhìn lại thành tích của Đảng Cộng Sản (Nguyễn Gia Kiểng)

      Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ (Hiếu Chân)

      Bỏ Rơi Hay Phản Bội? (Bùi Anh Trinh)

      Sư Minh Tuệ Và Pháp Hành Dưới Góc Nhìn Phật Giáo (Nguyễn Thanh Huy)

      Viện Bảo Tàng Quân Lực VNCH Và Buổi Nói Chuyện Về Trận Đánh Cuối Cùng 30/04/1975 (Việt Báo)

      Đao phủ Henry II: Đại họa cho cả VNCH lẫn Mỹ (Nguyễn Tiến Hưng)

      Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ (Đỗ Văn Phúc)

      Tôi gọi họ là Anh Hùng! (Đặng Chí Hùng)

      Nguyên nhân Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ 30-4-1975 (Trương Nhân Tuấn)

      Cựu nhà báo thời chiến: “Tôi không nghĩ chiến tranh VN là chống Mỹ cứu nước” (RFA)

       
      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)