|
Trầm Kha(..1948 - 19.1.1974) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Ngày Xuân Nhớ Xuân (Tản Đà) Ông Đồ (Vũ Đình Liên) Xuân Về (Nguyễn Bính)
Mùa Xuân Chín (Hàn Mặc Tử) Tân Xuân (Quách tấn) Chợ Tết (Đoàn Văn Cừ)
Ngày Tết (Anh Thơ) Xuân (Chế Lan Viên) Chiều Xuân (Huy Cận)
Vội Vàng (Xuân Diệu)
Giây Phút Chạnh Lòng (Thế Lữ)
Tản Đà
Dương Bích Liên vẽ, 1957
Bính Tý sang mà Ất Hợi qua
Đổi thay cũ mới khắp gần xa
Vui xuân thiên hạ bao nhiêu kẻ
Ngồi nhớ xuân xưa họa có ta.
Xuân xưa nhớ lúc ta lên năm
Vỡ lòng đi họ c phố thành Nam. 1
Học sách ba chữ, câu năm chữ, 2
Đến sách Dương Tiết vừa hết năm.
Xuân xưa đến lúc ta lên sáu
Học sách Luận Ngữ đọc láu táu
Ở nhà Hà Nội phố hàng Bông
Bốn tám đến nay còn nhớ số.
Cuối năm lên sáu ta về Khê 3
Đà giang Tân lĩnh, nước non quê
Sách Nho học truyện lại học Sử
Quốc ngữ cũng mới làu A, B.
Xuân xưa bảy, tám, chín, mười tuổi
Văn chương ta mới làm câu đối
Đến xuân mười một học làm thơ
Xuân mười bốn tuổi, văn đủ lối.
Đà giang nước chảy, Tản mây bay
Mười bốn xuân qua trải tháng ngày
Hết xuân mười bốn, từ Khê Thượng
Về học phủ Quảng gần Sơn Tây. 4
Quảng Oai vừa trải bốn xuân dư
Xuân mỗi ngày cao, học cũng như
Cuối xuân mười chín, ra Hà Nội
Học trưởng Quy Thức, đường Gia Ngư.
Hà thành trải qua một đôi xuân
Học chẳng cao thêm cũng rộng dần
Mới học Pháp văn từ lúc ấy
Ấy năm Thành Thái sang Duy Tân.
Xuân xưa đến tuổi ta hai mươi
Phủ Vĩnh cầm như quảy gánh chơi 5
Hán học, Pháp văn kiêm giảng tụng
Ba gian nhà cỏ bóng trăng soi.
Sang xuân hăm mốt học đi thi
Thi tại trường Nam lọt một kỳ
Kỳ luận hỏng vì vua Hạ Võ
Hỏng thi càng học để đi thi.
Xuân hăm bốn tuổi thi Ấm Sinh
Tên đỗ thứ ba, đăng nhật trình
Hậu Bổ thi luôn, hỏng vấn đáp
Chữ Pháp thất bại trường công danh
Xuân qua, thu lại, lại đi thi
Nam Định bay luôn đệ nhất kỳ
Càng học để thi, thi cứ hỏng
Thi tàn, học cũng tàn theo thi.
Ngày xuân thấm thoát nghĩ như thoi
Cái học năm xưa đã cũ rồi
Học cũ đi mà Xuân lại mới
Thơ Xuân nhớ lại, viết mà chơi.
(1936)
1. Nam Định.
2. Tam tự kinh, Ấu học ngũ ngôn thi.
3. làng Khê Thượng.
4. phủ Quảng Oai.
5. phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên.
Sinh ngày 15 tháng 10 năm Quý Sửu (1913) ở Hà Nội. Học: trường Bảo hộ, trường Luật. Dạy tư, quản lý Tinh Hoa, chủ trương Revue pédagogique. Đã đăng thơ: Phong Hóa, Loa, Phụ Nữ Thời Đàm, Tinh Hoa.
(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh&Hoài Chân)
Vũ Đình Liên
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngồi khen tài
"Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay."
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm,
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa,
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Tinh Hoa)
Sinh năm 1919 ở làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản (Nam Định). Không hề học ở nhà trường, chỉ học ở nhà với cha và cậu. Làm thơ từ năm 13 tuổi. Đã làm gần một ngìn bài. Được giải khuyến khích về thơ của Tự Lực Văn Đoàn năm 1937.
Đã đăng thơ: Ngày Nay, Tiểu Thuyết Thứ năm, Nam Cường. Đã xuất bản: Lỡ Bước Sang Ngang, Tâm Hồn Tôi (Lê Cường, Hà Nội, 1940), Hương Cố Nhân (Á Châu, Hà Nội, 1941). (Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh&Hoài Chân)
Nguyễn Bính
Đã thấy xuân về với gió đông,
Với trên màu má gái chưa chồng.
Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm
Ngước mắt nhìn trời, đôi mắt trong.
Từng đàn con trẻ chạy xun-xoe,
Mưa tạnh, trời quang, nắng mới hoe.
Lá nõn ngành non ai tráng bạc?
Gió về từng trận, gió bay đi...
Thong-thả nhân gian nghỉ việc đồng,
Lửa thi con-gái mượt như nhung.
Đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng,
Ngào-ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
Trên đường cát mịn, một đôi cô,
Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
Lần lần tràng-hạt niệm nam-vô.
(Tâm Hồn Tôi)
Chính tên là Nguyễn Trọng Trí. Sinh ngày 22 Septembre 1912 ở Lệ Mỹ Đồng Hới), mất ngày 11 Novembre 1940. Trú ngụ ở Qui Nhơn từ nhỏ. Nhà nghèo, cha mất sớm. Học trường Qui Nhơn đến năm thứ ba.Làm sở Đạc Điền một độ, bị đau rồi mất việc. Vào Nam làm báo ít lâu lại trở về Qui Nhơn. Kế đó mắc bệnh hủi, đưa vào nhà thương Qui Hòa rồi mất ở đó. Làm thơ từ ngày mười sáu tuổi (lấy hiệu là Phong Trần rồi Lệ Thanh). Đến năm 1936, khi chủ trương tờ phụ trương văn chương báo Saigon mới đổi hiệu là Hàn Mặc Tử. Đã đăng thơ: Phụ Nữ Tân Văn, Saigon, Trong Khuê Phòng, Đông Dương tuần báo, Người Mới.
Đã xuất bản: Gái Quê (1936). (Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh&Hoài Chân)
Hàn Mặc Tử
(1912-1940)
Trong làn nắng ửng: khói mơ tan.
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời.
Bao cô thôn nữ hát trên đồi,
- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây...
Thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây...
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng.
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
(Hương Thơm)
Quách Tấn
Ngàn sương lóng lánh ánh quang huy,
Phấp phới nồm trương ngọn Quốc kỳ,
Cửa đón tân xuân lồng thược dược,
Trà dâng Nguyên đán ngát tường vy.
Mộng phiền ba tỉnh hồn phấn điệp,
Điềm thái hòa ứng giọng hoàng ly.
Tấm lòng đất nước chung hoan hỷ.
Hương khói thơm lừng nhịp trúc ty.
(Nha Trang 1955)
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi.
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà gianh,
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ.
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng dỏ đầu cành như giọt sữa,
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
*
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ dim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quảy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi dở bán.
Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.
Chú hoa-man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đương chít cũng tung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rợi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha,
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà sống màu thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
*
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm.
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rựng tơi bời quanh quán chợ.
(Ngày Nay)
Chính tên là Vương Kiều Ân - Vương họ cha, Kiều họ mẹ. Sinh tháng Janvier 1919 tại Ninh Giang. Học từ năm lên bảy, năm 12 tuổi mới lên lớp ba (Hải Dương, Thái Bình, Bắc Giang). Bỏ học sau một buổi bị cô giáo phạt quỳ. Đã đăng thơ: Hanoi báo (ký Hồng Anh), Tiểu Thuyết Thứ Năm, Ngày Nay, Phụ Nữ. Được giải thưởng khuyến khích về thơ của Tự Lực Văn Đoàn năm 1939. Đã xuất bản: Bức Trang Quê (Đời Nay, Hà Nội, 1941), Xưa (hợp tác với Bàng bá Lân, 1941)
(Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh&Hoài Chân)
Anh Thơ (1941)
Trước cổng làng chùm nêu vừa thức gió,
Bụi mưa phùn đã đổ xuống sân vôi,
Tràng pháo chuột đua nhau đì đẹt nổ,
Xác giấy hồng bắn cả cánh hoa rơi.
Trong nhà đó, bàn thờ nghi ngút khói,
Những đàn bà tíu tít chạy bưng mâm,
Lũ con trẻ vui mừng thay áo mới
Bên ông già hương nến quá chuyên tâm.
Ngoài đường ngõ bùn lần theo nước chảy,
Thằng cu con quần đỏ cưỡi lưng bà,
Các cô gái đội vòng hương ôm váy,
Miệng tươi cười mừng tuổi những người qua.
Tôi có chờ đâu, có đợi đâu;
Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?
- Với tôi tất cả như vô nghĩa,
Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!
Ai đâu trở lại mùa thu trước
Nhặt lấy cho tôi những là vàng?
Với của hoa tươi, muôn cánh rã,
Về đây, đem chắn nẻo xuân sang!
Ai biết hồn tôi say mộng ảo
Ý thu góp lại cản tình xuân?
Có một người nghèo không biết Tết
Mang lì chiếc áo độ thu tàn!
Có đứa trẻ thơ không biết khóc
Vô tình bỗng nổi tiếng cười ran!
Chao ôi! mong nhớ! ôi mong nhớ
Một cánh chim thu lạc cuối ngàn.
(Điêu Tàn)
Xuân gội tràn đầy
Giữa lòng hoan lạc,
Trên mình hoa cây...
Nắng vàng lạt lạt
Ngày đi chày chày...
Hai hàng cây xanh
Đâm chồi hy vọng...
Ôi duyên tốt lành.
Én ngàn đưa võng
Hương đồng lên hanh.
Kế bên đường mòn
Mùa đông đã tạnh
Cỏ mọc bờ non...
Chiều xuân tươi mạnh
Gió hay vào hồn.
Có bàn tay cao
Trút bình ấm dịu
Từ phương xa nào...
Người cô yểu điệu
Nghe mình nao nao...
Nhạc vươn lên trời
Đồi măng đang dậy
Tưng rừng muôn nơi...
Mái ông gió hẩy,
Chiều xuân đầy lời.
(Lửa Thiêng)
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất,
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật,
Này đây hoa của đồng nội xanh rì,
Này đây lá của cành tơ phơ phất,
Của yến oanh này đây khúc tình si,
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa,
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần.
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa,
Tôi không chờ nắng hạ, mời hoài xuân.
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!
Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời,
Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng dứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! chẳng bao giờ nữa...
Mau đi thôi! mùa chưa ngã chiều hôm,
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cảnh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng.
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
Cho no nê thanh sắc của thời tươi,
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
(Thơ Thơ, in lần thứ hai)
"Anh đi đường anh, tôi đường tôi.
Tình-nghĩa đôi ta có thế thôi.
Đã quyết không mong sưm-họp mãi,
Bận lòng chi nữa lúc chia phôi?
"Non nước đương chờ gót lãng-du,
Đâu đây vẳng tiếng hát chinh-phu,
Lòng tòi phơi phới quên thương tiếc
Đưa tiễn anh ra chốn hải-hồ.
"Anh đi vui cảnh lạ, đường xa,
Đem chí bình-sinh dãi nắng mưa,
Thân đã hiến cho đời gió bụi,
Đâu còn lưu-luyến chút duyên tơ?
"Rồi có khi nào ngắm bóng mây
Chiều thu đưa lạnh gió heo may
Dừng chân trên bến sông xa vắng,
Chạnh nhớ tình tôi trong phút giây.
"Xin anh cứ tưởng bạn anh tuy
Giam hãm thân trong cảnh nặng nề,
Vẫn để hồn theo người lận-đận,
Vẫn hằng trông đếm bước anh đi."
Lấy câu khảng-khái tiễn đưa nhau,
Em muốn cho ta chẳng thảm sầu.
Nhưng chính lòng em còn thổn-thức,
Buồn kia em giấu được ta đâu?
Em đứng nương mình dưới gốc mai,
Vin ngành sương đọng, lệ hoa rơi,
Cười nâng tà áo đưa lên gió,
Em bảo: hoa kia khóc hộ người.
Rồi bỗng ngừng vui cùng lẳng lặng,
Nhìn nhau bình-thản lúc ra đi.
Nhưng trong khoảnh-khắc ơ-thờ ấy,
Thấy cả muôn đời hận biệt-ly.
Năm năm theo tiếng gọi lên đường,
Tóc lộng tơi-bời gió bốn phương.
Mấy lúc thẫn-thờ trông trở lại,
Để hồn mơ tới bạn quê-hương.
Ta muốn lòng ta cứ lạnh lùng
Gác tình duyên cũ thẳng đường trông.
Song le hương khói yêu đương vẫn
Phảng-phầt còn vương-vấn cạnh lòng.
Hôm nay tạm nghỉ bước gian-nan,
Trong lúc gần xa pháo nổ ran,
Rũ áo phong sương trên gác trọ,
Lặng nhìn thiên-hạ đón xuân sang.
Ta thẩy xuân nồng thắm khắp nơi.
Trên đường rộn rã tiếng đua cười,
Động lòng nhớ bạn xuân năm ấy
Cùng ngắm xuân về trên khóm mai.
Lòng ta tha-thiết đượm tình yêu,
Như cảnh trời xuân luyến nắng chiều,
Mắt lệ đắm trông miền cách biệt,
Phút giây chừng mỏi gối phiêu-lưu...
Cát bụi tưng trời - Đường vất vả
Còn dài - Nhưng hãy tạm dừng chân,
Tưởng ngườí trong chốn xa xăm ấy
Chẳng biết vui buồn đón gió xuân.
(Mấy vần thơ, tập mới)
Học xá minh họa thêm hình trong bài trích từ Từ Điển Văn Học Bộ Mới, Nxb Thế Giới, 2004.
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |