|
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam
(Spratly and Paracel Islands)
Thưa vâng cũng thế tôi liều bút khi tin vào ký ức không phải như một đích đến mà như điểm khởi hành – một máy-phóng ném bạn đọc vào thời hiện tại và cho phép bạn đọc tưởng tượng tương lai thay vì chấp nhận nó…
Tôi hoàn toàn cũng xin được cam kết không thể có bất kỳ mối liên kết nào với lịch sử nếu lịch sử chỉ là một bộ sưu tập những người chết những địa danh chết những sự kiện chết…
Vậy nên đó là lý do vì sao tôi phải nhảy dù cố gắng (6) viết Quần-đảo-tráo-tên ở thời hiện tại mà cố gắng giữ cho mọi việc đã xảy ra như đang sống và cho phép nó xảy ra lần nữa khi người đọc đọc nó…
Của đáng tội tôi là một học trò không đến nỗi khốn khổ môn lịch sử nên các lớp học lịch sử - tùy thầy cô tùy nội dung đề tài đã đành mà còn tùy thể xác và linh hồn nơi tên học trò nhỏ bé là tôi - không đến nỗi quá giống như những cuộc viếng thăm bảo tàng người-bằng-sáp hay khu vực người chết…
Thì vẫn quá khứ là vô hồn trống rỗng câm lặng nên cũng có thể người ta dạy chúng tôi về quá khứ sao cho chúng tôi dễ dàng từ bỏ chính mình với lương tâm kiệt quệ thời hiện tại để đừng tạo ra lịch sử vì lịch sử đã được hoàn thành cứ đơn giản hãy chấp nhận nó…
Chả nhẽ lịch sử nghèo nàn đã tắt thở phản bội (7) trong các tài liệu học thuật có phần dối trá trong học đường mà chết chìm trong những ngày tháng chả nhẽ họ đã giam giữ lịch sử trong các viện bảo tàng và chôn nó với những vòng hoa bên dưới tượng đồng và đá cẩm thạch tưởng niệm…
Có lẽ Quần-đảo-tráo-tên có thể phần nào - dẫu bé bằng mắt muỗi biển - giúp trả lại cho lịch sử hơi thở sự tự do và tiếng nói…
Ai cũng biết thừa trải qua nhiều thế kỷ tài nguyên (8) Biển Đông đã bị tước đoạt kia tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng với hơn 160.000 loài gần 10.000 loài thực vật và 260 loài chim sống ở biển với trữ lượng các loài động vật ở biển chừng 32,5 tỷ tấn trong đó cá chiếm 86% kia nữa tài nguyên phi sinh vật ngoài dầu và khí đốt là tài nguyên lớn nhất còn có nhiều loại khoáng sản giá trị như sắt ti tan cát thủy tinh và oách nhất là có loại khí đốt băng cháy với trữ lượng tương đương với trữ lượng dầu khí tất nhiên còn kia tài nguyên giao thông vận tải và tài nguyên du lịch…
Đau hơn cả ký ức của Biển Đông cũng bị tước đoạt gần như ngay từ đầu Biển Đông đã bị cưỡng bức đến mất trí nhớ bởi những kẻ ngăn cản nó sống
lịch sử đơn phương của Biển Đông được quy về một cuộc diễu hành quân sự của các quan lớn trong đồng phục vừa được giặt-khô…
Tôi không phải một nhà sử học
tôi chỉ là một trường ca gia muốn góp phần - dẫu bé bằng mắt muỗi biển - giải cứu ký ức bị giam cầm của toàn thể Biển Đông trước hết của các đảo-bị-tráo-tên thuộc vùng đại dương yêu dấu không quốc gia nào dám khinh bạc
tôi muốn trò chuyện với miền sóng nước này khi chia sẻ những bí mật của nó thăm hỏi nó về những vùng sóng gió lồng lộng chân trời vời vợi mà nó được sinh ra về những yêu thương hay bạo lực mà nó từng nếm trải…
Tôi thiệt tình không biết thể loại văn học của sáng tác này là gì
việc tìm câu trả lời xác quyết cho câu hỏi đó đã khiến tôi mất ngủ mất ăn
tôi không tin vào những đường biên theo đó các viên chức hải quan văn chương tách biệt các thể loại…
Quần-đảo-tráo-tên không phải là một hợp tuyển tư liệu và thi liệu
rõ ràng không
nhưng tôi không biết liệu nó có là
thơ trường ca
chuyện kể
siêu hư cấu
ký sự hay bình luận thời cuộc trộn văn vần văn xuôi
hay tài liệu báo chí hay sử thi hoặc biên niên sử hoặc...
Có lẽ nó thuộc về tất cả hoặc không thuộc về một thể loại nào
thôi thì cứ để tôi gọi tạm là trường-ca-tư-liệu
đa tạ ạ…
Nó rõ như ban ngày không phải một tuyển chọn tư liệu và thi liệu mà là một tác phẩm văn học
tác giả đề xuất một tiểu-sử-thi Biển Đông trước hết là các quần-đảo-bị-tráo-tên
thử thi vị hóa khám phá những chiều kích chồng chéo và thâm nhập những bí mật của nó dựa trên cứ liệu và thi liệu vững chắc nhưng xúc cảm hoàn toàn tự do
tác giả nối kết những gì đã xảy ra mini lịch sử Biển Đông và trên hết các quần-đảo-bị-tráo-tên
tác giả đã tìm cách sao cho độc giả cảm thấy những gì đã xảy ra đang xảy ra lần nữa khi tác giả kể lại câu chuyện một cách viễn mơ...
Tôi
xin thành thật tự thú
không viết một tác phẩm khách quan – không muốn và không thể…
Đánh cho tôi hai chữ đại xá rõ to nếu Quý bạn thấy chẳng có gì trung lập về cuộc tường thuật tựa-lịch-sử này
không thể giữ khoảng cách đến chính mình tôi thiên vị hơi bị nhiều
tôi thú nhận điều đó và chả nhẽ lại không xin lỗi…
Tuy nhiên mỗi mảnh của miếng khảm lớn này đều dựa trên nền tảng tài liệu và thi liệu vững chắc
những gì được nói ở đây đã xảy ra theo cách này cách khác
mặc dù tôi kể về nó theo phong cách và phương thức riêng…
Tác giả
_____________________
Ghi chú:
[1] Và, xin trân trọng cảm tạ 313 tác giả của những tác phẩm, lời trích… mà trường ca thời sự này mạn phép “liên văn bản”, cũng như chân thành cáo lỗi các đồng tác giả đó về những gì chưa phải ngoài thiện ý của người viết.
[2] Thành ngữ.
[3] Nguyên bản tiếng Pháp “Toujours il y eut cette clameur, / Toujours il y eut cette fureur…” (Saint-John Perse, trường ca Lưu Đầy / Exil) là lời đề từ trong bài thơ Trường Sa Hành của Tô Thuỳ Yên.
[4] Bai Meichu (白眉初 Bạch Mi Sơ là nhà bản đồ học và địa lý học nổi tiếng người Trung Quốc; đồng sáng lập viên Hội Nghiên cứu Địa học Trung Quốc; giáo sư Đại học Sư phạm Bắc Kinh; tác giả hơn một chục tác phẩm, trong đó có Biên Niên Sử Toàn Tập Về Các Tỉnh Và Khu Vực Của Cộng hòa Trung Hoa 5 tập; tham gia các nhóm trí thức cách mạng Bắc Kinh, bạn của Lý Đại Chiêu - một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và đầu tiên truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin vào nước này. Hiện nay Bạch Mi Sơ không chỉ được biết đến như một nhân vật quan trọng của ngành lịch sử địa lý học Trung Quốc mà còn là một người “yêu nước theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan” khi sử dụng ngành địa lý bản đồ như phương cách để thách thức chủ nghĩa đế quốc nước ngoài và phục vụ đất nước mình. Đó người đã từng xuất bản sách Bản Đồ Sỉ Nhục Quốc Gia Của Trung Quốc “khét tiếng” như là nhà địa lý Trung Quốc đầu tiên sử dụng quan niệm “Đường chín đoạn'/九段线 trong một bản đồ năm 1936 hòng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với hầu như toàn bộ Biển Đông. Chính tập bản đồ năm 1936 này của Bạch Mi Sơ là cơ sở cho chính quyền Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch áp dụng nó với ranh giới Đường chín đoạn trong mọi tranh chấp lãnh thổ từ sau Thế chiến II, một tiền lệ được nối tiếp với chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau năm 1949.
(Biên dịch theo bản tiểu sử tiếng Anh geographicus.com/P/ctgy&Category_Code=baimeichu 19/1/2025 & Chú thích ở Phụ lục A, sách của Bill Hayton, dưới bài).
[5] Theo Eduardo Galeano (Tự bạch mở đầu và các lời nói đầu cho thiên sử thi bộ ba “Ký ức của Lửa”, Nguyễn Hữu Việt Hưng dịch, vandoanviet.blogspot.com 26/12/2024):
“Tôi tin vào ký ức không phải như một đích đến, mà như điểm khởi hành – một máy-phóng ném bạn vào thời hiện tại, cho phép bạn tưởng tượng tương lai thay vì chấp nhận nó. Tôi hoàn toàn không thể có bất kỳ mối liên kết nào với lịch sử nếu lịch sử chỉ là một bộ sưu tập những người chết, những địa danh chết, những sự kiện chết. Đó là lý do vì sao tôi viết ‘Ký ức của Lửa’ ở thời hiện tại, cố gắng giữ cho mọi việc đã xảy ra như đang sống và cho phép nó xảy ra lần nữa, khi người đọc đọc nó.”
“Tôi là một học trò khốn khổ môn lịch sử. Các lớp học lịch sử giống như những cuộc viếng thăm bảo tàng người-bằng-sáp hay khu vực người chết. Quá khứ là vô hồn, trống rỗng, câm lặng. Người ta dạy chúng tôi về quá khứ sao cho chúng tôi từ bỏ chính mình với lương tâm kiệt quệ thời hiện tại: đừng tạo ra lịch sử, lịch sử đã được hoàn thành, đơn giản hãy chấp nhận nó. Lịch sử nghèo nàn đã tắt thở: phản bội trong các tài liệu học thuật, dối trá trong học đường, chết chìm trong những ngày tháng, họ đã giam giữ lịch sử trong các viện bảo tàng và chôn nó, với những vòng hoa, bên dưới tượng đồng và đá cẩm thạch tưởng niệm
Có lẽ, ‘Ký ức của Lửa’ có thể giúp trả lại cho lịch sử hơi thở, sự tự do, và tiếng nói.
Trải qua nhiều thế kỷ, châu Mỹ Latinh đã bị tước đoạt vàng và bạc, nitrat và cao su, đồng và dầu mỏ: Ký ức của nó cũng bị tước đoạt. Ngay từ đầu, Mỹ Latinh đã bị cưỡng bức đến mất trí nhớ bởi những kẻ ngăn cản nó sống. Lịch sử quan phương của Mỹ Latinh được quy về một cuộc diễu hành quân sự của các quan lớn trong đồng phục vừa được giặt-khô.
Tôi không phải một nhà sử học. Tôi là một nhà văn muốn góp phần giải cứu ký ức bị giam cầm của toàn thể Châu Mỹ, trước hết của Mỹ Latinh, vùng đất khinh bạc và yêu dấu: Tôi muốn trò chuyện với mảnh đất này, chia sẻ những bí mật của nó, thăm hỏi nó về những vùng đất khô cằn mà nó được sinh ra, về những yêu thương hay bạo lực mà nó từng nếm trải.
Tôi không biết thể loại văn học của bộ sách này là gì. ‘Ký ức của Lửa’ không phải là một hợp tuyển, rõ ràng không; nhưng tôi không biết liệu nó có là tiểu thuyết, hay tiểu luận, hay sử thi, hoặc kinh sách, hoặc biên niên sử, hoặc… Việc tìm câu trả lời xác quyết cho câu hỏi đó đã khiến tôi mất ngủ. Tôi không tin vào những đường biên theo đó các viên chức hải quan văn chương tách biệt các thể loại.
Tôi không muốn viết một tác phẩm khách quan – không muốn và không thể. Chẳng có gì trung lập về cuộc tường thuật lịch sử này. Không thể giữ khoảng cách đến chính mình, tôi thiên vị: Tôi thú nhận điều đó và không xin lỗi. Tuy nhiên, mỗi mảnh của miếng khảm lớn này đều dựa trên nền tảng tài liệu vững chắc. Những gì được nói ở đây đã xảy ra, mặc dù tôi kể về nó theo phong cách và phương thức riêng.”
“Cuốn sách này là tập hai của bộ ba ‘Ký ức của Lửa’. Nó không phải một hợp tuyển, mà là một tác phẩm văn học. Tác giả đề xuất một tường thuật lịch sử Châu Mỹ, trước hết là lịch sử Mỹ Latinh, khám phá những chiều kích chồng chéo và thâm nhập những bí mật của nó. [...]
“Cuốn sách này là tập cuối [...]. Nó không phải một hợp tuyển, mà là một tác phẩm văn học, dựa trên cứ liệu vững chắc nhưng xúc cảm hoàn toàn tự do. Tác giả không biết thể loại văn học của cuốn sách là gì: chuyện kể, tiểu luận, sử thi, biên niên sử, kinh sách… Có lẽ nó thuộc về tất cả hoặc không thuộc về một thể loại nào. Tác giả nối kết những gì đã xảy ra, lịch sử Châu Mỹ, và trên hết, lịch sử Mỹ Latinh; tác giả đã tìm cách sao cho độc giả cảm thấy những gì đã xảy ra đang xảy ra lần nữa, khi tác giả kể lại câu chuyện.”
[6] Châm ngôn của binh chủng Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa năm xưa.
[7] "Thượng đế không thể thay đổi quá khứ nhưng sử gia thì có thể." (Nhà văn Anh, 1835 – 1902); “Lịch sử là một tập hợp những điều nói láo đã được thống nhất!” (Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte, 1769 - 1821).
[8] “Nguồn tài nguyên quan trọng ở các vùng biển của Việt Nam trong Biển Đông”, bacgiang.gov.vn 16/10/2018.
Đấy
đích thị
nói thẳng tưng
Quần - Đảo - Bị - Tráo - Tên [9]
nhan đề bản trường ca
diễn ngôn lẹ
nhức cái mắt
gọt bớt
in đậm dồn lại cho chắc
Quần-Đảo-Bị-Tráo-Tên
… hỡi quần đảo cuối trời xanh
như trăm hạt thóc vãi thành đảo con
hỡi chùm đảo bỗng chẳng còn
làm chùm trái quý cho non nước nhà [10] ...
… Vài chục sát na mô Phật ạ
toan nhâm nhi trà thái nước hai
(ứ phải trà tàu [11] xác định lại
vài chương sau tiện bàn lai rai)
lướt mạng thế nào vô tư lự
đụng cái gọi là bản đồ [12] bên ấy
bển
(lối gọi chệch gọn nhẹ trường hợp cực đặc biệt lại được tiếng bình dân thân thiện hảo lớ lở đảo tỷ như đận nọ “tàu lạ”)
cũng buồn là thêm dăm cái quá đát ở cả bên này [13]
Phẩy mao [14] chẹp miệng
thôi thế cũng
ăn thua đủ nghĩa tình
một nhất đoạn luận
tới giờ nặng trĩu ngàn năm
Danh - chính - ngôn - thuận
(Điệp khúc)
… Bạn đã nghe về hai trận hải chiến xa xưa?
Bạn đã biết ai đã thắng cả hai lần xâm lược? [15]
Vừa chẵn nửa thế kỷ
… A há [16] …
_____________________
Ghi chú:
[9] Quần đảo Hoàng Sa, vi.wikipedia.org 19/1/2024.
[10] Theo bài thơ Gần Lắm Trường Sa (Lê Thị Kim, thivien.net 19/1/2024).
[11] “Trà Việt Nam”, vi.wikipedia.org 19/1/2024.
[12] “Hãng xe điện Trung Quốc xin lỗi vì ghi ‘Tây Sa’, ‘Nam Sa’ trên bản đồ” (voatiengviet.com 21/5/2024); “Những ghi chú sai sự thật về quần đảo Hoàng Sa của Hội Địa lý Mỹ” (cand.com.vn 14/3/2010).
[13] [...] “rất nhiều báo, bản đồ, sách giáo khoa… của Bắc Việt Nam xuất bản lúc đó đều coi Hoàng Sa là một bộ phận của Trung Quốc. Ngày 13/5/1965, báo Nhân Dân của Bắc Việt có bài báo nói rằng: “ngày 10/5, một chiếc máy bay quân sự của Mĩ vượt qua lãnh không Trung Quốc phía trên đảo Vĩnh Hưng và đảo Đông thuộc quần đảo Tây Sa, tỉnh Quảng Đông”. [...]
Ngoài ra, có nhiều trường hợp trong các bản đồ và sách giáo khoa của Bắc Việt công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Ví dụ, năm 1970 sách “Địa lí tự nhiên Việt Nam” do Nhà xuất bản Giáo dục và “Phân vùng lãnh thổ tự nhiên Việt Nam” do Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật Việt Nam của Bắc Việt xuất bản đều chỉ rõ cực Đông của lãnh thổ Việt Nam là 109° 21’ E, còn Hoàng Sa và Trường Sa đều ở phía Đông của kinh tuyến này. Năm 1974, trong “Sách giáo khoa địa lí lớp 9 Trung học phổ thông” của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam có viết “Vòng cung đảo từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải Nam, Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, Châu Sơn… làm thành một bức “trường thành” bảo vệ lục địa Trung Quốc” [...] Hình 27: “Địa lí tự nhiên Việt Nam”. Tháng 5/1972, trong “Tập bản đồ thế giới” (Hình 28) do Cục Đo đạc và Bản đồ, Phủ Thủ tướng Việt Nam in ấn không dùng tên gọi của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa mà dùng tên gọi của Trung Quốc là Tây Sa và Nam Sa để đánh dấu hai quần đảo này.
Sự kết hợp của những bằng chứng này và các tuyên bố chính thức của Bắc Việt Nam [...] cho thấy đầy đủ rằng Bắc Việt đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là một phần của Trung Quốc trước năm 1974. Sự công nhận này có ý nghĩa gì về mặt luật pháp quốc tế sẽ được thảo luận sau.” (Xem tiếp Phụ lục A.)
“Từ mở rộng biên cương trên bản đồ đến xây dựng đảo nhân tạo: Lịch sử 100 năm tranh chấp biển Đông (12)” (Lê Oa Đằng - Đài Loan & Mỹ; Việt dịch của Phạm Văn Song, vandoanviet.blogspot.com 23/11/2024)).
[14] Chuột máy tính (tiếng Anh: Computer mouse). Kể từ đây các chú thích sẽ chỉ ghi rõ với những tiếng nước ngoài không là tiếng Anh.
[15] Theo “Bạn đã nghe về trận hải chiến xa xưa? / Bạn đã biết ai đã thắng dưới ánh trăng sao đêm ấy?” (Walt Whitman - Trường ca Song of Myself / Bài Hát Chính Tôi; Hoàng Hưng chuyển ngữ).
[16] Ca từ Việt Nam - Trung Hoa (Đỗ Nhuận).
- Quần Đảo Tráo Tên - Tự Bạch & Chương Mở Đỗ Quyên Thơ
- Tình xuân biển đảo: Tự sự về trường ca Quần-đảo-tráo-tên Đỗ Quyên Thuyết trình
- Viết vào Bùi Giáng mong manh... Đỗ Quyên Nhận định
- Bài, tin về buổi ra mắt sách Trung-Việt Việt-Trung 16/7/2016 -Toronto, Canada Đỗ Quyên Giới thiệu
• Quần Đảo Tráo Tên - Tự Bạch & Chương Mở (Đỗ Quyên)
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Quần Đảo Tráo Tên - Tự Bạch & Chương Mở (Đỗ Quyên)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |