1. Head_

    Dương Quảng Hàm

    (14.7.1898 - 19.12.1946)
    Ad-25-TSu-2301360532 Ad-25-TSu-2301360532

     

     

    1. Link Tác Phẩm và Tác Giả
    2. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc bình bài: Mã Viện (tác giả: Vô Danh) (Nguyễn văn Ngọc) Ad-21 Ad-21 (Google - QC3) (Học Xá)

      12-09-2016 | VĂN HỌC

      Mã Viện (tác giả: Vô Danh)

        Ôn Như NGUYỄN VĂN NGỌC
      Share File.php Share File
          

       

      Trèo non, vượt biển biết bao trùng,

      Một trận Hồ Tây chút vẫy vùng.

      Quắc thước khoe chi mình tóc trắng!

      Cân đai đọ với gái quần hồng.

      Gièm chê luống những đầy xe ngọc,

      Công cán ra chi dựng cột đồng?

      Ai muốn chép công, ta chép oán,

      Công riêng ai đó, oán ta chung!

      VÔ DANH


          Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc
            (1890 - 1942)

      Có bản chép. Câu 1. biết bao công. Câu 3 và câu 4. Tuổi ngoại sáu mươi khoe quắc thước. Đánh củng hai gái gọi anh hùng. Câu 5. Gièm chê đã chán đầy mâm ngọc.


      Chữ và câu. Mã Viện = người ở Mậu lăng đời Đông Hán, tự là Văn Uyên sau được phong làm Phụ ba tướng quân. Xem rõ truyện ở quyển Cổ học tinh hoa quyển I trang 121. Trùng - từng tầng, từng lớp, đây nói tầng núi, lớp sông, biển.


      Một trận Hồ tây chút vẫy vùng = Mã Viện đánh hai bà họ Trưng được ở trận Hồ tây, bấy giờ là Hồ Lãng Bạc.

      Quắc thước = quắc: trừng mắt lên trông; thước: sáng sủa; đây nghĩa là nhẹ nhàng mạnh mẽ. Mã Viện khi đã 62 tuổi còn nói với vua Quang Vũ nhà Hán: "Tôi còn mặc áo giáp, nhảy ngựa được". Vua sai thử. Mã Viện liền nhảy ngựa cầm cương, quắc mắt ra dáng mạnh mẽ lắm. Vua cười nói: Quắc thước tai thị ông! (ông này nhẹ nhàng mạnh mẽ lắm).

      Cân đai = cân: khăn; tiếng khăn ở chữ cân ra; đai: dây lưng. Quần hồng = quần đàn bà mặc; xưa, đàn bà mặc quần sắc đỏ hồng.

      Gièm chê luống những đầy xe ngọc = khi Mã Viện ở nước ta kéo quân về Tàu, có đem theo mấy xe ý dĩ (vị thuốc) bị kẻ gièm pha với vua Tàu là lấy mấy xe châu ngọc của nước ta.

      Công cán ra chi dựng cột đồng = trước khi về Tàu, Mã Viện có lập cái cột đồng để ghi công. Tục truyền cột đồng ấy có khắc mấy chữ nguyền rủa dân Giao chỉ: Đồng trụ chiết, Giao chỉ diệt (cái cột đồng này đổ thì dân Giao chỉ hết). Dân ta thấy thế, sợ cột đồng đổ, cứ lấp đất đá đắp mãi vào, mà thành cái cột đồng lấp mất, nên không rõ ở chỗ nào.

      Ai muôn chép công, ta chép oán = câu này ý nói người Tàu thì nhớ đến công việc Mã Viện đã sang đánh nước ta. Phần ta thì lại lấy việc Mã Viện đánh đổ họ Trưng, xâm chiếm đất nước, làm việc đại nhục, mà ta đeo một cái lòng oán hận không bao giờ quên được.

      Công riêng ai đó, oán ta chung = Câu này ăn theo và làm cho lọn ý câu trên. Mã Viện đánh ta là công riêng của Mã Viện đối với người Tàu. Chớ như ta, bấy giờ mất nước, ông cha ta bị người Tàu tàn hại, thì bây giờ càng nghĩ đến truyện Mã Viện, ta càng như thêm nhớ đến cái oán chung cho cả nước, cả nước ai nấy phải ghi lòng.


      Ý và văn. Ông tự ở nước ông, ông trèo non, vượt biển biết bao nhiêu lần, ông mới sang tới bên nước này. Ở nước này, chỉ vì hở cơ có một chút, ông mới vẫy vùng được một trận ở Hồ Tây (câu 1 và 2).

      Ông khoe ông già mà còn khoẻ, nhưng tưởng ông làm gì, chớ ông đem bộ cân đai của ông mà đọ với mãnh quần hồng của đàn bà, thì có chi gọi là anh hùng vẻ vang? (câu 3 và 4).

      Trận đánh xong, trước khi ông rời chân đi, ông còn dựng cái cột đồng như có ý để ghi công cán ông, kịp lúc ông về hẳn, ông lại đem theo bao nhiêu xe đồ quí báu, sao mà ông sâu cay và tham lam quá lắm thế! Nhưng thử hỏi ông, có biết người nước này cho cái công cán ông ra chi, người nước ông gièm cái lòng tham ông như thế nào không? (câu 5 và 6).

      Ông không rõ, chờ cái công đối với ông, là công riêng một mình ông, chớ đối với nước này, thì lại là cái oán chung cho cả nhân dân đó, cái công ấy, đối với người nước ông, tuy họ ghi chép thật, chớ đối với người nước này, họ có ghi chép, là ghi chép để oán ông mà thôi (câu 7 và 8).


      Bài thơ này giải xuôi ra như thế. Đại ý rụt lại chỉ là một giọng oán Mã Viện, vì đối với dân Việt Nam ta, Mã Viện quả là một kẻ thù không sao dung thứ được. Mã Viện đánh được hai Bà đã là một cái cớ làm cho dân ta đáng giận rồi. Nhưng Mã Viện lại còn dựng cái cột đồng như có ý tàn bạo muốn nguyền rủa giết chết cả giống Giao chỉ ta, ấy mới là một dây oán thâm căn cố đế, tưởng ta còn sống được ngày nào, cũng không thể sao quên đi được. Cái cột đồng của Mã Viện dựng, ghi cái chữ diệt ấy thực có hay không và ở vào đâu? Ta không rõ. Ta chỉ biết rằng hiện nay ở những chỗ nước ta giáp giới với nước Tàu, người Tàu thường vẫn lấy cái uy hiệu của Mã Viện ra như để làm cái bùa trấn áp hay ông ngáo doạ dẫm ra vậy.


      Ai đã từng qua chơi bên Thuỷ khẩu tức là Chấn phòng, đối với Lao kay, vừa bước chân sang, thấy ngay cái biển treo ba chữ Phục ba Nhai thì đủ rõ. Lại nhất là ai đã bước sang bên Đông hưng (Tong Hinh) đối với Mống cái, vào cái đền thờ Mã Viện xem, trong có tạc một tượng lớn tay trái nắm tóc một tượng nhỏ nằm phục ở dưới, chân trái giận lên mình tượng nhỏ, còn tay phải giơ cao một thanh gươm lên như muốn chém, mà không đoán ngay ra tượng lớn ấy là Mã Viện biểu hiệu người Tàu ra oai, tượng nhỏ ấy là biểu hiệu một An nam lép vế khốn khổ ư? Mã Viện xưa có ý giết hại ta như vậy, con cháu Mã Viện bây giờ còn có ý nạt nộ ta như vậy, thì muốn bảo ta rửa cái mối oán kia đi thế nào cho nó sạch? Thế mà nực cười thay! Ở chính nước ta bây giờ cứ kể có bao nhiêu đền còn thỜ Mã Viện, trước các đền thờ ấy, có bao nhiêu người vẫn lưng thì lụp xụp xuống lễ, miệng thì xít xa kêu khấn những là: Hán Triều Phục ba đại tướng quân! Ôi! đã có đền thờ hai bà họ Trưng, lại có đền thờ tướng quân Mã Viện, nghĩa là ân nhân cũng thờ, cừu nhân cũng thờ như ân nhân, dân ta sao mà là một dân đại độ bao dung được đến thế? Tình dân như thế, thì dễ có khi xưa người Tàu ra cho, không rõ hẳn ông Trạng nào, lúc sang sứ, vế câu đối rằng:

      Đồng trụ khí kim đài vị lục.

      Nghĩa là: Cột đồng đến nay rêu chửa xanh; mà ông Trạng ứng khẩu đối ngay với:

      Đằng giang tự cổ huyết do hồng.

      Nghĩa là: Sông Đằng từ xưa máu còn đỏ; thì dễ có khi cũng không khen ông Trạng ấy là người đối đáp được với tàu có khí khái đấy nhỉ?


      Bài thơ này hay nhất là hai câu kết, ta có thể lấy ra mà vịnh Mã Viện cũng đủ. Còn phải câu 4 lắm bản chép: Cân thoa đọ với gái quần hồng. Như thế là cho cả câu ám chỉ bà Trưng đối với cả câu trên ám chỉ Mã Viện. Nhưng lại phải chữ đọ, thì cân thoa đọ với quần hồng không có nghĩa.


      Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc

      Nguồn: Nam Thi Hợp Tuyển, bài 102.
      Nxb Văn Hóa-Thông Tin, Hà Nội-2000

      Ad-22-A_Newest-Feb25-2022 Ad-22-A_Newest-Feb25-2022


      Cùng Tác Giả

      Cùng Tác Giả:

       

      - Thi Pháp Nhập Môn Nguyễn Văn Ngọc Biên khảo

      - Mã Viện (tác giả: Vô Danh) Nguyễn Văn Ngọc Thơ

    3. Thơ và bài viết về Thơ (Học Xá) Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Thơ và Bài viết về Thơ:

        Cùng Mục (Link)

      Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

       
      Ad-33 (Học Xá) Ad-33 - Google - QC4 (Học Xá)

       

        Thơ Dịch:

       (Vietnamese Poetry translated into English)

       

      Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:

       

      Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)

      Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)

      Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)

      Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)

      ......

      Huỳnh Sanh Thông dịch:

       

      Thăng Long (Nguyễn Du)

      Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)

      Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)

      Thăng Long Thành Hoài Cổ

       (Bà Huyện Thanh Quan)

      ......

      Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:

       

      Cùng khổ (Bùi Chát)

      Hoa sữa (Bùi Chát)

      Bài thơ một vần (Bùi Chát)

      ......

      Các tác giả khác dịch:

       

      Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)

      Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)

      Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)

      ......

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Thơ Cổ:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )

      Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)

      Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)

      Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)

      Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)


      Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)

      Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)

       

       

        Thơ Tuyển:

        Cùng Mục & Chỉ Số (Link)

      Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)

      Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)

      Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)

      Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)

      Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)


      Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

        Trang Thơ các Tác Giả:

       

      Cùng Chỉ Số - Lưu Trữ (Link) Chu Ngạn Thư   Chu Trầm Nguyên Minh   Hồ Minh Dũng   Hoàng Anh Tuấn   Hoàng Hương Trang   Lê Hữu Nghĩa   Lê Phương Nguyên   Lê Văn Trung   Mai Trung Tĩnh   Minh Đức Hoài Trinh  

       

        DANH NGÔN (Proverbs)

       

         • Chí Khí

         • Xử Thế

       

        TỤC NGỮ (Proverbs)

       

      Tre già măng mọc

      Đục nước béo cò

      Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng

      Gà một mẹ đá nhau

       

        ĐỐ VUI (Puzzles)

        Ad-31 Ad-31 = QC_250-250 (Học Xá)

       

  2. © Hoc Xá 2002

    © Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com)