|
Dương Quảng Hàm(14.7.1898 - 19.12.1946) |
|
|
VĂN HỌC |
GIAI THOẠI | TIỂU LUÂN | THƠ | TRUYỆN | THỜI LUẬN | NHÂN VẬT | ÂM NHẠC | HỘI HỌA | KHOA HỌC | GIẢI TRÍ | TIỂU SỬ |
Thơ Văn Trần Yên Hoà & Bằng hữu
Người đời thử ngẫm mà hay,
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!
Còn ai, ai tỉnh hay mê?
Nhà xuất bản Xuân Thu, CA, in lại
(Kệ sách Học Xá)
Những ai thiên cổ đi về những đâu?
Đời đáng chán? Hay không đáng chán?
Cất chén quỳnh, riêng hỏi bạn tri âm.
Giá khuynh thành nhất tiếu thiên kim,
Mắt xanh trắng đổi nhầm bao khách tục.
Giang hà nhật hạ nhân giai trọc
Thiên địa lô trung thục hữu tình.
Đón đưa ai gió lá chim cành!
Ấy nhân thế phù sinh là thế thế.
Khách phù thế chửa rất câu "phù thế",
Người phong lưu càng đượm vẻ phong lưu.
Bức khăn hồng nâng đỡ hạt châu,
Chuyện kim cổ một vài câu phải trái.
Châu Nam Hải thuyền chìm sông Thúy Ái
Sông Tiền Đường cỏ áy bến Ô Giang!
Ngẫm nhìn xưa ai tài hoa, ai tiết liệt, đài trang,
Cùng một giấc mơ màng trong vũ trụ.
Đời đáng chán biết thôi là đủ,
Sự chán đời xin nhủ lại tri âm.
Nên chăng nghĩ lại kẻo nhầm.
BÌNH GIẢNG
Thơ của Tản Đà có hai bài hay nhất là Đời đáng chán, Tống biệt. Đời đáng chán cho biết nhân sinh quan, không những cho thấy điều tác giả muốn nói lại còn hé mở cái căn bản tâm hồn mà chính tác giả cũng không ngờ.
XUẤT XỨ.- Bài này rút trong cuốn truyện Thề non nước diễn lời một người quan viên và một người cô đầu đàm luận.
CHỦ ĐÍCH.- Triết lý nhân sinh mộng ảo.
BỐ CỤC
Mưỡu đầu đưa triết lý bao quát.
Khổ đầu, khổ giữa: Lẽ đáng chán thứ nhất của cuộc đời thu hẹp trong phạm vi người đào nương qua lời người quan viên.
Khổ dôi 1 và 2: Lẽ thứ hai về sự đáng chán của cuộc đời, man mác ra khắp nhân loại qua lời người đào nương.
Khổ xếp: Chiết trung.
PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG
Người đời thử ngẫm mà hay
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!
Trăm năm là ngắn: Đối với nhãn quang của chúng ta thì đài nhưng với nhãn quang xa rộng thì như chớp mắt.
Đời là chớp mắt nhưng một ngày hóa dài vì một ngày ưu tư bằng một thế kỷ.
Kim Trọng tương tư:
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê!
Ngũ Tử Tư nghĩ một đêm bạc cả đầu, chỉ một đêm đã sống nửa thế kỷ.
Một triết gia viết hàng chục cuốn sách là Bergson phân biệt hai thứ thời gian:
Thời gian vật lý là đồng đều, 1 giờ là 1 giờ.
Thời gian tâm lý thì phức tạp, một giờ của người này có thể là một đời của người kia, khoảnh khắc hóa ra một thiên cổ.
Tản Đà đã đưa ra hai điều:
Trăm năm là ngân
Một ngày dài ghê!
Tuy hai nhưng đúc lại chỉ có một là lẽ nhân sinh mộng ảo, ảnh hưởng của Lão Trang và Phật Giáo.
Sang đến bài hát nói chính thức, tác giả quảng diễn những điều đã gói ghém trong bốn câu mưỡu dưới hình thức đối thoại giữa quan viên và đào nương. Hai người cùng đưa ra một lẽ nhưng quan viên trong phạm vi hẹp và đào nương mở rộng đào sâu.
Khổ đầu.- Hai mệnh đề trong câu đầu láy đi láy lại để cho ta biết vấn đề thắc mắc đáng quan trọng.
Lời "riêng hỏi bạn tri âm" chứng tỏ biệt nhỡn của người hỏi đối với người nghe là bởi vì trong nhà hát bấy giờ có nhiều quan viên và nhiều đào nương nhưng mà chỉ hỏi một người. Không những cho biết biệt nhỡn đối với người nghe mà cả tầm mức, giá trị của câu chuyện. Nếu là câu chuyện tầm thường thì quan viên có thể nói với bất cứ ai nhưng đây không phải là điều phù phiếm, ăn chơi mà liên quan đến thân phận con người muôn thuở. Nhưng trong câu hỏi đã có tiếng trả lời, quan viên đặt vấn đề và giải: nếu đào nương không nhận thấy đời đáng chán thì xem ngay thân thế của mình, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nụ cười đáng giá ngàn vàng, có con mắt tinh đời đáng lẽ không lầm mà phải ở vào tình thế như lầm, vì phải tiếp phàm phu tục tử.
Khổ giữa.- Nghĩa sát của mấy câu "thơ": Sông kia mỗi ngày một xuống, người ta tất cả đều nhơ bẩn lả bởi vì trong cái lò lớn của trời đất mấy ai là kẻ có tình. Người quan viên tiếp lời bằng hai câu này là muốn cho người đào nương biết rằng thân phận của nàng ở trong một định lệ chứ không phải là một sự ngẫu nhiên.
Con người sống trong vòng nắn đúc của tạo hóa, mà vũ trụ theo thời gian suy hoại như sông kia dần mất chiều sâu, thì con người sao thoát khỏi điều nhơ bẩn; mà tất cả như thế thì đào nương nhất định phải gặp toàn hạng chẳng ra gì.
Đón đưa ai gió lá chim cành!
Ấy nhân thế phù sinh là thế thế.
Không nói thêm một điều gì cả mà chỉ nhắc nhủ người đào nương nên nghĩ lại, xét lại thân phận mình để suy ra thân phận của loài người.
Gió lá chim cành: Xưa kia nàng Tiết Đào nổi tiếng thơ hay từ nhỏ và lại nhan sắc, một lần làm thơ có những câu:
Chi nghinh nam bắc điểu
Diệp tống vãng lai phong.
- cành đón chim nam bắc, lá tiễn gió qua lại - quả nhiên đời nàng về sau chẳng ra gì. Lời này thành điển để chỉ người thiếu nữ không chính đính hay cảnh lầu xanh. Người đào nương phải tiếp đón mọi hạng người, con người ta sống kiếp nổi trôi, vô thường là thế đấy - hai câu cuối cùng của quan viên vừa tổng kết những điều đã nói vừa phục sẵn những điều mà người đào nương sẽ nói.
Khổ dôi 1.- Khách phù thế là người sống cuộc đời trôi nổi mà cũng là người nhận thức được cái lẽ nổi trôi hay vô thường ở trên cõi đời này, đó là người quan viên.
Phong lưu - Nghĩa gốc là người dư tiền và ăn chơi thanh lịch. Ở đây phong lưu có những nghĩa như sau: thanh lịch, đẹp đẽ, duyên dáng, khả ái. Người đào nương thanh lịch khả ái nọ càng thêm bội phần khả ái bởi vì nàng đã khóc.
Sau khi đã nghe những lời nói trên mà mặt nàng cứ trơ trơ không mảy may rung động thì là người vô ý thức nhưng ở đây lại khóc chứng tỏ rằng nàng là người giàu cảm xúc, có trí tưệ.
Chuyện kim cổ một vài câu phải trái
Bấy giờ nàng đem chuyện xưa nay ra để phân biệt giả chân tức là làm sáng tỏ.
Khổ dôi 2.- Châu Nam Hải lấy điển nàng Mỵ Châu lộ bí mật nỏ thần cho Trọng Thủy bị An Dương chém chết, máu rơi xuống nước để con trai ăn vào sinh ngọc.
Thuyền chìm sông Thúy Ái lấy điển Phan Thị Thuấn vợ ông Ngô Cảnh Hoàn khi nhà Tây Sơn thất bại, bà đánh chìm thuyền trên sông Thúy Ái để chết theo chồng.
Sông Tiền Đường lấy điển nàng Tây Thi giúp Câu Tiễn mê hoặc vua Phù Sai, sau khi thành công Tây Thi bị vợ Câu Tiễn sai người dìm chết ở sông Tiền Đường. Chính tác giả đã giải điển này như vậy ở một bài bình kèm theo.
Bến Ô Giang lấy điển nàng Ngu Cơ vợ Hạng Vũ tự sát khi thấy chồng mạt lộ, về sau trên Ô Giang nơi Hạng Vũ hết đời mọc lên một thứ cỏ thơm gọi là Ngu mỹ nhân.
Tây Thi là người tài hoa.
Phan Thị Thuấn, Ngu Cơ tiết liệt.
Mỵ Châu là đài trang.
Đài trang là bệ gương trang điểm dùng để chỉ người đàn bà sang trọng.
Sau khi kể bốn điển đưa ra bốn mỹ nhân rồi đi đến kết thúc, coi những nàng đó là những bóng hình trong giấc chiêm bao.
Một thi sĩ Pháp ở thế kỷ 15 là Francois Villon viết trong bài Ballade des dames du temps jadis (Cổ mỹ nhân ca) có kể đến những bậc như Hélène (không phải trong thần thoại Hy Lạp) tài hoa đến nỗi một nhà tu kiêm triết gia thời trung cổ phải mê mệt.
Còn liệt nữ như Jeanne d'Arc. Và cứ sau mỗi đoạn lại điệp khúc:
Mais où sont les neiges d'antant?
Nhưng mà còn đâu những áng tuyết xưa - vì những mỹ nhân như tuyết đẹp chóng tan.
Khổ xếp.- Có điểm đặt biệt là đã nói đời đáng chán thì kết phải bảo nên chán đời nhưng ở đây lại không nên chán. Khổ này phân tích không đủ mà phải chuyển qua phần giải thích. Tại sao tác giả nói vậy? Tản Đà viết bài này sau những cuộc thất bại liên tiếp của mọi phong trào cách mạng.
Trong cuốn Triết Sử của Paul Janet có ghi sự trạng là vua Alexandre chết đi để lại một đám người Hy Lạp hoang mang ngơ ngác, không biết sống cho ai, sống để làm gì, chỉ có một cách là sống cho mình với tâm trạng lo lắng, chán chường và thèm hưởng thụ.
Tâm trạng của người Hy Lạp sau cái chết của anh hùng là tâm trạng của Tản Đà và người Việt Nam lúc bấy giờ. Tản Đà thấy đời đáng chán mà không nên chán là bởi vì mệt mỏi, chán chường nhưng không thoát khỏi tinh thần hưởng thụ.
PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT
- Cách cấu tứ.
Tác giả diễn một triết lý dưới hình thức duyên dáng là cuộc đối thoại giữa một quan viên với một đào nương.
Muốn thấy rõ điều này chúng ta nên so sánh với những bài đoản thi triết lý của những đạo sĩ Lý Trần hay đoạn triết lý Cung Oán kéo dài và độc thoại.
Tác giả đã diễn triết lý theo đường lối vòng đồng tâm. Người quan viên nói lẽ đáng chán của cuộc đời trong phạm vi hẹp, người đào nương mở rộng đúng như lời bình của Tản Đà: "Vì thân thế người bình khang mà man mác đến cả thân thế mọi người khác".
Ba câu của khổ xếp lơ lửng không dứt khoát, hỏng về phương diện luận lý nhưng thành công về phương diện gợi cảm mà chủ đích của tác giả là gợi cảm. Tản Đà đã tự bình: "Lấy nghị luận làm kết nhẹ nhàng, lỏng lẻo, lời hết mà vị có thừa".
- Cách dùng chữ đặt câu.
Hai mệnh đề:
Trăm năm là ngắn, một ngày dài ghê!
Có bề ngoài nghịch lý nhưng đã phơi bày được chỗ sâu sắc của tư tưởng. Ba tiếng ai láy đi láy lại với hai tiếng tỉnh mê mượn của đạo Phật, đạo Lão khiến ta phải giật mình xét lại thái độ của mình trước thân phận của con người.
- Thiên cổ là tếng chỉ sự chết dưới hình thức huyền ảo và gợi cảm.
- Hai tiếng đáng chán láy đi láy lại, gợi cái phong thái ngang tàng mà cũng niềm thắc mắc của người tài tử.
- Riêng hỏi ghi vô hạn ân tình, bạn tri âm nghe ấm áp, nhân thế và thế thế láy đi láy lại với phép chơi chữ dùng cùng âm khác nghĩa đã nhấn mạnh, đã nhắc nhủ.
- Khách phù thế đối với người phong lưu khiến ta thấy sự cân xứng giữa đôi bạn.
- Nâng đỡ hạt châu hai lần mỹ từ, thật là đài các thật là thanh lịch.
- Bốn điển Nam Hải, Thúy Ái, Tiền Đường, Ô Giang gợi được nhiều sự kiện lịch sử trong một ít lời và gợi được sự rung cảm nằm sẵn trong tiềm thức của người đọc đã mấy ngàn năm quan với điển cố Trưng Hoa và tất nhiên không lạ gì sử Việt.
- Biết thôi là đủ, ghi nỗi cảm thông với niềm mệt mỏi, xin nhủ lại, nên chăng nghĩ lại rõ ra giọng liễu yếu đào tơ khẽ khàng thưa thốt, kết tinh mọi tâm tình trong toàn khúc.
KẾT.- Tư tưởng dồi đào, nghệ thuật phong phú, chữ dùng đài các, tế nhị. Bài này có thể coi là một trong những bài thơ toàn bích của văn học Việt nam.
Lá đào rơi rác lối Thiên Thai,
Suối tiễn, oanh đưa, những ngậm ngùi!
Nửa năm tiên cảnh,
Một bước trần ai,
Ước cũ duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt,
Nước chảy, huê trôi,
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.
BÌNH GIẢNG
XUẤT XỨ.- Đây là một đoạn trích trong vở chèo Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai, diễn tích hai chàng thư sinh Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời Hán nhân tiết Đoan dương mồng năm tháng năm vào núi Thiên Thai hái thuốc gặp hai nàng tiên kết duyên được nửa năm thì hai chàng nhớ cõi trần xin trở lại. Về làng cũ thì được biết là đã mấy đời qua, hai chàng quay lại Thiên Thai thì tiên không còn nữa và từ đấy hai chàng cũng biệt tích.
CHỦ ĐÍCH.- Tản Đà diễn lời hai nàng tiên nói với hai chàng Lưu Nguyễn nhưng cũng để diễn niềm thương tiếc của mình đối với cái đẹp không bao giờ trở lại.
PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG
Lá đào rơi rác lối Thiên Thai,
Suối tiễn oanh đưa những ngậm ngùi!
Nhiều bản, kể cả bản của nhà Hương Sơn, ghi là rơi rắc nhưng chúng tôi căn cứ vào một bài báo của Tản Đà giải thích rơi rác để ví cảnh Thiên Thai như bàn tiệc ngổn ngang khi cuộc vui tàn, gợi cảm hơn và rơi rắc. Suối tiễn: chỉ có hai chữ nhưng là một bức tranh tả cảnh, vì gợi suối đổ từ trên núi xuống sườn và chân núi cũng như tiễn hai chàng Lưu Nguyễn trở về trần. Và thanh âm tuy không tả nhưng ta phải hiểu tiếng suối rì rào như lời tiễn biệt.
Oanh đưa là tiếng oanh kêu buồn bã. Ngậm ngùi là nỗi buồn sâu xa thấm thía không mãnh liệt đốt xé lòng người nhưng dư vang bất tuyệt. Vậy trong cuộc tiễn đưa, bốn người đã trắc lượng không bao giờ gặp lại nên tình cảm lắng sâu như thiên cổ.
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai,
diễn nỗi bàng hoàng của người thấy cuộc vui qua mau như giấc mộng, sực tỉnh để trở lại cuộc đời cát bụi. Muốn cảm thông được tất cả niềm ngao ngán của hai chàng Lưu Nguyễn trở về trần ta hãy xem ngữ nguyên của tiếng trần ai xuất từ kinh Phật ví cõi đời ô trọc vô thường. Đương sống yên ổn sung sướng ở Thiên Thai lại sắp bước xuống chỗ tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần.
Uớc cũ duyên thừa có thế thôi!
Người Đông Phương cho rằng duyên cha con, vợ chồng định từ tiền kiếp. Vậy hai nàng tiên muốn nói cuộc tình duyên kiếp này chỉ nối lại cuộc tình duyên dang dở kiếp trước, bản nhạc tình tiền kiếp giữa bốn người đứt đoạn vẫn còn dư âm, nhưng đến kiếp này thì tắt hẳn, tức là bốn người kiếp trước đã qua một lần cuối cùng; kiếp này lại là cuối cùng của cuối cùng.
Đá mòn, rêu nhạt
Nước chảy, huê trôi
Có mạch chuyển tiếp tiềm tàng: sau khi nói thế thôi, hai nàng sợ hai chàng còn thắc mắc nên muốn thêm rằng trên đời này không có gì tồn tại, cuộc tan vỡ này không phải trường họp ngẫu nhiên, đặc biệt mà ăn nhập với định lệ chung của vũ trụ. Hai câu này bao hàm triết lý trong hình ảnh.
Cái hạc bay lên vút tận trời!
Trời đất từ đây xa cách mãi.
Từ đây hai nàng tiên không còn trở lại, con hạc không những chỉ xe tiên mà còn ám tỷ hạnh phúc hoàn toàn mất hút.
Cửa động,
Đầu non,
Đường lối cũ,
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.
Trước và sau cuộc chia ly của bốn người thì đất trời vẫn vậy nhưng tại sao lại xa cách mãi? Vì người ta tin rằng có một thời người tiên và khách tục thông giao như chư thần đã tranh đấu bên người trong cuộc chiến tranh thành Troie ở cuốn anh hùng ca Iliade hay cuộc diệt Trụ Vương ở cuốn Phong Thần. Cuộc thông giao càng ngày càng nhạt đi và đến bây giờ hết hẳn. Vậy thì Trời đất từ đây xa cách mãi có nghĩa cuộc chia ly giữa hai nàng tiên và hai chàng Lưu Nguyễn không phải là cuộc chia ly của bốn người mà còn chấm dứt cả một kỷ nguyên, kể từ đây loài nguời cũng không bao giờ gặp tiên nữa, đó là hai tầng đau khổ.
Mấy câu sau vừa lược tỉnh vừa đảo trang, chúng ta phải tái lập: Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi trên đường lối cũ đưa lên cửa động đầu non. Tiếng thơ thẩn như tả một người đi lẻ loi và ngậm ngùi, đã nhân cách hóa vầng trăng - vầng trăng đó là vầng trăng đã chứng giám:
Vầng trăng vằng vặc giữa trời
Đinh ninh hai miệng một lời song song. (N.D.)
Vầng trăng đó đã chứng kiến lúc hai chàng với hai nàng chung sống và khi hai chàng trở về trần. Vầng trăng đó đã chứng kiến cuộc hợp tan ở trên thế gian này, vầng trăng đó là tượng trưng cho tâm thức, cho thi nhân, chứng nhân thiên cổ với niềm thương tiếc ngàn đời.
PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT
- Cách cấu tứ.
Trong văn chương khó nhất là diễn thời gian và yên lặng bởi hai thứ đó, một đàng vô hình vô ảnh, một đàng vừa vô hình vô ảnh lại vô thanh. Người ta đã dùng phép ám tỷ để tả thời gian hay dùng cách tượng trưng là ám tỷ kéo dài nếu không muốn nói trừu tượng. Nhưng trừu tượng thì khô khan mà ám tỷ và tượng trưng có thể thành nhân tạo.
Tản Đà dùng hình ảnh ai cũng thấy và tự nó toát ra một tư tưởng như không có dụng công của người làm thơ. Đọc những câu đá mòn, rêu nhạt, nước chảy, huê trôi, chúng ta tưởng chừng như trông thấy thời gian đương tiêu mòn sự vật.
Về yên lặng cũng có hai lối: trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp thì thô sơ như những câu: bốn bề vắng vẻ như tờ. Còn gián tiếp như trong Tiền Hậu Xích Bích, thơ xướng họa giữa Trần Dụ Tông và Đào Thị, thơ Nguyễn Khuyến. Ở đây tác giả dùng hình ảnh vầng trăng chiếu xuống lối cũ đưa đến cửa động đầu non. Nếu không có lối cũ, chỉ có vầng trăng chiếu xuống núi non vắng vẻ thì cũng là yên lặng nhưng không gợi cảm bằng đường xưa lối cũ gợi những người xưa lên Thiên Thai.
- Cách dùng chữ đặt câu.
Chữ dùng tinh vi, gợi cảm đến mức cuối cùng.
- Lá đào: vùng Thiên Thai có nhiều thứ lá, nhưng chỉ lá đào mới hợp với cuộc tình duyên.
- Rơi rác gợi hình ảnh một bàn tiệc đã tàn, cả vũ trụ lúc bấy giờ đượm vẻ thê lương của cuộc chia ly.
- Suối tiễn, hai chữ như gợi hình ảnh dòng suối chảy xuống núi với những tiếng rì rào.
- Ngậm ngùi là thứ tình sâu xa thấm thía.
- Nủa năm đối với một bước khiến ta nghĩ đến sự bàng hoàng tỉnh giấc mơ tiên.
- Ước cũ duyên thừa khiến ta nghĩ đến cái cuối cùng của cái cuối cùng.
- Ba chữ có thế thôi buông rơi niềm đau xót và tuyệt vọng.
- Bốn chữ mòn, nhạt, chảy, trôi gần như đồng nghĩa khiến người đọc hình dung thấy bước Thời Gian lặng lẽ, đều đều, vô tình, tàn nhẫn, bước trên sự vật.
- Cái hạc ghi sự chắt chiu thương tiếc,
- vút tận trời chỉ sự mất hút như một làn chớp nhoáng.
- Cửa động đầu non đường lối cũ, mấy chữ khô lặng như vô tình nhưng rất gợi cảm.
- Thơ thẩn bóng trăng chơiBinh Giang Doi Dang Chan & Tong khiến ngườí đọc nhận thấy vầng trăng được nhân cách hóa như một linh hồn trầm tư cúi xuống nơi đã ghi vết một cuộc tình duyên đẹp nhất nhưng cũng bi thương nhất ở trên đời.
KẾT LUẬN.- Bài thơ của người đại diện cuối cùng cho thơ cũ nên tập trung được tất cả cái tế nhị của tâm tình và kỹ thuật.
- Vũ Trụ Nhân Sinh Quan Trong Văn Hóa Hiện Đại Thạch Trung Giả Tiểu luận
- Kỹ Thuật Và Cảm Xúc Trong Văn Chương Thạch Trung Giả Tiểu luận
- Những Dòng Nghệ Thuật Thạch Trung Giả Tiểu luận
- Nguồn Gốc, Bản Thể, Công Dụng Của Nghệ Thuật Thạch Trung Giả Tiểu luận
- Bình Giảng: Đời Đáng Chán và Tống Biệt của Tản Đà Thạch Trung Giả Bình giảng
• Ngôn ngữ thơ là cái quái gì vậy? (Lê Hữu)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Ba Dòng Thơ Tiêu Biểu Phương Đông: Thơ Thiền Việt Nam, Đường Thi Trung Hoa Và Haiku Của Nhật (Thái Tú Hạp)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
Đàm Trung Pháp & Viên Linh dịch và chú giải:
Vịnh Hai bà Trưng (Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập)
Ăn Cỗ Đầu Người (Nguyễn Biểu)
Đoạt Sáo Chương Dương Độ (Trần Quang Khải)
Nam Quốc Sơn Hà (Lý Thường Kiệt)
......
Huỳnh Sanh Thông dịch:
Thăng Long (Nguyễn Du)
Vọng Phu Thạch (Nguyễn Du)
Hồ Hoàn Kiếm (Vô Danh)
(Bà Huyện Thanh Quan)
......
Lê Đình Nhất-Lang & Nguyễn Tiến Văn dịch:
Cùng khổ (Bùi Chát)
Hoa sữa (Bùi Chát)
Bài thơ một vần (Bùi Chát)
......
Các tác giả khác dịch:
Tôi đã cố bám lấy đất nước tôi (Nguyễn Đình Toàn) (Do Dinh Tuan dịch)
Bữa Tiệc Hòa Bình (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Nguyễn Ngọc Bích dịch)
Từ Một Cuốn Rún (Nguyễn Thị Thanh Bình) (Đinh Từ Bích Thúy dịch)
• Sau đúng 60 năm, đọc lại bài thơ trừ tịch của Đặng Đức Siêu và Đông Hồ (Trần Từ Mai )
• Mùa Thu Trong Đường Thi (Lê Đình Thông)
• Những Vần Thơ Xuân Của Vua Trần Nhân Tông (Tạ Quốc Tuấn)
• Về một bài thơ dạy học vào mùa xuân của Trần Quý Cáp (Ngô Thời Đôn)
• Cảnh Đẹp Thành Thăng Long Thời Tây Sơn Qua Thi Ca Đoàn Nguyễn Tuấn (Phạm Trọng Chánh)
Ngày Xuân Đọc "Đào Hoa Thi" của Nguyễn Trãi (Trần Uyên Thi)
Thơ Lý Bạch (Đàm Trung Pháp)
• Trường Ca Việt Nam (Thiếu Khanh)
• Chiều Trên Phá Tam Giang (Tô Thùy Yên)
• Vài lời Cần Nói Về Ngày 30 Tháng 4 (Bùi Chí Vinh)
• Điếu thi: Thủ̉y Mộ Quan (Viên Linh)
• Lời Cầu Nguyện Của Rừng (Bùi Bá)
• Chí Khí
• Xử Thế
• Trúc dẫu cháy đốt ngay vẫn thẳng
© Hoc Xá 2002 (T.V. Phê - phevtran@gmail.com) |