|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Chưa khi nào trong nước nhiều người làm thơ đến thế, một hiện tượng đặc biệt hơn các thời đại, triều đại trước. Một nhà giáo dạy môn Xã hội học thốt lên: "Từ lâu tôi đã bỏ dạy học, chỉ làm thơ chơi mà thôi..."
Tướng, Sĩ bàn việc nước trong truyện tranh Lịch sử của Bảo Vân (không rõ tên họa sĩ). Nguồn: Khởi Hành
Người làm thơ suốt đời đi tìm cho mình một thi vị ở đời. Cuộc sống này, thi vị này, tiên thiên nó là một nguồn cảm hứng thoát tục, như người đời xưa không ham bả lợi danh và quyền thế. Họ rất bình dị, sống không xu thời cũng không tùy thời. Họ cũng không để cho mình thành một triết gia có hệ thống tư tưởng hay một đạo gia sống bo bo giữ cái lý tuyệt đối của mình.
Họ làm thơ và chỉ làm thơ chơi, đơn giản thế thôi, tâm hồn hài hòa cùng vạn hữu. Tiếng thơ đó bỗng nhiên có lúc huyền diệu mông lung, có lúc gay gắt như những nhát gươm linh chém vào mạch nước thời gian làm lay động cỏ lau và bầy cá đang lượn lờ bơi lội.
Thơ bỗng dưng là kết tinh của khối tình cảm con người, thi sĩ cảm hứng trước diễn biến của sắc màu âm thanh, của cuộc sống thời đại và bứt phá mọi xiềng xích đen tối chung quanh, của mọi lề thói dung tục và đầy tham vọng, mọi tư duy thô thiển và dối trá lừa lọc. Lúc đó nói theo thời đại này, tiếng thơ nổi giận và dấy lên điệu phản kháng, chống lại kẻ thống trị, cùm xích nó.
Chính khí vừa là tinh thần dân tộc Việt, vừa là điều thiêng liêng của dân tộc, điềm lành của quốc gia xã hội.
Tương truyền đời Lê Hiếu Tôn (1740) thường có tàn vàng hiện lên ở triều thiên, có rồng đen từ trên trời quanh co hiện xuống, người dân ra xem thấy mường tượng mây vẩy rồng. Nhiều linh tích xuất hiện luôn. Dưới đời Lý và Lê, mỗi khi đầu canh năm xuất quân, tướng sĩ hội thề thì rước sắc thần để chứng giám cuộc lễ. (*). Nội dung lời thề là trung quân ái quốc thương dân và tạo điều tốt điều lành cho quốc gia xã hội. Đó là nét điển hình của văn hóa và chính thống giáo Thần đạo Việt Nam.
Cho nên quan Thái phó triều Lê nhân có làm bài thơ như sau:
Non Đài chầu lại nước bao vây
Chung đúc anh linh tại chốn này
Bầu dốc trên đàn mưa tưới khắp
Trống khua trời thẳm giặc tan bay
Bia rùa, triện đá ngàn sương biếc
Trát phượng, niêm vàng chói nắng gay
Kim cổ, cuộc cờ bao xóa đổi
Lẫy lừng chính khí nước non dầy.
NGUYỄN VĂN KHẢI
(Nguyên Đăng Thục, "Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam")
Chính khí là nguồn cảm hứng, là hào khí hào hùng bất khuất của người dân yêu lẽ phải, thương nước thương nòi. Đó cũng là cái "Thời Trời, Đất lợi lại Người hòa" mà nên. Lúc đất nước suy vong, nhiễu nhương tan tác để Phan Thanh Giản phải viết tiếp:
Thời Trời Đất lợi lại Người hòa
Cám cảnh ngồi coi chẳng nói ra!
Riêng một danh sĩ là Hoàng Quang vào đời Lê mạt là thời tối tăm của lịch sử dân tộc, trong Hoài Nam Khúc có câu: "Sau thời giá lạnh ắt có mùa xuân ấm / Sau thời loạn ly ắt có thời hòa bình." (sđd)
Đó là niềm tin về lẽ tồn vong và lẽ tuần hoàn xoay vòng trôn ốc của thế cuộc. Chính khí luôn luôn bàng bạc khắp nơi qua thi ca, văn chương của kẻ sĩ. Trong thời thực dân, Tản Đà, đơn độc khốn khó vẫn tin tưởng vào Tình Xuân bất tận, tinh thần và chính khí bất diệt.
Xuân bất tận, trời cho có mãi
Mảnh gương trong đứng lại với tình
Trăm năm ta lánh cõi trần
Nghìn năm mình giữ tinh thần chớ phai.
Tinh thần đó trong tiếng thơ của Tản Đà, người anh cả của giòng thơ chính khí hiện đại, mở đầu cho biết bao nét hào hoa phóng khoáng bất khuất cho tinh thần người Việt trước cảnh đời bất nghĩa bất trung, loạn thần tặc tử đầy đường từ đó đến nay. Thơ của muôn dân nói lên lời trước bạo ngược bất công xã hội.
Chưa khi nào trong nước nhiều người làm thơ đến thế, một hiện tượng đặc biệt hơn các thời đại, triều đại trước. Một nhà giáo dạy môn xã hội học thốt lên: Từ lâu tôi đã bỏ dạy học, chỉ làm thơ chơi mà thôi. Và với muôn vàn người làm thơ chung quanh, ông nói: Đó là vì tâm trí bị ẩn uất quá. bị cùm kẹp quá phát thành tiếng nói, tiếng than, tiếng thét, tiếng sắt, tiếng đồng phản kháng qua thơ. Muôn người Việt đang làm thơ, cũng trước hết là giải tỏa bớt sự căng thẳng của tinh thần, trở thành một phong trào văn hóa mãnh liệt. Đó là một cuộc đấu tranh giữa con người trước thực tại, trước mọi áp bức, khống chế bạo tàn và ngu dân độc trị.
Thơ cũng song song với các nhà tôn giáo văn hóa. Tinh thần càng bị trị, càng duy lý, duy vật nặng nề cùm gông chừng nào thì tiếng vọng tâm linh càng bức thiết càng dậy cao, lớp sóng tâm linh đó càng thâm-mật hơn. Chúng ta đừng vội khen chê họ làm thơ hay hay dở, chỉ biết họ làm thơ khắp mọi nơi để giải tỏa cái ý hướng hay khát vọng tự do của họ trong bốn bề toàn loại "văn hóa độc hại của tuyên truyền mỵ dân" lôi kéo và làm ngu dân để mưu thống trị càng lâu, bóc lột càng nhiều càng tốt. Và rồi họ viết ra năm ba vần điệu để tinh giàn bớt nỗi uất khí của một kiếp nô dịch xu thời khó xử. Làm thơ để xả bớt cái không khí u mê ám chướng bất đồng, một cách thoát xiếng xích nô lệ tinh thần.
Nhưng trong thời loạn, cái xử thế của bậc anh hùng nghĩa sĩ thì tiếng thơ lại bao la dằng dặc và nghĩa khí bốc lên thành mây bão, thành lửa rực, sấm sét mà u hoài, cùng u uất mênh mông vô tận hơn như kẻ sĩ đời Trần:
Thế sự du du nại lão hà
Vô cùng thiên địa nhập hàm ca
Thời lai đồ điếu thành công dị
Sự khứ anh hùng ẩm hận đa
Trí chúa hữu hoài phù địa trục
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà
Quốc thù vị phục đầu tiên bạch
Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.
(ĐẶNG DUNG, Thuật hoài)
Việc đời bối rối tuổi già vay
Trời đất vô cùng một cuộc say
Bần tiện gặp thời lên cũng dễ
Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay
Vai khiêng trái đất mong phò chúa
Giáp gột sông trời khó vạch mây
Thù trả chưa xong đầu đã bạc
Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
(TRẦN TRỌNG KIM dịch) (**)
Và rồi cha con Đặng Tất, Đặng Dung đã trầm mình giữa biển Đông khi quân Tàu bắt đưa về Trung quốc. Theo lịch sử, giòng thơ chính khí đã định hình và truyền lại cho hậu thế. Thơ đã trở thành cứu cánh cho con người trong thời thế và trong xã hội rồi vậy.
Trong ngày muộn trong đêm thâu, vô vàn người dân Việt đang âm thầm, đang ngâm thơ như những đạo âm binh kêu rên rền rĩ có ai hiểu thấu. Tại sao họ phải tìm cách giải thoát bằng thơ ca, hiểu để có một đôi lúc rùng mình sởn gáy, để biết rằng một thế lực tinh thần đang trỗi dậy khắp đất nước nổi lên đòi đất, đòi tự do, đòi quyền sống làm người.
Cái thi vị của thi ca bây giờ là cái vị đắng cay, uất hận nghẹn ngào xông lên từ ruộng đồng, sông núi bị trùm phủ tư tưởng phóng thể, nô lệ hóa con người, đòi trả lại cái chân lý thuần nhiên tinh khiết cho cuộc đời, cho dân chúng vì cuồng vọng của kẻ cuồng tín theo dị thuyết quên hết cả giống nòi là dòng tộc Văn Lang thuở xưa kia.
Trước đây người nông dân than trời trách đất vì khí hậu đổi thay, mùa màng thất bát nên trông đợi:
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời êm bể nặng mới yên tấm lòng
Bây giờ trời đất luôn bị khuấy động, di dịch, cướp bóc để dễ thống trị. Dân như cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, dân trong chảo dầu của bọn ngu dốt.
Cái thời hắc ám đó trước đây khi nhà Lê vừa đánh tan giặc Minh, triều đình và bọn công thần địa vị nổi lên như chòm ong. Lũ ruồi nhặng đó đã gây cho nhà thơ khai quốc công thần một nỗi u uất trong cô đơn cùng cực:
Chiếc thuyền lơ lửng bên sông
Biết đem tâm sự ngỏ cùng ai hay
Chắc chi thiên hạ đời nay
Mà đem non nước làm rầy chiêm bao
Đã buồn về trận mưa rào
Lại đau về nỗi ào ào gió đông
Mây trôi nước chảy xuôi dòng
Chiếc thuyền hờ hững bên sông một mình.
(NGUYỄN TRÃI, Tự thán, theo Văn Đàn Bảo Giám, quyển III, ti. 133)
Từ nỗi cô đơn bất hợp tác, ông trở về Lệ Chi Viên ở Côn Sơn và cuối cùng chịu cái án Thị Lộ đến tru di tam tộc. Cũng ở trong cảnh xô bồ hỗn độn thời Lê mạt, Nguyễn sơ, Phạm Thái đem gươm trừ loạn tặc, thất bại để trở thành nhà tu hành ngồi viết Sơ Kính Tân Trang và những bài thơ Chính Khí tuyệt vời:
Năm bảy năm nay cứ loạn ly
Cảm thương thân phận nhỡ qua thì
Ba mươi tuổi lẻ là bao tá
Năm sáu đời vua thật chóng ghê
Một tập thơ sầu ngâm sảng sảng
Vài nai rượu kếch ních tì tì
Chết về tiên bụt cho xong kiếp
Đù ỏa trần gian sống mãi chi
Ông từng nổi tiếng với hai câu thơ:
Công hầu khanh tướng trong thiên hạ
Rót lại chưa đầy mắt mỹ nhân.
Khúc Vịnh Tây Hồ phú của ông để lại mối buồn thiên cổ lụy vì sóng tình của mỹ nhân Trương Quỳnh Như như một thất bại của cuộc đời.
Thời nhà Nguyễn về sau, Tú Xương cũng đã kêu lên với bọn sĩ phu co đầu rút cổ không còn một chút liêm sĩ và nghĩa khí gì trước cảnh quốc phá gia vong: Sĩ khí co đầu gà thấy cáo
Biết rằng lũ cáo độc ác vô song nhưng Cao Bá Quát với ngọn bút lông cũng tung hoành nổi loạn. Cuối cùng trước khi bị tử hình ông cười:
Ba hồi trống giục mồ cha kiếp
Một phát gươm đưa bỏ mẹ đời.
hay khi trong tù ngục vì chống lại một triều đại tham tàn đàn áp nhân dân, ông viết:
Một chiếc cùm lim chân có đế
Ba vòng xích sắt bước thời vương.
hay chạnh lòng tưởng nước nhớ non như Nguyễn Khuyến khắc khoải bơ vơ:
Khắc khoải sầu đưa giọng lẳng lơ
Đấy hồn Thục đế thác bao giờ
Năm canh máu chảy đêm hè vắng
Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ.
(Cuốc kêu cảm hứng)
hay hoài vọng mơ tưởng như Tú Xương tong bài Lạc Đường
Một mình đứng giữa quãng chơ vơ
Có gặp ai không để đợi chờ
Và lại chua xót như Nguyễn Khuyến với ông Phỗng Đá
Ông đứng làm chi mãi thế ông
Trơ trơ như đá vững như đồng
Giữ gìn non nước cho ai đó
Dâu bể cuộc đời có biết không?
Khi quân Pháp đánh thành Hà Nội, quan án sát chạy trốn, quan đề đốc cũng bỏ chạy luôn, nên có bài thơ của Ba Giai Giễu Quan Đề như sau:
Nhắc câu Thái lĩnh với hồng mao
Chí khí quan đề khẳng khái sao
Thắt cổ chân lê buông xuống đất
Trẫm mình đầu ngóc nghển lên cao
Sờ lưng thuốc độc rơi đâu mất
Lấy hốt làm gươm thích chẳng vào
Tứ bất tử rồi ngơ ngẩn mãi
Hỏi thăm quan Án chạy nơi nào
Cảnh lầm than của đất nước đen tối vô cùng, nhiều người vào chùa tụng kinh quên đời, những nhà thơ vô danh từng viết ra lời ta thán trong bài Xuất Thế sau đây, có người nói là của nhà sư nữ ở chùa Non Nước, em gái vua Minh Mệnh:
Thế sự nhìn xem rối cuộc cờ
Càng nhìn càng ngắm lại càng dơ
Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm
Gõ vỡ trần tâm, tiếng mõ trưa
Chu tử ngán mùi nên ấm vải
Đỉnh chung lợm giọng hóa chay ưa
Lên đàn cứu khổ, toan quay lại
Bể ái trông ra, nước đục lờ.
Chu tử là sắc đỏ và tía, ý nói sự vinh hoa phú quý, có thể nói đây cũng là một vần điệu chính khí trước cảnh điêu linh của lịch sử thời Pháp thuộc của bậc nữ lưu đầy ý thức.
Những bài thơ vịnh của cụ Nguyễn Đình Chiểu, lục bát Lục Vân Tiên có câu mà người nông dân Nam bộ ngày nay hay đọc lên trước bọn cướp:
Bớ kia cái đảng côn đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân
Cái thú thi vị là dù không làm được thơ, người ta cũng sính thơ dù đọc thơ Lục Vân Tiên, Lục Súc Tranh Công của người xưa hay thơ của Tản Đà: "Nước đi ra bể lại mưa về nguồn." Thơ của Thế Lữ trong cái ý nghĩa Hổ Nhớ Rừng: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, thơ của Truy Phong đang được diễn lại ở các câu:
Dân ngu vì bị làm ngu
Đễ dân làm ngựa làm trâu suốt đời
(Một thế kỷ mấy vần thơ)
Và để người ta hồi tưởng lại với Phạm Giật Đức:
Em tôi lên Bắc từ năm trước
Tin vắn đưa về đi dân công
Gánh gạo sang Tàu không trở lại
Vắng nó hoang thêm những ruộng đồng
(Đường sang khu chiến)
Những Chính Khí Ca khi Hà thành thất thủ: Thất kinh thành Hoàng Diệu ngã trên thây. Rồi cả dân tộc lủi thủi như em bé tìm thức ăn:
Em bé lên sáu tuổi
Lủi thủi tìm thức ăn
Bố cường hào nợ máu
Trả nợ trước nhân dân.
(Hoàng Cầm)
Những Phan Khôi, Hữu Loan, Phùng Quán, Quang Dũng, Phùng Cung, Tạ Hữu Thiện, cả Dào Duy Anh và Trần Đức Thảo... của thời Nhân Văn Giai Phẩm nghĩa khí ngất trời.
Ngày nay, việc sùng bái cá nhân, thần thánh hóa lãnh tụ sau thời gian thất điên bát đảo vẫn trỗi dậy không ngưng. Ở Tân An, dân nghèo cùng cực, vùng tràn ngập lúa gạo mà hằng ngày phải ăn cơm nửa buổi với trái bần chua chát. Chiến lược bần cùng hóa dân chúng vẫn đang tiếp diễn, che đậy bởi cái hào nhoáng vô lương của văn minh đô thị mới. Thi ca chính khí ngày càng phát triển tràn lan trong nước đã nói ra sự phá sản ý thức hệ Cộng Sản ngày nay vốn trước đây khi định hình Duy vật chủ nghĩa đã tự phá sản tinh thần trước lẽ phải, lẽ Chân Thiện Mỹ của văn học hiện đại rồi.
Sài gòn, 2011
* Triều Lý, Lý Thái Tổ vừa băng hà, Lê Phụng Hiểu định phản loạn, giết ngay Hoàng tử Võ-đức vương, khiến khi thái tử Phật Mã lên ngôi, là Lý Thái Tông, đã lập ra lệ hàng năm các quan phải đến Đền Đồng Cổ (thờ Thần Trống Đồng) làm lễ đọc lời thề rằng: "Làm con phải hiếu, làm tôi phải trung, ai bất hiếu bất trung, xin quỉ thần làm tội." Các quan trốn thề sẽ bị đánh 50 trượng. (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, 1953, trang 99.) An Tiêm.
** Theo Văn Đàn Bảo Giám, quyển II, trang 2 và 3. An Tiêm sao lục.
NGUYỄN SƯỞNG (1)
BẠCH ĐẰNG GIANG
Kinh quánh như sơn thảo mộc xuân,
Hải triều húng húng thạch lân tuân.
Thùy tri vạn cổ Trùng Hưng nghiệp,
Bán tại quan hà bán tại nhân.
Sông Bạch Đằng
Đào Phương Bình dịch
Mồ thù như núi, cỏ cây tươi,
Sóng biển gầm vang, đá ngất trời.
Sự nghiệp trùng hưng ai dễ biết,
Nửa do sông núi, nửa do người.
TRẦN MẠNH
(MINH TÔNG, 1300-1357, con thứ tư Trần Anh Tông)
BẠCH ĐẰNG GIANG
Vãn vãn kiếm kích bích toàn ngoan,
Hải thẩn thôn triều quyển tuyết lan.
Xuyết địa hoa điền xuân vũ tễ,
Hám thiên tùng lại vãn sương hàn.
Sơn hà kim cổ song khai nhãn,
Hồ Việt doanh thâu nhất ỷ lan.
Giang thủy đình hàm tà nhật ảnh,
Thác nghi chiến huyết vị tằng can.
Sông Bạch Đằng
Đào Phương Bình dịch
Chạm mây gươm giáo, xanh von vót,
Sóng tuyết khi đầy lại lúc vơi.
Mưa tạnh hoa phô vàng mặt đất,
Sương lùa thông réo tiếng vang trời.
Non sông kim cổ hai lần dậy, (2)
Hồ Việt hơn thua, một thoáng thôi.
Chan chứa dòng sông ngầu bóng xế,
Ngỡ là máu giặc hãy còn tươi.
1. Nguyễn Sưởng, không rõ quê quán, chỉ biết sống cùng thời và ở trong thi xã Bích Động của Trần Quang Triều (1286-1325, là anh vợ vua Trần Anh Tông), tác phẩm ông để lại gồm 16 bài thơ.
2. Ý nói sông Bạch Đằng đã chứng kiến hai chiến công oanh liệt: Ngô Quyền năm 939 và Trần Quốc Tuấn phá quân Nguyên năm 1288.
Hai bài thơ trên trích từ Tinh Tuyển Văn Học Việt Nam, Văn Học Thế Kỷ X-XIV của TS Nguyễn Đăng Na, NXB Khoa Học Xã Hội, 2004.
PHAN BỘI CHÂU
NGHĨ XEM SỰ THẾ
Nghĩ xem sự thế thế nào đây
Ngoảnh lại giang sơn giọt lệ đầy
Một lũ quan dân phường lính lệ
Vài câu kinh nghĩa giấc đêm khuây
Dại chi xấu mặt cam lòng chịu
Khôn cũng tung lòng cất cánh bay
Khúc ruột gan này ai chẳng có
Có ai nghĩ đến cái văn này.
Những bài thơ trên trích ở các sách Văn Đàn Bảo Giám (III & IV), Văn Học Tùng Thư, Nam Ký chủ trương (nxb Đại Nam sau 75) và Thơ Văn Lý Trần (thế kỷ XI đến XIV), không kể bài thơ đầu thế kỷ XX của cụ Phan.
- Bài Tế Chiến Sĩ Quốc Gia Trận Vong Việt Thần Thơ
- Chiếm Đoạt Lịch Sử Rồi Để Lại Gì Cho Dân Tộc? Việt Thần Nhận định
- Dòng Thơ Chính Khí Việt Nam Việt Thần Khảo luận
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Gọi Yêu Dấu & Trong Giấc Mơ Nào (Trần Yên Hòa)
• Tản mạn về bài thơ "Lời nguyện của rừng" (Trần Đăng Hồng)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Tưởng Tượng và Hư Cấu Trong Thơ (Ngu Yên)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |